Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.38 KB, 14 trang )

Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế và đối với doanh
nghiệp nhà nước
I. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng
a. Định nghĩa về tín dụng.
Vốn đầu tư sản xuất là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế, vốn được huy động dưới
nhiều hình thức khác nhau như: góp vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn
vay ngân hàng... trong đó vốn vay ngân hàng là nguồn vốn linh động và tiện
lợi nhất.
Đối với ngân hàng thương mại huy động và cho vay là nghiệp vụ chủ
chốt, nghiệp vụ này được gọi là nghiệp vụ tín dụng.
Tín dụng được định nghĩa là một phạm trù kinh tế phản ánh các
quan hệ kinh tế trong đó cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một
giá trị thể hiện bằng tiền hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với
những điều kiện ràng buộc nhất định về thời hạn hoàn trả (cả gốc và lãi), lãi
suất, cách thức vay mượn và thu hồi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng với cá nhân, tổ chức kinh tế khác.
b. Phân loại tín dụng.
Tín dụng có thể được phân thành nhiều loại khác nhau theo các tiêu
thức khác nhau.
— Theo thời hạn sử dụng tín dụng được phân thành ba loại:
+ Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn không quá một
năm. Tín dụng này được sử dụng để tài trợ cho sự thiếu hụt vốn tạm thời
như để dữ trữ hàng hoá, tài trợ cho các chi phí sản xuất kinh doanh phát
sinh và bằng tiền mặt: Tiền lương công nhân viên, tiền điện nước v.v... Để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhiều khi còn được doanh nghiệp tài trợ
tạm thời cho vốn đầu tư dài hạn khi có nguồn bảo đảm chi trả trong ngắn
hạn. Đối với mỗi hộ gia đình, tín dụng ngắn hạn được sử dụng để mua sắm
đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.


+ Tín dụng trung hạn có thời hạn từ một năm đến 10 năm, các khoản
tín dụng này được sử dụng để mua sắm trang thiết bị là tài sản cố định có
thời gian sử dụng lâu dài, để đầu tư xây dựng các công trình có thời hạn thu
hồi vốn dưới 10 năm.
+ Tín dụng dài hạn, có thời hạn trên 10 năm, thường được sử dụng
để tài trợ cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình lớn, có thời gian thu
hồi vốn dài.
— Theo ngành kinh tế, tín dụng được phân thành tín dụng cấp cho
ngành công nghiệp, tín dụng cấp cho ngành thương nghiệp dịch vụ, ngành
nông nghiệp...
— Theo thành phần kinh tế tín dụng được phân thành tín dụng cấp
cho khu vực kinh tế quốc doanh, và tín dụng cấp cho khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh.
— Theo kỹ thuật cung cấp, tín dụng được phân thành:
+ Tín dụng chiết khấu. Tín dụng chiết khấu là hình thức tín dụng qua
đó người vay vốn đem các loại trái phiếu, thương phiếu, giấy nhận nợ, hoá
đơn chưa thanh toán... đến ngân hàng để làm vật cầm cố cho một khoản vay.
Khoản vốn vay này bằng mệnh giá của giấy nợ trừ đi phần lãi chiết khấu và
hoa hồng chiết khấu. Ngân hàng sau khi đã cung cấp vốn cho khách hàng có
quyền giữ các loại giấy nợ đó và có quyền thu hồi nợ khi đến hạn nếu khách
hàng vẫn chưa hoàn trả tiền vay. Hình thức tín dụng này rất phù hợp với
nền kinh tế hiện đại khi thanh toán chậm trả, thanh toán không dùng tiền
mặt phát triển mạnh.
+ Thấu chi. Thấu chi là một hình thức tín dụng trong đó khách hàng
là chủ tài khoản ở ngân hàng được phép chi vượt trội số dư có của tài khoản
mình ở một mức nhất định, hay nói cách khác tài khoản khách hàng được
phép dư nợ. Loại tín dụng này rất thích hợp cho các khách hàng thường có
các khoản chi bất thường.
+ Tín dụng thời vụ: là tín dụng cấp cho khách hàng khi nhu cầu vốn
của họ lớn do đến thời vụ sản xuất.

