Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo và PTNT Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.04 KB, 28 trang )

Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh
nghiệp tại chi nhánh NHNo và PTNT Hà
Tây
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và các doanh
nghiệp ở Hà Tây
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Hà Tây
Hà Tây với diện tích 2192 km
2
, liền kề và bao quanh thủ đô Hà Nội về phía tây và
phía tây nam. Phía đông của Hà Tây là tỉnh Hưng Yên. Phía bắc, tây bắc giáp các tỉnh
Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Phía tây giáp với tỉnh Hoà Bình. Phía nam là tỉnh Hà Nam. Tỉnh
Hà Tây ở về phía tây của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hà Tây nằm cạnh khu kinh tế tam
giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - hạt nhân kinh tế miền Bắc. Đó chính là môi
trường thuận lợi để tạo đà thúc đẩy kinh tế Hà Tây phát triển.
Hà Tây được sông Đà, sông Hồng bao quanh địa bàn tỉnh từ phía tây bắc xuống
phía đông nam. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có những sông lớn như sông Đáy, sông Nhuệ,
sông Tích và một số đầm hồ lớn. Hệ thống sông ngòi cung cấp nước tưới phục vụ sản
xuất nông nghiệp, vừa có giá trị tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản và du lịch…Ngoài ra, Hà
Tây còn là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử, nhiều cảnh quan đẹp tạo nên nhiều điểm du
lịch nổi tiếng, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Với những điều kiện tự nhiên như trên, Tỉnh đã thu hút được nhiều nguồn vốn, đã
kêu gọi được nhiều nhà đầu tư và hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp được thành lập trên
địa bàn Tỉnh nhà.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tây
Hà Tây là một tỉnh nông nghiệp, có hơn 80% dân số là nông dân. Hà Tây có vùng
nông thôn rộng lớn, đất đai chứa đựng những tiềm năng kinh tế đa dạng. Thế mạnh của
Tỉnh là phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển
tiểu thủ công nghiệp, với 1141 làng nghề truyền thống. Đây là môi trường thuận lợi để
NHNo&PTNT huy động vốn, đầu tư tín dụng, giúp các thành phần kinh tế và hộ nông
dân phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nông thôn Hà Tây ngày một
giàu mạnh, văn minh tiến bộ.


Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh các cấp,
các ngành đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mặt công tác như: cải thiện môi trường
gọi vốn đầu tư (tính đến cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh đã chấp thuận 101 dự án đầu
tư trong nước tổng vốn lên tới 4.000 tỷ đồng, 19 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài với tổng vốn là 795 triệu USD), chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng
đường giao thông, cụm, điểm công nghiệp, khu dân cư, tạo cơ hội thuận lợi cho nhiều
doanh nghiệp phát triển, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
Trong những năm qua nền kinh tế Hà Tây phát triển mạnh (năm 2005 GDP tăng
11,7%, năm 2006 DGP tăng 12,52%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch. Đây là
một môi trường tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng về mở chi nhánh và phòng giao
dich tại địa bàn. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch
vụ ngân hàng, bao gồm: NHNo&PTNT, NH Đầu tư và phát triển, NH Công thương, NH
Chính sách xã hội, NH Phát triển Nhà Đồng Bằng sông Cửu Long, NH cổ phần quốc tế,
hệ thống 74 quỹ Tín dụng nhân dân và 1 quỹ Tín dụng TW. Đây là những đối thủ cạnh
tranh của NHNo&PTNT Hà Tây. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì một khách
hàng có thể có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, do vậỵ để đứng vững được trên thị
trường thì NHTM nói chung và NHNo&PTNT Hà Tây nói riêng phải hết sức cố gắng
trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Ý thức được những thuận lợi và khó khăn trên, để phát triển kinh doanh có hiệu
quả trong môi trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường, trong những năm qua
NHNo&PTNT Hà Tây đã nhận thức đầy đủ định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT
Việt Nam và thường xuyên bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh, đề ra nhiều
giải pháp kinh doanh phù hợp và đã đạt được nhiều thành công như ngày hôm nay.
2.1.3. Khái quát về các doanh nghiệp ở Hà Tây
* Doanh nghiệp nhà nước
Tính đến 31/12/2006 toàn tỉnh Hà Tây có 82 DNNN, trong đó có 26 doanh nghiệp
đang có quan hệ vay vốn NHNo&PTNT Hà Tây, giảm so với đầu năm là 6 doanh

