Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng bệnh sâu răng và kết quả dự phòng sâu răng số 7 bằng phương pháp trám bít hố rãnh ở học sinh lớp 6 tại trường trung học cơ sở chi lăng, thành phố lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 97 trang )

O Ụ V
OT O
Ọ T
N UY N

Y TẾ

Ọ Y ƢỢ

TRƢỜN

O N

T Ự TR N
Ự P ÒN
TRÁM BÍT
TRUN



VĂN TỪ

ỆN

SÂU RĂN

V KẾT QUẢ

SÂU RĂN

SỐ 7 ẰN



P ƢƠN

Ố RÃN
Ơ SỞ

LUẬN VĂN



Ọ SN
LĂN , T

LỚP 6 T
N

P

TRƢỜN

P ỐL N

UY N K OA ẤP

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016

P

SƠN



O Ụ V
OT O
Ọ T
N UY N

Y TẾ

Ọ Y ƢỢ

TRƢỜN

O N

T Ự TR N
Ự P ÒN
TR M ÍT
TRUN



VĂN TỪ

ỆN

SÂU RĂN

V KẾT QUẢ

SÂU RĂN


SỐ 7 ẰN

P ƢƠN

Ố RÃN
Ơ SỞ



Ọ SN
LĂN , T

LỚP 6 T
N

Mã số : CK 62 72 76 01

UY N K OA ẤP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. L T Ị T U

ẰN

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016

P

TRƢỜN


P ỐL N

huyên ngành: Y tế công cộng

LUẬN VĂN

P

SƠN


1

LỜ

AM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tác giả luận văn

oàng Văn Từ


2

LỜ


M ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn và
bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Có được kết quả này, trước hết cho tôi được gửi lời cám ơn Ban Giám
hiệu, Phòng đào tạo, thầy giáo, cô giáo Khoa Y tế công cộng, Khoa Răng
Hàm Mặt và các phòng ban Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn đối với cô giáo Lê
Thị Thu Hằng, Tiến sĩ - Trưởng Bộ môn Nha khoa dự phòng và Phát triển,
Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cám Sở Y tế Lạng Sơn;
Ban Giám đốc, cán bộ, viên chức Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện đa khoa tỉnh
Lạng Sơn; Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo Khoa Y tế cơ sở - Trường Cao Đẳng
Y tế Lạng Sơn; Ban Giám hiệu, thầy cô giáo và học sinh Trường Trung học
cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất và trực tiếp hỗ
trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gia đình, bàn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn
động viên, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành khóa học.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Hoàng Văn Từ


3


AN

DMFT

MỤ

Ữ V ẾT TẮT

Decay Missing Filling Teeth (Sâu mất trám răng vĩnh viễn)

dmft

Decay Missing Filling Teeth (Sâu mất trám răng sữa)

GIC

Glass Ionomer Cement

ICDAS

International Caries Detection and Assessment System
(Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế)

THCS

Trung học cơ sở

Rtr


Răng phía trước

Rhn

Răng hàm nhỏ

Rhl

Răng hàm lớn

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


4

MỤ LỤ
ẶT VẤN Ề......................................................................................................................................................................... 1
hƣơng 1: TỔN

QUAN........................................................................................................................................ 3

1.1. Bệnh sâu răng................................................................................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm sâu răng .................................................................................................................................. 3
1.1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến sâu răng .................................... 3
1.1.3. Bệnh sinh sâu răng ................................................................................................................................... 5
1.1.4. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam.................................... 6
1.1.5. Biện pháp dự phòng sâu rãnh ....................................................................................................12
1.2. Dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh .................................................................................. 15

1.2.1. Nguyên lý dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố rãnh ........ 15
1.2.2. Kỹ thuật trám bít hố rãnh ...............................................................................................................16
1.2.3. Các nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh răng ..........18
1.2.4. Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên của thành
phố Lạng Sơn .........................................................................................................................................................................19
hƣơng 2: Ố TƢỢN

V P ƢƠN

P

PN

N ỨU ...................... 23

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................................................23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................................. 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................................................24
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................................................25
2.2.3. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................................................29
2.2.4. Các chỉ tỉêu nghiên cứu ...................................................................................................................31
2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu .................................................................................................................35


5

2.2.6. Phương pháp khống chế sai số.................................................................................................35

2.2.7. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu ...................................................35
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................................................... 36
hƣơng 3: KẾT QUẢ N

N ỨU................................................................................................ 37

3.1. Thực trạng sâu răng ............................................................................................................................................ 37
3.1.1. Đặc điểm chung .......................................................................................................................................37
3.1.2. Thực trạng sâu răng .............................................................................................................................38
3.2. Kết quả can thiệp trám bít hố rãnh ..................................................................................................... 45
hƣơng 4:

N LUẬN .......................................................................................................................................... 49

