Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường tại khu nhà ở công nhân đồng rì thuộc công ty TNHH MTV 45 bắc giang, tổng công ty đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA ĐÌNH TUẤN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU NHÀ Ở
CÔNG NHÂN ĐỒNG RÌ THUỘC CÔNG TY TNHH MTV 45 –
TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Khoa

: Môi Trường

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên - 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA ĐÌNH TUẤN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU NHÀ Ở
CÔNG NHÂN ĐỒNG RÌ THUỘC CÔNG TY TNHH MTV 45 –
TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Lớp

: K47 -KTTNTN

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2015 - 2019


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Quý Nhân

Thái Nguyên - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường
đại học, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn
và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và
viết đề tài với tiêu đề “Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề
xuất biện pháp cải thiện môi trường tại khu nhà ở công nhân Đồng Rì
thuộc công ty TNHH MTV 45 Bắc Giang- Tổng Công Ty Đông Bắc”. Trong
thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn cô
giáo Ths Hoàng Quý Nhân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề
tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn các cán bộ viện Kỹ Thuât và Công
Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập và nghiên cứu đề
tài. Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền
tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai của
em sau này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm
thực tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa
luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

Ma Đình Tuấn

năm 2019


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường ...................................... 4
2.1.2. Khái niệm và thành phần nước thải sinh hoạt ......................................... 7
2.1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 8
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 10
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới ............................................................... 10
2.2.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam ................................................................ 13
2.3. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam .............. 16
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17

3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp ................................... 17
3.4.2. Phương pháp định lượng ....................................................................... 18


iii

3.4.3. Phân tích mẫu ........................................................................................ 18
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ và viết báo cáo ........ 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 20
4.1. Tổng quan về khu nhà ở công nhân Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang
thuộc tổng Công Ty Đông Bắc ....................................................................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................................................ 21
4.1.2. Các mối tương quan với các đối tượng tự nhiên lân cận cơ sở............. 24
4.2. Hiện trạng xử lý nước thải của công ty trước khi xây dựng trạm xử lý nước
thải sinh hoạt, sự cần thiết đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt ..........24
4.2.1. Nguồn phát sinh nước thải .................................................................... 24
4.2.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. ................................. 25
4.2.3. Hệ thống xử lý nước thải....................................................................... 28
4.2.4. Xử lý nước thải sinh hoạt ...................................................................... 31
4.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của khu nhà ở công nhân
Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45 Bắc Giang ............................................... 37
4.3.1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của khu nhà ở công nhân
Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45 Bắc Giang ............................................... 37
4.3.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của của khu nhà ở công nhân
Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc tổng công ty Đông Bắc ......38
4.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của khu nhà ở công nhân Đồng
Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc tổng công ty Đông Bắc...............39
4.4. Đề xuất một số giải pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước ......... 46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 47

5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam............................................. 14
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải .................................................. 26
Hình 4.2. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải của khu nhà ở công nhân Đồng Rì ...30
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải .................................................... 33
Hình 4.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu pH.......................................................... 42
Hình 4.5. Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5..................................................... 42
Hình 4.6. Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS Nhận xét ........................................ 43
Hình 4.7. Kết quả phân tích chỉ tiêu TDS ....................................................... 43
Hình 4.8. Kết quả phân tích chỉ tiêu Amoni ................................................... 44
Hình 4.9. Kết quả phân tích chỉ tiêu Nitrat ..................................................... 44
Hình 4.10. Kết quả phân tích chỉ tiêu Phosphat .............................................. 45
Hình 4.11. Kết quả phân tích chỉ tiêu Coliforms ............................................ 45


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Trữ lượng nước trên thế giới .......................................................... 10
Bảng 3.1. Danh mục các phương pháp phân tích nước thải sinh hoạt............ 18
Bảng 3.2. Danh mục các phương pháp phân tích nước mặt ........................... 19
Bảng 4.1: Hệ tọa độ của cơ sở......................................................................... 22
Bảng 4.2. Nhu cầu sử dụng nước .................................................................... 27

