Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN: Trò chơi trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.94 KB, 12 trang )


- 1 -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ
CHƠI TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ LỘC
CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Tháng 9 năm 2010
I . TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI
TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ .

II. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở
bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo của học
sinh . Vì vậy người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách
lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập . Trò chơi học tập là một
hoạt động mà các em hứng thú nhất . Thông qua trò chơi các em sẽ lĩnh hội tri
thức một cách dễ dàng , củng cố , khắc sâu kiến thức một cách vững chắc , tạo
cho các em niềm say mê hứng thú trong học tập .
Trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa .
• Là một kiểu loại phổ biến của trò chơi .Nó chính là chơi có luật , có
tính cạnh tranh hoặc có tính thách thức với người tham gia phải biết
quy tắc , mục đích , kết quả và yêu cầu .
• Những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi .
Chẳng hạn : giao tiếp bằng chơi , rèn luyện thân thể dưới hình thức
chơi bóng đá , chơi chuyền bóng .
Nói chung trò chơi trong dạy học tiểu học không những mang nội dung giá trị
xã hội mà nó mang tính chuyển tải một lượng kiến thức của một nội dung


bằng các hoạt động giữa Trò - Trò mà người giáo viên đóng vai trò chỉ đạo
hướng dẫn . Bên cạnh đó còn phải hướng các hoạt động cơ bản như nhận thức
, giao tiếp sinh hoạt ...
Qua thực tế trong việc tổ chức các trò chơi trong dạy học ở tiểu học người
giáo viên chủ quan trong quá trình soạn thảo trò chơi . Từ đó học sinh khi
thực hành trò chơi học tập còn thụ động . Cụ thể :
- Một số em chưa làm bài tập thực hành hoặc làm sơ sài .
- Các em không tự suy nghĩ hầu hết các em tham gia chưa chủ động và
toàn diện vào các quá trình giải quyết vấn đề
- Một số em chưa biết xử lý tình huống chưa biết đánh giá ý kiến của bạn
, có em chưa đánh giá được hành vi ,động cơ của bản thân .
- Các em đóng vai chưa thực sự nhập vai diễn
- Các em yếu , trung bình tham gia trò chơi còn lúng túng .
- Một số em chưa tự lập kế hoạch hoạt động cho bản thân , nhóm , lớp .
III . CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1/ Cơ sở tâm lý học :
Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể trẻ đang trong thời kì phát triển , vì thế sức dẻo dai
của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu hoặc quá
mạnh .
Học sinh tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng
không tập trung cao độ . Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong
học tập và phải thường xuyên được luyện tập . Chúng rất dễ xúc động và
- 2 -
thích tiếp xúc với một sự vật , hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây
cảm xúc mạnh .
Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em
chóng cháng . Do vậy trong dạy học giáo viên phải dùng nhiều hình thức dạy
học , đưa học sinh đi tham quan , đi thực tế , tăng cường thực hành , tổ chức
các trò chơi xen kẽ ... để củng cố khắc sâu kiến thức .
2/ Cơ sở lý luận :

Trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi có hệ thống và có tổ chức . Vì thế luật
chơi chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó . Như vậy trò chơi chính là sự
chơi có luật , Những hành vi chơi tùy thích không gọi là trò chơi .
Qua phương pháp dạy truyền thống : GV nói - HS nghe , GV hỏi- HS trả lời .
Từ đó học sinh ít phát triển trí tuệ , việc thực hành gần như không biết . Với
phương pháp dạy như trên , HS không có khả năng phát hiện và giải quyết
vấn đề , xử lý các tình huống bằng những việc làm cụ thể nhằm rút ra kiến
thức . Một số em chưa nắm được quyền trẻ em là gì ? Chưa thể hiện tình yêu
của mình đối với bạn bè , người khác , chưa có trách nhiệm hành động của
mình .
Để giải quyết được những vấn đề này tôi đã cố gắng tìm ra những nguyên
nhân sau :
- Trong những nguyên nhân tạo ra chất lượng học tập của học sinh hầu hết
GV thường :
* Chưa xác định mục đích hay chủ định của trò chơi là nhiệm vụ học tập
của học sinh khi tham gia trò chơi . Mục đích này chi phối tất cả yếu tố trò
chơi , khi trò chơi kết thúc mức độ đạt đích chơi được phản ảnh ở kết quả
thực hiện mà HS thu được . Kết quả chơi là kết quả giải quyết nhiệm vụ học
tập . Trẻ học được những gì cụ thể thì chính cái đó phải thể hiện trong kết quả
chơi .
* Các hoạt động , hành động chơi là những hoạt động thực sự mà người
tham gia chơi tiến hành để thực hiện vào nhiệm vụ , vai trò của mình . Trong
chơi chúng phản ánh nội dung trò chơi vì hoạt động nào cũng thâu tóm trong
nó chủ thể , đối tượng , phương tiện , công cụ , động cơ, mục đích , các hành
động , thao tác và có môi trường nhất định .
* Trong trò chơi phân vai , đóng kịch là hoạt động giao tiếp , các hành động
ứng xử , tổ chức , quản lý .
* Trong trò chơi các hoạt động nhận thức , thực hành , vận động thể chất
chiếm ưu thế , hoạt động càng đa dạng thì nội dung chơi càng phong phú .
- Đối với học sinh :