nghiệp, tỷ trọng DNNN có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT là 31,7% so với tổng
DNNN có trên địa bàn. Số lượng DNNN trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm (năm 2004
toàn tỉnh có 95 DNNN) do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp và quá trình cổ phần hoá
các DNNN chuyển sang công ty cổ phần. Hiện tại các DNNN hầu như đang trong tình
trạng khó khăn, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, thua lỗ. Tình trạng này đã gây
khó khăn cho việc thu hồi nợ của ngân hàng đối với những doanh nghiệp đã có quan hệ
vay vốn của ngân hàng. Ví dụ như: Công ty Xây dựng công trình giao thông số 116 hiện
tại nợ NHNo&PTNT Hà Tây 34.176 triệu đồng, Công ty Xuất nhập khẩu may thêu
Hưng Thịnh hiện tại nợ 33.346 triệu đồng.
Trước tình trạng hoạt động kinh doanh của khối các DNNN làm ăn gặp khó khăn
như vậy NHNo&PTNT Hà Tây vẫn giữ mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp này để có
thể thu hồi được nợ và giữ chân họ bởi vì trong tương lai các DNNN sẽ cổ phần hoá
chuyển sang công ty cổ phần hạch toán độc lập, làm ăn có hiệu quả hơn.
* Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Số lượng các DNNQD trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, năm 2005 toàn tỉnh có
2164 doanh nghiệp, đến 31/12/2006 đã có tới 3200 doanh nghiệp và chủ yếu là doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Trong số 3.200 doanh nghiệp thuộc khối DNNQD, hiện có 750
doanh nghiệp có quan hệ vay vốn NHNo&PTNT Hà Tây. Đây là thành phần kinh tế
đang phát triển mạnh, có vai trò quan trọng đối với Hà Tây vì nó đã có đóng góp lớn
vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Nhưng ở Hà Tây, khối doanh nghiệp này
đa số được hình thành chủ yếu là từ kinh tế hộ gia đình và cá nhân phát triển lên, do vậy
trình độ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, vốn tự có thấp,
sức cạnh tranh yếu do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sổ sách kế toán chưa kịp thời,
trong hoạt động sản xuất kinh doanh các vẫn chưa có những dự án, phương án phát
triển vững chắc, lâu bền.
Chính những hạn chế trên mà trong thời gian qua hoạt động cho vay của
NHNo&PTNT Hà Tây đối với khối các doanh nghiệp này gặp phải nhiều khó khăn vì
những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng đối với
các doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu mở rộng hoạt động đầu tư cho vay của
Nhno&PTNT Hà Tây đối với khối doanh nghiệp này đã bị hạn chế rất nhiều. Vì vậy, để

thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cho khối doanh nghiệp này NHNo&PTNT
Hà Tây cần phải đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các đối tượng doanh nghiệp này
trên cơ sở nắm bắt được hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để có
những biện pháp thích hợp trong hoạt động cho vay.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà tây
2.2.1. Hoạt động huy dộng vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của
NHTM nói chung và NHNo&PTNT Hà Tây nói riêng. Hoạt động này mang lại nguồn
vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác của mình. Hoạt động huy động
vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó lại là một hoạt
động rất quan trọng, không có hoạt động này xem như không có các hoạt động khác của
NHTM.
Với phương châm chủ động khai thác nguồn vốn nội tỉnh để chủ động mở rộng
cho vay cân đối tại chỗ, NHNo&PTNT Hà Tây trong thời gian qua đã chú trọng đến
công tác huy động các loại vốn ngắn hạn, dài hạn để chủ động mở rộng cho vay trung
và dài hạn, đáp ứng nhu cầu cho vay có hiệu quả trên địa bàn đồng thời hỗ trợ vốn cho
toàn ngành. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Tây trong những năm gần
đây được thể hiện thông qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn huy động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ

