Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại SGDI NHCTVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.01 KB, 17 trang )

Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại SGDI NHCTVN
Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại SGDI NHCTVN
Việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ khó đòi tại Sở GDI-NHCTVN nói
riêng và các ngân hàng thương mại nói chung đang có rất nhiều khó khăn.
Không phải mãi tận bây giờ, ngành ngân hàng mới đặt ra nhiệm vụ là phải tập
trung xử lý nợ khó đòi mà thời gian qua, ngân hàng nhà nước, các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng đã quan tâm rất nhiều đến việc này. Sở
GDI-NHCTVN đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể cho mục tiêu giảm thấp tỷ lệ
nợ quá hạn xuống còn 3,2% năm 2002 nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,
củng cố hệ thống ngân hàng. Trên thực tế, đã thu được một kết quả nhất định,
nhưng vẫn còn chưa đạt yêu cầu. Trong thời gian thực tập tại SGDI-NHCTVN,
sau khi đã tìm hiểu thực trạng, em mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, em mong
rằng các ý kiến đó sẽ mang tính xây dựng, góp một phần vào đó giúp SGDI-
NHCTVN nói riêng và ngân hàng thương mại nói chung trong việc hạn chế việc
nợ khó đòi.
I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA SGDI-NHCTVN VỀ HẠN CHẾ NỢ KHÓ ĐÒI.
Ngân hàng công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thưng
mại lớn, ngân hàng thương mại quốc doanh, hoạt động của ngân hàng có vị trí
rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và lĩnh vực
ngân hàng nói riêng. Là một chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam,
SGDI phải thực hiện theo các phương hướng và nhiệm vụ mà Ngân hàng công
thương Việt Nam giao cho. Vì thế trách nhiệm của sở trong thời gian tới là
phải đảm bảo vốn cho nền kinh tế, cho đầu tư phát triển cho xuất khẩu, cho
phát triển nông nghiệp nông thôn; phải mạnh dạn huy động vốn, nhất là vốn
chung, dài hạn; cải tiến thủ tục, gắn việc cho vay vào phương án sản xuất kinh
doanh có hiệu quả; mở rộng thêm hình thức cho vay hợp vốn để có doanh
nghiệp vay được vốn phát triển sản xuất kinh doanh
-Sở giáo dục I tập trung kiện toàn lại toàn bộ công tác cho vay, chú trọng
vào khâu thẩm định dự án đánh giá khách hàng cho thật chính xác; rút kinh
nghiệm cho dự án vay vốn Đài Loan để ngăn ngừa, cho nợ quá hạn xảy ra ở
mức độ thấp nhất.


-Sở tập trung giải quyết nợ quá hạn bằng mọi biện pháp, tích cực thu hồi
nợ quá hạn để tránh trường hợp xảy ra trường hợp nợ khó đòi. Đối với nợ quá
hạn có tài sản đảm bảo, có đầy đủ giấy tờ hợp pháp do ngân hàng gửi thì có
thể xử lý bằng bán, cho thuê hoặc chuyển cho các doanh nghiệp có chức năng
kinh doanh nhận tài sản trả nợ dần. Đối với tài sản đảm bảo chưa đủ giấy tờ
hợp pháp thì làm việc với các cơ quan chức năng để nhanh chóng hoàn thành
thủ tục pháp lý, trình lên ngân hàng nhà nước xin ý kiến để xử lý tài sản đảm
bảo đó. Đối với nợ quá hạn do yếu tố khách quan, được đồng ý cho giảm nợ thì
xin ý kiến chỉ đạo của ngân hàng nhà nước về nguồn bù đắp để giải quyết.
-Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo, Sở vừa thực hiện theo các quy
định của Ngân hàng công thương Việt Nam vừa áp dụng một cách thích hợp
các giải pháp của mình cho phù hợp từng khoản cho vay, từng đối tượng.
-Thực hiện xử lý tài sản đảm bảo theo các văn bản do chính phủ đã ban
hành. Nghị định số 165/199/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo, NĐ 178 về bảo đảm
tiền vay về tổ chức tín dụng trong nước và NĐ 08/2000/NĐ-CP về đăng ký
giao dịch bảo đảm.
-Phấn đấu 2002 giải quyết được nợ khó đòi từ nguồn vốn vay Đài Loan,
giảm tỷ trọng nợ quá hạn xuống còn 3,2%
II. GIẢI PHÁP CỦA SỞ GIÁO DỤC I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM VỀ HẠN CHẾ NỢ KHÓ ĐÒI.
II.1. Nâng cao trình độ cán bộ nhất là trong công tác xử lý tài sản đảm
bảo
-Thực hiện các lớp tập huấn, các c uộc hội thảo về kinh nghiệm đối phó với
khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và cách xử lý nợ khó đòi giữa các ngân hàng
trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam và ngân hàng nước ngoài,
để từ đó học hỏi tiếp thu một cách có chọn lọc những kinh nghiệm để áp dụng
vào thực tế tại Sở.
-Sở giáo dục I- Ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện bồi dưỡng,
nâng cao nghiệp vụ, khả năng nắm bắt và hiểu biết về pháp luật, cơ chế, chính
sách, văn bản có liên quan cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói

