Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu hỏi Nét đẹp thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.57 KB, 4 trang )

Tổ ĐỊA - GDCD :
Câu 1 : Bạn xử trí như thế nào khi nhìn thấy tín hiệu đèn xanh mà anh cảnh sát giao thông lại yêu
cầu dừng lại ?
Khi nhìn thấy tín hiệu đèn xanh mà anh cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại thì phải nghiêm chỉnh
chấp hành. Vì hiệu lệnh của CSGT có hiệu lực cao nhất.
Câu 2 : Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy có tác dụng gì ? Là đoàn viên bạn nghó như thế nào
về chủ trương của chính phủ bắt buộc người đi mô tô xe máy phải đội mũ bảo hiểm trên tất cả các
tuyến đường?
- Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy có tác dụng phòng tránh chấn thương sọ não khi chẳng may xảy
ra tai nạn GT.
- Là đoàn viên TNCS HCM , em thấy đây là chủ trương đúng đắn của chính phủ, phù hợp với điều kiện
giao thông, điều kiện kinh tế của nước ta. Nếu mọi người thực hiện tốt qui đònh đội mũ bảo hiểm khi đi mô
tô, xe máy sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp chấn thương sọ não khi chẳng may xảy ra tai nạn giao
thông, làm giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Câu 3 : Là người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông, em có trách nhiệm gì ?
- Bảo vệ hiện trường, giữ gìn tài sản, giúp đỡ nạn nhân đến nơi cứu thương gần nhất ( bệnh viện )
- Tìm mọi cách để báo với cơ quan chức năng như : Công an và chính quyền đòa phương để giải quyết
sự việc đã xảy ra.
- Sẵn sàng tường thuật lại vụ việc với cơ quan chức năng, cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kòp
thời.
Câu 4 : Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ? Theo em, nguyên nhân nào phổ
biến nhất ?
- Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
- Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.
- Thiết bò cầu đường xuống cấp.
- Quản lí của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
• Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người : Coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết
pháp luật về trật tự an toàn giao thông ( Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đi hàng
ba, hàng tư, đi không đúng làn đường, bám nhảy tàu xe…..)
Câu 5 : Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của ai ?
- Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.


Câu 6 : Hãy cho biết tác hại của ma túy đối với con người ra sao ?
- Bệnh tật và tử vong đối với người nghiện : Nghiện ma túy sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc mãn
tính của cơ thể, gây ra rối loạn như :
+ Rối loạn toàn thân : Cơ thể bò suy kiệt, sợ nước, luôn sốt nhẹ, hay ngáp…
+ Rối loạn về tiêu hóa : Biếng ăn, luôn buồn nôn, đau bụng…
+ Rối loạn chức năng thần kinh : Đau đầu, chóng mặt…
- Sự đồi bại về nhân cách và sự suy thoái về đạo đức : Do nhu cầu hút, chích ngày càng tăng, nhiều
người đã trở nên liều lónh, hung hãn, mất tính người và đi đến con đường phạm pháp, trộm cắp
giết người, cướp của.
- Gia đình và xã hội chòu những tổn thất khôn lường : Kinh tế gia đình khánh kiệt, gia đình bất hòa,
người thân đau khổ, Nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng hàng năm để chữa chạy cho người
nghiện.
Câu 7 : Là học sinh, em phải làm gì đối với công tác phòng, chống ma túy ?
- Ra sức học tập, tìm hiểu ( thông qua sách vở, tài liệu báo chí và các phương tiện thông tin đại
chúng ) về ma túy và nhất là những hậu quả tai hại của tệ nạn ma túy để chấp hành nghiêm túc
những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tích cực tham gia các loại hình hoạt động do nhà trường, đoàn thể và đòa phương tổ chức nhằm
tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt là trong thanh thiếu niên học sinh về tác hại của tệ nạn ma túy.
- Báo với cơ quan chức năng về những hiện tượng mua bán, sử dụng ma túy, xóa bỏ các ổ tiêm
chích, hút, uống các chất ma túy.
Bản thân phải kiên quyết cự tuyệt sự rủ rê của bạn bè, không hút, hít, tiêm chích, thử bất kì loại ma túy
nào.
Câu 8 : Em sẽ xử sự như thế nào nếu như người bạn thân của mình nghiện ma túy ?
- Vẫn tiếp tục quan hệ bình thường như trước, không sợ sệt hay xa lánh.
- Gần gũi, an ủi, thuyết phục, bao dung, chăm sóc giúp đỡ bạn tránh xa ma túy.
Nếu động viên hoài mà bạn không nghe thì có thể báo với thầy cô hoặc gia đình bạn ( Chú ý: Biện pháp
báo với chính quyền đòa phương là cuối cùng ).
Câu 9 : Theo bạn, cơ sở y tế có quyền từ chối khám và chữa bệnh cho người nhiễm HIV không ? Tại
sao ?
- Không. Các cơ sở y tế và nhân viên y tế không được phép phân biệt đối xử đối với người bò nhiễm HIV

