Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng thực hiện kỹ thuật y tế theo phân tuyến tại bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh lạng sơn năm 2013 2015 và giải pháp giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 113 trang )

O Ụ V
OT O
Ọ T
N UY N

Y TẾ

Ọ Y ƢỢ

TRƢỜN

V

T Ự TR N

ỒN

T Ự

ỆN KỸ T UẬT Y TẾ

T EO P ÂN TUYẾN T
TRUNG TÂM TỈN
V

Ả P

LUẬN VĂN

ỆN


L N
P



A

V ỆN A K OA

SƠN NĂM 2013-2015
O N 2016-2020

UY N K OA ẤP

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016


i

LỜ

AM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc tác giả nào công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Ký tên

Vi


ồng ức


ii
LỜ

ẢM ƠN

Tôỉ xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
P S.TS Trần

ức Quý Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Y –

Dƣợc, Đại học Thái Nguyên, Ngƣời Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, Khoa Y tế công cộng, Khoa Sau đại học và các thầy,
cô giáo Trƣờng ĐH Y- Dƣợc Thái Nguyên.
Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.
Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ,
phòng Tài vụ và tập thể cán bộ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn.
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
«

Tôi chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và ngƣời
thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần, vật chất trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Ký tên

Vi

ồng ức


iii
AN

BV
BVH
V K
BYT
BHYT
BS
CSSD
CBYT
CSSK
CKII
CKI
N
BVC
A
Ƣ VKT
DVKT
GB
GPB-TBH
HHTM
S
KTXQ
KCB

NSNN
NHS
PT
PHCN
RHM
TMH
TT
TTBYT
VS-KST
WHO
XNK
YHCT

MỤ

Ữ V ẾT TẮT

Bệnh viện
Bệnh viện huyện
Bệnh viện đa khoa
Bộ y tế
Bảo hiểm y tế
Bác sỹ
Công suất sử dụng
Cán bộ y tế
Chăm sóc sức khỏe
Bác sỹ chuyên khoa cấp II
Bác sỹ chuyên khoa cấp I
Cử nhân điều dƣỡng
Cán bộ viên chức

Chẩn đoán hình ảnh
Cung ứng dịch vụ kỹ thuật
Dịch vụ kỹ thuật
Điều dƣỡng
Giƣờng bệnh
Giải phẫu bệnh và tế bào học
Huyêt học và truyền máu
Hôi sức cấp cứu và chống độc
Kỹ thuật X quang
Khám chữa bệnh
Ngân sách Nhà nƣớc
Nữ hộ sinh
Phẫu thuật
Phục hồi chức năng
Răng - Hàm - Mặt
Tai - Mũi - Họng
Thủ thuật
Trang thiết bị y tế
Vi sinh và Ký sinh trùng
Tổ chức y tế thế giới
Xét nghiệm khác
Y học cổ truyền


iv
MỤ LỤ
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HỘP .................................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng I: TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1. Hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh trong và
ngoài nƣớc ......................................................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ ................................................................... 3
1.2. Thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh tại các bệnh
viện tuyến tỉnh trên thế giới ............................................................................. 4
1.3. Thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh tại các bệnh
viện tuyến tỉnh ở nƣớc ta .................................................................................. 8
1.4. Các khó khăn, ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật theo
phân tuyến ở nƣớc ta ....................................................................................... 12
1.5. Nguồn lực về kinh tế, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh
tại các tuyến ..................................................................................................... 12
1.5.1. Nguồn lực về kinh tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại các tuyến 12
1.5.2. Nguồn lực về trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại
các tuyến .......................................................................................................... 14
1.5.3. Nguồn lực về con ngƣời phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại các
tuyến ................................................................................................................ 16
1.5.4. Hành vi đối với việc tham gia khám chữa bệnh tại các tuyến dƣới của
ngƣời dân ......................................................................................................... 17
1.6. Tỉnh Lạng Sơn và hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh .................................... 18
1.7. Một số nét về Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng sơn ................... 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 22


v

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 22
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 22
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu ............................................................................. 23
2.4.3. Chỉ số nghiên cứu .................................................................................. 24
2.4.4. Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................... 26
2.4.5. Cán bộ thu thập thông tin ...................................................................... 27
2.4.6. Các sai số và khống chế sai số .............................................................. 27
2.4.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29
3.1. Thực trạng thực hiện kỹ thuật y tế theo phân tuyến trong 3 năm (2013-2015)
......................................................................................................................... 29
3.1.1. Kết quả hoạt động của bệnh viện trong 3 năm (2013-2015) ................ 29
3.2. Một số yếu tố liên quan ảnh hƣởng trong quá trình thực hiện PT kỹ
thuật................................................................................................................. 35
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 53
4.1. Thực trạng thực hiện kỹ thuật y tế phân tuyến trong 3 năm (20132015) ............................................................................................................... 53
4.2. Một số yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện phân tuyến kỹ thuật ..... 64
4.3. Một số giải pháp tăng cƣờng khả năng thực hiện các danh mục kỹ thuật y
tế theo phân tuyến giai đoạn 2016- 2020 ........................................................ 71
4.3.1. Đối Ban lãnh đạo bệnh viện .................................................................. 71
4.3.2. Đối với các khoa ................................................................................... 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1



vi
AN

MỤ

ẢN

Bảng 3.1

Số lƣợt khám bệnh của bệnh viện trong 3 năm (2013-2015)

29

Bảng 3.2

Số lƣợt điều trị nội trú trong 3 năm

29

Bảng 3.3

Công suất sử dụng giƣờng bệnh và thời gian điều trị trung 30
bình trong 3 năm

Bảng 3.4

Tổng số lƣợt bệnh nhân chuyển tuyến trên trong 3 năm so 30
với số lƣợng đến khám (2013-2015)