Thời vụ sản xuất ở doanh nghiệp có thể là thời vụ đầu vào hoặc thời
vụ đầu ra. Các công ty sản xuất đường, cà phê, các công ty thu mua sản
phẩm nông nghiệp...thường phải vay vốn theo thời vụ để mua mía, cà phê,
sản nông nghiệp để dữ trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong năm.
+ Tín dụng thuê mua: tín dụng thuê mua là hình thức tín dụng, khi
cấp cho khách hàng, kèm theo các điều kiện thuê hoặc mua một loại tài sản
nào đó. Ở các ngân hàng thường hay có các tài sản thế chấp thu hồi từ
những khách hàng mất khả năng thanh toán. Khi bán tài sản này, ngân hàng
có thể cung cấp tín dụng thuê mua cho khách hàng. Đây như là một hình
thức bán chịu sau khách hàng phải trả lãi suất cho ngân hàng và khi khách
hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng có quyền thu hồi tài sản này.
+Tín dụng uỷ nhiệm thu.
Tín dụng uỷ nhiệm thu là hình thức tín dụng mà ngân hàng dành lấy
quyền đòi các khoản nợ của khách hàng khi cho khách hàng vay vốn. Theo
hợp đồng, nếu sau này các con nợ không có khả năng thanh toán, ngân hàng
có quyền quay lại đòi nợ khách hàng hay không có quyền đòi nợ khách hàng.
Hình thức tín dụng này có chi phí lớn, là tổng của chi phí hoa hồng cho vay
uỷ nhiệm thu và tiền lãi tính trên vốn cung cấp cho khách hàng. Song khi sử
dụng tín dụng này, khách hàng đã tiết kiệm được chi phí theo dõi, thu hồi nợ
khê đọng, còn ngân hàng thì chịu mức rủi ro cao hơn.
+Tín dụng tiêu dùng.
Tín dụng tiêu dùng là tín dụng cung cấp cho cá nhân, hộ gia đình để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua nhà, mua xe hay các vật dụng
khác. Loại tín dụng này thường là tín dụng ngắn hạn gắn liền với việc mua
sắm tiêu dùng của khách hàng. Và nếu là tín dụng trung, dài hạn thì hình
thức trả nợ là trả theo chuỗi niên khoản.
+Tín dụng bảo lãnh.
Có thể nói đây là một dịch vụ của ngân hàng vì ngân hàng không
trực tiếp xuất quỹ cho khách hàng sử dụng mà chỉ đưa ra các cam kết bảo
lãnh cho các khoản nợ của khách hàng, tạo điều kiện cho các khách hàng

vay vốn ở đối tác thứ ba. Ngân hàng cam kết sẽ trả thay các khoản nợ cho
khách hàng nếu khách hàng mất khả năng thanh toán.
—Theo phương thức thanh toán tín dụng có thể được chia thành tín
dụng hoàn trả một lần, tín dụng trả góp, cho vay luân chuyển...Trong đó cho
vay luân chuyển rất thích hợp với các doanh nghiệp có các khoản chi phí và
thu nhập không ổn định.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tín dụng ngân hàng xuất hiện
ngày càng nhiều loại khác nhau phù hợp với các hình thức thanh toán trong
nền kinh tế hiện đại, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của
nền kinh tế.
c. Sự tồn tại khách quan của tín dụng.
Trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại nhu cầu đi vay và cho vay vốn.
Các doanh nghiệp, cá nhân có những khoản tiền nhàn rỗi luôn có mong
muốn cho vay để hưởng lãi các doanh nghiệp, cá nhân có cơ hội đầu tư hay
nhu cầu tiêu dùng mà không có tiền sẽ cố gắng tìm vay những khoản tiền
của người có cho vay. Đối với người đi vay, họ luôn sẵn sàng chi trả một
khoản chi phí để có được quyền sử dụng vốn để đầu tư vào mục đích của họ
với hi vọng khoản lợi thu được sẽ lớn hơn phần chi phí phải bỏ ra. Hai nhu
cầu vay và cho vay này gặp nhau sẽ phát sinh quan hệ tín dụng.
Tuy nhiên người có tiền và người có nhu cầu vay tiền sẽ không thể
tìm gặp nhau trên thị trường. Sự gặp nhau giữa hai nhu cầu này phải thông
qua người thứ ba với tư cách là người trung gian, đó là ngân hàng và tổ
chức tín dụng.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đứng ra nhận các khoản tiền gửi
dưới nhiều hình thức khác nhau, chi trả các khoản lãi cho khách hàng và tìm
cơ hội đầu tư, cho vay. Ngân hàng cũng là người thu được lợi do lãi thu từ
các khoản cho vay lớn hơn chi phí huy động vốn và chi phí phát sinh khác.
Như vậy qua nghiệp vụ này, có ít nhất ba người có lợi: người cho vay, ngưòi
đi vay và ngân hàng.
Như vậy, tín dụng tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế do

