Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ tỉnh Thanh Hóa PICC www.lapduandautu.vn 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 54 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------- �✪� ----------

NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA THỰC VẬT
VÀ NÔNG SẢN HỮU CƠ

Địa điểm: Tỉnh Thanh Hoá
----Tháng 05/2020----


Dự án: Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------- �✪� ----------

NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA THỰC VẬT VÀ
NÔNG SẢN HỮU CƠ

CHỦ ĐẦU TƢ

ĐƠN VỊ TƢ VẤN
CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ
Giám đốc

NGUYỄN BÌNH MINH


Dự án: Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ


MỤC LỤC
CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5
1.3. Sự cần thiết xây dựng dự án ............................................................. 5
1.4. Các căn cứ pháp lý............................................................................. 8
1.5. Mục tiêu dự án ................................................................................... 9
1.5.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 9
1.5.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 9
CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ............... 11
2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án .......................... 11
2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án .................................... 11
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án .......................................... 12
2.2. Quy mô đầu tƣ của dự án ................................................................ 13
2.2.1 Đánh giá nhu cầu thị trƣờng ......................................................... 14
2.2.2 Quy mô hoạt động của dự án ........................................................ 17
2.3. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án............................... 17
2.3.1. Địa điểm xây dựng ........................................................................ 18
2.3.2. Hình thức đầu tƣ ........................................................................... 18
2.3.3. Nhu cầu sử dụng đất ..................................................................... 18
2.4. Phân tích swot và chiến lƣợc kinh doanh ....................................... 19
2.4.1 Phân tích SWOT ............................................................................ 19
2.4.2 Chiến lƣợc kinh doanh .................................................................. 20
2.5. Tính hữu ích sữa thực vật ............................................................... 22
2.5.1 Lợi ích mang lại từ sữa thực vật ................................................... 22
2.5.2 Mô tả đặc tính cảm quan sản phẩm .............................................. 26
2.5.3 Đặc điểm nổi bật của sữa thực vật ................................................ 27
CHƢƠNG III. PHÂN TÍCH QUY MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH .................................. 29
3.1. Phân tích quy mô, diện tích xây dựng công trình .......................... 29
3.2. Phân tích lựa chọn phƣơng án quy hoạch ...................................... 30
3.2.1. Hạ tầng kỹ thuật xây dựng ........................................................... 30

3.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ........................................................ 30
CHƢƠNG IV: CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................... 32
4.1. Phƣơng án gpmb, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng .. 32
4.2. Các phƣơng án xây dựng công trình .............................................. 32
4.3. Phƣơng án tổ chức thực hiện .......................................................... 33
CHƢƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG - GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG . 35
5.1. Các quy định và hƣớng dẫn sau đƣợc dùng để tham khảo ........... 35
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


5.2. Các tiêu chuẩn về môi trƣờng áp dụng cho dự án ......................... 35
5.3 tác động môi trƣờng của dự án ........................................................ 37
CHƢƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƢ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ............................................................................. 43
6.1. Tổng vốn đầu tƣ của dự án. ............................................................ 43
6.2. Nguồn vốn thực hiện dự án ............................................................. 49
6.3. Phân tích hiệu quá kinh tế và phƣơng án trả nợ của dự án .......... 49
6.3.1 nguồn vốn dự kiến đầu tƣ của dự án ............................................ 50
6.3.2. Các thông số tài chính của dự án ................................................. 50
KẾT LUẬN ................................................................................................... 53
PHỤ LỤC DỰ ÁN .................................................................................. 54

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

4


CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƢ

Chủ đầu tư:
1.2. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án: Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ
Địa điểm xây dựng: Thôn Đông Tài, Xã Vạn Thắng, Huyện Nông Cống,
Tỉnh Thanh Hoá
Hình thức quản lý:
+ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 40.023.885.000 đồng.
( Bốn mươi tỷ, không trăm hai mươi ba triệu, tám trăm tám mươi lăm nghìn
đồng).
Trong đó:
+ Vốn tự có:

12.007.165.000 đồng.