Bảng 3.5

Tổng số phẫu thuật đã thực hiện trong 3 năm (2013-2015)

30

Bảng 3.6

Tổng số xét nghiệm đã thực hiện trong 3 năm

31

Bảng 3.7

Phân tuyến kỹ thuật hệ nội khoa năm 2013-2015

32

Bảng 3.8

Phân tuyến kỹ thuật hệ ngoại khoa năm 2013-2015

33

Bảng 3.9

Phân tuyến kỹ thuật hệ cận lâm sàng năm 2013-2015

34


Bảng 3.10

Cơ cấu nhân lực và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế

36

Bảng 3.11

Độ tuổi của cán bộ y tế năm 2015

37

Bảng 3.12

Tuổi nghề của cán bộ y tế năm 2015

38

Bảng 3.13

Đặc điểm dân tộc của cán bộ y tế năm 2015 ảnh hƣởng 38
đến khả năng thực hiện kỹ thuật y tế theo phân tuyến

Bảng 3.14

Tỷ lệ bình quân BS/GB qua thời điểm 3 năm

Bảng 3.15

Ảnh hƣởng của tỷ lệ cán bộ có trình độ bác sỹ với cung 39


39

ứng dịch vụ kỹ thuật năm 2015 nói chung( lấy 1 khoa có
số lƣợng bác sỹ cao và 1 khoa có số lƣợng bác sỹ thấp
Bảng 3.16

Ảnh hƣởng của tỷ lệ bác sỹ ngoại, sản, GMHS với cung 40
ứng dịch vụ kỹ thuật ngoại, sản, GMHS.( Năm 2015)

Bảng 3.17

Ảnh hƣởng của tỷ lệ bác sỹ TMH, Mắt, RHM với cung 40
ứng dịch vụ kỹ thuật TMH, Mắt, RHM.( Năm 2015)


vii
Bảng 3.18

Ảnh hƣởng của tỷ lệ bác sỹ HSCC, Nội, Nhi với cung ứng 41
dịch vụ kỹ thuật HSCC, Nội, Nhi.( Năm 2015)

Bảng 3.19

Tỷ lệ cán bộ xét nghiệm với cung ứng dịch vụ kỹ thuật xét 42
nghiệm năm 2015.

Bảng 3.20

Tổng nguồn thu của Bệnh viện trong 3 năm


Bảng 3.21

Cơ cấu, tỷ trọng các nguồn thu từ ngƣời bệnh qua các năm 44

Bảng 3.22

Nguồn chi trong 3 năm (2013-2015)

Bảng 3.23

Thái độ của ngƣời bệnh về khả năng về trình độ chuyên 49

44

45

môn kỹ thuật của bác sỹ bệnh viện
Bảng 3.24

Thái độ của ngƣời bệnh về khả năng về trình độ chuyên 50
môn kỹ thuật chất lƣợng chăm sóc của các điều dƣỡng
bệnh viện

Bảng 3.25

Thái độ của ngƣời bệnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị y 50
tế của bệnh viện

Bảng 3.26


Thái độ chấp nhận sử dụng các dịch vụ kỹ thuật tại bệnh 51
viện theo phân tuyến kỹ thuật


viii
AN

Biểu đồ 3.1

MỤ

ỂU Ồ

Tỷ lệ mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, vật tƣ y tế 46
tiêu hao của Bệnh viện so với nguồn thu qua các
năm 2013-2015 (ĐV: Triệu đồng)

Biểu đồ 3.2

Tỷ lệ chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên 46
môn của Bệnh viện so với nguồn thu qua các năm
2013-2015 (ĐV: Triệu đồng)


ix
AN

Hộp 3.1
Hộp 3.2

Hộp 3.3

Hộp 3.4
Hộp 3.5
Hộp 3.6
Hộp 3.7
Hộp 3.8

Hộp 3.9
Hộp 3.10

Hộp 3.11

MỤ

P

Kết quả phỏng vấn Lãnh đạo Sở Y tế về trình độ chuyên
môn của cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh
Kết quả phỏng vấn lãnh đạo bệnh viện về bệnh nhân
chuyển tuyến
Kết quả phỏng vấn Lãnh đạo Sở Y tế về trình độ chuyên
môn của cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh ảnh
hƣởng đến khả năng thực hiện kỹ thuật y tế theo phân tuyến
Phỏng vấn lãnh đạo Phòng tổ chức cán bộ bệnh viện về
nguồn nhân lực có trình độ cao của Bệnh viện
Phỏng vấn lãnh đạo Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện về
vấn đề nguồn trang thiết bị của Bệnh viện
Kết quả phỏng vấn Lãnh đạo Bệnh viện về nguồn kinh phí
hoạt động của đơn vị

Phỏng vấn lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo Phòng tài vụ Bệnh viện về tình hình tài chính của Bệnh viện
Phỏng vấn lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo phòng tổ chức
cán bộ về giải pháp đào tạo và khả năng đáp ứng các dịch
vụ kỹ thuật của thầy thuốc trong bệnh viện
Thảo luận nhóm các thầy thuốc về các giải pháp tăng
cƣờng khả năng đáp ứng chuyên môn của Bệnh viện
Các ý kiến của bệnh nhân về việc hƣởng ứng của họ đối
với việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến tại
bệnh viện
Kết quả thảo luận nhóm các cán bộ lãnh đạo các khoa,
phòng chuyên môn trong bệnh viện về các giải pháp tang
cƣờng khả năng đáp ứng các dịch vụ kỹ thuật theo phân
tuyến tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn

