Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.95 KB, 2 trang )
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình phát triển đi lên của đất nước bước vào thời kỳ CNH-
HĐH có sự đóng góp không nhỏ của phát triển kinh tế xã hội các vùng nông
thôn đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi nước ta hiện nay. Nói đến nông
thôn miền núi là nói đến sản xuất lâm nghiệp, sự phát triển kinh tế xã hội nhìn
chung là thấp và chậm. hơn các vùng khác. Do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà việc phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn miền núi còn thiếu đồng bộ, trình
độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, phương thức quản lý lỏng lẻo, công tác quy
hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp vẫn còn những bất cập, thiếu chi tiết, cụ
thể. Dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái cạn kiệt, đất đai bị xói
mòn rửa trôi, số chất lượng rừng tăng lên không đáng kể thậm chí còn xu
hướng giảm dần. Các sản phẩm thu được từ rừng không đủ đáp ứng cho nhu
cầu cuộc sống của người dân, đặc biệt là ngưòi dân có cuộc sống dựa vào
rừng, đời sống vật chất tinh thần của người dân không được cải thiện.
Trước những thực trạng đó, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật như luật Đất đai
sửa đổi năm 2003, luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004… Điều đó đã góp
phần ổn định phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn miền núi, đặc biệt
là nhằm phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, từ đó mà công tác quy hoạch
ngày càng chi tiết, cụ thể đến các xã thậm trí đến cấp thôn bản.
Với vai trò là đơn vị nhỏ nhất trong các đơn vị quản lý lãnh thổ hành
chính và là đơn vị cơ bản quản lý và sản xuất lâm nghiệp của các thành phần
kinh tế tập thể và tư nhân, cấp xã ngày càng phát huy vai trò thế mạnh của
mình trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển sản xuất nông
lâm nghiệp vùng nông thôn miền núi. Công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã
đã góp phần phân bổ đất đai một cách hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng địa phương, phù hợp với mục đích sử dụng đất đai một cách bền vững,
với mục tiêu, phương hướng phát triển của các cấp quản lý trên cũng như tâm
tư nguyện vọng của của người dân, đặc biệt là những người sống trong hoặc
gần rừng. Không những thế nó còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người dân nông thôn, đáp ứng nhu cầu của người dân về lương thực,