4.1. Thực trạng sâu răng học sinh lớp 6 ................................................................................................... 49
4.2. Kết quả trám bít hố rãnh................................................................................................................................ 58
4.2.1. Sự lưu giữ của miếng trám sau 3 tháng ..........................................................................60
4.2.2. Kết quả trám bít hố rãnh .................................................................................................................64
4.3. Tính giá trị và khả năng áp dụng.......................................................................................................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................................... 68
K UYẾN N
T

Ị ............................................................................................................................................................. 69

L ỆU T AM K ẢO

P Ụ LỤ



6

AN

MỤ

ẢN

Bảng 1.1. Mức độ mắc sâu răng quần thể theo chỉ số DMFT ở trẻ 12 tuổi........... 7
Bảng 1.2. Tình hình sâu răng trong 5 năm trở lại đây .................................................................. 8
Bảng 1.3. Thống kê của Tổ chức y tế thế giới về sâu răng trẻ 12 tuổi trên toàn cầu ...9
Bảng 1.4. Mục tiêu toàn cầu dự phòng sâu răng trẻ em đến năm 2010 ................. 12
Bảng 2.1. Bảng mã phân loại sâu răng của WHO, 2013 ........................................................ 32
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá độ lưu giữ miếng trám theo Taco Pilot ........................ 34
Bảng 3.1. Phân bố học sinh theo giới tính ............................................................................................. 37
Bảng 3.2. Phân bố học sinh theo dân tộc ................................................................................................ 37
Bảng 3.3. Phân bố sâu răng theo giới tính trong đối tượng nghiên cứu ................ 38
Bảng 3.4. Phân bố sâu răng theo dân tộc của đối tượng nghiên cứu

.......................

39

Bảng 3.5. Tỷ lệ sâu mất trám răng trong đối tượng nghiên cứu..................................... 39
Bảng 3.6. Chỉ số sâu mất trám răng của đối tượng nghiên cứu ...................................... 40
Bảng 3.7. Phân bố tần xuất sâu răng theo nhóm răng ở hàm trên ................................ 40
Bảng 3.8. Tỷ lệ học sinh sâu răng phân tầng theo nhóm răng ở hàm dưới

......


41

Bảng 3.9. Tình trạng sâu mất trám răng trong nhóm học sinh bị sâu răng......... 42
Bảng 3.10. Chỉ số sâu mất trám răng của nhóm sâu răng ..................................................... 42
Bảng 3.11. Tình trạng răng hàm lớn thứ hai hàm dưới bên trái ..................................... 43
Bảng 3.12. Tình trạng răng hàm lớn thứ hai hàm dưới bên phải (R47) ................. 44
Bảng 3.13. Đánh giá sự tồn tại của miếng trám bít ở răng hàm lớn hàm dưới
sau 3 tháng................................................................................................................................................ 45
Bảng 3.14. Đánh giá sự tồn tại của miếng trám bít ở răng hàm lớn hàm dưới
sau 6 tháng................................................................................................................................................ 46
Bảng 3.15. Kết quả dự phòng sâu răng trám bít hố rãnh sau 3 tháng ...................... 46
Bảng 3.16. Kết quả dự phòng sâu răng của trám bít hố rãnh sau 6 tháng ........... 47


7

Bảng 3.17. Kết quả dự phòng sâu răng của trám bít hố rãnh sau 6 tháng theo
giới tính........................................................................................................................................................ 47
Bảng 3.18. Kết quả dự phòng sâu răng của trám bít hố rãnh sau 6 tháng theo
dân tộc ........................................................................................................................................................... 48
Bảng 3.19. Kết quả dự phòng của trám bít hố rãnh ..................................................................... 48
Bảng 4.1. Tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 tuổi tại Việt Nam ............................................. 52
Bảng 4.2. Chỉ số DMFT (Sâu Mất Trám Răng) của học sinh 12 tuổi tại Việt
Nam.................................................................................................................................................................. 55
Bảng 4.3. Độ lưu giữ miếng trám trên bề mặt răng sau 3 tháng .................................... 61
Bảng 4.4. Độ lưu giữ miếng trám trên bề mặt răng sau 6 tháng .................................... 63
Bảng 4.5. Kết quả dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh sau 6 tháng ........... 65


8


AN

MỤ

ỂU Ồ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc sâu răng trong đối tượng nghiên cứu

.........................................

38

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh sâu răng theo răng của đối tượng nghiên cứu ........ 41
Biểu đồ 3.3. Tỷ học sinh sâu răng theo răng trong nhóm học sinh bị sâu răng

............