Bảng 4.3. Thành phần nước thải sinh hoạt...................................................... 28
Bảng 4.4. Kích thước các bể của hệ thống xử lý nước thải ............................ 34
Bảng 4.5. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của khu nhà ở công nhân
Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc tổng công ty
Đông Bắc......................................................................................... 37
Bảng 4.6. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của khu nhà ở công
nhân Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc tổng
công ty Đông Bắc............................................................................ 38
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của của khu nhà ở công nhân
Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc tổng công ty
Đông Bắc tháng 2/2019 .................................................................. 39
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của của khu nhà ở công nhân
Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc tổng công ty
Đông Bắc tháng 3/2019 .................................................................. 40
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của của khu nhà ở công nhân
Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc tổng công ty
Đông Bắc tháng 4/2019 .................................................................. 41


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái
đất cơ mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng
3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà
chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là
chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết.
Vậy chỉ còn 0.3% trong tổng số 3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử

dụng cho mục đích sinh hoạt của mình được. Quá là ít phải không nào?
Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang
luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách
hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường
một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một
cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã
phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền
lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra
tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực
tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh đó.
Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 20121000409 ngày 29 tháng 10 năm
2017 của UBND tỉnh Bắc Giang chứng nhận cho Tổng Công ty Đông Bắc:
Đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân Đồng Rì. Tuy nhiên trong quá trình
sinh hoạt ở khu tập thể thải ra một lượng rất lớn nước thải sinh hoạt của cán
bộ và công nhân, viên chức vào môi trường, gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực,
mùi hôi thối, gây hại cho hệ sinh thái, sức khỏe con người, cảnh quan và cuộc
sống của khu vực xung quanh.


2

Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường- Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, được sự hướng dẫn của thầy Ths. Hoàng Quý Nhân em xin đề
xuất nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và
đề xuất biện pháp cải thiện môi trường tại khu nhà ở công nhân Đồng Rì
thuộc công ty TNHH MTV 45 - Tổng Công Ty Đông Bắc, Bắc Giang”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Thông qua nghiên cứu đề tài đánh giá được hiện trạng nước thải sinh

hoạt tại khu nhà ở công nhân Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang.
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải.
- Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại công ty.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường nước.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại khu nhà ở
công nhân Đồng Rì Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra tính khả thi, phù hợp với
điều kiện địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân em có
cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp
em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp
và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.


3

- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty trước hoạt động sản
xuất đến môi trường; Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước
do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến
môi trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh công ty.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường
* Khái niệm môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo luật bảo vệ
môi trường 2014)
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.


5


- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao
gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo...
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với
thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,
vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ
tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng
vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật
pháp, nghị định, thông tư, quy định.
- Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi
trường trở thành độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những
chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi
trường. Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên,
như hoạt động núi lửa, bão lũ,…. hoặc các hoạt động do con người thực hiện
trong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt (Nguồn:“Pollution Definition from the Merriam-Webster Online Dictionary”. Merriamwebster.com. Ngày 13 tháng 8 năm 2010)


6

* Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép
và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước
cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm
nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm
thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện
nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất
thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới
hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ
khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các
nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không
khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp
phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật
nuôi và các loài hoang dã." (Theo Báo cáo khoa học ô nhiễm nước và hậu quả
của nó, 11-2009)
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.


7

+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông

nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
+ Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá
học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau
như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các
bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất,
thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được
đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua
xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm
sạch của các loại ao, hồ, sông, suối. (Nguồn: Theo Báo cáo khoa học ô nhiễm
nước và hậu quả của nó, 11-2009)
2.1.2. Khái niệm và thành phần nước thải sinh hoạt
- Khái niệm nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.


8

- Khái niệm nguồn nước thải

Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng.
Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo
cách phân loại này, có các loại nước thải dưới đây:
* Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
* Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động,
có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
* Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở
những thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống
thoát riêng.
* Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống
cống thoát của một thành phố. Nước thải đô thị có thể bao gồm tất cả nước
thải kể trên
2.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
23/6/2014.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXH CNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Nghị định số 80/2014/NĐ – CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 Nghị định
Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27


