Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.09 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN
NÔNG NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP

II.1.GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
II.1.1.Vị trí địa lý:
Huyện Gia Lâm nằm tại phía đông bắc thành phố Hà Nội, ngăn cách với
nội thành bởi sông Hồng. Huyện có 31 xã và 4 thị trấn được giới hạn như sau:
+ Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
+ Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
+ Phía tây giáp sông Hồng (nối với Hà Nội qua cầu Long Biên và cầu
Chương dương).
+ Phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Quan hệ giao lưu giữa nội thành Hà Nội và huyện Gia Lâm rất thuận lợi,
thông qua cầu Long Biên và cầu Chương Dương.
Gia Lâm có vị trí chính trị quan trọng do nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội-
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước lại có thuận lợi về mặt đối
ngoại do là trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng-
Quảng Ninh. Sự phát triển của tam giác này sẽ là động lực quan trọng góp
phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Bên cạnh đó, do là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng
(bao gồm đường không, đường bộ, đường thuỷ và đường sắt) nối liền Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc, với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân… nên huyện Gia Lâm
có thế mạnh đặc biệt trong phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và
dịch vụ. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh to lớn của Gia lâm hơn các quận,
huyện khác của Hà Nội. Hơn thế, là một huyện sát với trung tâm Hà Nội, quan
hệ giao thông thuận lợi, Gia Lâm sẽ là một điểm đón nhận các doanh nghiệp


công nghiệp di chuyển từ nội thành sang.
Ngoài các quan hệ kinh tế, mối quan hệ lao động việc làm, đào tạo giữa
Hà Nội và Gia Lâm cũng có nhiều tiềm năng và đã bắt đầu phát triển.
II.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội:
II.1.2.a.Đánh giá vị trí, chức năng:
Huyện Gia Lâm là một huyện có tiềm năng phát triển mạnh, là khu vực
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội- Hải Phòng- Quản Ninh.
Phần đô thị hoá ( Gia Lâm, Sài Đồng…) sẽ từng bước hình thành một bộ phận
của đô thị mới Bắc sông Hồng, gắn liền với trung tâm thành phố Hà Nội. Đây
cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp của Hà Nội, là huyện ngoại thành
với nhiều vùng trọng điểm trồng lúa, chăn nuôi bò sữa và nhiều làng nghề
truyền thống.
Qua số liệu tổng hợp một số chỉ tiêu cho thấy mối tương quan của huyện
Gia Lâm trong thành phố Hà Nội như sau:
- Diện tích tự nhiên
(km2)
172,85 972,39 19%
- Dân số (người) 22 800 2553.70
0
12,64
%
- Tổng giá trị sản xuất( tỷ
đồng)
5 326,7 - -
+ GTSX công nghiệp,
XDCB
3140 13.875 22,6%
+ GTSX thương mại-
dịch vụ
1 957 - -

+GTSX nông nghiệp 229,7 1195,9 19,2%
- Tổng mức bán lẻ hàng
hoá
xã hội
1 800 18033 10%
Nguồn: Niên giám thống kê+ Cục thống kê ( số liệu 1999)
Như vậy, Gia Lâm đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
của thủ đô, là một trong những khu vực được coi là thuận lợi để phát triển
công nghiệp. Giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ 18,6% so với toàn
thành phố Hà Nội, trong tương lai khi các khu công nghiệp Đài Tư, Gia Lâm đi
vào hoạt động, quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm sẽ càng
được đẩy nhanh. Thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái cũng là một thế
mạnh và là yếu tố kinh tế quan trọng của huyện, tuy nhiên tỷ trọng của ngành
so với thành phố chưa cao.
II.1.2.b. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội:
Về tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm gần đây nền kinh tế xã hội huyện Gia Lâm đã có những
chuyển biến tích cực, các thành phần kinh tế kể cả kinh tế tư nhân phát triển
nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực. Thu nhập dân cư từng bước được cải
thiện, đóng góp ngân sách gia tăng. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân từ
1991- 1999 đạt khá cao, tốc độ trung bình là 25%/ năm, đặc biệt là sự gia
tăng do đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp và nhà máy trên địa bàn
những năm 1995- 1997.
Về chuyển dịch cơ cấu :
Thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra rõ
nét, đặc biệt là cơ cấu công nghiệp – thương mại – dịch vụ tăng mạnh, cơ cấu
ngành nông nghiệp giảm dần. Nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp đang có xu
hướng chuyển dịch theo hướng đô thị hoá, giá trị sản xuất bình quân hàng
năm tăng 4,6% (toàn thành phố Hà Nội tăng 6,3%), tỷ trọng trong cơ cấu kinh
tế chung giảm từ 15,93% (1991) xuống còn 4,31% (1999 ), dưới 4% năm 2000