43

Biểu đồ 3.4. Đặc điểm hố rãnh mặt nhai răng 37........................................................................... 44
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm hố rãnh mặt nhai răng 47........................................................................... 45


9

AN

MỤ


ÌN

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng ............................. 4
Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng ........................................................... 6
Hình 1.3. Trám bít hố rãnh răng hàm lớn bằng G.I.C ............................................................... 18
Hình 1.4. Bản đồ thành phố Lạng Sơn ...................................................................................................... 20
Hình 1.5. Núi Phai vệ - thành phố Lạng Sơn...................................................................................... 21
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng .................................................... 24
Hình 2.2. Sơ đồ chọn mẫu ....................................................................................................................................... 28


1

ẶT VẤN Ề
Tại hội nghị quốc tế về thử nghiệm lâm sàng sâu răng lần thứ 50 năm
2003, tổ chức nghiên cứu về sâu răng của châu Âu (ORCA - European
Organization of Caries Research) thống nhất: Sâu răng là một bệnh nhiễm
khuẩn tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô
cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng [18]. Bệnh sâu răng là một
trong những bệnh phổ biến nhất trong xã hội. Từ những năm 70, Tổ chức Y tế
Thế giới (World Health Organization - WHO) đã xếp sâu răng là tai họa thứ
ba của loài người sau bệnh tim mạch và ung thư do bệnh có thể mắc rất sớm
và tỉ lệ mắc cao [56]. Cho đến nay, bệnh sâu răng vẫn là mối quan tâm hàng
đầu của nhiều quốc gia trên thế giới gồm cả các nước phát triển và đang phát
triển. Thống kê của WHO cho thấy tình trạng sâu răng ở trẻ 12 tuổi trên toàn
thế giới có xu hướng tăng lên (chỉ số DMFT qua các năm gần đây 2004, 2011,
2015 lần lượt là 1,48; 1,67; 1,86). Trong đó, năm 2015, khu vực có chỉ số sâu
răng ở trẻ 12 tuổi cao nhất là khu vực Đông Nam Á (DMFT = 2,97) [57]. Tại
Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng trẻ 12 tuổi không có xu
hướng giảm: 56,6% với chỉ số DMFT = 1,87 năm 2001 [34], 51,2% với chỉ

số DMFT = 1,49 năm 2015 [13]. Ở lứa tuổi 12, sâu răng là nguyên nhân chính
dẫn đến mất răng, là biến cố sức khỏe trong cuộc đời của mỗi con người.
Người bị bệnh sâu răng có thể phải chịu đau, ảnh hưởng đến ăn uống, thẩm
mỹ, phát âm, giao tiếp xã hội, học tập, làm việc và sinh hoạt… Hơn nữa các
biến chứng của sâu răng còn ảnh hưởng tới sức khoẻ toàn thân, ảnh hưởng
đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Dự phòng và điều trị sớm bệnh sâu răng luôn là một nội dung được
quan tâm trong chương trình chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân ở mỗi
quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam trong nhiều năm qua, chương trình nha
học đường quốc gia đã góp phần đáng kể nâng cao sức khỏe răng miệng cho


2

học sinh với bốn nội dung: giáo dục nha khoa, súc miệng dung dịch có fluor,
khám sức khỏe răng miệng định kỳ, trám bít hố rãnh răng. Trám bít hố rãnh
răng là một nội dung quan trọng trong dự phòng bệnh sâu răng vì mặc dù mặt
nhai chỉ chiếm 12,5% diện tích các mặt răng nhưng đây lại là nơi nhạy cảm
với sâu răng nhất, tỷ lệ sâu răng luôn chiếm trên 50% tổng số xoang sâu theo
mặt răng [45]. Che phủ hố rãnh răng hàm lớn vĩnh viễn mới mọc bằng Fuji
VII để dự phòng sâu răng sớm là kỹ thuật đơn giản dễ phổ cập, dụng cụ gọn
nhẹ, không cần dùng máy khoan, tránh tâm lý sợ hãi cho học sinh, chi phí
không cao, giải phóng fluor vào mô răng góp phần làm tăng sức chống đỡ của
răng với các yếu tố gây sâu răng. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lưu giữ miếng
trám trên bề mặt răng cao, hiệu quả dự phòng sâu răng trên 90% [9], [10], [19].
Chương trình nha học đường đã được triển khai tại tỉnh Lạng Sơn từ nhiều
năm nay, các hoạt động mới chỉ dừng lại ở công tác giáo dục nha khoa, súc
miệng bằng fluor, khám răng miệng định kỳ, chưa triển khai dự phòng sâu răng
bằng trám bít hố rãnh. Câu hỏi về tình trạng sâu răng của học sinh cũng như hiệu
quả của phương pháp trám bít hố rãnh trong dự phòng sâu răng tại Lạng Sơn

chưa có lời giải đáp. Để góp phần đưa nội dung trám bít hố rãnh trở thành một
hoạt động thực tiễn, thường xuyên trong chương trình Nha học đường tỉnh Lạng
Sơn, góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng cho trẻ em lứa tuổi đến trường,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh sâu răng và kết quả dự
phòng sâu răng số 7 bằng phương pháp trám bít hố rãnh ở học sinh lớp 6 tại
Trường trung học cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn" với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sâu răng ở học sinh Lớp 6 tại Trường trung học
cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn năm 2015.
2. Đánh giá kết quả dự phòng sâu răng số 7 bằng phương pháp trám
bít hố rãnh sử dụng GC Fuji VII ở học sinh lớp 6 tại Trường trung học cơ
sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn năm 2015.