9


tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất,
mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 hướng dẫn đánh
giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài
nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ
sơ đề nghị cấp giấy phép về tài nguyên nước ngày 24 tháng 09 năm 2014.
- Quyết định 768/2014/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang ngày 18 tháng 11
năm 2014 Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn
- QCVN 14:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt.
* Các thông tin, tài liệu khác
- Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết của khu nhà ở công nhân Đồng Rì.
- Báo cáo kết quả quan trắc, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường
của khu nhà ở công nhân Đồng Rì.
- Hồ sơ thiết kế, vận hành trạm xử lý nước thải sinh hoạt của khu nhà ở
công nhân Đồng Rì.
- Kết quả khảo sát thực địa và các số liệu đo đạc, phân tích nước tại các
nguồn thải và nguồn tiếp nhận do cơ quan tư vấn tiến hành tại khu nhà ở công
nhân Đồng Rì, tháng 7 năm 2017.
- Tài liệu về khí hậu, điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực
thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.


10


- Các tài liệu liên quan đến khu nhà ở công nhân Đồng Rì bao gồm:
Bản vẽ tổng mặt bằng, bản thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải,...
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới
Nước bảo phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn,
còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt của quả đất thì có khoảng
hơn 3/4 lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu
trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên
lục địa… chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con
người đã và đang sử dụng. Theo sự tính toán thì khối lượng ở trạng thái tự do
phủ lên trái đất khoảng 1,4 tỉ 𝑘𝑚3 , nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa
của quả đất (khoảng 200tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chiếm không đến 1%.
Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các
tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 đến 1.457.802.450km3. (Theo
Lvovits, Xokolov-1974)
Bảng 2.1. Trữ lượng nước trên thế giới
Loại nước

Trữ lượng (km3)

Biển và đại dương

1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000

Băng và băng hà


26.660.000

Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn

105.000

Khí ẩm trong đất

75.000

Hơi nước trong không khí

14.000

Nước sông

1.000

Tuyết trên lục địa

250
(Theo F. Sargent, 1974)


11


* Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc
đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có
gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm
được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô
tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc
biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy,
luyện kim, hóa chất... chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng
lượng nước sử dụng cho công nghiệp.Phần nước tiêu hao không hoàn lại do
sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1-2% tổng lượng nước tiêu hao không
hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới
dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn
nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước
sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị
lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự
ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng
gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới.



12

Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của
con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt
ván, bơi lội... Nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.
(Theo Cao Liêm, Trần Đức Viên-1990).
* Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh
hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng0 chất thải công nghiệp không qua xử
lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là
thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế
giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9.
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong
cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo
trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm
nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. 17 triệu trẻ em
chưa được sử dụng nước sạch. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, đến
năm 2050, nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%. Lúc đó,
cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới. Trong khi đó, sự phân bố và
sử dụng nguồn nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Tổng giám đốc
UNESCO Irina Bokova, một trong thành viên trong Ban soạn thảo báo cáo nói:
“Việc sử dụng các nguồn nước hiện không hợp lý. Trong tương lai, sự bất bình
đẳng càng sâu sắc hơn, những nguy cơ còn lớn hơn”. Khu vực đang chịu nhiều
thách thức nhất thế giới hiện nay là các nước Mỹ Latin và Caribbean. Các
thách thức nghiêm trọng liên quan đến nước mà khu vực này đang phải đối mặt
xuất phát từ biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt động quản lý và xử lý nguồn nước.
(Theo tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, 2013).



13

2.2.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn
(chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực
lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã,
Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước
mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng
nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản
sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000
m3/năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ
m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn
(dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy
hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Trong đó, có
khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước; khoảng
240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, và trên 510 hồ đã có quy
hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Các hồ chứa thủy điện mặc dù với số
lượng không lớn, nhưng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 nước (chiếm 86%
tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa
thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm
khoảng 14%. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng
(khoảng 30 tỷ m3); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3); sông Sê San (gần 3,5 tỷ
m3); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok
(có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3).
Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ
m3, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước.
Trong đó, lượng nước sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi



14

mà dòng chảy trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lượng nước cả
mùa chỉ bằng khoảng 20% - 30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3) so với lượng nước
của cả năm. (Theo Cục quản lý tài nguyên nước)
*Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn
trung bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập
trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải
Trung bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng.

