Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH BỊ ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH BẾN THÀNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.81 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH BỊ ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH
BẾN THÀNH HÀ NỘI
3.1. XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH:
Trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ còn nhiều biến động ẩn chứa
nhiều bất trắc. Nền kinh tế toàn cầu có bước phục hồi chậm chạp, không ổn
định, khủng hoảng kinh tế, xung đột và các vụ khủng bố có chiều hướng gia
tăng ở nhiều nơi(kể từ sau sự kiện 11/9 tại Mỹ). Ngoài ra, cuộc chiến giữa liên
quân Mỹ – Anh với Irắc đang tiếp diễn, sự lây lan nhanh chóng trên diện rộng
của căn bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) đang gây tâm lý hoang mang, lo
lắng cho thế giới. Từ cuối tháng Hai đến đầu tháng Tư, SARS đã xuất hiện trên
30 quốc gia trong đó có Việt Nam.
Những sự kiện trên đã làm cho ngành du lịch của nhiều nước trên thế
giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những quốc gia Châu Á và Việt
Nam. Các doanh nghiệp du lịch trong nước đang phải đối mặt với tình trạng
các khách hàng huỷ bỏ hợp đồng do họ lo sợ dịch bệnh SARS. Điển hình là công
ty dich vụ du lịch Bến Thành. Theo ông Lưu Đức Kế, giám đốc chi nhánh tại Hà
Nội cho biết: Từ 26/2 đến 18/4, các hợp đồng của công ty bị huỷ bỏ đã lên tới
80%, số lượng khách mà công ty đã mất là 530 người, ước tính thiệt hại
khoảng 1.590.000.000 đồng. Trong khi đó một số công ty lớn như Vietravel,
Hanoitourism…cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Do ảnh hưởng của căn bệnh SARS, nhiều quốc gia trên thế giới có những
biện pháp kiềm chế, ngăn chặn dịch như Malaysia(có thời gian thực hiện việc
ngừng cấp thị thực); Trung quốc, Thái lan, Hồng kông…thực hiện việc kê khai
sức khoẻ đối với khách du lịch. Những vấn đề trên đã gây ra sự đình trệ cho
hoạt động du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam. Nhưng nhìn chung,
nhu cầu của người Việt Nam đi du lịch nước ngoài nhất là sang Trung quốc,
Thái lan, Hàn quốc, Xinh-ga-po, Ma-lay-xia, Pháp, Hà lan…ngày một tăng mạnh
(năm 2002 gấp 4-5 lần so với năm 1999). Một phần là do tình hình kinh tế
nước ta khá ổn định, với mức tăng trưởng năm 2002 là 7,04% (đứng thứ hai
sau Trung quốc), thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, người dân có xu


hướng thích đi du lịch hơn mỗi khi họ có thời gian rỗi.
Với những biến động trên thế giới và tình hình chung ở Việt Nam có thể
đưa ra dự báo một số xu hướng trong sản xuất và tiêu dùng tác động đến hoạt
động kinh doanh lữ hành:
Các công ty lữ hành sẽ tập trung vào khai thác hoạt động thu hút nguồn
khách trong nước để đảm bảo thực hiện kế hoạch của công ty. Do vậy sức cạnh
tranh trên thị trường là rất gay gắt.
Nhu cầu du lịch đến các nước ASEAN, Trung quốc, Nhật bản, Nga, và các
nước Đông Âu, kết hợp với các mục đích khác vẫn sẽ được phát triển.
Các chuyến du lịch tuần trăng mật ở trong nước và nước ngoài sẽ gia
tăng.
Giá cả của chương trình du lịch vẫn là vấn đề người Việt Nam quan tâm.
Do đó, giá rẻ vẫn là một yếu tố quan trọng quyết định tới việc tiêu dùng du lịch.
Khách du lịch sẽ có những đòi hỏi cao hơn trong phục vụ bởi họ đã có
khá nhiều kinh nghiệm trong khi đi du lịch.
Chuyến du lịch sẽ thường được tổ chức trong dịp hè, bởi trong thời gian
này họ có thể đi du lịch cùng gia đình của mình.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
3.2.1. Về các chi tiêu kinh doanh:
Bước vào năm 2003, đây là năm của nhiều sự kiện lớn sẽ diễn ra như
SEAGAMES được tổ chức tại Việt Nam, năm du lịch Hạ Long…Đây là cơ hội
tuyệt vời cho du lịch Việt Nam phát triển chi nhánh Bến Thành Tourist tại Hà
Nội cùng với quyết tâm chung của cả nước, ngành du lịch cố gắng , nỗ lực thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch sau đây
Bảng 9 : Chỉ tiêu kế hoạch của năm 2003 của chi nhánh công ty dịch vụ
du lịch Bến Thành tại Hà Nội
Chỉ tiêu Đơn vị Inbound Outbound Nội địa Tổng
Doanh thu triêu đồng 18350 6000 3000 27350
Số khách lượt
khách