3

hƣơng 1
TỔN

QUAN

1.1. Bệnh sâu răng
1.1.1. Khái niệm sâu răng
Sâu răng là tổn thương tại chỗ, xảy ra sau khi răng mọc, quá trình bệnh
lý do các yếu tố căn nguyên bên ngoài dẫn đến sự mục xương tổ chức cứng
của răng dẫn đến hình thành một lỗ sâu [56].
Với sự tiến bộ của khoa học, định nghĩa về sâu răng cũng có sự thay đổi:
Sâu răng là một quá trình bệnh lý, xuất hiện sau khi răng đã mọc, là
bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức cứng của răng được đặc trưng bởi sự hủy
khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ tiến tới hình
thành lỗ sâu. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý

liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng
đồng thời là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn có trong mảng bám với cơ
chế bảo vệ của vật chủ [18].
1.1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến sâu răng
Fejerkor O. (1990) đã giải thích nguyên nhân sâu răng theo các yếu tố: sâu
răng xảy ra khi có sự kết hợp của các yếu tố: răng nhạy cảm, vi khuẩn trong
mảng bám răng, thói quen ăn uống có hại và thời gian tác dụng của các yếu tố
này lên răng. Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu răng như nước
bọt (khả năng đệm, thành phần, lưu lượng), sự xuất hiện của đường, pH ở mảng
bám răng, thói quen nhai kẹo cao su, sử dụng các biện pháp bổ sung Fluor, trám
bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng, kháng khuẩn. Một số yếu tố về nhân chủng
cũng ảnh hưởng đến sâu răng như nhân chủng - xã hội học, thu nhập, bảo hiểm
nha khoa, kiến thức, thái độ, hiểu biết về sức khỏe răng miệng, các hành vi liên
quan đến sức khỏe răng miệng, trình độ học vấn và địa vị xã hội.


4

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng
(theo Fejerkor O. 1990) [42]
- Răng: sâu răng xảy ra ở trên răng đã mọc lên trong miệng, phụ thuộc
vào cấu trúc và sức đề kháng của răng. Một số yếu tố làm tăng tính nhạy
cảm của răng với sâu răng như: mặt nhai các răng hàm có nhiều hố rãnh
phức tạp có nguy cơ sâu răng cao hơn những răng có hố rãnh đơn giản; các
mặt tiếp giáp có nguy cơ sâu răng cao hơn so với các mặt ngoài và mặt
trong; những răng đã được ngấm khoáng đầy đủ có nguy cơ sâu răng thấp
hơn răng mới mọc.
- Chế độ ăn: Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường
miệng, tự nó sẽ không sâu răng được. Có sự liên quan rõ ràng giữa sâu răng
và sự lên men đường [25]. Với sâu răng, độ đậm đặc, độ dính, cách thức và

tần suất ăn đường quan trọng hơn tổng lượng đường tiêu thụ.


5

- Vi khuẩn trong mảng bám răng: Các vi khuẩn liên quan đến sâu răng
có 2 loại là vi khuẩn sinh acide làm hủy khoáng bề mặt men răng và vi khuẩn
phân giải protein làm tiêu tổ chức hữu cơ của men, ngà răng sau khi bị hủy
khoáng. Các loài vi khuẩn đặc hiệu gây sâu răng là: Lactobacillus
acidophillus, Streptococcus mutans, Actinomyces là những loại vi khuẩn gây
sâu răng. Việc kiểm soát vi khuẩn trong miệng thông qua vệ sinh răng miệng
là cần thiết. Richa G. nghiên cứu nhận thấy trẻ chải răng một lần/ ngày có
nguy cơ sâu răng cao hơn gần 3 lần so với trẻ chải răng 2 lần/ ngày (OR = 2.6;
95%CI: 1,3-5,5; p = 0.042) [51].
- Thời gian: Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acide kéo dài và
lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian, thời gian tiếp xúc giữa acid và men
răng càng dài thì hủy khoáng càng nhiều và gây sâu răng.
1.1.3. Bệnh sinh sâu răng
Hiện nay, người ta cho rằng trên bề mặt men răng bình thường luôn
tồn tại quá trình cân bằng động giữa hủy khoáng và tái khoáng, khi pH trên
bề mặt men răng thấp thì hủy khoáng sẽ chiếm ưu thế và hình thành các tổn
thương sâu răng đầu tiên. Vi khuẩn trong mảng bám răng sản sinh ra các
acid như sản phẩm phụ của quá trình biến dưỡng carbohydrate, làm cho độ
pH giảm xuống tới mức gây ra sự hủy khoáng ở tổ chức cứng của răng, các
ion calcium, phosphate, và carbonate khuếch tán ra ngoài răng. Khi tổ chức
vô cơ của men răng tiêu nhiều chỉ còn lại khung protein hữu cơ, những vi
khuẩn phân giải protein sẽ phân hủy và tiêu tổ chức hữu cơ và hình thành lỗ
sâu răng [11].



