Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 19 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
THỜI GIAN QUA
I. KHÁI QUÁT NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Do trước đây chưa có sự thống nhất về tiêu chí xác định kinh tế trang
trại nên các địa phương, các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan nghiên cứu
thống kê số lượng các trang trại theo hệ thống tiêu chí riêng, tính định lượng
còn thấp, nên số liệu thống kê trước và nay chênh lệch nhau đáng kể. Tuy
nhiên, có thể đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại bằng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các trang trại.
Sau nghị quyết 03/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại cũng như
một số chính sách khác của Nhà nước, số lượng trang trại đã tăng lên đáng kể
(xem biểu 2).
Tính đến 01/10/2001, theo tiêu chí mới, cả nước có 60.758 trang trại,
tăng 4.960 trang trại so với năm 2000, tăng 15.386 trang trại so với năm 1999,
trong đó Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 1.829 trang trại, so với năm 1999
tăng 21,77% (theo tiêu chí mới), trong đó các địa phương có số lượng trang
trại nhiều nhất là Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình. Tốc độ phát triển bình
quân của số trang trại trong thời kì 1999 – 2001 là 10,35%/năm, bằng 0,61
tốc độ phát triển bình quân chung của cả nước (17%) nhưng với một vùng
không có nhiều đất đai thì đây là một thành tích đáng khích lệ. Trong sự tăng
trưởng ấy, nhóm trang trại chăn nuôi và nhóm trang trại nuôi trồng thuỷ sản
có tốc độ phát triển cao nhất, chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – nông thôn một cách tích cực. Điều này cũng nói lên hướng sản xuất
theo thị trường của kinh tế trang trại.
Biểu 2: Tình hình phát triển số lượng trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng
Loại trang trại 1999 2001
Tốc độ phát
triển bình
quân/năm
1999 - 2001
Tỉ lệ của vùng


Đồng bằng
Sông Hồng so
cả nước (%)
Tổng số trang trại 1.50
2
1.82
9
10.35 3.01
-Số trang trại trồng cây hàng năm 112 183 27.80 0.84
-Số trang trại trồng cây lâu năm 285 288 0.52 1.73
-Số trang trại chăn nuôi 80 153 38.3 8.68
-Số trang trại lâm nghiệp 189 41 -53.5 2.52
-Số trang trại nuôi trồng thuỷ sản 568 1.02
8
35.54 6.06
-Số trang trại kinh doanh tổng hợp 268 136 -28.75 6.78
Nguồn: Số liệu thống kê và kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp – thuỷ sản năm 2001.
Tổng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản là 15.808 ha, chiếm 1,07% diện tích của toàn vùng, và bằng 1,84% diện
tích đất nông nghiệp. Bình quân mỗi trang trại khoảng 8,64 ha, cao hơn mức
trung bình chung của cả nước (6,09 ha) và cao hơn nhiều so với mức bình
quân của các nước Châu Á.
Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 của trang trại
Đơn vị: triệu đồng
Tỉnh, thành phố Số t.t Tổng thu
Giá trị hàng
hoá và dịch
vụ bán ra
Tỉ suất
giá trị

hàng
hóa(%
)
Giá trị
hàng hoá
và dvụ
bình
quân 1
t.T
Thu nhập
Thu
nhập
bình
quân
1 t.t
Cả nước 6075
7
5.306.992 4.965.89
4
92,6 81.7 1.905.849 31.4
ĐB SH 1829 260.393 246.084 94,5 134.5 85.782 46.9
Hà Nội 139 28.755 27.699 199.3 10.264 73.8
Hải Phòng 344 81.677 79.372 230.7 26.185 76.1
Vĩnh Phúc 124 6.984 6.374 51.4 3.414 27.5
Hà Tây 181 26.123 24.173 133.6 6.642 36.7
Bắc Ninh 33 5.040 4.351 131.8 1.333 40.4
Hải Dương 171 12.894 11.992 70.1 5.165 30.2
Hưng Yên 59 12.290 10.879 184.4 2.310 39.2
Hà Nam 39 3.580 3.322 85.2 1.685 43.2
Nam Định 344 50.714 49.437 143.7 18.903 55