35
36
37

43
43
47
47
48

49
51

52



1

ẶT VẤN Ề
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ cao cả
của ngành y tế, trong đó hoạt động của bệnh viện là một trong những chức năng
quan trọng của ngành[34]. Chất lƣợng cung cấp dịch vụ của bệnh viện có ảnh
hƣởng trực tiếp đến tính mạng của ngƣời dân. Trên thế giới, chất lƣợng phục vụ
của bệnh viện liên quan đến thực hiện các kỹ thuật y tế đã đƣợc đề cập từ cuối thế
kỷ 19 [34]. Ở Việt Nam thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến đã đƣợc Bộ Y tế
giám sát chỉ đạo thực hiện đã đem lại hiệu quả đáng ghi nhận [34]. Tuy nhiên do
yêu cầu ngày càng cao đối với chất lƣợng dịch vụ y tế của ngƣời dân, do đó đã sảy
ra tình trạng ngƣời dân khám chữa bệnh vƣợt tuyến, tạo ra sự quá tải ở các bệnh
viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ƣơng thậm chí đến 200%
[26]. Nguyên nhân là do chất lƣợng các nguồn lực thiếu hụt [31], từ đó hoạt động
của hệ thống bệnh viện theo phân tuyến còn bộc lộ nhiều bất cập và chƣa hiệu quả
gây ra tình trạng bệnh nhân vƣợt tuyến dƣới và quá tải đối với bệnh viện tuyến
trên đang rất phổ biến.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ y tế đã ban hành Quyết định số
23/2005/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2005 và Thông tƣ Số: 43/2013/TTBYT, ngày 11 tháng 12 năm 2013 [6], [7]. Nội dung thông tƣ quy định chi tiết
phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh. Các quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh rất cụ thể đối với toàn bộ hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh. Đó là các tuyến y tế khác nhau sẽ phân cấp kỹ thuật khác nhau, các
tuyến cao hơn sẽ thực hiện đƣợc các kỹ thuật cao hơn so với tuyến dƣới, các
cơ sở khám, chữa bệnh ở nhóm nào sẽ phải thực hiện đƣợc đa số các kỹ thuật
chuyên môn kỹ thuật theo nhóm tƣơng ứng. Quá trình triển khai thục hiện
danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh theo phân tuyến, các bệnh viện trong cả
nƣớc đã phát huy nội lực, sự năng động bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả
đáng khích lệ, tuy nhiên qua đây cũng bộc lộ những bất cập, khả năng thực



2

hiện của nhiều cơ sở cần đƣợc nghiên cứu, đánh giá, giúp cho việc thực hiện
phân tuyến kỹ thuật y tế mang lại hiệu quả tốt hơn [34], [39].
Qua phân cấp này, Bộ Y tế cũng đã có nghiên cứu cho thấy cần rà soát
lại danh mục phân tuyến kỹ thuật và bổ sung sửa đổi theo hƣớng linh hoạt và
cụ thể sao có thể khuyến khích cơ sở khám, chữa bệnh phát triển tối đa năng
lực của mình dựa trên trình độ của đội ngũ nhân viên y tế, cơ sở vật chất và
trang thiết bị [26] hạn chế chuyển tuyến, góp phần giảm tải cho các bệnh viện
tuyến trên, giảm chi phí cho ngƣời bệnh và xã hội.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía bắc, trong những năm qua, cùng
với những thành tích về phát triển kinh tế - xã hội, ngành y tế đã có nhiều
chuyển biến tích cực, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tỉnh đã
đƣợc quan tâm sâu sắc [19], [50]. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn, phát
triển kinh tế xã hội hiện nay thì vẫn tồn tại nhiều bất cập trong việc triển khai
cung ứng các dịch vụ y tế kỹ thuật tại các tuyến trong tỉnh.
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn là đơn vị khám chữa bệnh
tuyến đầu đã và đang có nhiều cố gắng trong việc thực hiện hiện kỹ thuật
đƣợc phân tuyến. Kết quả thực hiện năm 2015 mới đạt 21,61% các kỹ thuật
đƣợc phân tuyến và hơn 300 kỹ thuật vƣợt tuyến. Vậy đâu là khó khăn trong
quá trình thực hiện? Những giải pháp nào có thể giúp cho việc triển khai thực
hiện kỹ thuật phân tuyến tốt hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng khám, chữa
bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên, giảm chi phí cho ngƣời bệnh?
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thực hiện kỹ thuật
y tế theo phân tuyến tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn năm
2013-2015 và giải pháp ở giai đoạn 2016-2020”,
Với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật y tế theo phân tuyến
tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn năm 2013 đến 2015.

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp tăng cường
khả năng thực hiện các danh mục kỹ thuật y tế theo phân tuyến tại Bệnh viện
Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020.


3

hƣơng
TỔN

1.

QUAN

oạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh

trong và ngoài nƣớc
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
Cơ sở khám, chữa bệnh: là cơ sở cố định hoặc lƣu động đã đƣợc cấp
phép hoạt động và cung cấp dịch vụ KCB [34].
Bệnh viện: Bệnh viện (BV) là một bộ phận của một tổ chức mang tính
chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân đƣợc chăm sóc toàn
diện cả về y tế, cả phòng bệnh và chữa bệnh. BV còn là nơi đào tạo cán bộ y
tế và nghiên cứu y sinh học [9], [21]. Thực tế thì trong vài năm trở lại đây BV
đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực quản lý, trang thiết
bị y tế cũng nhƣ hoạt động khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lƣợng phục
vụ nhân dân. Đóng góp không nhỏ vào những thành tựu hoạt động của hệ
thống y tế của cả nƣớc [34].
Bệnh viện tỉnh: Bệnh viện tỉnh là cơ sở khám chữa bệnh tuyến 2, là một
mắt xích trọng yếu trong mạng lƣới khám chữa bệnh, là cấp trung chuyển

giữa y tế trung ƣơng với y tế cơ sở. Bệnh viện tỉnh chính là nơi tiếp nhận điều
trị nội trú với các kỹ thuật cao nhất của tuyến tỉnh. Bệnh viện tỉnh là cơ sở
khám chữa bệnh gần dân nhất, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cao
nhất, thuận tiện nhất. Bệnh viện tỉnh hoạt động hiệu quả sẽ giúp sàng lọc bệnh
nhân, giảm chuyển tuyến bệnh nhân lên tuyến trên, giúp ngƣời dân tiết kiệm
đƣợc một phần chi phí cũng nhƣ giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn.
Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ ngƣời dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh
chƣa cao trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trong quá trình điều
trị nội trú tại bệnh viện trung ƣơng là khá cao. Có một số nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này, trong đó có nhu cầu khám chữa ngày càng tăng, về sự lựa