6

Sâu răng =

uỷ khoáng > Tái khoáng
ác yếu tố gây mất ổn định
* Mảng bám vi khuẩn
* Chế độ ăn nhiều đường nhiều lần
* Thiếu nước bọt hay nước bọt axit
* Axit từ dạ dày tràn lên miệng
* pH môi trường miệng < 5

ác yếu tố bảo vệ
* Nướcc bọt
* Khả năng kháng axit của men răng
* Fluor có ở bề mặt men răng
* Sự trám bít hố rãnh
* Nồng độ Ca++, NPO4 quanh răng
* pH> 5,5

Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng[11]
1.1.4. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sâu răng ở trẻ 12 tuổi
Trên thế giới
Trẻ 12 tuổi là độ tuổi đặc biệt quan trọng vì nó thường là độ tuổi mà trẻ
em rời khỏi trường tiểu học. Tại nhiều quốc gia, đây là độ tuổi cuối cùng mà
một mẫu đáng tin cậy có thể thu được một cách dễ dàng thông qua hệ thống
trường học. Ngoài ra đây cũng là độ tuổi mà tất cả các răng vĩnh viễn (trừ
răng vĩnh viễn hàm lớn thứ ba) có thể đã mọc. Chính vì vậy, tình trạng răng
miệng của trẻ 12 được chọn để so sánh và giám sát bệnh trên toàn cầu [56].

Chỉ số sâu mất trám răng cũng được WHO xây dựng và các nghiên cứu sử
dụng để đánh giá, so sánh tình trạng sâu răng trên thế giới.


7

Bảng 1.1. Mức độ mắc sâu răng quần thể theo chỉ số DMFT ở trẻ 12 tuổi [57]
Mức độ
Rất thấp

hỉ số MFT
<1,2

Thấp

1,2–2,6

Trung bình

2,7–4,4

Cao

4,5–6,5

Rất cao

>6,5

Tại hội nghị Alma Ata năm 1978, WHO công bố có hơn 90% dân số thế

giới mắc bệnh sâu răng và phát động chương trình hành động “Vì sức khỏe răng
miệng cho con người đến năm 2000” đồng thời có chương trình giúp đỡ cho tất cả
các nước trên thế giới triển khai chương trình này. Song do việc triển khai chương
trình phòng chống bệnh răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã
hội riêng của mỗi vùng, mỗi nước, nên kết quả thực hiện chương trình này ở các
nước trên thế giới còn ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh răng miệng trên thế giới
có hai khuynh hướng rõ rệt.
Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu răng
rất nghiêm trọng, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có từ 8 - 10 răng sâu hoặc răng
bị mất do sâu. Chỉ số DMFT ở trẻ 12 tuổi tại các nước này đã giảm xuống mức
2,0 - 4,0 và tới năm 1993 thì chỉ số DMFT tuổi 12 ở hầu hết các nước công
nghiệp hóa đã giảm xuống mức thấp, từ 1,2 - 2,6. Như vậy, từ những năm cuối
của thập kỷ 70 tới nay, tình hình sâu răng tại các nước phát triển có xu hướng
giảm dần, chỉ số DMFT tại hầu hết các nước này ở mức độ thấp và rất thấp [4].
Ở các nước đang phát triển: Vào những năm của thập kỷ 60, tình hình sâu
răng ở các nước này thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số DMFT ở
trẻ 12 tuổi là 1,0 - 3,0, thậm chí một số nước dưới mức 1,0 như Thái Lan,
Kenya, Iraq, thập kỷ 70 và 80 chỉ số này lại tăng lên ở mức 3,0 đến 6,0 và một


8

số nước còn cao hơn như Việt Nam là 6,3; French Polynesia là 7,5. Nhìn chung,
tình trạng sâu răng của các nước đang phát triển có xu hướng gia tăng [4].
Trong 5 năm trở lại đây các nghiên cứu độc lập của các tác giả trên thế
giới cho thấy tình trạng sâu răng ở lứa tuổi học đường vẫn cao.
Bảng 1.2. Tình hình sâu răng trong 5 năm trở lại đây
TT

Tác giả, năm


Nƣớc

Tuổi

1 José-Manuel A., 2010 [47] Tây Ban Nha 6 – 15


mẫu

DMFT

Tỷ lệ sâu
răng (%)

1373

3,46

76,8

2 Richa G., 2015 [51]

Ấn Độ

12– 15

992

0,82


34,3

3 Faraz A.F., 2014 [41]

Ấn Độ

10– 12

314

2,82

68

4 Zander A., 2011 [58]

Australia

3 – 12

434

1,0

62

5 Nanna J., 2009 [48]

Lào


12

621

1,8

56,2

6 Hanna K., 2012 [43]

Hàn Quốc

12

12

2,86

69,6

7 Neslio J.V., 2015 [49]

Bồ Đào Nha 12– 18

447

1,48

77,3


8 Herrera M.S., 2014 [44]

Nicaragua 9 – 12

800

0,98

37,9

1134

1,15

49,9

9 Janessa L.E., 2016 [46]

Brazil

12

Thống kê của WHO năm 2015 trên toàn cầu nhận thấy: Tình trạng sâu
răng của trẻ em 12 tuổi trên toàn thế giới có xu hướng gia tăng. Tính riêng
theo từng châu lục: tình trạng sâu răng có xu hướng giảm ở khu vực Châu Âu,
Tây Thái Bình Dương, Trung Á; ổn định ở khu vực Châu Phi, Trung Đông;
và gia tăng mạnh ở khu vực Đông Nam Á [57].