nhu cầu cho mượn và vay mượn tiền luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế. Tín
dụng không những mang lợi lại cho các bên tham gia mà còn có lợi cho toàn
bộ xã hội nói chung khi nó tạo điều kiện cho quá trình lưu thông vốn giữa
các cá nhân, các ngành, nó đáp ứng được nhu cầu đầu tư, nhu cầu tiêu dùng,
khuyến khích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm xã hội và đem lại sự tăng trưởng
cho nền kinh tế.
2. Tín dụng đối với nền kinh tế thị trường.
Tín dụng ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho toàn bộ nền
kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các ngành công nghiệp, thương
nghiệp, nông nghiệp... nó tạo ra khả năng tiêu dùng cho dân cư, khuyến
khích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm từ đó tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ
cho nền kinh tế.
Trong các ngành sản xuất kinh doanh, từ khâu sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng đều có sự tham gia của tín dụng:
Trong sản xuất, tín dụng tài trợ cho qua trình đầu tư xây dựng các
nhà máy công xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị cho sản xuất, tín
dụng tài trợ cho các chi phí sản xuất kinh doanh như dự trữ nguyên vật liệu
cho sản xuất, tiền lương, tiền công... là những đầu vào không thể thiếu cho
quá trình sản xuất. Tín dụng không những duy trì khả năng sản xuất cho các
doanh nghiệp mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh chóng nhờ sự tài
trợ cho đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ.
Trong lưu thông hàng hoá, tín dụng tài trợ cho việc xây dựng kho
tàng bến bãi mua sắm phương tiện lưu thông tài trợ cho lượng dự trữ hàng
hoá và các khoản chí phí khác phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Trong tiêu dùng nhờ các khoản tín dụng mà mong muốn mua sắm
của người tiêu dùng trở thành nhu cầu thực sự, tín dụng tạo ra khả năng chi
trả cho người tiêu dùng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu vốn cho sản
xuất, tiêu dùng ngày càng cao do vậy vai trò của tín dụng ngân hàng cho sự
phát triển kinh tế xã hội rất to lớn.

Đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh là các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã được
nhà nước bao cấp toàn bộ vốn cho sản xuất kinh doanh, nhà nước chỉ định
nguồn mua nguyên vật liệu, bao tiêu sản phẩm và bù lỗ khi làm ăn không
hiệu quả do đó quan hệ tín dụng đã mất đi tính thực chất của nó.
Bước sang nền kinh tế thị trường, nhà nước xoá bỏ bao cấp, các
doanh nghiệp tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động sản xuất
của mình. Với các khoản vốn ban đầu do nhà nước cấp, doanh nghiệp, phải
tự tìm kiếm các nguồn vốn để tài trợ cho chi phí. Điều này buộc họ phải tự
tìm đến ngân hàng để vay vốn.
Không chỉ đối với các doanh nghiệp nhà nước mà tất cả các thành
phần kinh tế khác, vốn tự có không thể tài trợ đầy đủ cho chí phí sản xuất.
Họ luôn luôn ở trong tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, hay nói cách khác luôn
có nhu cầu đi vay và cho vay.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp, công ty có thể có thể huy động nhiều
vốn từ nhiều nguồn khác nhau thông qua thị trường vốn. Nhưng chỉ các
doanh nghiệp, công ty lớn làm ăn hiệu quả, có uy tín trên thị trường mới có
thể huy động được vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Ở nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, hơn nữa
thị trường tài chính chưa phát triển, thị trường cổ phiếu chưa hoạt động
thực sự cho nên sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn bằng cách phát
hành cổ phiếu, trái phiếu và chi phí huy động vốn sẽ rất cao nên nguồn vốn
vay ngân hàng đang là nguồn vốn duy nhất ngoài vốn tự có tài trợ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tín dụng ngân hàng không những tài trợ cho hoạt động của các
doanh nghiệp mà là còn tài trợ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, là cơ
sở vật chất tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Đối
với nước ta hiện nay cơ sở hạ tầng còn rất lạc hậu thiếu thốn, nhu cầu vốn
cho đầu tư xây lắp sửa chữa rất lớn.
Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường luôn xuất hiện sự phân cách

giữa người giàu và người nghèo, tín dụng ngân hàng có thể tạo nên sự công
bằng cho xã hội thông qua việc cho vay đối với những hộ gia đình có khó
khăn trong kinh tế với mức lãi suất hợp lý, giúp họ có được khả năng sản
xuất, tạo ra thu nhập.
II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC.
1. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Thực tiễn trên thế giới, nền kinh tế hàng hoá của bất kì một nước
nào cũng đều cần có sự quản lý của nhà nước, dù đó là nước phát triển,
đang phát triển hay kém phát triển, dù đó là nước xã hội chủ nghĩa hay
nước tư bản chủ nghĩa, vấn đề khác nhau chỉ là ở chỗ mức độ và hình thức
can thiệp. Vai trò diều tiết , đem lại sự cân bằng cho nền kinh tế của nhà
nước là không thể thiếu. Nhà nước có thể can thiệp vào nền kinh tế bằng
nhiều công cụ vĩ mô khác nhau, trong đó phải kể đến công cụ vật chất của
khu vực kinh tế nhà nước bao gồm nhiều công ty độc quyền nhà nước, chiếm
giữ các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn mà nhà nước đầu tư 100% vốn
hay chiếm giữ một tỷ lệ vốn chi phối thông qua chế độ tham dự.
a. Định nghĩa doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh, do nhà nước
thành lập đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu, đồng thời là một
pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

×