+ Vốn vay:

28.016.719.000 đồng.

1.3. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN
Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra giá trị dinh dưỡng của sữa bò
không thật sự tốt như mong đợi. Sữa bò không ngăn được loãng xương. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), Mỹ, Anh và Thụy điển là 3 quốc gia tiêu thụ sữa bò
nhiều nhất cũng là 3 quốc gia có tỉ lệ loãng xương cao nhất. Còn theo Bộ Nông

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

5



nghiệp Mỹ (USDA), sữa bị nhiễm nhiều chất từ hormone tự nhiên vốn có trong bò,
khi những hormone này được đưa vào cơ thể người, sự rối loạn hormone sẽ gây
dậy thì sớm ở trẻ nhỏ. Trên thực tế, tiêu thụ sữa tại Mỹ đã sụt giảm trong nhiều
năm qua. Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ năm 1996-2016, tiêu thụ sữa
ở quốc gia này giảm tới 25%.
Trên thế giới, các dòng sữa “thế hệ thứ 2” đang phát triển nhanh chóng.
Theo số liệu của Nielsen, ước tính thị trường sữa có nguồn gốc thực vật toàn cầu
đạt 11,9 tỉ USD vào năm 2017 và sẽ tăng trưởng tới mức 34 tỉ USD vào năm 2024.
Trong 4 năm qua, doanh số sữa thực vật tăng 23% tại Mỹ. “Đây không phải là xu
hướng mà là sự thay đổi mô hình. Và thế hệ trẻ, những người có mối quan tâm
thực sự về biến đổi khí hậu, bảo vệ động vật, đạo đức trong sản xuất thực phẩm,
chính là người dẫn dắt cuộc chơi này vì họ sẽ thừa hưởng tất cả lợi ích từ chúng.
Doanh số bán sữa thay thế sẽ vượt qua sữa truyền thống có thể là 10, 15 hoặc 20
năm nữa”, ông Toni Petersson, CEO Công ty Oatly chuyên sản xuất sữa yến mạch
ở Thụy Điển, nhận định.
Nhưng các số liệu thống kê doanh thu ngành sữa thế giới lại nói một câu
chuyện khác. Theo báo cáo năm 2018 của Mạng nghiên cứu sữa (IFCN), sản lượng
sữa toàn cầu đã tăng lên hằng năm, dự kiến nhu cầu sữa sẽ tăng 35% vào năm 2030
lên 1.168 triệu tấn, cho thấy tiêu thụ sữa tươi không có dấu hiệu chậm lại. Sự tăng
trưởng này chủ yếu đến từ các nước đang phát triển, nơi nhiều người tiêu dùng
đang làm quen với sữa.
Ở Việt Nam, tiềm năng tiêu thụ sữa còn rất lớn và tăng dần qua các năm.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nhấn mạnh, mặc dù mức tiêu thụ
sữa bình quân đầu người ở Việt Nam đạt gần 19 lít vào năm 2018, nhưng con số
này vẫn thấp hơn so với các nước châu Á khác. Theo Công ty Nghiên cứu thị
trường Virac, tính đến cuối tháng 3.2019, doanh thu tiêu thụ sữa nước tại Việt Nam