9

Bảng 1.3. Thống kê của Tổ chức y tế thế giới về sâu răng trẻ 12 tuổi trên toàn
cầu [57]
Khu vực
Châu Phi
Trung Á
Trung Đông
Châu Âu
Đông Nam Á
Tây Thái Bình Dương
Toàn cầu

2004
1,15
2,76
1,58
2,57
1,12
1,48
1,61

DMFT
2011
1,19
2,35
1,63
1,95
1,87
1,39

1,67

2015
1,06
2,08
1,64
1,81
2,97
1,05
1,86

 Ở Việt Nam
Năm 1977, Nguyễn Dương Hồng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng
học sinh 13 tuổi là 30%. Năm 1991, Võ Thế Quang công bố trong kết quả
điều tra cơ bản răng miệng toàn quốc năm 1990 tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi
như sau [6], [26]:
Việt Nam:

Sâu răng 57,3%,

DMFT : 1,82;

Miền Bắc:

Sâu răng 43,33%,

DMFT : 1,15;

Miền Nam:


Sâu răng 6,33%,

DMFT : 2,93

Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ hai sau 10 năm
Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải (2001) cho thấy tình hình sâu răng ở Việt
Nam có xu hướng tăng dần theo tuổi về tỷ lệ sâu răng, chỉ số DMFT và không
đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước [34]. Cụ thể:
Tuổi 5 - 6 (răng sữa):

Sâu răng : 83,7%,

dmft: 6,15

Việt Nam:

Sâu răng : 56,60 %,

DMFT: 1,87

Vùng núi phía Bắc:

Sâu răng: 58,1%,

DMFT: 1,58

Hạ lưu sông Mêkong:

Sâu răng: 64%,


DMFT: 2,69

Tuổi 12 (răng vĩnh viễn):


10

Hiện nay, sau điều tra lần thứ hai 15 năm, Việt Nam đang tiến hành
điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ ba, kết quả điều tra sức khỏe
răng miệng chưa có. Tuy nhiên qua các điều tra độc lập thực hiện sau năm
2001 của các tác giả trên cả nước cho thấy: tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi không
có xu hướng giảm. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về tỷ lệ sâu
răng ở trẻ 12 tuổi trên cả nước cho thấy tình trạng sâu răng không có xu
hướng giảm.
Tại miền Bắc, tỷ lệ sâu răng trẻ 12 tuổi là 62,0 – 79,29%: 67,0% với DMFT
= 1,26 ở Hải Dương [30], 62% ở Hòa Bình [35], 79,29% với DMFT = 1,95 tại Hà
Nội [27],... Tại miền Trung, tỷ lệ sâu răng là 62,7 với DMFT = 1,74 [32]. Tại
miền Nam tỷ lệ sâu răng trẻ 12 tuổi cao tương đương: 68,5% với DMFT = 1,99 ở
Cần Thơ [27], 55,6% với DMFT = 1,4 ở An Giang [37], 59,4% với DMFT =
1,55 ở Đồng bằng sông Cửu long [7],... Trần Thị Bích Vân và cộng sự nghiên cứu
theo dõi dọc tình trạng sâu răng sau một năm của trẻ 12 tuổi sử dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán ICDAS II – ghi nhận sâu răng từ giai đoạn sớm – nhận thấy tỷ lệ sâu
răng là rất cao: 99,3% trẻ sâu răng với DMFT = 13,12 [36].
Trịnh Thị Thái Hà nghiên cứu trên 1765 trẻ em trên 7 vùng lãnh thổ của
Việt Nam nhận thấy tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi là 51,2% với DMFT = 1,49 [13].
1.1.4.2. Tình trạng sâu răng hàm lớn thứ hai
Răng hàm lớn thứ hai là răng có cấu trúc hố rãnh phức tạp, có nguy cơ
sâu răng cao nhất là trong giai đoạn mới mọc, men răng chưa được ngấm
khoáng đầy đủ. Nghiên cứu của Đỗ Minh Hương (2016) cho thấy mặc dù răng
hàm lớn thứ hai mới mọc nhưng tỷ lệ sâu răng không phải là thấp, răng hàm

dưới có tỷ lệ mắc sâu răng cao hơn răng hàm trên: 11,8% sâu răng hàm lớn thứ
hai hàm dưới bên phải, 10,8% sâu răng hàm lớn thứ hai hàm dưới bên trái và
4,9% sâu răng hàm lớn thứ hai hàm trên [17]. Do vậy việc dự phòng sâu răng
cho răng hàm lớn thứ hai ngay từ khi bắt đầu mọc lên trên miệng là rất cần thiết.