4

chọn dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời dân, có lý do về cơ sở hạ tầng, về
trang thiết bị y tế, nguồn lực đầu tƣ cho các hoạt động khám chữa bệnh, có lý
do về trình độ chuyên môn, khả năng xử trí của cán bộ y tế trong chẩn đoán
và điều trị, chất lƣợng khám chữa bệnh của tuyến dƣới không đảm bảo dẫn tới
mất lòng tin của bệnh nhân [26].
Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực
thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức
năng để chẩn đoán theo phân loại và chỉ định phƣơng pháp điều trị cho phù
hợp đã đƣợc công nhận [34].
Chữa bệnh: là việc sử dụng phƣơng pháp chuyên môn kỹ thuật đã đƣợc
công nhận và thuốc đã đƣợc phép lƣu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc,
phục hồi chức năng cho ngƣời bệnh [34].
Sự hài lòng của người bệnh: Là sự đánh giá tổng thể và là sự cảm nhận
của ngƣời bệnh đối với cơ sở cung cấp dịch y tế khi so sánh kỳ vọng trƣớc khi
sử dụng dịch vụ với thực tế nhận đƣợc sau khi sử dụng dịch vụ. Ngƣời bệnh
là khách hàng đặc biệt. Sự hài lòng của ngƣời bệnh đẫn đến quyết định của sự

lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, tạo nên những khách hàng trung thành [36].
Theo Philip Kotler mức độ hài lòng phụ thuộc vào sự khác biệt giữa kết quả
nhận đƣợc và sự kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn thì khách hàng không
hài lòng, nếu kết quả thực tế tƣơng xứng với kỳ vọng thì khách hàng vừa
lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng [38]
1.2. Thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh tại các Bệnh
viện tuyến tỉnh trên thế giới
Ở các nƣớc trên thế giới, các quy định phân tuyến kỹ thuật và danh
mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh cũng rất khác nhau [34]. Tại các
nƣớc tiên tiến trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Đức…không có phân tuyến kỹ
thuật, các kỹ thuật đƣợc triển khai theo nhu cầu phát triển của từng bệnh viện
và đáp ứng nhu cầu của nhân dân [29]. Ở một số nƣớc Đông nam Á vào


5

những năm1980, Malaysia thuộc vào hệ thống hƣớng về phúc lợi, các nƣớc
Indonesia, Philippin, Thái Lan, Nam tiều tiên theo hệ thống thƣơng mại. Tuy
nhiên từ những năm 1990, thế giới biến động ghê gớm so với những năm
1980, so với sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở các nƣớc đang phát triển, với
sự sụp đổ của Liên xô và một loạt các nƣớc XHCN Đông Âu. Từ đó hệ thống
y tế ở nhiều nƣớc cũng thay đổi. Malaysia khuyến khích phát triển y tế tƣ
nhân nhằm nâng cao hiệu suất nguồn lực y tế. Thailand mở rộng dần dịch vụ
bao phủ của Bảo hiểm y tế quốc gia. Triều tiên đã bao phủ toàn dân bảo hiểm
y tế từ những năm 1989 [14]
Tại Thái Lan hệ thống chăm sóc y tế đã phát triển từ tự chủ, trong quá
khứ sử dụng trí tuệ địa phƣơng để nâng cao cao sức khỏe và chăm sóc chữa
bệnh sang hệ thống hiện tại của y học hiện đại và công nghệ [34]. Việc mở
rộng hệ thống phân phối chăm sóc sức khỏe hiện đại ở cả khu vực bệnh viện
công và bệnh viện tƣ nhân. Tỷ lệ sử dụng giƣờng bệnh tại bệnh viện tỉnh tại

Thái Lan là 15,6%. Đối với các bệnh viện công lập theo MOPH (Ministry of
Public Health), Bộ thiết lập các tiêu chuẩn cho các mức độ khác nhau của các
bệnh viện. Đó là những tiêu chí chủ yếu là kết cấu, cụ thể là số lƣợng giƣờng
bệnh, số lƣợng và trình độ thầy thuốc và trang thiết bị y tế.
Tại Indonesia, trong những năm giữa của thế kỷ XX [34], các cơ sở y tế
bao gồm các bệnh viện (cả công và tƣ), phòng khám điều trị (Balai
pengobatan). Các bệnh viện công đã đƣợc chính phủ quản lý, cung cấp toàn
bộ về tài chính... và tập trung vào điều trị ngƣời lớn và phòng khám sức khỏe
bà mẹ và trẻ sơ sinh (Balai kesehatan Ibu dan Anak). Mọi vấn đề ở đây chủ
yếu vẫn là chính phủ sở hữu. Định hƣớng của hệ thống y tế là rất nặng nề, chủ
yếu là chữa bệnh. Sau những năm 60, một chƣơng trình y tế mới cho các
thành phố lớn nhƣ Bandung đã đƣợc giới thiệu với nguyên tắc là hội nhập của
y tế dự phòng và chữa bệnh, do vậy các dịch vụ kỹ thuật đã đƣợc tăng cƣờng
đáng kể. Hệ thống y tế mới này, cuối cùng đƣợc biết đến rộng rãi nhƣ Kế