Thái Bình 101 19.016 16.178 160.2 4.780 47.3
Ninh Bình 294 13.320 12.307 41.9 5.101 17.4
Đông Bắc 2987 149.741 128.008 75,5 42.8 79.986 26.8
Tây Bắc 134 8.418 6.924 82,2 51.7 3.872 27.9
BTB 3026 186.671 166.382 89,1 55 76.785 25.4
D.Hải NTB 2910 388.499 376.856 97 129.5 125.241 43.1
Tây Nguyên 6029 465.347 426.432 91,6 70.7 143.099 23.7
ĐNB 1270
0
1.249.836 1.191.15
3
95,3 93.8 461.253 36.3
ĐB SCL 3114
2
2.652.087 2.242.05
5
92,3 72 929.831 29.9
Nguồn: Thống kê các ngành sản xuất năm 2001, NXB Thống kê. (Cột thứ năm là tính
toán của tác giả).
Số trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng chỉ chiếm 3,01% tổng số
trang trại của cả nước nhưng hiệu quả lại cao hơn. Tổng thu nhập của trang
trại là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ chi phí vật chất, trừ tiền công
thuê lao động và trừ các chi phí khác. Như vậy phần thu nhập của trang trại
bao hàm : tiền công của chủ trang trại (tiền công quản lý và tiền công lao động
trực tiếp), tiền công của các thành viên và tiền lãi ròng của các trang trại. Đây
là một chỉ tiêu phù hợp, vừa phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh vừa là hiệu
quả hoạt động kinh doanh của trang trại. Xem biểu 1 có thể thấy rằng thu
nhập bình quân 1 trang trại của vùng Đồng bằng Sông Hồng là cao nhất cả
nước (46,9 triệu đồng/trang trại/năm, cao hơn mức trung bình chung 1,49 lần
và bỏ xa những vùng khác (trừ duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ) từ

17-23 triệu/trang trại). Thu nhập bình quân của một lao động trong trang trại
đạt khá: 5,86 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập trung bình của một người
dân nông thôn là 1,17 triệu đồng/năm, tức là thu nhập của lao động trang trại
cao hơn 5 lần. Tổng thu của 1.829 trang trại năm 2001 là 260.393 triệu đồng,
chiếm 4,85% tổng thu cả nước từ kinh tế trang trại (trong khi diện tích trang
trại của vùng chỉ bằng 3,01% diện tích trang trại cả nước), trong đó giá trị
hàng hoá và dịch vụ bán ra là 246.048 triệu đồng, đạt mức tỉ suất giá trị hàng
hoá là 94,5%, cao hơn mức trung bình của cả nước 1,02 lần và chỉ đứng sau
vùng Đông Nam Bộ (95,3%). Nhờ thu nhập trang trại tương đối cao nên chi
tiêu cho đời sống vật chất và tinh thần của trang trại tương đối cao so với
nông dân trong vùng.
Cơ cấu trang trại được thể hiện trong biểu 4.
Biểu 4: Cơ cấu trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2001
Loại trang trại Số lượng (T.T) Tỉ trọng (%)
Tổng số 1.829 100,0
-Số trang trại trồng cây hàng năm 183 10,0
-Số trang trại trồng cây lâu năm 288 15,7
-Số trang trại chăn nuôi 153 8,4
-Số trang trại lâm nghiệp 41 2,2
-Số trang trại nuôi trồng thuỷ sản 1.028 56,2
-Số trang trại kinh doanh tổng hợp 136 7,4
Nguồn: Số liệu thống kê và kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp - thuỷ sản năm 2001.
Các trang trại chăn nuôi phát triển mạnh mẽ và là một thế mạnh của
vùng tuy nhiên số lượng không phải là lớn nhất, trong đó chăn nuôi gia súc
nhỏ và gia cầm chiếm ưu thế vì các loại này không đòi hỏi đất nhiều, thậm chí
bắt đầu xuất hiện hình thức các hộ nông dân chăn nuôi gia công theo mô hình
kinh tế trang trại. Trang trại trại chăn nuôi đã hình thành ở tất cả các ngành
sản xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hoá: thịt lợn, thịt gia cầm, thịt trâu bò, một
số mặt hàng đặc sản... Trang trại chăn nuôi thường có quy mô vừa và nhỏ,
chẳng hạn, với gà: 1000 - 5000 con; lợn: 50 - 100 con; 300 - 500 con; các trang