và giảm cả về cơ cấu, số lượng lao động trong nội bộ ngành nông lâm ngư
nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp tăng mạnh, những năm 1995- 1997 tốc độ
tăng trưởng trên 50% (do bắt đầu có sự hoạt động của các nhà máy có vốn
đầu tư nước ngoài), tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành công
nghiệp tăng lên đến 60%. Nhóm ngành thương mại- dịch vụ vẫn phát triển
nhanh do quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên, tỷ trọng trong giá trị sản xuất giảm
xuống dưới 40% do tốc độ tăng nhanh của ngành công nghiệp và xây dựng
cũng như nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm. (Nguồn: Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế- xã hội huyện Gia Lâm năm 2000)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế do huyện quản lý
Đơn vị :%
Ngành 1998 1999 2000 Tốc độ phát triển bình quân
CN, TTCN, XD 38,6 39,7 41 18.7
TM- DV- DL 23,8 25,2 27,7 24,1
Nông nghiệp 37,6 35,1 31,3 4,9
Tổng số 100 100 100 15,1
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Gia
Lâm năm 2000.
Cơ cấu kinh tế giữa khu vực đô thị và nông thôn quá chênh lệch, khu vực
thành thị rất nhỏ nhưng chiếm tới trên 90% giá trị sản xuất do phần lớn khu
vực sản xuất ở nông thôn là nông nghiệp. Trong một vài năm gần đây, tỷ trọng
trong giá trị sản xuất của khu vực nông thôn có tăng lên tuy còn thấp. Cần
phải có chính sách tăng cường phát triển khu vực kinh tế nông thôn, đây là
khu vực có tiềm năng lớn của huyện.
Về tổng quát, huyện Gia Lâm có cơ cấu tiến bộ nhưng chưa phù hợp để
tạo đà phát triển mạnh, dễ dẫn đến nguy cơ chậm phát triển và tụt hậu.
II.2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CNH - HĐH
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM:
II.2.1.Tình hình thực hiện huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu
tư phát triển cơ cở hạ tầng huyện:

II.2.1.a.Tình hình tiết kiệm và đầu tư:
Là một huyện ngoại thành, nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng của huyện chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của
thành phố và nguồn vốn sửa chữa chống xuống cấp và sự nghiệp kinh tế của
huyện. Trong đó tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 1991- 2000 vào địa
bàn huyện khoảng 5425 tỷ đồng kể cả vốn đầu tư nước ngoài, có xu hướng
tăng hàng năm.
Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
T
T
Nguồn vốn Đơn vị 1991 1994 1995 2000
Tổng số
Tỷđồng 197,7 296,9 1411,3 605
% 100 100 100 100
1. Ngân sách % 23,4 15,2 3,7 4,09
2. Doanh nghiệp Nhà nước % 70,8 48 15,1 57,85
3. Khu vực tư nhân và cá
thể
% 5,8 10,24 3,2 8,26
4. Đầu tư nước ngoài % 0 26,56 78 29,8
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
+ Trong những năm vừa qua đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách dành
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh giảm từ 57% năm 1986 xuống 30%
năm 2000 với sự gia tăng tương ứng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,
theo bảng số liệu trên nguồn vốn bằng ngân sách cho huyện gần đây giảm cả
về số lượng và cơ cấu, chỉ có nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp là tăng.
Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy ngoài đầu tư
trực tiếp từ ngân sách, Gia Lâm là một trong nhiều địa phương đã có sáng
kiến huy động thêm sự đóng góp bằng tiền và sức lao động của nhân dân để
xây dựng và cải tạo mới hệ thống cơ sở hạ tầng.