Hình 2.1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời
gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt
hại lớn đến mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra
còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông.
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ
khoảng 640 km3 , tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313
km3 . Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai
con sông lớn là sông Cửu long ( 550 km3 ) và sông Hồng ( 50 km3 ) thì tổng
lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km3 và lượng nước mà
các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3 . Như vậy so với nhiều


15

nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho
mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3 / người/ năm. Do nền kinh tế nước ta chưa
phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ

khai thác được 500 m3 /người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng
nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các
dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp. ( Theo Nguyễn
Minh Tùng, 2016)
* Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các
khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất
lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở
các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức
độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các
con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD,
COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt
khu đô thị: Các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như
sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai,
có một đoạn sông chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 0.5mg/l,
giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy,
các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống . Thực trạng ô nhiễm nước
dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt
với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại
khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước
dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng Bằng Bắc Bộ và đồng
bằng Sông Cửu Long. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam
đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng Bằng Sông Cửu Long và sông


16

Hồng), nitrat, nitrit, coliform (chủ yếu là đồng Bằng Sông Cửu Long), dầu và
kim loại kẽm…Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM,

nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần
lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m3 mỗi ngày, với khoảng 250
tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng
260.000m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng
vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng
và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ
và ngay bệnh viện (khoảng 7.000m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng
không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Nhiều ao hồ và sông ngòi tại
Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở.
Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước
thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho
nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.
2.3. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
- Xử lý nước thải bằng phương phấp tuần hoàn tự nhiên.
- Xử lý nước thải bằng than hoạt tính.
- Xử lý nước thải bằng đát sét, rơm rạ, sơ dừa.
- Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí tự động.


17

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nước thải sinh hoạt của công nhân Công ty
TNHH MTV 45- Tổng Công ty Đông Bắc, Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu nhà ở công nhân Đồng Rì và khu vực xung quang.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Thôn Đồng Rì, thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang.

- Thời gian tiến hành: 01/2019 – 05/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về khu nhà ở công nhân Đồng Rì Công Ty TNHH MTV
45- Bắc Giang thuộc Tổng Công Ty Đông Bắc.
- Đánh giá hiện trạng nước thải của khu nhà ở công nhân Đồng Rì
Công Ty TNHH MTV 45- Bắc Giang thuộc Tổng Công Ty Đông Bắc.
- Để xuất một số giải pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
* Khảo sát
+ Hệ thống thu gom nước thải của khu nhà ở công nhân Đồng Rì.
+ Điểm xả nước thải của khu nhà ở công nhân Đồng Rì vào nguồn tiếp nhận.
+ Các khu vực xung quanh nguồn tiếp nhận nước thải của khu nhà ở
công nhân Đồng Rì.
* Điều tra số liệu
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập tại các phòng ban của khu
nhà ở công nhân Đồng Rì Công ty TNHH MTV 45- tổng Công Ty Đông Bắc,
Bắc Giang.


18

- Thu thập hiện trạng sử dụng nước của các hộ gia đình tại khu nhà ở
công nhân Đồng Rì thuộc Công ty TNHH MTV 45- tông Công Ty Đông Bắc,
Bắc Giang
3.4.2. Phương pháp định lượng
Dựa theo các định mức kỹ thuật, định mức phát thải để ước lượng nhu
cầu xả thải cao nhất.
3.4.3. Phân tích mẫu
Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong các mẫu nước thải và nước mặt

được xác định theo các phương pháp sau:
Bảng 3.1. Danh mục các phương pháp phân tích nước thải sinh hoạt
Tên thông số

TT

Tên/số hiệu phương pháp
phân tích

1 pH

TCVN 6492:2011

2 BOD5

SWEWW 5210D:2012

3

Tổng chất rắn hòa tan
(TDS)

4 Amoni (NH4+)
5

Tổng chất rắn lơ lửng
(TSS)

SMEWW 2540 C
US EPA Method 350.2

TCVN 6625:2000

6 Nitrat NO 3-(tính theo N) TCVN 6180-1996
7 Photphat (PO43-)

TCVN 6202: 2008

8 Dầu mỡ động thực vật

US EPA Method 1664

9

Tổng các chất hoạt động
bề mặt

10 Tổng Coliforms

TCVN 6622-2000
TCVN 6187-1:2009

Ghi chú
Đo tại hiện
trường
Phân tích tại
phòng thí
nghiệm



×