6

hoạch Bandung, trở thành kế hoạch chi tiết cho một hệ thống dịch vụ y tế
quốc gia mới. Dựa trên kế hoạch Bandung, chiến lƣợc nổi lên là thiết lập một
mạng lƣới các cơ sở y tế công lập trong cả nƣớc với một trung tâm y tế ở cấp
tiểu khu và một bệnh viện ở cấp huyện. Ban đầu các cơ sở này tham gia vào
các tổ chức đó đã tồn tại - các trung tâm, và cuối cùng mang tính biểu tƣợng,
tổ chức. Các trung tâm y tế đƣợc thành lập thông qua sự hợp nhất của các
phòng khám điều trị nói chung hiện có (Balai pengobatan - BP) và phòng
khám sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Balai kesehatan Ibu dan Anak - BKIA). Các
hoạt động của đơn vị kết hợp này đã đƣợc bổ sung các hoạt động phòng ngừa
làm phong phú về nội dung, bản chất của các dịch vụ y tế công cộng. Về sau,
các trung tâm y tế mới, trong đó có các các kỹ thuật theo khả năng hoạt động
cung cấp dịch vụ kỹ thuật y tế đã đƣợc xây dựng [34].

Hiện nay, ở Malaysia có 136 bệnh viện công. Các bệnh viện chính phủ
ở Malaysia đƣợc phân thành hai loại: bệnh viện khu vực hoặc bệnh viện nhà
nƣớc và cấp huyện. Sự khác biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, số
giƣờng bệnh, năng lực cán bộ và tổng cộng số lƣợng chuyên gia y tế đƣợc
cung cấp do Bộ Y tế Malaysia định hƣớng (2009). Một nghiên cứu đƣợc tiến
hành tại một bệnh viện tuyến huyện mới xây dựng để thay thế cho bệnh viện
ban đầu đã bị đóng cửa, không hoạt động cho thấy việc cung ứng dịch vụ y tế
ở đây cũng tƣơng tự nhƣ tại Thái Lan.
Hệ thống y tế công cộng ở Ấn Độ bao gồm một hệ thống, tập hợp các
bang của nhà nƣớc làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở tài
trợ và kiểm soát bởi chính phủ Ấn Độ [34]. Một số cơ sở đƣợc kiểm soát bởi
các cơ quan ban ngành của chính quyền nhà nƣớc, trong khi một số đƣợc
kiểm soát bởi chính quyền của các bang của nhà nƣớc Ấn Độ. Bộ thay mặt
cho Chính phủ kiểm soát lợi ích chính quyền Trung ƣơng trong các tổ chức y
tế này là Bộ y tế và phúc lợi gia đình [34]. Chi tiêu của chính phủ về chăm
sóc sức khỏe ở Ấn Độ là độc quyền hệ thống Y tế. Do đó hầu hết các cung


7

ứng kỹ thuật y tế nhƣ phƣơng pháp, kỹ thuật, thuốc điều trị trong các tổ chức
này có thể là một trong hai hình thức: trợ cấp hoàn toàn hoặc trợ cấp một
phần kinh phí. Các bệnh viện thuộc tuyến quận, huyện hoặc bệnh viện đa
khoa thƣờng chịu sự kiểm soát của chính quyền tiểu bang tƣơng ứng và phục
vụ cộng đồng trên địa bàn huyện (đơn vị hành chính ở Ấn Độ). Tuy nhiên do
sự khác nhau về phát triển kinh tế, xã hội của các bang, tiểu bang là rất lớn,
do vậy các quy định về mức độ cung ứng các dịch vụ y tế cũng khác nhau rất
nhiều [20].
Trong số các nƣớc kém phát triển, tại Pakistan giống nhƣ các lĩnh vực xã
hội khác, quản trị y tế tại Pakistan đƣợc xác định là cung cấp dịch vụ kém và

không hiệu quả. Pakistan có tổng cộng 144.403 bác sỹ, có nghĩa là có 77 bác
sỹ/100.000 dân đây là tỷ lệ thấp nhất của bác sỹ trên 10 triệu dân của thế giới [53].
Tại các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Đức, Astralia, HongKong ... các
bệnh viện công tại cấp tỉnh, quận thƣờng đƣợc coi trọng hơn các nƣớc nghèo.
Một bệnh viện tỉnh thƣờng đã là cơ sở y tế lớn trong khu vực, với số lƣợng
lớn giƣờng để chăm sóc đặc biệt và chăm sóc dài hạn [34]. Vào đầu thế kỷ 19
và hơn một thế kỷ sau, hầu hết ngƣời Mỹ sinh ra và chịu đựng bệnh tật, thậm
chí phẫu thuật tại nhà [52]. Các bệnh viện ở Mỹ nổi lên từ các tổ chức, đặc
biệt tổ chức tế bần, cung cấp dịch vụ chăm sóc và nuôi dƣỡng đối với ngƣời
nghèo bệnh tật [52].
Ngày nay các bệnh viện huyện là bệnh viện công duy nhất trong 19
Quận của California và là bệnh viện cung ứng dịch vụ kỹ thuật y tế tại địa
phƣơng. 28 bệnh viện nông thôn California và 20 bệnh viện trung tâm đều là
bệnh viện tƣơng ứng cấp quận, huyện hoặc tƣơng đƣơng có hình thức quản lý
lỏng lẻo hơn, chính phủ chi phối ít hơn. Nghiệp đoàn y tế Hoa Kỳ có vai trò
rất quan trọng trong việc chi phối các hoạt động [34].
Bệnh viện ở California đƣợc hình thành bởi các thành phố địa phƣơng,
đƣợc lựa chọn cung cấp dịch vụ công bởi cộng đồng địa phƣơng của họ và tồn