+ Công tác huy động vốn phát triển cả về hình thức và công cụ, tổng mức
tiết kiệm mà các tổ chức tín dụng huy động không ngừng tăng. Bên cạnh đó,
thu ngân sách không những đủ bù đắp chi thường xuyên mà đã bắt đầu có tiết
kiệm.


Tình hình thu chi ngân sách của huyện Gia Lâm
Diễn giải Đơn vị 1997 1998 1999 2000
Thu
Triệu
đồng
35.572 39.304 47.137 40.653
Chi
Triệu
đồng
34.097 36.252 41.602 50.088
Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư huyện Gia Lâm.
Mặc dù thu ngân sách của huyện trong những năm qua có nhiều tiến
triển, song ngân sách của huyện vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng không
thể đáp ứng đủ các yêu cầu về đầu tư cho phát triển và các yêu cầu bức xúc về
xã hội đưa đến tình trạng đầu tư của huyện bị phân tán do phải đáp ứng quá
nhiều nhiệm vụ không thể thoái thác. Trong khi ngân sách chủ yếu thu từ thuế
và phí thì vấn đề thất thu từ thuế và phí lại rất lớn, tình trạng buôn lậu trốn
thuế của các xí nghiệp vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, thu thuế từ đất đai, nhà
ở, từ nguồn tài nguyên, thu phí từ các loại dịch vụ công ích như: thuỷ lợi phí,
cung cấp điện nước, phí giao thông,… vẫn còn để lãng phí và thất thoát lớn.
Tình trạng này không chỉ làm thất thu cho ngân sách huyện mà còn ảnh
hưởng xấu đến tình hình sản xuất.
Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn và tài sản chưa được phân bố lại
một cách cơ bản phù hợp với cơ chế thi trường, hiệu quả sử dụng còn thấp.

Điều đáng nói là tương quan giữa đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước
trên địa bàn trong tổng đầu tư xã hội nhỏ hơn rất nhiều so với tổng lợi nhuận
sau khi nộp thuế và khấu hao cơ bản. Đây mới chỉ là trong doanh nghiệp Nhà
nước, còn các nguồn vốn khác cũng rất lớn như nguồn vốn tín dụng ngân
hàng, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh chưa kể đến.

Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn huy động vào ngân sách chưa hợp lý,
thiếu rõ ràng, còn lãng phí và thất thoát lớn. Số vốn huy động được thông qua
hệ thống tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, do đó không đáp ứng được
nhu cầu đầu tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp,
đặc biệt là không đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Bên cạnh
đó, số vốn huy động được không phát huy hết hiệu quả sử dụng, vẫn còn một
lượng vốn lớn đang bị ứ đọng không chuyển thành đầu tư được.
Vốn đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu vẫn theo qui mô
nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thương mại, phục vụ tiêu dùng (khoảng
70% vốn đầu tư). Trong khi đó nhiều dự đoán cho thấy có hàng chục ngàn tỷ
đồng tiền tiết kiệm của dân cư đang cất giữ dưới dạng vàng, bạc, đá quý, tài
sản có giá trị, tiền mặt, ngoại tệ nhàn rỗi, chưa được chuyển thành vốn để đầu
tư và kinh doanh.
Mặt khác, chúng ta vẫn chưa xoá bỏ tâm lý thích hoạt động ngầm hơn
công khai theo pháp luật, tâm lý dấu giàu của người dân, tâm lý thích đầu tư
ngắn hạn hơn đầu tư dài hạn, thích thu hồi lại vốn nhanh hơn là tái đầu tư
tăng giá trị của đầu tư, thích những cái lợi trước mắt hơn là cái lợi lâu dài sau
này. Chính vì vậy, vấn đề đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn rất nan giải chưa được
chú ý quan tâm thích đáng.
Tổng quát lại, mấy năm qua tình hình tiết kiệm và đầu tư đã có những
bước chuyển biến tích cực, đạt được điều này chúng ta đã phải cố gắng rất
nhiều trong công tác huy động vốn, công tác quản lý thu chi ngân sách, trong
việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Song những kết quả đạt được đó vẫn chưa