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

6



tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018, tốc độ tăng trưởng kép ngành đạt 20,9% mỗi
năm.
Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đã được quy hoạch phát triển
theo hướng đa sản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 cùng nhiều cơ chế,
chính sách đổi mới nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành phát triển và tăng sự
cạnh tranh khi hội nhập quốc tế. “Một thách thức mang tính xu hướng mà các
doanh nghiệp ngành sữa cần vượt qua là thói quen của người tiêu dùng thay đổi
trong những năm gần đây, như xu hướng ăn uống ở ngoài và tiêu thụ sữa hạt”, các
chuyên gia của SSI cho biết thêm.
Không khó nhận ra sự thay đổi đa dạng các dòng sữa thực vật mới trên kệ
sữa tại các siêu thị lớn ở Việt Nam. Sự gia tăng phổ biến đối với các sản phẩm sữa
thay thế có nhiều nguồn khác nhau như giảm niềm tin vào sự thần kỳ của sữa bò,
ngày càng nhiều người quan tâm đến động vật hoặc tình hình môi trường nguy
hiểm của việc sản xuất sữa truyền thống. Sữa thực vật là một sản phẩm bổ sung
hằng ngày với mục đích thay đổi khẩu vị, bổ sung canxi và thêm một số thành
phần khoáng chất quan trọng và trong những trường hợp đặc biệt trẻ bị bất dung
nạp đường sữa hoặc dị ứng sữa bò. Còn với người lớn, hệ tiêu hóa đã hoàn thiện
thì các loại sữa hạt không cholesterol và ít chất béo bão hòa, lại giàu protein và
vitamin sẽ là thực phẩm xanh đáng cân nhắc.
Với thực trạng phát triển các sản phẩm về sữa hạt như hiện nay thì việc đầu tư
hệ thống nhà máy sản xuất sữa thực vật hiện đại là cần thiết phù hợp và yêu cầu
cấp bách nhằm kiểm soát tốt công tác đảm bảo ATTP, đáp ứng yêu cầu về các sản
phẩm có chất lượng cao hơn, nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Mục tiêu của nhà máy sữa thực vật là: Xây dựng định hướng và cơ chế,
chính sách phát triển nhà máy sữa thực vật hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


7


trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, tăng
cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm.
Ngoài ra, còn phát triển thêm các sản phẩm từ nông sản hữu cơ: Hiện nay
huyện chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng; quy
hoạch xây dựng vùng sản xuất lúa thâm canh, năng suất, chất lượng cao; vùng
nguyên liệu mía đường; vùng sản xuất rau an toàn; phát triển các sản phẩm lợi thế;
cải tạo vườn tạp; xây dựng khu nuôi cá lúa tập trung, khu nuôi trồng thủy sản.
Chuyển đổi linh hoạt diện tích đất lúa có hiệu quả kinh tế thấp, vùng khó khăn về
nước tưới sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Phát triển các mặt
hàng về nông sản hữu cơ nhằm đáp ứng chủ trương và chính sách cửa huyện,
khuyến khích và cung cấp giống cây ăn trái chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế.
Dựa vào những lợi ích mà nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ
mang lại, tôi với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và nhận thấy việc phát triển cần phải ứng
dụng nhanh khoa học kỹ thuật, nông nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường và hiệu quả trong sử dụng đất đai, nguồn lực, tôi đã tiến hành nghiên cứu và
lập dự án “Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ” tại Thôn Đông Tài,
Xã Vạn Thắng, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa nhằm phát huy được tiềm
năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển và đảm bảo đầu ra tiêu thụ
nông nghiệp sạch.
1.4. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
+ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
+ Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


8


+ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
+ Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
+ Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn;
+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
1.5. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1.5.1. Mục tiêu chung
- Cung cấp hệ thống sản phẩm sữa thực vật và sản phẩm nông sản hữu cơ
phục vụ hoạt động cho cung ứng hàng hóa, phát triển các sản phẩm nông nghiệp
chất lượng cao.
- Góp phần xây dựng và phát triển các sản phẩm nông sản có giá trị cao trên
địa bàn tỉnh xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống;
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của đại phương kết hợp với các kỹ thuật quản
lý tiên tiến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
1.5.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa thực vật và các mặt
hàng nông sản hữu cơ phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra chất lượng cao
của bà con nông dân.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


9


- Từng bước phát triển Nhà máy sữa thực vật có giá trị kinh tế cao, triển khai
phát triển thu gom nông sản, phục vụ cho hoạt động sản xuất rau sạch, an toàn của
bà con nông dân Xã Vạn Thắng, Huyện Nông Cống.
- Hiểu rõ được nhu cầu thị trường và thị yếu của người tiêu dùng về thực
phẩm an toàn đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm, tôi đã có ý tưởng sản xuất kinh
donah các mặt hàng về sữa thực vật và các loại nông sản hữu cơ.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