hay bệnh nhân AIDS.
Người bò nhiễm HIV / AIDS thường có những chấn động về tâm lý. Do đó, họ rất cần sự hỗ trợ về tinh thần
cũng như về vật chất. Ta nên tôn trọng và quan tâm đến họ, giúp họ xóa bớt đi những nỗi buồn và sống có
ích cho gia đình và xã hội, tránh có những hành động có thể lây bệnh cho người khác.
Câu 10 : Theo bạn, người bò nhiễm HIV / AIDS được chăm sóc ở đâu là tốt nhất ? Tại sao ?
- Tại nhà
- Đối với bệnh nhân đã bò AIDS thật sự, nếu bò nhiễm trùng nặng như tiêu chảy, viêm phổi…thì cần đưa
vào bệnh viện điều trò. Khi đã đở thì nên đưa về nhà vì ở nhà người bệnh sẽ đở thấy cô đơn trống trải.
Không cần và cũng không nên xa lánh bệnh nhân AIDS vì AIDS không lây qua những tiếp xúc thông
thường.
Câu 11 : Hãy giải thích câu tục ngữ : “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” ?
- Câu tục ngữ ấy muốn nói : Cần phải biết tha thứ khi người khác đã biết hối lỗi.
Câu 12 : Thế nào là sống giản dò ? Biểu hiện của lối sống giản dò là gì ?
- Sống giản dò là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
- Sống giản dò biểu hiện ở chỗ : Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo nhu
cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
Câu 13 : Hãy nêu biểu hiện của tính trung thực ?
- Sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân hậu, không lừa dối và dám dũng cảm nhận lỗi
khi mình mắc khuyết điểm.
Câu 14 : Hãy giải thích câu tục ngữ “ Đói cho sạch rách cho thơm” ?
- Trước những khó khăn của cuộc sống, con người phải luôn giữ đạo đức, phẩm giá của mình, không vì
nghèo đói mà tham lam, bòn rút của người khác. Sống cho sạch, biết đấu tranh trước những cám dỗ
để bảo vệ nhân cách của mình. Đó là con người có lòng tự trọng, trọng danh dự.
Câu 15 : Có ý kiến cho rằng : “ Lòng yêu thương sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn”. Em có đồng ý với ý
kiến đó không ? Vì sao ?
- Em đồng ý . Bởi vì, chính nhờ lòng yêu thương con người sẽ làm cho xã hội trở nên lành mạnh, trong
sáng, góp phần nâng cao cái thiện, diệt trừ cái ác, cái xấu. Từ đó giúp cho mọi người được sống trong
thanh thản và hạnh phúc.
Câu 16 : Trên truyền hình em thấy có chương trình gì thể hiện tấm lòng “ Lá lành đùm lá rách” ?
- Chương trình quyên góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt “ Miền Trung yêu thương”

