trực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương
đống đa.
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
ĐỐNG ĐA.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa được thành lập vào năm 1957
với tên gọi là NHNN quận Đống Đa. Từ khi thành lập đến năm 1988, NHNN
quận Đống Đa là một chi nhánh trực thuộc NHNN, vừa thực hiện chức năng
kinh doanh đồng thời cũng thực hiện việc quản lý ngân hàng trên địa bàn quận
Đống Đa.
Sau khi Nghị quyết số 3, khoá VI của Ban chấp hành Trung Ương Đảng và
Nghị định số 153/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính Phủ) về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và
hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp có hiệu lực. Từ ngày 1/7/1988, Ngân
hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động, NHNN quận Đống Đa
lúc này đã trở thành đơn vị trực thuộc của NHCT thành phố Hà Nội. Nhưng
phải đến năm 1990, kể từ khi hai pháp lệnh về ngân hàng của Hội đồng Nhà
nước là Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín
dụng và Công ty tài chính có hiệu lực thì Ngân hàng Công thương quận Đống
Đa mới thực sự tách khỏi hoạt động của NHNN, với chức năng là tập trung vào
kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng của một NHTM.
Đến năm 1993, NHCT quận Đống Đa được chuyển tên thành NHCT Đống
Đa, là một đơn vị trực thuộc NHCT Việt Nam chứ không còn trực thuộc NHCT
thành phố Hà Nội như trước kia nữa.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, NHCT Đống Đa đã đạt
được những thành tựu to lớn. Hiện nay ngân hàng là đơn vị duy nhất trong hệ
thống được nhận ba huân chương lao động hạng nhất, hạng hai và hạng ba,
sắp tới đơn vị sẽ được nhận danh hiệu anh hùng lao động của Chính phủ. Địa
bàn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là quận Đống Đa. Đây là quận có dân cư
đông đúc và cũng là nơi có nhiều công ty, xí nghiệp hoạt động. Điều này đã tạo
cho ngân hàng một lợi thế rất lớn, đặc biệt là trong huy động vốn và cho vay.
Với lợi thế của mình, ngân hàng luôn là một đơn vị hoạt động kinh doanh có
hiệu quả. Trong năm qua, ngân hàng đã đạt được mức lợi nhuận đứng thứ hai
trong toàn hệ thống (chỉ đứng sau Hội sở I).
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động hơn 10 năm qua của mình, ngân hàng
cũng đã phải trải qua không ít những khó khăn, thử thách nhất là trong thời
kỳ nền kinh tế Việt Nam chuyển từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN. Nhưng với sự đoàn kết, cố gắng hết mình
của Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên, ngân hàng đã vượt qua những khó
khăn, thử thách để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong việc phát triển
kinh tế thủ đô nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
2.1.2. Mô hình bộ máy tổ chức của NHCT Đống Đa.
NHCT Đống Đa là một đơn vị trực thuộc NHCT Việt Nam, thực hiện chế độ
hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Với đội ngũ
cán bộ viên chức gồm 286 người, ngân hàng có bộ máy tổ chức gồm 10 phòng
chức năng (trong đó có 2 phòng giao dịch ở Kim Liên và Cát Linh) thực hiện
nhiệm vụ kinh doanh cùng với tổ bảo hiểm theo hợp đồng giữa công ty bảo
hiểm và ngân hàng trên cơ sở công ty bảo hiểm gửi tiền vào ngân hàng sau khi
ngân hàng đã giới thiệu khách hàng của mình mua bảo hiểm. Các phòng chức
năng có chức năng và nhiệm vụ độc lập nhau và chịu sự quản lý, giám sát trực
tiếp của Ban Giám đốc ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng còn có 15 quỹ tiết kiệm được bố trí ở khắp các phường
thuộc quận Đống Đa nhằm phát huy tối đa khả năng huy động vốn từ dân cư
của ngân hàng.