8

tại để phục vụ nhu cầu địa phƣơng. Họ là một nhà cung cấp đặc biệt quan
trọng các dịch vụ kỹ thuật y tế, đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh
nhân không có bảo hiểm và bệnh nhân thuộc chƣơng trình trợ giúp y tế.
Chƣơng trình này có nhiệm vụ phục vụ ngƣời có thu nhập thấp, một số ngƣời
cao tuổi, ngƣời có khuyết tật, trẻ em trong diện phải hỗ trợ chăm sóc nuôi
dƣỡng và phụ nữ mang thai... Trong năm 2012, các bệnh viện cung cấp
54.000.000 USD trong chăm sóc hỗ trợ Chƣơng trình ở California [34].
Tại Úc, hệ thống y tế của Úc là phức tạp. có thể mô tả nhƣ một trang

Web dịch vụ, nhà cung cấp, ngƣời nhân, và cơ cấu tổ chức [51], các nhà
cung cấp dịch vụ công và tƣ nhân. Các nhà cung cấp rất nhiều dịch vụ trên
nhiều cấp độ, từ y tế công cộng và dịch vụ phòng ngừa trong cộng đồng, dịch
vụ y tế khẩn cấp, điều trị tại bệnh viện, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm
nhẹ [51].
Dịch vụ y tế khu vực cộng cộng đƣợc cung cấp bởi tất cả các cấp chính
quyền địa phƣơng, tiểu bang, lãnh thổ và chính phủ Úc. Các bệnh viện công
đƣợc tài trợ và quản lý bởi chính quyền tiểu bang và lãnh thổ, các cơ sở này
cung cấp một loạt các dịch vụ y tế khác nhau nhƣ: dịch vụ y tế cộng đồng,
nghiên cứu y tế, dịch vụ y tế thổ dân…Trong năm 2011-2012, đã có 1345
bệnh viện ở Autralia cung cấp dịch vụ phục vụ cho gần 9,3 triệu lƣợt bệnh
nhân nhập viện và trong thời điểm này chi phí y tế ƣớc tính là
140.200.000.000 USD trong đó chính phủ tài trợ chiếm 70% [51].
1.3. Thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ khám chữa bệnh tại các bệnh
viện tuyến tỉnh ở nƣớc ta
Năm 2005, Bộ y tế đã ban hành Quyết định số 23/2005/QĐ- BYT ngày
30/8/2005 của Bộ Trƣởng Bộ y tế Về việc ban hành Quy định Phân tuyến kỹ
thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh. Trên cơ sở Quy định Phân
tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh này, Giám đốc
Sở Y tế chịu trách nhiệm ra quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật trong


9

khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập thuộc sự quản lý về
chuyên môn của Sở và các bệnh viện, phòng khám ngoài công lập; Phòng
khám, Trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh của y tế ngành đóng trên
địa bàn; Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh cho các cơ sở
khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện ngành. Danh mục kỹ thuật
trong khám chữa bệnh đƣợc phê duyệt cho mỗi cơ sở khám chữa bệnh phù

hợp với trang thiết bị và sẽ là cơ sở để Bảo hiểm y tế thanh toán và chuyển
tuyến [6], [7].
Quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa
bệnh ở nƣớc ta nhìn chung đã cụ thể đối với nguồn lực của toàn bộ hệ thống từ
Bệnh viện tuyến Trung ƣơng tới trạm y tế xã về công tác khám bệnh và chữa
bệnh. Điều này đã đƣợc Chính phủ và Bộ Y tế chỉ đạo rất cụ thể [2], [34].
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do nguồn nhân lực [1] thiếu cộng
với trang thiết bị chƣa đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân nên
hiện nay tại các bệnh viện tuyến tỉnh triển khai thực hiện các danh mục kỹ
thuật trong khám chữa bệnh còn nhiều bất cập, tỷ lệ danh mục thực hiện đƣợc
thấp [35]. Tuy nhiên do giai đoạn đầu công tác thống kê, báo cáo chƣa vào
nền nếp nên số liệu chƣa có giá trị hỗ trợ cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách y tế đƣợc nhiều .
Ngoài ra sự nhìn nhận của ngƣời dân về bệnh viện tuyến tỉnh cũng là
một yếu tố khó triển khai các danh mục kỹ thuật. Mặc dù bệnh viện tỉnh có
bác sĩ giỏi, nhƣng ngƣời dân vẫn quan niệm đó là bệnh viện tuyến dƣới. Mở
rộng vấn đề này xuống tới các bệnh viện tuyến huyện, thì thấy rằng cũng gặp
nhiều khó khăn trong đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngƣời dân
số lƣợng kỹ thuật y tế theo phân tuyến thực hiện tại đây khá khiêm tốn, có nơi
chỉ đạt 31%, phổ biến ở mức 40-50% [33].
Tình trạng thiếu bác sỹ, thiếu trang thiết bị, trang thiết bị lạc hậu [30],
[31] do vậy các kỹ thuật tuyến tỉnh cũng khó đƣợc triển khai và ngƣời dân


10

không đƣợc tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật dẫn đến tình trạng vƣợt tuyến, gây
quá tải cho tuyến trên.
ác văn bản pháp quy về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với
hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nƣớc ta