7500 500 5000 13000
Lợi nhuận triệu đồng 750 70 293 1113
Nguồn: Chi nhánh Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành tại Hà Nội
Năm 2003 với các thuận lợi như đã nêu, song cũng còn có nhiều khó khăn
và thách thức đòi Hỏi chi nhánh cần phải vượt qua. Do vậy mục tiêu của chi
nhánh là giữ vững và tăng cường chất lượng các dịch vụ, giữ vững và phát
triển mối quan hệ với các bạn hàng, đối tác truyền thống với chi nhánh.
Ngoài ra, chi nhánh sẽ chú trọng hơn nữa tới công tác mở rộng thị trường
mới, tập trung vào thị trường quen thuộc như Trung Quốc, các nước ASEAN, và
một số nước ở Châu Âu.
3.2.2. Công tác thị trường, quảng bá du lịch:
Nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn những thị trường truyền thống giữ mối
quan hệ thường xuyên với những khách hàng thân quen. Thay đổi cách tiếp
cận với các hãng, tích cực tìm thêm các đối tác mới.
Chuẩn bị chu đáo tham gia các hội chợ về du lịch trong và ngoài nước.
Một mặt là những cơ hội tìm đối tác mới, mặt khác đây là điều kiện để nâng
cao uy tín thương hiệu Bến Thành Tourist.
Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho các cán
bộ thị trường, tạo nên hiệu quả cho công việc.
Hoàn chỉnh các loại ấn phẩm quảng cáo, thiết kế các tập gấp.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá bán tour qua mạng Internet
3.2.3. Về cơ cấu tổ chức :
Hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức bộ máy hiện có, xem xét việc hình thành
mới các bộ phận cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,
sắp xếp lại các bộ phận kém hiệu quả. Điều này sẽ góp phần tạo nên sự thành
công cho chi nhánh.
3.2.4. Các công tác khác :
- Nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thàn cho nhân viên
- Tăng cường đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh tại chi nhánh.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ BỊ ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH.
3.3.1. Về cơ cấu tổ chức và lao động:
Bất cứ một tổ chức kinh doanh nào muốn hoạt động có hiệu quả thì phải
thiết lập được một bộ máy hợp lý. Có như vậy mới nâng cao được khả năng
cạnh tranh, mức độ thực hiện công việc của tổ chức đó.
Để đạt được các mục tiêu của chi nhánh, ban giám đốc đã có một số thay
đổi trong cơ cấu bộ máy:
Hoạt động kinh doanh lữ hành được thực hiện chủ yếu bởi hai phòng:
thị trường trong nước (nội địa và Outbound) và thị trường nước ngoài. Hai
phòng này hoạt động độc lập trên cơ sở điều lệ chi nhánh và chịu sự quản lý
trực tiếp của ban giám đốc.
Với cơ cấu tổ chức hiện nay tính độc lập trong kinh doanh được nâng
cao. Mỗi mảng kinh doanh sẽ chủ động hơn trong việc khai thác các nguồn
khách. Ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt
động trong chi nhánh. Các kế hoách kinh doanh của các phòng ban đều được
ban giám đốc xem xét, quyết định thông qua và ký duyệt.
Theo em, để cho quá trình ra quyết định đảm bảo tính nhanh chóng và kịp
thời, nên mở rộng thẩm quyền cho các trưởng phòng trong việc xử lý những
thay đổi trong giao dịch, thoả thuận với khách hàng,tránh để họ phảI chờ đợi
lâu.
Trong thời gian tới chi nhánh cần xây dựng nội quy để phân định rõ hơn
nhiệm vụ và quyền hạn của từng cá nhân, từng bộ phận. Từ đó, hỗ trợ cho việc
quản lý nhân viên, tạo dựng thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với khách hàng.
Thực hiện được điều này sẽ giúp chi nhánh có được văn hoá riêng, rất cần thiết
cho một đơn vị kinh doanh quốc tế. Cần phân bổ công việc một cách khoa học,
tránh trường hợp khối lượng công việc đè nặng lên một số người.
Phòng thị trường trong nước hiện nay, với đội ngũ lao động gồm 8 người
thực hiện các công việc của hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và

Outbound. Phòng chỉ có 2 hướng dẫn viên kiêm điều hành 4 người làm công
tác thị trường, giao dịch với đối tác. Chất lượng các chương trình du lịch phụ
thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của các nhân viên, những người tham
gia trực tiếp và gián tiếp vào việc thực hiện công việc. Hiện tại, đội ngũ hướng
dẫn viên của phòng còn quá ít. Điều này dẫn đến những khó khăn cho chi
nhánh vào những tháng cao điểm. Vì vậy, chi nhánh phải có kế hoạch để bổ
sung nguồn nhân lực. Vào mùa du lịch, khối lượng công việc cần thực hiên sẽ
rất lớn. Với lực lượng lao động hiện có e rằng sẽ gây ra sự quá tải, đặc biệt là
đối với lao động hướng dẫn. Để khắc phục vấn đề này, chi nhánh nên sử dụng
thêm một số cộng tác viên cho việc hướng dẫn các đoàn khách. Tuy nhiên việc
sử dụng đội ngũ này cũng có những mặt lợi hại nhất định. Vì vậy chi nhánh
cần hết sức quan tâm tới việc lựa chọn các đối tượng này.
Việc tuyển chọn nhân viên cần phải được thực hiện bởi những người có
kinh nghiệm. Chi nhánh cũng nên thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao
nghiệp vụ, khuyến khích nhân viên tự đào tạo, tự hoàn thiện và nâng cao trình
độ đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn chi nhánh.
Ban lãnh đạo cần thực hiện chế độ về khen thưởng, xử phạt. Từ đó, nâng
cao hơn nữa trách nhiệm của nhân viên với công việc.
Tăng cường phổ biến các kiến thức về du lịch cho nhân viên. Do hầu hết
lao động tại chi nhánh được đào tạo các trường Đại học không thuộc chuyên
ngành du lịch. Vì thế, việc phổ biến những hiểu biết về du lịch sẽ toạ cho họ ý
thức được vai trò của mình trong công việc.
Chi nhánh cần xây dựng nên đội ngũ nhân viên có chuyên môn giỏi, có
đạo đức nghề nghiệp, có ý thức chăm sóc khách hàng(thể hiện sự quan tâm giữ
mối liên hệ với khách, đặt mình vào vị trí của họ để xử lý công việc) nhằm ngày
càng nâng cao chất lượng phục vụ khách tại chi nhánh.

×