Mô hình tổ chức của NHCT Đống Đa gồm Ban lãnh đạo (1 Giám đốc và 3
Phó Giám đốc) cùng với hệ thống các phòng ban được khái quát hoá qua hệ
thống sơ đồ như sau:
Hình 4: Sơ đồ tổ chức NHCT Đống Đa.
BAN GI M Á ĐỐC
(Lưu ý : Sơ đồ chỉ mang tính chất tượng trưng).
Về hoạt động kinh doanh, hiện nay NHCT Đống Đa đang thực hiện các
nghiệp vụ cơ bản sau:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội.
+ Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
+ Phát hành kỳ phiếu.
- Hoạt động tín dụng.
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.
+ Đồng tài trợ cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời
hạn hoàn vốn dài.
+ Bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh trả trước, bảo lãnh dự
thầu, bảo lãnh nghĩa vụ bảo hành…
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Nguồn
vốn
Phòng
Kế
toán
Phòn
g Kho
quỹ
Phòng
Kiểm
tra
Phòng
Thông
tin điện
toán
Phòng
Kinh
doanh
đối
Phòng
Tổ chức
h nhà
chính
Phòng
giao
dịch Cát
Linh
Phòng
giao dịch
Kim Liên
+ Các chương trình vay vốn ưu đãi như: Hiệp định vay vốn từ ngân hàng
tái thiết Đức (KFW), Hiệp định vay vốn từ chính phủ Đan Mạch, chương
trình cho vay sinh viên…
- Dich vụ kho quỹ.
+ Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước và quốc
tế thông qua mạng lưới thanh toán.
+ Nhận và thu kiểm đếm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán tại trụ sở của
khách hàng.
+ Nhận giữ tiền, giấy tờ có giá và các giấy tờ quan trọng khác.
- Thanh toán quốc tế.
+ Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo, chiết khấu
và thanh toán thư tín dụng.
+ Nhờ thu (Collection): Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp
nhận hối phiếu (D/A).
+ Chuyển tiền bằng điện (TTR) như chuyển tiền kiều hối, thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế, séc du lịch.
- Thực hiện kinh doanh ngoại hối: thực hiện tư vấn đầu tư, kinh doanh
chênh lệch tỷ giá…
- Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư .
- Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện huy động vốn trên cơ sở hợp tác với
công ty bảo hiểm.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những
năm gần đây.
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn.
Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của một
NHTM. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội
là nguồn vốn truyền thống và chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, trong thời gian qua NHCT Đống Đa đã có nhiều quan tâm, chú
trọng đến công tác huy động vốn từ thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo, chính
xác của đội ngũ nhân viên đến việc mở rộng các loại hình sản phẩm cũng như
mạng lưới giao dịch ở các phường trên địa bàn quận Đống Đa. Điều này đã tạo
cho khách hàng luôn cảm thấy an tâm, thuận tiện khi đến giao dịch với ngân
hàng. Vì vậy mà kết quả khả quan ngân hàng đã đạt được về mặt huy động
vốn trong những năm qua là một thành quả tất yếu.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHCT Đống Đa.
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002
Số
tiền
(tỷđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(tỷđ)
Tỷ
trọng
(%)
Tăng
giảm
(%)
Số
tiền
(tỷđ)
Tỷ
trọng
(%)
Tăng
giảm
(%)
1. Tgửi tiết kiệm 1200 65 1230 61,2 +2,5 1360 58,6 +10,6
2. Tgửi của TCKT 650 35 750 37,3 +15,4 800 34,5 +6,7
3. Kỳ phiếu - - 30 1,5 - 160 6,9 +433
Tổng vốn huy động 1850 100 2010 100 +8,6
5
2320 100 +15,
4
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, NHCT Đống Đa).