trọng
1. TG dân cư 2.231.129 56,8% 2.962.660 62,2% 3.858.323 67,9%
2. TG TCKT-XH 511.949 13,1% 634.907 13,3% 695.603 12,3%
3. TG TCTD 360.214 9,2% 239.522 5% 25.310 0,4%
4. TG UTĐT 821.500 20,9% 930.200 19,5% 1.100.369 19,4%
5. Tổng 3.924.792 100% 4.767.289 100% 5.679.688 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Bảng số liệu trên được thể hiện trên biểu đồ sau:
Biểu đồ 1:
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của chi nhánh
NHNo&PTNT Hà Tây trong những năm gần đây đạt mức tương đối cao. Tuy tốc độ
tăng trưởng giữa các năm không đồng đều nhưng đều vượt mức kế hoạch được giao.
Cụ thể là: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2004 là 3.924.792 triệu đồng, tốc độ
tăng trưởng 17,22%, đạt 97,5% kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn huy động đến
31/12/2005 là 4.924.792 triệu đồng, tăng 842.497 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ
tăng trưởng 21,5%, đạt 106% kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 là
5.679.688 triệu đồng, tăng 912.399 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng
19,2%, đạt 103,3% kế hoạch được giao.
Trong tổng nguồn huy động thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và
liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm. Năm 2004, số tiền huy
đông từ dân cư là 2.231.129 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 56,8% tổng nguồn vốn. Năm
2005, số tiền huy động từ dân cư là 2.962.600 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62,2% tổng
nguồn vốn. Năm 2006, số tiền huy động từ dân cư là 3.858.323 triêu đồng, chiếm tỷ
trọng 67,9% tổng nguồn vốn. Tình hình này cho ta thấy mức độ tin cậy của dân cư đối
với ngân hàng, NHNo&PTNT Hà Tây đã để lại được hình ảnh tốt trong lòng dân cư.
Nguồn tiền gửi uỷ thác đầu tư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội ổn định
qua các năm, tiền gửi uỷ thác đầu tư luôn chiếm tỷ trọng khoảng 19% đến 20% tổng
nguồn vốn, tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội luôn chiếm tỷ trọng khoản 12% đến
13% tổng nguồn vốn.
Ngược lại, tiền gửi của TCTD ngày càng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối

được thể hiện thông qua số tiền huy đông được và tỷ trọng: năm 2004 số tiền huy động
được là 360.214 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 9,2% tổng nguồn vốn, năm 2005 số tiền
huy được là 239.522 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 5% tổng nguồn vốn, năm 2006 số
tiền huy động được 25.310 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 0,4% tổng nguồn vốn.
Nếu phân loại theo thời hạn huy động nguồn vốn, tình hình huy động nguồn vốn
của NHNo&PTNT Hà Tây trong thời gian qua đã được những kết quả và được thể hiện
thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn huy động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ trọng
1. TG không kỳ hạn 537.890 13,7% 657.437 13,8% 675.688 13,6%
2. TG kỳ hạn <12T 814.804 20,8% 809.309 17% 80.154 1,6%
3. TG kỳ hạn >= 12T 2.572.098 65,5% 3.300.543 69,2% 4.201.763 84,8%
Tổng cộng 3924792 100% 4767289 100% 4957605
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Bảng số liệu trên cho ta thấy:
Trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hà Tây thì tiền gửi có kỳ hạn
>= 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và
số tương đối, tức là số tiền huy động được và tỷ trọng của số tiền huy động được trong
tổng nguồn huy động tăng cao trong thời gian gần đây. Cụ thể là: năm 2004, tiền gửi có
kỳ hạn >= 12 tháng chiếm 65,5% so với tổng nguồn, đến năm 2005 chiếm 69,2% so với
tổng nguồn tăng 728.445 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2006 chiếm 84,4% so
với tổng nguồn tăng 901.220 triệu đồng so với năm 2005.
Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng biến động theo chiều ngược lại so với tiền gửi có