đáp ứng được nhu cầu đầu tư mà chúng ta cần phải đảm bảo để đạt được
mục tiêu tăng trưởng kinh tế như kế hoạch dự kiến và để thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đại hội VIII của Đảng đã đề ra.
Những kết quả đạt được còn rất thấp, nếu chúng ta cố gắng hơn nữa trong
công tác quản lý và sử dụng vốn, trong công tác huy động vốn chúng ta sẽ khai
thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đang còn rất dồi dào từ các doanh
nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ nhân dân và qua hệ
thống ngân sách Nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, triệt để tiết kiệm
chi tiêu, chống thất thoát trong việc sử dụng số tài sản hiện có cũng như số
vốn đã huy động có ý nghĩa quan trọng không chỉ vào việc huy động thêm vốn
mà còn nuôi dưỡng và làm tăng khả năng huy động nguồn vốn trong tương
lai.
II.2.1.b.Nguyên nhân của những yếu kém
Những hạn chế trong huy động vốn và đầu tư nêu trên còn tồn tại là do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra nhưng chủ yếu là các
nguyên nhân sau, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm để tìm giải pháp
khắc phục. Đó là:
Nguyên nhân khách quan:
Trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn thấp, chỉ bằng trình độ phát
triển kinh tế 15 đến 20 năm trước của các nước trong khu vực, khoảng cách
này rất xa trong khi các nước vẫn đang phát triển mạnh, nguy cơ tụt hậu so
với thế giới luôn là mối đe doạ. Mặt khác, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế thấp,
đòng tiền Việt Nam chưa được hội nhập vào hệ thống tiền tệ thế giới. Bên
cạnh đó, hậu quả hai cuộc chiến tranh vẫn kéo dài, số người mà xã hội phải
trợ cấp còn lớn. Vì vậy mức tiết kiệm của cả nước nói chung và của huyện vừa
thấp vừa phân tán với qui mô nhỏ bé.
Cơ cấu sản xuất kém hiệu quả: Qui mô sản xuất nhỏ, phân bố phân tán, sử
dụng không hết công suất, năng suất thấp, chất lượng thấp, chi phí cao đưa
đến kết quả không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sau 10 năm đổi
mới, cơ cấu kinh tế nước ta đang ở bước ngoặt của qúa trình chuyển đổi. Thị