11

1.1.4.3. Cấu trúc và đặc điểm sâu hố rãnh răng hàm lớn
 Cấu trúc hố rãnh răng hàm lớn
Cấu trúc vi thể hố rãnh chia làm 5 loại: Chữ V (mở rộng ở phần trên và
thu hẹp dần về phía đáy), chữ U (độ rộng gần như duy trì từ trên xuống phía
đáy), chữ I (dạng đường rãy rất hẹp), chữ IK (đưỡng rãnh hẹp ở trên và mở
rộng về phía đáy, chữ Y ngược (hình chiếc phễu ngược với một rãnh hẹp).
Các răng có cấu trúc hố rãnh hẹp, phức tạp thường tạo điều kiện thuận lợi cho
thức ăn lắng đọng, vi khuẩn cư trú dẫn đến tăng tính nhạy cảm của răng với
sâu răng.
Ramya R. (2013) nghiên cứu trên 50 răng bị nhổ ra vì lý do chỉnh nha
nhận thấy hình thái cấu trúc hố rãnh hình chữ U, I gặp nhiều nhất (16 và 18
răng), hình thái hố rãnh hình chữ IK gặp ít nhất (5 răng); ngoài ra hình thái
hố rãnh có độ sâu giảm dần theo thứ tự IK, I, U, V [50]. Do vậy sâu răng ở
giai đoạn đầu thường khó phát hiện bằng thám trâm và nguy cơ sâu hố rãnh
răng là rất cao.
 Đặc điểm sâu hố rãnh răng
Trước đây, người ta cho rằng sâu răng bắt nguồn từ đáy hố rãnh, nơi
sâu nhất trước khi lan rộng ra thành bên và sườn múi. Nhưng các nghiên cứu
gần đây cho thấy các thành bên của hố rãnh mới là nơi bắt đầu tiến trình sâu
răng. Đầu tiên tổn thương sâu răng xuất hiện ở miệng rãnh thường dưới dạng
tổn thương kép, độc lập nhau ở hai bên sườn nghiêng [25]. Sau đó các tổn
thương này sẽ lan rộng theo chiều sâu của rãnh, to dần và hợp lại thành một

tổn thương khi chúng gặp nhau ở đáy rãnh. Bề dày men ở đáy rãnh giảm đáng
kể so với những nơi khác làm cho sâu răng dễ lấn sâu vào ngà do vậy trên lâm
sàng tổn thương sâu vào đến ngà nhưng vẫn thấy men răng mặt nhai còn
nguyên vẹn. Mặt khác do ngà mềm hơn men nên khi tổn thương đã lan tới ngà
thường tiến triển nhanh hơn.


12

Theo một số tác giả, sự hình thành sâu răng trên bề mặt các rãnh phụ
thuộc chủ yếu vào độ hẹp của rãnh, ngoài ra các nút chặn hữu cơ trong rãnh giữ
vai trò làm vùng đệm chống lại các sản phẩm acid của mảng bám, do đó sự tấn
công của acid sẽ giảm đi ở đáy rãnh trong suốt giai đoạn khởi đầu của sâu răng.
Tại Việt Nam, các tác giả nghiên cứu về tình trạng sâu hố rãnh răng cho
thấy: Nguyễn Văn Hiệp và cộng sự nghiên cứu trên trẻ em 6 – 12 tuổi nhận thấy
tỷ lệ sâu hố rãnh răng hàm lớn thứ nhất là 39,32% [15]. Trần Ngọc Thành
nghiên cứu ở trẻ 6 – 12 tuổi cho kết quả: 15% sâu hố rãnh răng hàm lớn trong
đó 14,2% sâu hố rãnh răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6), 0,8% sâu hố rãnh
răng hàm lớn thứ hai (răng số 7), sâu hố rãnh hàm dưới nhiều hơn ở hàm trên
đối với cả hai răng hàm lớn [28].
1.1.5. Biện pháp dự phòng sâu rãnh
1.1.5.1. Mục tiêu dự phòng sâu răng
Từ năm 1979 đến năm 1994, WHO đã nhiều lần đưa ra các mục tiêu
và bổ sung các mục tiêu toàn cầu về sâu răng. Tuy nhiên, mục tiêu toàn cầu
dự phòng sâu răng cho trẻ 12 tuổi đến năm 2010 là chỉ số DMFT giảm dưới 1
đã chưa đạt được [28].
Bảng 1.4. Mục tiêu toàn cầu dự phòng sâu răng trẻ em đến năm 2010
Lứa tuổi

Mục tiêu


5–6

90% trẻ em không bị sâu răng

12

Răng sâu mất trám <1

18

100% giữ được toàn bộ răng

Hiện tại, mục tiêu toàn cầu dự phòng sâu răng cho trẻ em đến năm 2020
là tăng tỷ lệ trẻ 6 tuổi không sâu răng, giảm chỉ số DMFT đặc biệt là sâu răng
(thành phần DT) ở trẻ 12 tuổi, đặc biệt chú ý đến nhóm có nguy cơ cao trong
cộng đồng, giảm số lượng răng bị nhổ do sâu ở các độ tuôỉ 18, 35 - 44 và 65 –
74 [55].