Như vậy, trong ba năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng đã có
những dấu hiệu khả quan. Điều này được minh chứng bằng việc tổng vốn huy
động năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000, số vốn mà ngân hàng huy động
được đạt 1850 tỷ đồng, đến năm 2001 đạt 2010 tỷ đồng (về tuyệt đối tăng 160
tỷ và tương đối tăng 8,65%) và đến năm 2002 con số này đã là 2320 tỷ đồng
( tăng 310 tỷ và 15,4%). Việc số tuyệt đối cũng như tương đối đều tăng cao
hơn so với năm trước của hoạt động huy động vốn đã cho thấy được hiệu quả
của những công việc mà ngân hàng đã thực hiện trong những năm gần đây.
Trong số các khoản mục của huy động vốn thì khoản mục tiền gửi tiết kiệm
chiếm tỷ trọng cao nhất và đạt mức tăng trưởng ổn định nhất. Điều này cho
thấy uy tín của ngân hàng đang ngày càng được nâng cao, người dân đã cảm
thấy yên tâm và hài lòng với các sản phẩm mà ngân hàng đưa ra chứ họ không
còn nắm giữ tiền trong tay như trước kia nữa. Khoản mục tiền gửi của các tổ
chức kinh tế cũng tăng lên đã cho thấy quan hệ thanh toán, tín dụng của ngân
hàng với các công ty, xí nghiệp cũng được mở rộng và phát triển.
2.1.3.2. Về hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động sử dụng vốn của NHCT Đống Đa sẽ được xem xét cụ thể thông
qua hai khoản mục chủ yếu là dự trữ và cho vay.
Thứ nhất, về mặt dự trữ của ngân hàng.
Đây là khoản mục tuy chiếm phần không lớn trong tổng TSC của ngân hàng
nhưng lại đóng vai trò quan trọng, nó đảm bảo việc thực hiện dự trữ theo quy
định của NHNN và khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tại NHCT Đống Đa,
tình hình dự trữ trong các năm qua được thực hiện như sau:
Bảng 2: Tình hình dự trữ tại NHCT Đống Đa.
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
1. Tiền mặt 8 9,5 13
2. Tgửi tại NHNN 9 13 5
Tổng cộng 17 22,5 18
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, NHCT Đống Đa).
Mặc dù lượng tiền mặt của ngân hàng sau các năm đã tăng lên nhưng tổng
lượng dự trữ năm 2002 lại thấp hơn năm 2001. Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn
là dấu hiệu dẫn đến rủi ro với ngân hàng vì trong năm 2002, lượng dự trữ mà
NHNN quy định lại rất thấp so với năm 2001 nên làm cho tổng lượng dự trữ
giảm xuống. Nhưng không phải vì thế mà ngân hàng không cần phải chú trọng
vào việc tăng lượng dự trữ của mình lên, như vậy sẽ gây rủi ro tiềm ẩn cho
ngân hàng.
Thứ hai, về khoản mục cho vay của ngân hàng.
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất vì vậy nó giữ một vị trí quan
trọng nhất trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Trong quá trình hoạt
động của mình, NHCT Đống Đa luôn cố gắng tìm nhiều biện pháp nhằm mở
rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng khoản tín dụng để đảm bảo an
toàn vốn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng thường tìm
hiểu rất kỹ khách hàng, nhất là những khách hàng vay lần đầu, trước khi ra
quyết định cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng cũng hạn chế tới mức thấp nhất
những thủ tục phiền hà không cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho khách
hàng vay vốn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, ngân hàng cũng không ngừng mở rộng các hình thức cho vay
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của các doanh nghiệp.
Ngân hàng đã thực hiện cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay theo chương
trình Việt - Đức, cho vay theo chương trình Đài Loan, cho vay xuất nhập khẩu,
cho vay theo chỉ định của Chính phủ, bảo lãnh trong nước và nước ngoài… Nhờ
vậy mà hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng trong những
năm qua.