trường đã thay đổi căn bản về cơ cấu nhu cầu, cầu về những sản phẩm truyền
thống gần như đã bão hoà, dần được thay thế bằng những sản phẩm có chất
lượng cao hơn, hình thức đẹp hơn. Phần lớn những năng lực sản xuất được
đầu tư xây dựng trong những năm trước đây hầu như không đáp ứng được
yêu cầu đó, không còn khả năng giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Như vậy, có thể thấy rõ việc
chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất là yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách
của quá trình phát triển kinh tế hiện nay của huyện Gia Lâm. Sự thành công
của chuyển đổi cơ cấu kinh tế là yếu tố quyết định đối với thành công của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nguyên nhân chủ quan:
Chính sách tài chính quốc gia chưa bao quát và chưa khai thác hết các
nguồn thu của nhà nước và tài sản quốc gia. Trong quản lý vốn và tài sản của
huyện chưa xây dựng được cơ chế hợp lý đảm bảo thực hiện đúng vai trò của
mình. Chính vì vậy, quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý vốn và
tài sản bị phân tán và trong nhiều trường hợpkhông xác định rõ cơ quan Nhà
nước thực sự chịu trách nhiệm trước thành phố, trước Chính phủ và Quốc hội
về cách thức và hiệu quả sử dụng vốn và tài sản được giao. Trong quản lý chi
tiêu, gồm cả chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển còn chưa được
thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn và qui định phù hợp với tình hình hiện
nay, chưa hình thành được thước đo hợp lý cho định mức chi tiêu và hiệu quả
chi tiêu Ngân sách, chưa quán triệt nguyên tắc “ tiết kiệm là quốc sách”, chưa
quan tâm đúng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo hướng mở rộng quyền tự chủ
sản xuất kinh doanh chỉ mới thực sự thúc đẩy doanh nghiệp cố gắng sử dụng
hết năng lực hiện có, chưa tạo được động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
dài hạn, mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như thay đổi cơ cấu vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cơ chế quản lý lưu thông tiền tệ chưa hợp lý trước yêu cầu vừa đảm bảo

duy trì ổn định kinh tế, vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hệ thống các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác chưa đủ
khả năng thoả mãn các yêu cầu cơ bản của người tiết kiệm do chưa tạo sự an
toàn và tin cậy, chưa có mức sinh lời chấp nhận được, phương thức thanh
toán rườm rà, không thuận tiện và linh hoạt với khả năng rút vốn bất cứ lúc
nào, ở bất cứ đâu khi họ cần đến.
Hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy tăng nhiều về số
lượng nhưng qui mô hoạt động lại quá nhỏ bé, mạng lưới kinh doanh kém
phát triển, chưa làm tốt chức năng trung gian đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, hệ thống thanh toán chưa
thuận tiện và tin cậy, chi phí giao dịch cao nên đại đa số dân cư và nhiều
doanh nghiệp chưa sử dụng hệ thống Ngân hàng cho các giao dịch mua bán và
thanh toán. Giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp còn mang tính vụ việc,
chưa được thiết lập trên cơ sở hợp tác chặt chẽ, ổn định, lâu dài, tin tưởng lẫn
nhau và cùng có lợi. Hệ thống các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, đặc biệt là
các tổ chức chuyên kinh doanh vốn dài hạn hầu như chưa có, thị trường chứng
khoán mới ra đời, hoạt động chưa sôi nổi và thực sự chưa phát huy hiệu quả
một cách rõ nét.
Nhà nước vừa chưa khuyến khích, động viên đúng mức, vừa chưa hỗ trợ
một cách thiết thực và có hiệu quả đối với đầu tư của tư nhân trong nước. Tác
dụng của luật khuyến khích đầu tư trong nước còn hạn chế, chưa thu hút tối
đa vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Luật đầu tư nước ngoài đã được
sửa đổi nhiều nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng còn nhiều rào cản khiến
nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại chưa dám đầu tư.
Chính sách thương mại và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu không rõ ràng,
không nhất quán, gây nhiều cản trở đến đầu tư. Bảo hộ sản xuất trong nước
đang có xu hướng làm xói mòn động lực xuất khẩu và không thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả và nâng cao cạnh tranh. Hậu quả
là sẽ tạo một nền kinh tế chi phí sản xuất cao, kém hiệu quả, kém khả năng
cạnh tranh, làm hại đến lợi ích của đông đảo người tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng của ta còn yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của phát
triển kinh tế, gây hạn chế nhiều trong vấn đề đầu tư. Đây là một nguyên nhân
có tác hại lớn đối với việc thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài.
Tất cả các nguyên nhân trên dù là khách quan hay chủ quan chúng ta
cũng cần phải tìm cách khắc phục. Bởi vì, hậu quả cuối cùng đối tượng phải
gánh chịu là nhân dân, hơn nữa với việc khắc phục được những nguyên nhân
trên chúng ta sẽ tăng được khả năng tiết kiệm giành cho đầu tư phát triển,
thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong doanh nghiệp, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư dài hạn sẽ tăng, cơ sở hạ tầng được
phát triển, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế được
chuyển dịch.
II.2.2.Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuât và hạ tầng cơ sở:
II.2.2.a.Tình hình đầu tư mạng lưới điện:
Điện là nguồn năng lượng chủ yếu của quá trình sản xuất cũng như sinh
hoạt của nhân dân, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về năng
lượng nói chung và điện nói riêng đều bùng nổ gây ra sức ép rất lớn đến cơ
cấu và chiến lược phát triển ngành năng lượng. Trong nhiều năm qua, ngành
điện đã có sự phát triển khá, đáp ứng được những mục tiêu chính yếu của
Đảng và Nhà nước đề ra. Điện giữ vai trò cơ bản cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi đời sống nhân dân ngày một cao thì nhu
cầu sử dụng càng được nâng lên. Do đó đầu tư xây dựng, bảo đảm nâng cấp
điện thường xuyên là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như
sản xuất được đảm bảo và liên tục.
Gia Lâm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh thì điện ngày càng phải đáp
ứng đủ. Tuy nhiên:
+ Theo số liệu tổng hợp ( thời điểm 7/1999) trên địa bàn các xã có 83
trạm biến áp các loại với công suất: 23100 KVA. Tổng chiều dài đường dây
trung thế 34 km, đường trục hạ thế và các đường dây trục thôn, xóm 562 km
được phân bố trên địa bàn 30 xã. Phần lớn các trạm biến áp được xây từ lâu (
những năm 60, 70), hao tổn công xuất lớn, thường xảy ra quá tải.