Có rất nhiều các văn bản pháp quy hƣớng dẫn công tác tổ chức và thực
hiện phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh ở nƣớc ta.
Tuy nhiên việc phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh ở nƣớc ta bắt đầu cơ bản đƣợc thực hiện theo Quyết định số
23/2005/QĐ- BYT ngày 30/8/2005 của Bộ Trƣởng Bộ y tế Về việc ban hành
Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh.
Đây là văn bản đầy đủ đầu tiên của Bộ y tế Ban hành "Quy định Phân tuyến
kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh" để áp dụng thực hiện
tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trong cả nƣớc và là
cơ sở để Bảo hiểm y tế thanh toán và chuyển tuyến [6].
Trong phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám bệnh,
chữa bệnh, Bộ y tế đã phân ra làm 4 tuyến bao gồm: tuyến trung ƣơng, tuyến
tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã [6], [7].
a) Tuyến trung ƣơng: Bao gồm các bệnh viện
- Bệnh viện hạng đặc biệt;
- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng I thuộc Sở Y tế và Y tế Ngành;
- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế đƣợc Bộ Y tế
giao nhiệm vụ tuyến cuối của vùng, miền.
b) Tuyến tỉnh:
- Bệnh viện hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế.


11

- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế (trừ bệnh viện
hạng I và bệnh viện đƣợc Bộ Y tế giao thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh
tuyến cuối);
- Trung tâm Y tế có chức năng khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế;

- Bệnh viện tuyến huyện hạng II;
- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng II của Y tế ngành;
- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập.
c) Tuyến huyện:
- Bệnh viện quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố;
- Phòng khám đa khoa khu vực;
- Bệnh viện hạng III và các bệnh viện chƣa xếp hạng, trung tâm Y tế có
giƣờng bệnh của Y tế ngành;
- Phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập.
d) Tuyến xã bao gồm:
- Các Trạm Y tế xã, phƣờng, thị trấn;
- Trạm xá, trạm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức;
- Phòng khám bác sỹ gia đình;
e) Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tƣ nhân:
Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn,
hình thức tổ chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tƣ nhân, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (Bộ Y
tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tƣ
nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh tƣ nhân.
Trong quá trình thực hiện, đến nay trình độ cán bộ các tuyến đã đƣợc
dần dần đáp ứng đƣợc với sự phát triển của khoa học và công nghệ và thực
tiễn. Đặc biệt, trang thiết bị dụng cụ y tế ngày càng cung ứng tốt hơn do vậy


12

mà việc sửa đổi về "Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật
trong khám chữa bệnh" đã đƣợc Bộ y tế ban hành theo Thông tƣ 43/2013/TTBYT với 28 chuyên khoa, chuyên ngành; Tổng số 17.216 Danh mục kỹ thuật

trong khám chữa bệnh [26]. Thông tƣ 43/2013/TT-BYT đã cụ thể hơn, sát với
thực tiễn hơn nên đã khuyến khích Lãnh đạo các bệnh viện phát huy khả năng
đầu tƣ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết nhằm triển khai thực tốt
danh mục kỹ thuật theo từng tuyến.
1.4.

ác khó khăn, ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật theo

phân tuyến ở nƣớc ta
Bệnh viện là bộ mặt của ngành y tế. Kỹ thuật BV phản ánh sự phát triển
của y học của một quốc gia. Hiện nay cả nƣớc ta có 13680 BV nhà nƣớc (trong đó
46 bệnh viện trung ƣơng, 447 bệnh viện tỉnh và 1214 bệnh viện huyện) với
285565 giƣờng bệnh và 155 bệnh viện tƣ nhân với 9501 giƣờng bệnh. Bình quân
có 24 GB/10000 dân, đạt 7,8 bác sỹ/10000 dân [10], [12], [13].
Xét về nhiều mặt, có thể nói ở nƣớc ta hiện nay, vẫn còn gặp rất nhiều
khó khăn, bất cập, ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật theo
phân tuyến. Các khó khăn tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề sau đây:
Một là: nguồn lực về kinh tế, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám
chữa bệnh tại các tuyến dƣới là rất thiếu.
Hai là: nguồn lực về con ngƣời (nhân lực) chƣa đáp ứng đầy đủ đối với
thực tiễn công tác khám chữa bệnh tại các tuyến cơ sở nhƣ tuyến huyện.
Ba là: hành vi đối với việc tham gia, tiếp nhận các dịch vụ khám chữa
bệnh tại các tuyến dƣới của ngƣời dân chƣa thật sự phù hợp.
1.5. Nguồn lực về kinh tế, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa
bệnh tại các tuyến
1.5.1. Nguồn lực về kinh tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại các tuyến
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (năm 2000), tài chính y tế là
chức năng của một hệ thống y tế về khía cạnh huy động nguồn tài chính và