Mức tăng trưởng dư nợ trong các năm gần đây được thể hiện cụ thể ở
bảng 3 và biểu đồ 1. Ở đây ta thấy mức dư nợ qua các năm đã có một sự
chuyển biến rất rõ rệt. Năm 2001 so với năm 2000 đã tăng 540 tỷ đồng (tăng
56,8%). Đến năm 2002, mặc dù mức tăng không còn cao như năm 2001 nhưng
doanh số dư nợ cũng đã tăng 180 tỷ đồng (tăng 12,1%). Trong tổng dư nợ của
ngân hàng, mức dư nợ của khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn
(gần 90%) và cũng đạt mức tăng trưởng cao. Điều này đã tạo cho ngân hàng
độ an toàn cao trong hoạt động tín dụng từ đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Mức dư nợ ở khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng đã có sự chuyển biến để
chứng minh rằng ngân hàng đã có sự quan tâm đúng mức tới khu vực này.
Bảng 3: Tăng trưởng dư nợ của NHCT Đống Đa.
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
Tổng dư nợ 950 1490 1670
1. Quốc doanh 800 1320 1495
2. Ngoài quốc doanh 150 170 175
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, NHCT Đống Đa).
Mức tăng trưởng dư nợ của NHCT Đống Đa được thể hiện cụ thể qua sơ đồ
sau:
Biểu đồ 1: Doanh số dư nợ tại NHCT Đống Đa.
Về tổng doanh số cho vay, cũng giống như các NHTM khác tại Việt Nam,
NHCT Đống Đa chủ yếu thực hiện cho vay ngắn hạn (chiếm hơn 90%). Ngoài
ra, ngân hàng còn thực hiện việc cho vay trung dài hạn giúp các doanh nghiệp
từng bước đổi mới dây truyền công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong
những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng đã có sự phát triển về cả số
lượng và chất lượng khoản cho vay. Kết quả là khoản thu lãi từ cho vay trong
những năm qua đã được cải thiện đáng kể. Năm 2000, số thu lãi cho vay đạt
60,1 tỷ đồng nhưng đến năm 2001 và 2002 con số này đã lên tới 93 và 120 tỷ
đồng. Như vậy chỉ sau hai năm khoản thu lãi cho vay mà ngân hàng nhận được
đã tăng gần 100%.
Bảng 4: Hoạt động cho vay tại NHCT Đống Đa.
(đơn vị: tỷ đồng).
Chỉ tiêu 2000 2001 2002
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
1410
1160
250
1740
1495
245
1763
1560
203
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
1060
1036
24
1100
1040
60
1583
1546
37
Doanh số dư nợ
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
850
450
400
1490
905
585
1670
919
751
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, NHCT Đống Đa).
2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
• Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trước đây, việc kinh doanh ngoại tệ được chủ yếu dành cho hệ thống Ngân
hàng Ngoại thương. Nhưng ngày nay, với xu hướng đa dạng hoá sản phẩm
dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng khác cũng thực hiện việc kinh doanh ngoại
tệ để tìm kiếm lợi nhuận và giảm rủi ro cho bản thân mình.
NHCT Đống Đa trong những năm qua cũng đã có nhiều quan tâm, chú
trọng đến kinh doanh ngoại tệ. Bằng chứng là việc chi nhánh đã nâng tổ thanh
toán quốc tế thành phòng kinh doanh đối ngoại, tham gia mua bán ngoại tệ,
mở L/C, thanh toán kiều hối, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản
phẩm… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
• Hoạt động thanh toán.
Trong những năm qua, khoản mục thanh toán của ngân hàng đã có một sự
chuyển biến rõ rệt về cả chất lượng và số lượng thanh toán. Năm 2001, tổng
lượng thanh toán dùng tiền mặt và không dùng tiền mặt của ngân hàng đạt
25825 tỷ đồng nhưng đến năm 2002, con số này đã đạt 33625 tỷ đồng. Đó là
do công nghệ ngân hàng nói chung và công nghệ thanh toán nói riêng tại
NHCT Đống Đa đang không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng, đáp
ứng kịp thời yêu cầu thanh toán của khách hàng. Các khoản chuyển tiền trong
nước trước đây thường mất 3 - 4 ngày. Nhưng từ năm 1993 đến nay, chỉ sau 1
ngày là người thụ hưởng có thể nhận được tiền của mình. Nhìn chung công tác
thanh toán qua NHCT Đống Đa là nhanh chóng, chính xác, cho đến nay chưa
xảy ra sai xót nhầm lẫn và chưa bị khách hàng khiếu nại.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHCT ĐỐNG ĐA TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.2.1. Việc thực hiện quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT
Đống Đa.