kỳ hạn >= 12 tháng, liên tục giảm qua các năm, đặc biệt trong năm 2006 giảm xuống
nhanh chóng, ngân hàng chỉ huy động được 80.154 triệu đồng từ nguồn này và chỉ
chiếm một tỷ trọng nhỏ 1,6% so với tổng nguồn huy động.
Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng không lớn và ổn định qua các năm. Nguồn
vốn ngân hàng huy động từ nguồn này thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn >=
12 tháng (năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn chỉ bằng 16% so với tiền gửi có kỳ hạn >=
12 tháng). Đây là một thuận lợi lớn cho ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng chi trả
và thanh toán cho khách hàng vì tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn lớn do đó ngân hàng hoàn toàn
chủ động về thời hạn phải thanh toán cho khách hàng gửi tiền.
2.2.2. Hoạt động đầu tư tín dụng
Hoạt động đầu tư tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng.
Trong hoạt động đầu tư tín dụng, NHNo&PTNT Hà Tây có nhiệm vụ cho vay ngắn hạn
đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, cho vay trung hạn, dài
hạn đối với các dự án có hiệu quả, mục tiêu tài trợ tuỳ tính chất và khả năng nguồn vốn.
Trên cơ sở có lợi thế về huy động nguồn vốn, NHNo&PTNT Hà Tây luôn tích cực chỉ
đạo mở rộng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lương tín dụng, lấy thị trường nông
thôn là chính, đẩy mạnh đầu tư vào các làng nghề và kinh tế hộ sản xuất, đồng thời chú
trọng đầu tư vào doanh nghiệp. Trong những năm gần đây hoạt động đầu tư cho vay
của NHNo&PTNT Hà Tây rất phát triển và đã đạt được nhiều kết quả lớn cả về mặt số
lượng và chất lượng. Cụ thể như sau:
* Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay của một NHTM là chỉ tiêu đánh giá khối lượng vốn mà ngân hàng
đang cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT
Hà Tây liên tục tăng qua các năm. Kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của
NHNo&PTNT Hà Tây trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu và biểu
đồ dưới đây.
Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
1. Tổng dư nợ 3.649.429 4.233.502 5.283.013

2. Mức tăng dư nợ so với năm trước 712.287 584.073 1.049.511
3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ 24,30% 16% 24,30%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Số liệu ở bảng trên được biểu diễn thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2:
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:
Trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây, dư nợ cho vay của ngân
hàng liên tục tăng qua các năm từ 2004 đến 2006 về cả số tuyệt đối và số tương đối,
với mức tăng dư nợ cho vay trung bình hàng năm là 806.375 triệu đồng. Mức tăng dư
nợ cho vay năm 2005 so với năm 2004 là 712.287 triệu đồng, mức tăng dư nợ cho vay
năm 2006 so với năm 2005 lên tới 1.049.511 triệu đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
dư nợ không đồng đều giữa các năm, năm 2004 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là
24,3% nhưng đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại thấp hơn so với năm
2004 chỉ còn ở mức 16%, năm 2006 dư nợ cho vay lại tăng trở lại với tốc độ tăng trưởng
bằng với tốc độ tăng năm 2004 là 24,3%. Sở dĩ năm 2005 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho
vay lại giảm như vậy là do trong thời gian đó trên địa bàn tỉnh Hà Tây, dịch cúm gia cầm
tái bùng phát đã gây ra những biến động cho nền kinh tế, đã làm ảnh hưởng lớn đến tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp
do vậy cũng đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng.
Nếu hoạt động cho vay được nhìn nhận trên phương diện thời hạn cho vay thì
trong thời gian qua kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng được thể hiện ở bảng số
liệu sau:
Bảng 4: Kết quả hoạt động cho vay phân theo thời hạn cho vay
Đơn vị:
Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
DNCV
Tỷ
trọng

DNCV
Tỷ
trọng
DNCV
Tỷ
trọng
1. DNCV ngắn hạn 2.214.015 61,7% 2.831.043 66,9% 3.747.595
70,9
%
2. DNCV trung hạn 1.248.544 34,2% 1.256.191 29,7% 1.396.922
26,5
%
3. DNCV dài hạn 186.870 5,1% 146.268 3,4% 138.496 2,6%
4. Tổng dư nợ
3.649.42
9
100%
4.233.50
2
100%
5.283.01
3
100
%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và liên tục
tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn
là 3.474.595 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng dư nợ, đây cũng là năm có dư
nợ cho vay ngắn hạn cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ trong ba