13

Ở Việt Nam, chương trình dự phòng sâu răng cho trẻ chủ yếu được thực
hiện thông qua Chương trình Nha học đường quốc gia. Trong những năm qua,
chương trình đã được những thành tựu nhất định: chương trình nha học
đường phủ kín 58/63 tỉnh thành, riêng tỉnh Lào Cai được triển khai chương
trình fluor hóa muối ăn từ năm 2011 [3]. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu toàn
cầu về dự phòng sâu răng nói chung và cho trẻ 12 tuổi nói riêng, Việt Nam
cần phải tích cực, nỗ lực nhiều hơn nữa.
1.1.5.2. Các biện pháp dự phòng sâu răng

 Giảm mảng bám vi khuẩn: Có 3 phương pháp:
* Phƣơng pháp cơ học:
- Chải răng: là một biện pháp hữu hiệu nhất, dễ làm, rẻ tiền để giữ gìn
vệ sinh răng miệng.
- Dùng chỉ tơ nha khoa: giúp làm sạch mảng bám ở mặt bên răng.
- Các biện pháp hỗ trợ khác: dùng bàn chải kẽ, dùng tăm xỉa răng, dùng
cây cạo lưỡi…
Chải răng là biện pháp có kết quả cao trong dự phòng sâu răng tuy
nhiên với những răng có cấu trúc hố rãnh hẹp, phức tạp thì khả năng làm
sạch đáy hỗ rãnh của răng là hạn chế, do đó dự phòng sâu răng bằng hố rãnh
không cao.
* Phƣơng pháp hoá học: sử dụng nước xúc miệng
* Phƣơng pháp sinh học: hiện vẫn đang được nghiên cứu.

 Tăng cường sức đề kháng của răng:
Men răng được hình thành và phát triển trong điều kiện dinh dưỡng
tốt, đủ sinh tố và muối khoáng, đặc biệt là các yếu tố vi lượng thì sẽ có sức
đề kháng tốt, chống được sâu răng. Yếu tố vi lượng quan trọng nhất đối với
men răng là fluoride. Fluoride có thể được bổ sung theo con đường toàn thân
hoặc tại chỗ.


14

- Sử dụng fluoride theo đường toàn thân: Fluoride hoá nước uống, muối
ăn, sữa, bổ sung fluoride dạng giọt. Đây là biện pháp có tác dụng dự phòng
sâu răng cao đặc biệt là khi răng mới mọc. Shanthi M. (2014) nghiên cứu tại
Ấn Độ trên 1500 học sinh 9-12 tuổi nhận thấy: trẻ sống trong vùng có hàm
lượng fluor từ 0,7-1.2ppm có số răng sâu ít nhất (DMFT = 0,33), trẻ sống
vùng có hàm lượng fluor thấp hơn hoặc cao hơn trong nước đều có số răng

sâu nhiều hơn (hàm lượng fluor 0.0 – 0.6: DMFT là 3,8; hàm lượng fluor 1,3
– 3,5: DMFT là 1.03) [52].
- Các biện pháp sử dụng fluor bổ sung tại chỗ: chải răng với kem chải
răng có fluor, xúc miệng với dung dịch NaF 20/00, fluoride dạng gel, varnish…
Can thiệp của Trịnh Đình Hải tại Hải Dương: Mô hình chăm sóc răng miệng
trẻ em học đường bằng can thiệp giáo dục nha khoa, sóc miệng Fluor, dự
phòng lâm sàng đã làm tỷ lệ sâu răng của học sinh giảm 56,51% [3].
Tuy nhiên dù biện pháp dự phòng sâu răng bằng Fluor tại chỗ và toàn
thân rất kết quả với mặt láng thì ngược lại ở hố rãnh Fluor rất ít tác dụng [22].
Điều này có thể liên quan đến bề dày lớp men của các mặt khác (tối thiểu là
1mm) so với mặt hố rãnh (rất mỏng, thậm chí nối hẳn với lớp ngà).

 Thay đổi hoặc kiểm soát các thói quen ăn uống:
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, hạn chế ăn vặt. Giảm ăn đường,
đồ ăn không có lợi cho sức khỏe răng miệng (mứt, mật ong, bánh kẹo ngọt,
đồ uống có ga…), tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe răng
miệng (thức ăn có chứa nhiều canxi, chất xơ: tinh bột thô, trái cây tươi và rau
quả, kẹo cao su không đường hoặc chứa đường không gây sâu răng)…

 Trám bít hố rãnh phòng sâu răng (Fissure sealant):
Là biện pháp tốt nhất để phòng sâu răng ở hố, rãnh các răng hàm. Đặc
biệt đối với những trẻ có nguy cơ sâu răng cao. Áp dụng đối với các mặt nhai
để ngăn ngừa sâu ở hố rãnh răng sau khi răng vĩnh viễn mọc.


×