riêng để họ có đủ khả năng phòng ngừa và hạn chế hiệu quả nợ quá hạn, nợ
khó đòi.
-Sở sắp xếp đội ngũ cán bộ một cách chuyên môn hoá để họ nắm bắt được
tình hình thị trường, hiểu sâu, hiểu rõ hơn về công việc mình làm tạo điều kiện
hạn chế sự xảy ra của nợ quá hạn cũng như làm công tác xử lý nợ khó đòi cho
tốt.
II.2. Cần phân tích đánh giá khách hàng cũng như dự án
Dự án mà sẽ được đầu tư bằng khoản tín dụng do Sở cấp một cách chính
xác; xem khách hàng là người có đáng tin cậy hay không, dự án có thực sự có
hiệu quả hay không. Phải chú ý đến hiệu quả dự án hơn là chú ý đến tài sản
đảm bảo.
II.3. Cần một khung giá giao động hợp lý
Giúp định giá tài sản đảm bảo tránh định giá cao quá gây thiệt hại khi xử
lý hay thấp quá làm thiệt thòi cho khách hàng.
Sở cần đưa ra một niên độ giao động thích hợp về giá để áp dụng cho việc
định giá tài sản đảm bảo giúp cho cán bộ ngân hàng được linh hoạt trong quá
trình xét duyệt cho vay. Hiện tại, để định giá tài sản trong việc xét duyệt cho
vay, Sở đang áp dụng một khung giá chưa có độ giao động hợp lý làm cho
nhiều khi giá trị tài sản tại thời điểm định giá khác xa so với lúc phát mại đặc
biệt là các tài sản có sự biến động lớn như nhà đất, công trình… vì thế, khiến
Sở gặp nhiều khó khăn khi phải phát mại tài sản để thu hồi nợ. Việc đưa ra
biên độ giao động giá sẽ khác nhau đối với mỗi loại tài sản, tuỳ thuộc vào sự
nhạy cảm của giá tài sản với thị trường, nhiều hay ít để đưa ra biên độ giao
động là lớn hay nhỏ. Một biên độ giá như vậy sẽ giúp cho giá trị định giá của
các tài sản không quá cao và cũng không quá thấp so với giá thị trường tại
thời điểm định giá cũng như thời điểm phát mãi, giảm bớt rủi ro không thu hồi
đủ vốn cho Sở.
II.4. Sở chú trọng hơn nữa đến công ty mua bán được do chính Sở
thành lập
Theo luật các tổ chức tín dụng (01/10/98), các ngân hàng không trực tiếp