trại chăn nuôi đặc sản, sử dụng từ 500 - 1000 m
2
nhưng đầu tư nhiều vốn và
chất xám tạo thu nhập cao. Đây là một ngành chăn nuôi chú trọng đến thị
trường tiêu thụ sản phẩm và có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Trong cơ cấu trang trại năm 2001, có thể nhận dễ dàng nhận thấy ưu
thế của các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Sau hai năm mà số lượng trang trại
này đã tăng lên gần 2 lần, chiếm tới quá nửa số trang trại của Đồng bằng Sông
Hồng trong năm 2001, chứng tỏ sức khai thác mạnh mẽ tiềm năng thuỷ sản
của vùng. Trong khi đó số trang trại lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng
hợp lại giảm xuống chứng tỏ các trang trại đã đi theo hướng chuyên sâu và có
hiệu quả.
Sản phẩm của các trang trại không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân trong vùng mà đó còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp chế biến phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, đem lại giá trị hàng hoá
cao, dần đạt tới mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng.
Sự gia tăng giá trị sản xuất hàng hoá của kinh tế trang trại trực tiếp tác
động đến sự gia tăng giá trị của cả ngành sản xuất nông nghiệp và do đó đóng
góp vào tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung. Nhờ trang trại, giá trị sản
xuất hàng hoá của ngành nông nghiệp được cải thiện. Năm 2001, giá trị sản
xuất của toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp (giá cố định 1994) vùng Đồng
bằng Sông Hồng đạt 22.893,33 tỉ đồng, thì phần đóng góp của kinh tế trang
trại là 260,393 tỉ (1,13%).
Trong bối cảnh nông nghiệp nước ta đang tích cực chuyển đổi cơ cấu vật
nuôi cây trồng cho phù hợp với những nhu cầu của thị trường và cải thiện
cuộc sống dân cư, thì các sản phẩm của trang trại cũng là một nhân tố tích cực,
tuy sự đóng góp chưa nhiều lắm. Nhưng có thể nói rằng, nhờ tính chất sản xuất
hàng hoá, các trang trại đã tự chọn lọc hướng đi thích hợp, không kể những
trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch của nhà nước có
gắn liền với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, mà nông nghiệp vung Đồng bằng

Sông Hồng đã dần dần có những sự chuyển biến tích cực: tỉ lệ trồng trọt giảm
xuống, chăn nuôi tăng dần, năng suất ngày càng cao. Các loại giống có chất
lượng cao ngày càng được đưa vào sản xuất đại trà (lúa, ngô, lợn nạc, cây
công nghiệp, rau xanh...) Tuy nhiên để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa thì
bản thân hoạt động sản xuất tự phát của các chủ trang trại không làm được,
mà cần có quy hoạch lâu dài trên diện rộng, chủ trương và các phương án khả
thi của nhà nước.
Có thể nói, kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn
với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỉ trọng hàng
hoá tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến
nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, tăng
độ phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC
1. Đất đai
Bởi đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại nên kinh tế trang
trại trước hết được phát triển ở các vùng trung du, miền núi, ven biển, những
nơi mà quỹ đất có khả năng khai phá còn lớn để phát triển kinh tế nông, lâm,
thuỷ sản hàng hoá lớn. Vùng Đồng bằng Sông Hồng là vùng hạn chế về đất sản
xuất nông nghiệp do nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng tăng mạnh.
Hiện nay, vùng mới sử dụng khoảng gần 90% quỹ đất, phần còn lại vì nhiều lý
do mà chưa được đưa vào sử dụng.
Qua biểu 2 có thể thấy, cơ cấu sử dụng đất đai trong các trang trại
nghiêng hẳn về mảng nuôi trồng thuỷ sản (63%), trong đó Hải Phòng 88%%,
Nam Định 96%; đất cho ncác tỉnh có quỹ đất lớn để phát triển kinh tế trang
trại là Hải Phòng (4.508 ha), Ninh Bình (2.284 ha), Vĩnh Phúc (1.428 ha), Nam
Định (2.377 ha), Hải Dương (1.579 ha).
Biểu 5: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của trang trại
năm 2001
Đơn vị: ha

vùng Tổng diện
tích
đất nn Lâm nghiệp Nuôi trồng thuỷ
sản
Cả nước 369.567 233.814 69.295 66.458
ĐBSH 15.808 3.209 2.735 10.044
Hà Nội 885 99 146 640
Hải Phòng 4.508 381 169 3.958

×