10


CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
a) Vị trí địa lý
Xã Vạn Thắng, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa

Huyện Nông Cống nằm ở phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, có diện tích 292,5
km², dân số năm 2018 là 271.250 người, 87,9% số dân làm nông nghiệp.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

11


Địa hình huyện chủ yếu là đồng bằng, vùng đồi chiếm 37% diện tích. Sông Yên

(Sông Chuối) chảy qua địa bàn huyện.
Nông Cống có quốc lộ 45, tỉnh lộ 505, và đường sắt Thống Nhất chạy qua.
b) Khí hậu
Huyện Nông cống có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với mùa hè nóng,
mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối
lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc
xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng
không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 230C, song phân hóa rất khác
nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong
năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 410C, song về mùa đông,
nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 20C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương
muối.
Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi
núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm,
dao động trung bình từ 1 - 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể
có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11.
Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh
Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án
a) Tăng trưởng và đóng góp:
Năm 2019 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa
(GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó:

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

12


Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng

ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp - xây dựng
chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm
8,8%, tăng 2,5%.
Sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh,
nhưng vẫn phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; tổng giá trị sản xuất
toàn ngành ước đạt 28.199 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó một số ngành có nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 15,2% so
với cùng kỳ. Năm 2019, toàn tỉnh ước đón 9,65 triệu lượt khách, vượt 1,6% kế
hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ, trong đó có 300 nghìn lượt khách quốc tế, tăng
30,3%; doanh thu du lịch ước đạt 14.525 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ… Năm
2019 thu ngân sách nhà nước ước đạt 27.359 tỷ đồng, vượt 2,7% dự toán và tăng
18% so với cùng kỳ.
Năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu
quả các giải pháp đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi
mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư
kinh doanh, tạo động lực mới phát triển; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện để khởi công
các dự án lớn, trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao trong
năm 2020, góp phần hoàn thành vượt mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII.
2.2. QUY MÔ ĐẦU TƢ CỦA DỰ ÁN

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

13


2.2.1 Đánh giá nhu cầu thị trƣờng
a) Phân tích nhu thị trường sữa thực vật

Sữa thực vật là tên gọi chung của những sản phẩm sữa có nguồn gốc 100%
từ thực vật. Dựa vào nguồn gốc cũng như đặc điểm của các nguyên liệu khác nhau
mà sữa thực vật được chia làm 4 loại chính, đó là sữa được làm từ ngũ cốc, từ họ
hàng nhà đậu, từ các loại củ quả hoặc các loại hạt dinh dưỡng.
Các loại sữa thực vật, đặc biệt là sữa hạt ngày càng được những người theo
đuổi phong cách sống lành mạnh ưa chuộng nhờ những ích lợi của nó. Sữa hạt
cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào và có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Nguyên
liệu làm sữa hạt đều là những loại hạt giàu dưỡng chất như hạt óc chó, hạnh
nhân… chứa nguồn đạm (protein) dồi dào, giúp cơ thể luôn khỏe khoắn và tràn đầy
năng lượng.
Theo công bố y khoa từ Hoa Kỳ và Ý, sữa thực vật giúp ngừa lão hóa, ổn
định đường huyết và hệ tim mạch, hạt dẻ lại cung cấp lượng vitamin C dồi dào,
giúp cơ thể tăng sức đề kháng và sức khỏe hệ miễn dịch, cơ thể linh hoạt, năng
động.
Ngoài ra, sữa hạt có vị ngon dễ uống, vừa lành tính, lại giữ được vị thơm
ngon từ các loại hạt thiên nhiên.
Ngoài việc được nhiều chuyên gia dinh dưỡng ủng hộ, chế độ dinh dưỡng
theo xu hướng lành mạnh, hướng về các nguồn gốc tự nhiên cũng được nhiều
người nổi tiếng chia sẻ và làm theo.
Vì vậy, không khó để lí giải việc sản phẩm từ thiên nhiên, nhất là sữa thực
vật ngày càng có một sức hút mạnh mẽ với những gia đình đang theo đuổi lối sống
xanh.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