13

phân bổ nguồn tài chính để chi trả cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi
ngƣời dân, ở cả góc độ cá nhân và tập thể trong hệ thống y tế. Mục đích của
tài chính y tế là làm cho nguồn tài chính trở nên sẵn có cũng nhƣ xây dựng
một cơ chế khuyến khích tài chính đúng đắn cho nhà cung cấp dịch vụ để đảm
bảo cho mọi cá nhân đều tiếp cận đƣợc với các dịch vụ y tế công cộng và dịch
vụ y tế hiệu quả. Tài chính y tế có 3 chức năng cơ bản, đó là: huy động nguồn
tài chính; quản lý, phân bổ nguồn tài chính và chi trả dịch vụ y tế.
Chăm sóc sức khỏe là một dịch vụ trong đó ngƣời cung ứng và ngƣời
sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các
loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là: Mỗi
ngƣời đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ
khác nhau. Chính vì không dự đoán đƣợc thời điểm mắc bệnh nên thƣờng
ngƣời ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lƣờng trƣớc đƣợc.
Chính vì những đặc điểm trên của ngành y tế mà việc đầu tƣ phát triển y tế,
chăm sóc sức khỏe phải đƣợc quan tâm một cách đặc biệt để phát triển nguồn
lực hoạt động một cách có hiệu quả. Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều văn
bản tăng cƣờng quản lý và nâng cao hiệu quả của các chi phí y tế [10].
Theo số liệu ƣớc tính thực hiện chi ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) năm
2012 của Bộ Tài chính, tỷ lệ chi NSNN cho y tế so với tổng chi thƣờng xuyên
NSNN đạt 8,28%. Tỷ lệ này hầu nhƣ không thay đổi so với mức 8,21% năm
2011. Tuy nhiên, đây là mức tăng khá cao so với mức 4,92% năm 2008 [34].
Tổng chi cho y tế từ NSNN, Trái phiếu chính phủ giai đoạn 2001–2015 bằng
khoảng 7,52 tổng chi NSNN, tốc độ chi cho y tế đã cao hơn tốc độ tăng chi
trung bình của NSNN. Ngành y tế vẫn tăng cƣơng huy động các nguồn viện
trợ, tỷ lệ nguồn viện trợ vẫn duy trì ở mức 2% tổng chi y tế [8].
Về kinh tế y tế của nƣớc ta hiện nay là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đảm bảo một nền y tế mang tính chất công bằng, góp phần đảm
bảo an sinh xã hội. Cơ chế tài chính có một vai trò hết sức quan trọng trong



14

cho nền y tế trong cơ chế thị trƣờng và xác định cơ chế tài chính là một bộ
phận rất quan trọng cho việc hoạch định chiến lƣợc y tế trong nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trƣờng có định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Chức năng
nhiệm vụ của tài chính y tế trong cơ chế thị trƣờng có nhiệm vụ huy động các
nguồn tài chính cho y tế, ngoài ngân sách nhà nƣớc phải tạo ra các nguồn thu
nhƣ BHYT, phí trả trực tiếp của ngƣời bệnh, phí đồng chi trả của ngƣời bệnh,
các quỹ từ thiện, các tài trợ nƣớc ngoài [34].
Các nguồn tài chính y tế của Việt Nam gồm sự kết hợp ngân sách đầu
tƣ của Nhà nƣớc, của các tổ chức xã hội, của các Chính phủ và các tổ chức
quốc tế thông qua các Chƣơng trình, dự án viện trợ, vay vốn nƣớc ngoài.
Thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy
động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự
nghiệp, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc [24].
Hiện nay, các nguồn tài chính và cơ chế cung cấp tài chính chủ yếu cho
hệ thống y tế gồm có: cấp từ Ngân sách nhà nƣớc, từ quỹ BHYT và chi trả
viện phí trực tiếp của ngƣời bệnh. Quỹ BHYT đƣợc hình thành từ phí bảo
hiểm tính theo tỷ lệ thu nhập của ngƣời lao động và sự đóng góp của ngƣời sử
dụng lao động, tiền của ngƣời dân mua BHYT tự nguyện và các loại hình
BHYT khác. Các nguồn cấp tài chính cho cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật y tế
thông qua Ngân sách nhà nƣớc và quỹ BHYT đƣợc coi là tài chính công (hay
chi tiêu công/chi từ quỹ chung), còn nguồn chi trả trực tiếp của ngƣời dân cho
dịch vụ kỹ thuật y tế đƣợc coi là nguồn tài chính tƣ (hay chi tƣ/ chi riêng của
từng cá nhân). Hiện nay việc chi trả của cơ quan bảo hiểm đang có nhiều vấn
đề đáng quan tâm, cần hoàn thiện vì mục tiêu không ngừng tăng cƣờng khả
năng ứng dụng kỹ thuật y tế chuyên sâu tại tuyến tỉnh.
1.5.2. Nguồn lực về trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại

các tuyến
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tƣ, phƣơng


15

tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức
khỏe nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, đặc biệt
trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo
vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lƣợng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lƣợng của công
tác y tế, hỗ trợ tích cực cho ngƣời thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và
chữa bệnh. Do vậy, các trang thiết bị y tế cần đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ cả về số
lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là loại sản phẩm đặc biệt, ứng dụng các
thành tựu mới nhất của các ngành khoa học công nghệ cao và có yêu cầu khắt
khe về độ an toàn, tính ổn định và độ chính xác. TTBYT cũng thƣờng đƣợc
sử dụng làm thƣớc đo mức độ hiện đại của một đơn vị cơ sở y tế, đồng thời
cũng đóng góp vào chất lƣợng dịch vụ y tế do đơn vị y tế đó cung cấp. Cùng
với nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống
TTBYT đã đƣợc đầu tƣ với quy mô lớn, đổi mới và hiện đại hóa hơn nhiều so
với thời gian trƣớc đây. Nhằm định hƣớng cho các cơ sở y tế trong đầu tƣ,
mua sắm trang thiết bị bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ một cách hiệu
quả theo hƣớng phù hợp với nhu cầu CSSK cũng nhƣ năng lực chuyên môn,
Bộ Y tế đã ra Quyết định số 3333/2008/QĐBYT về việc ban hành Danh mục
TTBYT thiết yếu.
Thực tế hiện nay các bệnh viện tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh có đầy đủ
các TTBYT hiện đại, ngƣợc lại tuyến xã, tuyến huyện, ở vùng nghèo, vùng
sâu, vùng xa thì thiếu nhiều và TTBYT lạc hậu, cũ, làm ảnh hƣởng đến cung
ứng dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Tâm lý của ngƣời dân là muốn lên tuyến

trên để đƣợc KCB với sự đầy đủ TTBYT tốt hơn, chất lƣợng hơn.
Việc đầu tƣ TTBYT và xây dựng bệnh viện, tổ chức tuyến điều trị theo
ba cấp độ chuyên môn nhƣ sau [42]:


×