- Quỹ tấm lòng vàng ủng hộ người nghèo
- Chương trình giao lưu văn nghệ gây quỹ cho các mảnh đời bất hạnh
- Chương trình ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam
- Chương trình “ Trái tim cho em”, hiến máu nhân đạo, “Vượt lên chính mình”, mái ấm ATV……….
Câu 17 : Tại sao nói :
Tiền bạc rồi sẽ hết
Sắc đẹp rồi sẽ tàn
Chỉ có tình người
Mới sống mãi với thời gian ?
- Tất cả sự khái quát trên đều có ý nghóa cao đẹp của nó, đó cũng là chân lí của cuộc sống.
- Tiền bạc rồi sẽ hết. Dù ai có nhiều tiền đến đâu nếu tiêu hoang phí cũng đến lúc sẽ hết.
- Sắc đẹp dù có như Tây Thi, một trong bốn mỹ nhân của Trung Quốc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng.
- Nhưng chỉ có tình người mới sống mãi với thời gian. Tình người vững bền theo năm tháng dù sóng to,
gió lớn của cuộc đời, dù thời gian làm phôi pha tiền bạc, sắc đẹp. Song, nếu con người có tình cảm
đối với nhau sẽ mãi mãi là nguồn sức mạnh vô giá không bao giờ mất, không bao giờ cạn, là động lực
thôi thúc, động viên con người vượt qua mọi chông gai của cuộc sống. Nếu ai có tình người sâu đậm
người đó sẽ hạnh phúc nhất. Vì được mọi người tin yêu, kính trọng, đó là của cải quý giá nhất không
thể mất được
Câu 18 : Trong bia mộ của Quốc Tử Giám có ghi : “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, câu nói
ấy có còn đúng trong thời đại ngày nay không ? Vì sao ?
- Câu nói : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” vẫn đúng cho mọi thời đại. Bởi lẽ, bất cứ quốc
gia nào muốn tồn tại, phát triển hưng thònh cần có nhiều yếu tố. Nhưng một trong những yếu
tố quan trọng là phải có các bậc hiền tài. Nghóa là, cần có những người vừa có đức ( hiền ), vừa
phải có tài cao mới có thể góp phần xây dựng và phát triển đất nước hưng thònh, sánh kòp với
các cường quốc khác trên thế giới. Người có đức, có tài là nguyên khí không thể thiếu được cho
sự tồn vong của một đất nước. Vì chính họ là nguồn sức mạnh, niềm tự hào, là nơi hội tụ lòng
dân để giữ gìn, bảo vệ, phát triển đất nước vững bền.
- Trong bối cảnh đất nước ta đã gia nhập WTO ( Tổ chức thương mại thế giới ); đó vừa là cơ hội song
cũng là thách thức của dân tộc và của mỗi con người Việt Nam, để khẳng đònh một lần nũa, chúng ta
rất cần đến những người hiền –tài.

Câu 19 : Bạn hiểu thế nào câu nói : “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ?
- Con người thì hữu hạn nhưng tri thức thì vô hạn. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong xã hội loài
người con người cần phải học, học nữa, học mãi như Lênin đã nói, việc học không chỉ học trong
nhà trường mà học ở mọi nơi, mọi lúc. “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, điều này muốn
nói đó là học kinh nghiệm cuộc sống qua giao tiếp với mọi người – bằng những gương tốt qua thái
độ, hành vi, cử chỉ của họ ta học hỏi, noi theo để có cách đối nhân, xử thế tốt, từ đó bổ sung, hoàn
thiện bản thân mỉnh. Thông qua hoạt động, giao tiếp với mọi người ta sẽ tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm. Kinh nghiệm và sự khôn ngoan bao giờ cũng là hàm số của thời gian, nó nâng trí tuệ con
người lên gấp bội.
Câu 20 : Bạn hiểu thế nào về câu nói : “ sống đẹp- sống có ích” ?
- Sống đẹp là sống có lí tưởng, có hoài bão và có ước mơ. Sống đẹp là sống có tấm lòng nhân ái.
- Sống có ích là sống vì mọi người, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Sống có ích là sống
phải biết phân biệt đúng sai, phải trái. Sống có ích là chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các qui tắc và trật tự xã hội.
“ Sống đẹp- Sống có ích” có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Sống đẹp,
sống có ích là điều mà tuổi trẻ Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu thực hiện để đưa đất nước tiến lên giàu
mạnh, văn minh và hội nhập. Thanh niên HS phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bò hành trang để lập
thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “ Sống sao cho đến khi nhắm mắt
xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”. ( Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép
đã tôi thế đấy )

×