14


Nghiên cứu của Innova Market Insights cũng cho thấy, thị trường dành cho
đồ uống có nguồn gốc thực vật được tăng 16,3 tỷ USD trong năm 2018 - tăng gấp

hơn 2 lần so với mức 7,4 tỷ USD của năm 2010.
Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng sữa hạt cũng đang gia tăng mạnh mẽ khi có
tới 66% người tiêu dùng Việt mong muốn có nhiều sản phẩm hơn nữa được làm
hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Có 79% người tiêu dùng chủ động thay đổi chế
độ ăn phù hợp để phòng tránh các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Từ khóa “Sữa
hạt” không còn xa lạ và trở thành 1 trong 3 chủ đề được thảo luận nổi bật nhất về
việc ăn uống lành mạnh năm 2017.
Trong những năm gần đây, xu hướng sống xanh với việc lựa chọn dinh
dưỡng sạch và có nguồn gốc từ thiên nhiên rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Nhất
là đối với những bạn trẻ hướng tới lối sống thư thái để cân bằng với cuộc sống bận
rộn thường ngày. Những sản phẩm sữa hạt, sữa thực vật hay các loại rau tự trông
tại nhà ngày càng phổ biến.
Sự thay đổi trong thói quen ăn uống, chuyển từ chế độ ăn nhiều thịt sang ăn
chay, thân thiện với môi trường đang tăng lên trên toàn thế giới. Bên cạnh việc ăn
chay trường, ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có nguồn
gốc từ thực vật để kết hợp cho chế độ ăn uống đa dạng và khỏe mạnh hơn. Sữa
thực vật hương vị thơm ngon tự nhiên và có lợi cho sức khoẻ đang ngày càng được
người tiêu dùng lựa chọn, nhất là người trẻ.
Ngoài ra, số người bị dị ứng sữa bò, không dung nạp lactose trong sữa động
vật, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch đang ngày càng tăng lên. Những điều này
đã tác động không nhỏ tới sự thay đổi xu hướng sử dụng các sản phẩm sữa. Người
tiêu dùng đang chủ động thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh các vấn đề sức
khoẻ, để hướng tới lối sống xanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa thực vật có hàm

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

15


lượng canxi và protein như trong sữa động vật nhưng ít calo, không chứa hoocmôn tăng trưởng và dễ tiêu hoá hơn.

b) Phân tích nhu thị trường nông sản hữu cơ
Tại Việt Nam, xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được doanh
nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm trong bối cảnh yêu cầu về an
toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng tăng.
Đặc biệt, sản phẩm hữu cơ như rau, quả… có thị trường rộng lớn, giá trị cao,
đang tạo động lực mạnh mẽ cho nhiều doanh nghiệp và người sản xuất.
Nước ta nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên việc
sản xuất ra các loại sinh khối phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể
được thực hiện khá nhanh, các chu trình chuyển hóa vật chất diễn ra với tốc độ
cao, các chất hữu cơ cao phân tử sau một thời gian xử lý nhanh chóng trở thành các
chất khoáng đơn giản cung cấp cho cây trồng.
Rau hữu cơ” ngày càng trở nên thân quen với nhiều người tiêu dùng. Mặc dù
giá rau hữu cơ đắt gấp 3-4 lần giá rau bán ngoài thị trường hoặc trong siêu thị
nhưng vẫn hút người mua bởi chất lượng và độ an toàn cao của loại rau này.
Qua khảo sát tại các cửa hàng bán rau hữu cơ, giá được niêm yết đắt hơn
ngoài thị trường gấp nhiều lần. Cụ thể, rau cải ngọt, bắp cải, mồng tơi, rau muống
đều có mức giá 32.000 đồng/kg, khoai sọ: 70.000 đồng/kg.
Rau hữu cơ hiện được đánh giá là sản phẩm an toàn tuyệt đối cho cả người
sản xuất và người tiêu dùng. Rau hữu cơ đắt bởi nó hoàn toàn không được sử dụng
chất hóa học nào, kể cả phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, vật liệu biến đổi
gen, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích tăng trưởng. Nguyên tắc của trồng rau hữu
cơ là sử dụng các biện pháp sinh học, canh tác không sử dụng phân bón hóa học