Hiện nay, NHCT Đống Đa thực hiện bảo lãnh cho khách hàng tuân thủ theo
đúng những quy định và quy trình bảo lãnh do NHCT Việt Nam ban hành với
một số bước được cụ thể hoá để phù hợp với điều kiện hoạt động của ngân
hàng.
Nhìn chung những quy định do NHCT Việt Nam hướng dẫn thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh theo Công văn số 2653/CV - NHCT5 ngày 30/10/2000
không có nhiều khác biệt so với Quyết định số 283/2000/QĐ - NHNN14 ngày
25/8/2000 của Thống đốc NHNN. Chỉ có Điều 23 về trình tự và thủ tục cấp
bảo lãnh là được các ngân hàng áp dụng tuỳ theo đặc điểm, điều kiện hoạt
động của ngân hàng. Với NHCT Đống Đa, trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh cho
khách hàng được thực hiện như sau:
Trường hợp NHCT Đống Đa phát hành bảo lãnh.
t Cán bộ tín dụng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho khách hàng về điều kiện được bảo lãnh cũng
như thủ tục lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh khi khách hàng có nhu cầu xin được
ngân hàng bảo lãnh.
- Thu thập đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng đề nghị bảo lãnh và nghĩa
vụ đề nghị bảo lãnh.
- Từ những thông tin thu thập được, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định về
khách hàng đề nghị bảo lãnh, kiểm tra tính hợp lệ của các tài liệu do khách
hàng cung cấp, phân tích tính khả thi của nghĩa vụ được bảo lãnh, phân tích
các biện pháp đảm bảo cho bảo lãnh về giá trị và khả năng xử lý các tài sản
đảm bảo.
- Đối với bảo lãnh dự thầu mà khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thực hiện hợp
đồng khi trúng thầu, cần phân tích khả năng thực hiện hợp đồng, điều kiện và
khả năng đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Sau khi thẩm định về khách hàng đề nghị bảo lãnh và nghĩa vụ đề nghị bảo
lãnh, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định có ý kiến đề nghị cấp bảo lãnh
hoặc không cấp bảo lãnh và chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trên tờ
trình, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ.
- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh của
NHCT Đống Đa sau khi có quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền
hợp pháp.
- Soạn thảo cam kết bảo lãnh (cam kết bảo lãnh đối ứng trong trường hợp ngân
hàng phát hành bảo lãnh đối ứng), hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo cho
bảo lãnh.
- Giao một bản cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh hoặc cho khách hàng
theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh; giao bản chính hợp đồng bảo lãnh,
cam kết hoặc xác nhận bảo lãnh và các văn bản liên quan đến sửa đổi và gia
hạn bảo lãnh cho bộ phận kế toán sau khi cam kết bảo lãnh được ký. Trường
hợp người thụ hưởng yêu cầu cam kết bảo lãnh được truyền qua mạng truyền
tin có ký hiệu mật thì chuyển một bản cam kết bảo lãnh xuống bộ phận phụ
trách mạng truyền tin có ký hiệu mật để thực hiện.
- Theo dõi, đôn dốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh theo đúng hợp
đồng liên quan và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết, thực hiện những biện
pháp xử lý theo chỉ đạo của lãnh đạo phòng nghiệp vụ và giám đốc của NHCT
Đống Đa.
t Lãnh đạo phòng nghiệp vụ có trách nhiệm:
- Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh và tờ trình của cán bộ tín dụng,
ghi rõ ý kiến của mình trên trên tờ trình về việc thực hiện cấp bảo lãnh hay
không cấp bảo lãnh để trình giám đốc hoặc người uỷ quyền hợp pháp xem xét
quyết định.