+ Hệ thống dây tải cũ nát, chắp nối bằng nhiều loại dây dẫn khác nhau
( dây AC25, AC35, AC70, A15, A25, A35, M35…) chất lượng dây dẫn kém do đã
sử dụng nhiều năm (còn 50- 60%). Một vài xã như Kiêu Kỵ, Yên Viên, Dương
Quang… một số tuyến đường nhánh còn dùng các loại dây dẫn lưỡng kim.
+ Về cột điện trên địa bàn các xã có 7300 cột các loại, trong đó cột xi
măng 6160 chiếc ( chiếm 83,38%) còn lại là các loại cột khác: sắt, gỗ, tre
( theo đánh giá chất lượng cột chỉ còn 50- 60%)
+ Công tơ đo điện gồm nhiều chủng loại, nhiều nước sản xuất, chất lượng
khác nhau, phần lớn không qua kiểm định trước khi lắp đặt và nhiều năm nay
chưa được kiểm định lại.
Do quá trình xây dựng và phát triển lưới điện nông thôn trước đây gắn
với việc cấp điện bơm nước thuỷ lợi, mang tính tự phát, chắp vá, không theo
qui hoạch và quy phạm kỹ thuật, có đâu làm đó, quá trình sử dụng đã hư hỏng
nhiều, hao tổn công xuất lớn, kinh phí sửa chữa có hạn do vậy vừa không đảm
bảo an toàn vừa không đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Giá bán điện ở một số nơi còn cao ( 700 và trên 700đồng/KWh, việc
thu tiền điện không có hoá đơn, sổ sách ghi chép thiếu thống nhất và chưa
khoa học, thu tiền điện cao nhưng không có tích luỹ để sửa chữa, tu sửa và
phát triển hệ thống điện.
Thực hiện chỉ thị số 12/ CT- UB ngày 18/5/1999 của UBND thành phố
Hà Nội về việc “thực hiện quyết định số 22/1999/ TTg ngày 13/2/1999 của
Thủ tướng Chính phủ về đề án điện nông thôn tại các xã ngoại thành Hà Nội”
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và chỉ đạo của Ban Thường vụ
Huyện Uỷ, UBND huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các ngành chức năng của huyện,
điện lực Gia Lâm, tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành thành phố
trực tiếp là Phòng Quản lý điện năng- Sở Công nghiệp, Phòng Điện nông thôn-
Công ty điện lực Hà Nội, kết hợp chặt chẽ với UBND, HTX dịch vụ của các xã để
tổ chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc
nảy sinh nhờ vậy sau gần một năm triển khai đề án điện nông thôn huyện đã
đạt được một số kết quả bước đầu, dần dần quán triệt rõ mục đích ý nghĩa của