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

16


mà chỉ sử dụng phân hữu cơ, khoai mục đúng quy trình để đảm bảo có các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây rau, không có tồn dư về hóa học trong sản phẩm, rất

an toàn cho sức khỏe.
2.2.2 Quy mô hoạt động của dự án
Nội dung

TT

Diện tích

ĐVT

1.000

m2

Nhà điều hành

280

m2

3

Nhà ăn nhà nghỉ công nhân

250

m2

4


Nhà bảo vệ

18

m2

5

Nhà vệ sinh

60

m2

6

Nhà để thiết bị cấp nhiệt

200

m2

7

16

m2

8


Trạm biến áp
Đất hành lang, đường giao thông

550

m2

9

Canh xanh, cảnh quan

18.301

m2

10
11

Cổng chào
Bãi đổ xe

1.000

cái
m2

12

Hệ thống xử lý nước thải


60

m2

1

Nhà xưởng

2

1
2
3
4
6
7

Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống thoát nước tổng thể
Hệ thống truyền hình, internet, điện thoại
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống xử lý nước thải
Xây dựng Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ

Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống

Hệ thống
Hệ thống
phục vụ cho

người dân xã Vạn Thắng nói riêng và Huyện Nông Cống nói chung.
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƢ XÂY DỰNG DỰ ÁN

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

17


2.3.1. Địa điểm xây dựng
Vị trí dự án: Thôn Đông Tài, Xã Vạn Thắng, Huyện Nông Cống, Tỉnh
Thanh Hoá.
Nhận xét về địa điểm xây dựng dự án:
- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới,
phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.
- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc kinh doanh, giao
dịch, tiếp cận thị trường.
- Kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông trong vùng, tiện lợi trong việc
mua sắm.
- Khu vực đông người đi qua lại và tiện cho việc ghé qua mua thực phẩm.
2.3.2. Hình thức đầu tƣ
Dự án “Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ” được đầu tư
theo hình thức xây dựng mới.
2.3.3. Nhu cầu sử dụng đất
Chi tiết quy hoạch nhu cầu sử dụng đất của dự án được thể hiện trong giai
đoạn quy hoạch của dự án.
Nội dung


TT
1

Nhà xưởng

2
3
4
5
6
7

Nhà điều hành
Nhà ăn nhà nghỉ công nhân
Nhà bảo vệ
Nhà vệ sinh
Nhà để thiết bị cấp nhiệt
Trạm biến áp

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

1.000

4,55%


280
250
18
60
200
16

1,27%
1,14%
0,08%
0,27%
0,91%
0,07%

18


Nội dung
Đất hành lang, đường giao thông
Canh xanh, cảnh quan
Cổng chào
Bãi đổ xe
Hệ thống xử lý nước thải
Tổng cộng

TT
8
9
10
11

12

Diện tích (m²)
550
18.301
0
1.000
60
22.000

Tỷ lệ (%)
2,50%
83,19%
0,00%
4,55%
0,27%
100%

2.4. PHÂN TÍCH SWOT VÀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
2.4.1 Phân tích SWOT
Điểm mạnh
- Có giấy chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm cho các sản phẩm sữa
thực vật từ nhà máy sản xuất.
- Truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ.
- Mặt hàng phong phú và đa dạng.
Điểm yếu
- Nhà máy mới đi vào hoạt động nên cần đầu tư thu hút khách hàng về các
sản phẩm.
- Chưa định vị được thương hiệu trên thị trường.
Cơ hội