* Học sinh ít chịu suy nghĩ tìm tòi để tự chiếm lĩnh kiến thức
* Một số HS còn rụt rè , chưa mạnh dạn .
* Hầu hết học sinh tham gia chưa chủ động và toàn diện các quá trình giải
quyết vấn đề như đóng vai , trả lời câu hỏi
- 3 -
- Từ việc phân tích những nguyên nhân trên người GV cần thấy rõ trong
quá trình dạy học , khi tổ chức một trò chơi thao tác sư phạm luôn phù hợp và
cộng hưởng với thao tác tự học của HS .

Có thể khái quát theo sơ đồ :
Dưới tác động của trò chơi chúng diễn ra như một động thái hướng vào mục
đích dạy học và nhiệm vụ học . Trong trò chơi phân vai , đóng vai các quá
trình và tình huống những hoạt động và hành vi của các vai là thực tế của trò
chơi . Xác định các vai chơi là nguyên tắc không bình đẳng , có vai , vai phụ
nhưng những người tham gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng là như nhau .
IV . CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Ta lấy ví dụ :
Trong khối 4 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có 90 HS , em nào chịu
suy nghĩ trước câu hỏi của GV . Điều đó rõ ràng Gv không biết nếu em đó
không được mời lên phát biểu ý kiến . Cón ta mời một em phát biểu ý kiến ,
thì ta biết được em đó suy nghĩ hay không suy nghĩ . Còn lại 89 em khác thì
sao ?
Ví dụ : Bài hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
Ta tổ chức theo hình thức cá nhân , nhóm , lớp .
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1 : Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu Hs đọc truyện : “ Hiếu thảo
với ông bà cha mẹ”
- Mời HS lên đóng vai
HĐ 2 : Hoạt động nhóm

H : Em có nhận xét gì về việc làm của
Học sinh đọc
- Hs tham gia đóng vai
- Hs thảo luận nhóm 5 - Đại diện
nhóm trả lời
HS trả lời - Lớp nhận xét
- 4 -
THẦY TRÒ
Hướng dẫn HS tự nguyên cứu
Tổ chức thảo luận lớp
Kết luận đánh giá
Tổ chức thảo luận nhóm
Tự nguyên cứu cá nhân
Hợp tác với bạn trong nhóm
Hợp tác với bạn trong lớp
Tự đánh giá điều chỉnh
bạn Hưng .
H :Qua câu chuyện trên em có nhận
xét gì về việc làm của bạn Hưng
HĐ 3 : Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
HĐ 4 : Làm việc cá nhân
Bài 1 : SGK
- Yêu cầu học sinh tìm cách ứng xử
- Các tình huống a, b, c, d, đ
HĐ 5 : Củng cố :
- Dặn dò - Nhận xét tiết học
3 Hs đọc ghi nhớ
- Mỗi HS ứng xử một tình huống -
Lớp nhận xét

Qua việc tổ chức học tập như trên , học sinh thảo luận nhóm cử thư kí và báo
cáo kết quả sẽ xảy ra một số hạn chế . Một số em yếu hầu như không thảo
luận và ít mạnh dạn lên phát biểu . Như vậy chỉ có một số ít làm việc còn các
HS yếu thì sao ? Các em có suy nghĩ gì không ? Từ đó giáo viên biết được
hoạt động học tập như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao .
Từ những thực trạng nêu trên tôi đã tìm ra cách giải quyết .
V / NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1/ Tác dụng của trò chơi :
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính
quá trình hoạt động của bản thân trò chơi chứ phải nằm ở kết quả chơi .
Trò chơi là hoạt động phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo
luật , luật của trò chơi chính là những quy tắc định rõ mục đích , kết quả và
yêu cầu của hành động trò chơi , luật của trò chơi có thể tường minh có thể
không.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với
kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập , gần với nội dung bài học
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi thông qua chơi
HS được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò
chơi và do đó HS được luyện tập thực hành củng cố .
Chơi là nhu cầu cần thiết đối với HS Tiểu học , có thể nói nó quan
trọng như ăn , ngủ, học tập trong đời sống các em . Được chơi các em sẽ tham
gia hết sức tự giác và chủ động . Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ như
niềm vui khi thắng và buồn khi thất bại . Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn
thành nhiệm vụ , bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm
vụ của mình . Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn , phấn đấu hết sức để
mang lại thắng lợi cho tổ , nhóm của mình . Đây chính là đặc tính thi đua của
các trò chơi . Vì vậy khi đã tham gia trò chơi HS thường vận dụng hết khả
năng , tập trung sự chú ý , trí thông minh và sự sáng tạo của mình .
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của HS , giúp HS
tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực . Giúp HS rèn luyện củng cố kiến

thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi .
- 5 -

×