năm. Dư nợ cho vay trung hạn cũng tăng qua các năm nhưng so với tổng nguồn thì tỷ
trọng dư nợ cho vay trung hạn đang có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể là: năm
2004 dư nợ cho vay trung hạn là 1.248.544 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,2% so với
tổng dư nợ. Đến năm 2006, mặc dù dư nợ cho vay tăng so với năm 2004 đạt 1.369.922
triệu đồng nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp hơn chỉ ở mức 26,5% so với tổng dư nợ. Dư
nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ và liên tục giảm về cả số
tuyệt đối và số tương đối so với tổng dư nợ. Năm 2004 dư nợ cho vay dài hạn là
186.870 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,1% so với tổng dự nợ, đến năm 2005 giảm xuống
dư nợ cho vay là 146.268 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,4% so với tổng dư nợ, đến năm
2006 mức dư nợ cho vay dài hạn lại giảm xuống còn 138.496 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
2,6% so với tổng dư nợ.
Qua phân tích trên ta thấy NHNo&PTNT Hà Tây chủ yếu cho vay ngắn hạn, cho
vay trung hạn ở mức thấp và cho vay dài hạn ở mức rất thấp so với cho vay ngắn hạn.
Điều này cho thấy khách hàng đến với ngân hàng chủ yếu là có nhu cầu vốn ngắn hạn
và khách hàng có nhu cầu vốn dài hạn nhưng không có đủ điều kiện để được vay vốn
dài hạn nên chỉ được vay vốn ngắn hạn.
* Chất lượng cho vay
Nợ xấu là tiêu thức chủ yếu khi đánh giá chất lượng cho vay, là tiêu thức phản ánh
rõ nhất về chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN của NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm
5. Nợ xấu được xác định như sau:
Tỷ lệ nợ xấu =
Số dư nợ xấu
* 100%
Tổng dư nợ
Trong quá trình cho vay NHNo&PTNT Hà Tây hết sức quan tâm tổ chức thực
hiện và thẩm định chặt chẽ từng món vay, luôn chú trọng công tác thẩm định trước khi
cho vay, tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay, từng bước giảm thấp nợ xấu,
nâng cao chất lượng cho vay. Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Tây trong hoạt
động cho vay thời gian qua được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình nợ xấu qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư nợ
Tỷ
trọng
1. Nợ nhóm 3 22,5 68% 97 69,2% 67 66,3%
2. Nợ nhóm 4 6,3 19,9% 15 10,7% 13 12,87%
3. Nợ nhóm 5 4,2 12,8% 28 20,1% 21 20,8%
4. Tổng nợ xấu 33 100% 140 100% 101 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây qua các
năm có sự biến động rất lớn, năm 2004 nợ xấu chỉ là 33 tỷ đồng nhưng đến năm 2005
nợ xấu tăng đột ngột lên tới 140 tỷ đồng và đến 2006 thì giảm xuống còn 101 tỷ đồng.
Nguyên nhân của tình hình này như đã nói ở trên trong năm 2005 dịch cúm gia cầm tái
bùng phát gây khó khăn cho mọi hoạt động kinh tế của tỉnh do đó làm ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ ngân hàng của các chủ thể vay vốn. Đây là một thực trạng cần xem xét
nghiêm túc. Cụ thể từng loại như sau:
- Nợ nhóm 3: Trong năm 2005 lên tới 97 tỷ đồng, tăng 74,5 tỷ đồng so với năm
2004, trong năm 2006 ngân hàng đã thu hồi được 30 tỷ đồng vì vậy đến cuối
năm 2006 nợ xấu chỉ còn 67 tỷ đồng.
- Nợ nhóm 4: Năm 2005 là 15 tỷ đồng tăng 8,7 tỷ đồng so với năm 2004. Năm

2006 giảm xuống còn 13 tỷ đồng, như vậy ngân hàng chỉ thu hồi được 2 tỷ
đồng.
- Nợ nhóm 5: Năm 2004 là 4,2 tỷ đồng, nhưng đến năm 2005 lên tới 28 tỷ đồng.
Đây là một thực trạng đáng lo ngại cho việc thu hồi nợ của ngân hàng. Vì vậy
đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp kiên quyết trong việc thu hồi nợ.
Tuy nhiên đến 2006 tình trạng trên đã được cải tạo, trong năm 2006 ngân hàng
đã thu hồi được 7 tỷ đồng và hiện tại nợ nhóm 5 của ngân hàng chỉ còn 21 tỷ
đồng. Trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa
trong việc thu hồi nợ.
2.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Năm 2006, các mặt nghiệp vụ thanh toán quốc tế tăng mạnh, tổng doanh số thanh
toán quốc tế 66 triệu USD, tăng so với năm 2005 là 11,7 triệu USD. Doanh số thanh
toán hàng xuất, nhập khẩu trị giá 21,8 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 68,2
triệu USD, doanh số chi trả kiều hối 32 triệu USD, thực hiện chi trả dịch vụ Westem
Union tại 16 chi nhánh ngân hàng cấp II và hội sở NHNo&PTNT tỉnh tổng số tiền 6
triệu USD với 5195 món, cho vay 5,2 triệu USD. Đến nay đã có trên 13.000 khách hàng

×