- Nhu cầu thị trường cao.
- Sản phẩm về sữa thực vật đa dạng góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng
về các loại sản phẩm từ sữa bò.
Thách thức
- Chi phí đầu tư lớn.
- Sự cạnh tranh với các nhà máy sản xuất sữa bò.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

19


2.4.2 Chiến lƣợc kinh doanh
a) Xin giấy chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm sữa thực vật
Bước đầu tiên để lấy lòng tin khách hàng thì cần có giấy chứng nhận chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sữa thực vật. Thủ tục công
bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được Bộ Y tế phân cấp quy định, bảo đảm tiêu chuẩn công bố áp dụng đáp ứng các
quy định bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm.
Trong thời gian đầu sản xuất các sản phẩm sữa thực vật có thể có nhiều
người còn nghi ngại về chất lượng sản phẩm, tiến hành những buổi họp báo công
bố chất lượng sản phẩm. Như vậy sẽ nhanh chóng được xây dựng, giúp cho việc
sản xuất kinh doanh và phân phối các sản phẩm từ sữa thuận lợi hơn.
Cần đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hướng tiêu chuẩn quốc tế: sản phẩm
hữu cơ, sạch, an toàn, có nguồn gốc thiên nhiên và sản phẩm sữa từ thực vật. Đón
đầu xu hướng tiêu dùng mới để tranh thủ lợi thế đi đầu trong việc đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng, như: phát triển sản phẩm với các thành phần dinh dưỡng chuyên
biệt, đặc trưng cho từng phân khúc thị trường, phù hợp từng nhóm tuổi; gia tăng
thành phần vi chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và
tiện dụng trong quá trình sử dụng; phát triển các sản phẩm sữa từ thực vật, sữa hạt.

b) Cách thức phân phối sản phẩm
Hệ thống các siêu thị, siêu thị mini, các chuỗi cửa hàng tiện ích… là những
mô hình bán lẻ hiện đại đang phát triển mạnh tại các khu đô thị, thành phố lớn và
các thành phố trực thuộc tỉnh, điển hình chuỗi cửa hàng Vinmart+ với gần 2000
cửa hàng v.v... Đây là kênh có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Hiện nhu cầu mua sắm online có xu hướng ra tăng, số người sử dụng mạng
internet, mạng xã hội facebook, zalo ngày càng cao, đặc biệt tập trung vào người

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

20


trẻ tuổi thuộc tầng lớp thu nhập khá ở khu vực thành thị ưa thích sự tiện lợi. Đây là
xu hướng tiêu dùng và là cơ hội cho các doanh nghiệp sữa nội phát triển kênh phân
phối thương mại điện tử (bán hàng online) và dịch vụ giao hàng tận nhà.
Phát triển các hoạt động PR với nhiều mô hình và phương thức như: Tổ
chức các buổi hội thảo, diễn đàn qui mô lớn có tầm ảnh hưởng rộng tới công
chúng, viết bài đăng trên các trang báo, tạp chí điện tử để quảng bá hình ảnh
thương hiệu sản phẩm, những bài viết chuyên sâu về chất lượng sản phẩm, vai trò
và tác dụng của sản phẩm sữa đối với sức khỏe người tiêu dùng, những lợi ích của
sản phẩm… sẽ giúp doanh nghiệp sữa dễ dàng lan toả những giá trị mà sản phẩm
mang đến cho khách hàng. Những trang báo điện tử uy tín, lượng theo dõi cao, có
thể đăng bài hiệu quả, như: Afamilly, Soha News, Giadinh.net.vn, Dân trí,
VnEconomy, Cafe F, VietnamNet, Tuổi trẻ Online, Báo Lao động, Đời sống và
pháp luật, VnExpress... sẽ giúp tăng khả năng chứng thực về chất lượng sản phẩm,
từ đó xây dựng lòng tin với khách hàng, thu hút, “lôi kéo” khách hàng sử dụng sản
phẩm.
c) Chiến lược tiếp thị
Hình thức marketing online. Chiến lược giảm giá kích cầu khi tung sản