đề án nông thôn: xoá bỏ cai thầu, bán điện tới hộ dân, giảm giá bán điện sinh
hoạt dưới giá trần, hạch toán đúng, đủ chi phí, đảm bảo an toàn và đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Cùng với việc triển khai có kết quả các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp
lưới điện bằng vốn ngân sách của thành phố, các xã đã tích cực tranh thủ, huy
động mọi nguồn vốn ( kể cả vốn vay) để chủ động nâng cấp lưới điện, phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân:
 Đầu tư cải tạo lưới điện bằng nguồn vốn của thành phố:
Năm 1999 huyện Gia Lâm có 3 xã được nâng cấp cải tạo lưới điện theo kế
hoạch của thành phố là Long Biên, Đặng Xá, Lệ Chi với tổng dự toán được
duyệt 4081 triệu đồng trong đó ngân sách cấp 2748 triệu đồng. Uỷ ban nhân
dân- ban chỉ đạo huyện giao Ban quản lý dự án cùng với UBND 3 xã trên tổ
chức thực hiện đến nay đã hoàn thành dự án, phần vốn ngân sách cấp gồm:
hoàn thành việc xây mới 6 trạm biến áp, cải tạo nâng công suất 3 trạm, di
chuyển 2 trạm. Xây mới các tuyến cao thế nối với các trạm biến áp gồm: Đặng
Xá 935m, Lệ Chi 700m, Long Biên 899m. Cải tạo trục hạ thế với tổng chiều dài
tuyến là: Đặng Xá 3455m, Lệ Chi 1897m, Long Biên 1663m.
Nhìn chung, các công trình trên được thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu kỹ
thuật, đưa vào sử dụng giảm tổn thất, chất lượng điện được nâng lên đáng kể
( điện áp ổn định, đạt khoảng 180- 200 vôn vào giờ cao điểm ) giảm được giá
bán tới hộ dân.
 Đầu tư của các xã:
Bên cạnh việc đầu tư theo dự án, Uỷ ban nhân dân- Ban chỉ đạo huyện chỉ
đạo các xã tích cực huy động mọi nguồn vốn để cải tại nâng cấp lưới điện,
đảm bảo chất lượng điện phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Tính từ khi triển khai đề án điện đến nay các xã đã đầu tư 3351 triệu đồng
cho cải tạo nâng cấp, xây mới 10 trạm biến áp, nâng cấp các tuyến hạ thế…
các xã đầu tư nhiều là : Bát Tràng 1340 triệu, Đa Tốn 379 triệu, Dương Xá 220
triệu, Đông Dư 130 triệu, Kim Sơn 80 triệu đồng…
Việc đầu tư trên đã đáp ứng được một phần nhu cầu về điện và góp phần

giảm giá điện ở địa phương.
Về các dự án năm 2000: Thực hiện kế hoạch của thành phố, năm 2000
huyện Gia Lâm có 9 xã được đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện là: Trâu Quỳ,
Dương hà, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Kim Sơn, Dương Xá, Ngọc Thuỵ, Thượng thanh,
Phù Đổng với tổng vốn đầu tư tới 22 tỷ đồng.

×