phẩm ra thị trường lần đầu.
Xây dựng chương trình khuyến mãi để lôi kéo khách hàng. Cung cấp những
thông tin hữu ích về sức khoẻ có liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm sữa thực
vật để khách hàng cảm thấy được những lợi ích khi sử dụng sản phẩm.
Miễn phí vận chuyển với những đơn hàng có giá trị cao. Xây dựng website
bán hàng cho sản phẩm. Khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên
mạng, xem các đánh giá của người tiêu dùng khác về một sản phẩm nhất định nào
đó, rồi mới đến cửa hàng mua trực tiếp.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

21


Sau khi có website bán hàng, đồng bộ với fanpage để tương tác trực tiếp hơn
với khách hàng. Lượng người dùng facebook ở Việt Nam hiện nay khá đông đảo,
mỗi người dùng facebook đều là một khách hàng tiềm năng.
d) Chiến lược phát triển nhân lực
Phát triển nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạt động
marketing, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn quản trị chiến lược marketing. Phát
triển đội ngũ lao động có tay nghề, tăng cường đào tạo cho lao động phổ thông,
giúp cải thiện năng suất lao động, có kế hoạch đào tạo chuyên môn cho đội ngũ lao
động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đội ngũ marketing và bán hàng, nâng
cao năng lực hoạch định, thực thi và triển khai các chiến lược, kế hoạch marketing
sản phẩm, nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội thị trường, ứng xử kịp thời, linh hoạt
với những thay đổi từ môi trường vĩ mô cũng như vi mô.
2.5. Tính hữu ích sữa thực vật
2.5.1 Lợi ích mang lại từ sữa thực vật
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa thực vật là sản phẩm
xanh, được sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Đây là loại thức uống giàu dinh

dưỡng, dễ tiêu hóa, giảm lượng cholesterol. Hàm lượng các chất béo và chất đạm
của sữa thực vật thấp hơn sữa động vật, rất an toàn cho cơ thể.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

22


Khi sử dụng sữa có nguồn gốc từ thực vật, cơ thể bạn hấp thu nhanh chóng
và hiệu quả các loại vitamin như vitamin A, B1, D, E. Ngoài ra, sữa thực vật có
mùi hương đặc trưng riêng đối với từng loại và ít béo so với sữa động vật. Sữa thực
vật đang ngày càng được tin dùng vì tính an toàn và thân thiện của nó. Đây là thức
uống nhẹ nhàng, dễ dàng tiêu hóa, không gây dị ứng và có hương vị thơm ngon tự
nhiên, là một lựa chọn hoàn hảo cho tất cả mọi người.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

23


Sữa thực vật được sản xuất trên dây chuyền hiện đại.

Dây chuyền sản xuất sữa thực vật

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

24


Sữa thực vật được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như hạt Mắc ca,

các loại đậu đỗ...bổ sung các vitamin B3 B6, chất đạm, chất béo…giúp bạn có
nguồn năng lượng tức thì cho ngày dài năng động.
Trong sản phẩm được bổ sung hỗn hợp các vitamin và nhiều dưỡng chất
giúp tăng cường trí lực và thể lực của trẻ em Việt Nam. Đây là dạng sữa thực vật
đang ngày càng được tin dùng vì tính an toàn và thân thiện. Nhiều bà mẹ đã lựa
chọn cho con nhỏ sữa có nguồn gốc từ các loại hạt để thay thế sữa động vật. Đối
với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện thì sữa thực vật là lựa chọn
thông minh của các bậc cha mẹ.

Ngoài ra, sản phẩm cũng rất tốt cho bà mẹ có thai và cho con bú, cùng
những người cao tuổi, người mắc các bệnh về tim mạch, người ăn kiêng.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

25


×