kinh doanh bất động sản. Nhưng thực tế, những tài sản đảm bảo hoặc những
tài sản có được do thu nợ, siết nợ, gán nợ…rất cần được khai thác vì chúng có
thể được khai thác cho thuê, bán lại hoặc liên doanh liên kết; nhất là những
bất động sản có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, người mua đứt cả không
phải là dễ. Muốn giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, phải cần đến công ty
mua bán nợ (trực thuộc Sở) mà hoạt động của nó giúp Sở đẩy nhanh quá trình
khai thác, giải quyết các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn, giúp cho việc làm lành
mạnh hoá dư nợ tín dụng của Sở bằng cách đứng ra mua lại các tài sản đảm
bảo và thực hiện các phương án khai thác sao có hiệu quả nhất, trên cơ sở
nhất, Sở sẽ cấp khoản tín dụng mới, tạo nguồn, tạo điều kiện cho khách hàng
khôi phục.
*Chú ý đến cách tổ chức công ty
-Vốn hoạt động: Xuất phát từ chức năng của công ty là khai thác các bất
động sản, tài sản mà Sở nắm giữ thông qua siết nợ, gán nợ, mua được bằng
phát mãi, khách hàng giao để trừ nợ… nên nhu cầu vốn của công ty là phục vụ
côngtác quản lý và kinh doanh tiếp thị. Lượng vốn này do Sở cung cấp.
-Tổ chức cán bộ: các thành viên chủ chốt của công ty nhất là Ban giám đốc
là cán bộ của Sở, được Sở cử và làm việc theo chế độ chuyên trách. Nhân viên
khác tuyển từ bên ngoài.
-Quan hệ giữa Sở và công ty: Trên cơ sở hợp đồng liên doanh liên kết.
Ngân hàng góp tài sản, công ty chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác.
-Nguồn thu của công ty: Nguồn thu chính chủ yếu của công ty là việc bán
tài sản, cho thuê từ việc được chia do đem tài sản đi liên doanh liên kết khai
thác. Nguồn thu này sẽ được chia cho Sở một tỷ lệ nào đó đã thoả thuận để
vừađảm bảo cho Sở thu hồi vốn vừa trang trải chi phí hoạt động của công ty .
-Về thuế: Công ty kinh doanh không vì lợi nhuận nên sẽ được miễn VAT và
đượcgiảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
II.5. Cần một chế độ tài chính phù hợp để giải quyết các chi phí phát
sinh trong công tác cho vay có đảm bảo nhất là đảm bảo bằng tài
sản đảm bảo

Chi phí này gồm rất nhiều khoản: Ngoài chi phí thẩm định, đánh giá do
khách hàng chịu còn các chi phí cho cán bộ quản lý tài sản đó, chi phí phát sinh
khi xử lý tài sản nếu phải nhờ đến toà án…Sở hiện tại chưa thực sự có quy định
rõ ràng về hạch toán chi phí này. Thời gian tới, Sở cần giải quyết tốt vấn đề này
tạo điều kiện cho việc xử lý tài sản đảm bảo đúng quy định, tránh khó khăn cho
cán bộ làm công tác thu nợ khi phải xử lý tài sản đảm bảo.
II.6. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng nhất là trách nhiệm đối
với tài sản đảm bảo mà anh ta quản lý.
Nếu khoản vay gặp phải sự cố chủ quan gây ra như định giá tài sản đảm
bảo không đúng giá trị thực tế, tài sản đảm bảo không đủ “Tư cách” hoặc
khoản vay vượt quá tỷ lệ quy định tính trên giá trị tài sản đảm bảo thì trước
hết phải quy trách nhiệm cho cán bộ thực hiện công việc này. Còn nếu gặp phải
sự cố khách quan, sở nên hạch toán vào kết quả kinh doanh, và coi đó là rủi ro
trong kinh doanh tín dụng.
II.7. Lựa chọn tài sản phù hợp hơn nữa đối với từng hình thức đảm
bảo cụ thể.
Với loại tài sản có gía trị lâu dài tức là không bị mất giá do thời gian, với
các loại tài sản ít mất giá trị sử dụng như đất đai, nhà cửa Giấy tờ có giá thì
khi cho vay nên làm giấy chuyển giao giấy tờ về Quyền sở hữu hay quyền sở
hữu tài sản cho ngân hàng. Khi mà người vay không trả được nợ thì đương
nhiên tài sản là của Sở mà không cần phải phát mại tài sản để thu hồi nợ. Cách
này áp dụng cho các tài sản có giá trị ngang giá trị tiền vay cộng với lãi. Ưu
điểm rõ rệt nhất của nó là tránh được thủ tục phiền hà trong việc phát mãi tài
sản đảm bảo và sự liên két trách nhiệm với hành vi của con nợ khi anh ta có
hành vi gây ra trách nhiệm dân sự hoặc hình sự.
Với tài sản có giá trị hao mòn theo thời gian, khó tiêu thụ như máy
móc,thiết bị lại phải khác. Để đảm bảo cần thiết phải đánh giá lại giá trị tài sản
đảm bảo mà mức độ thường xuyên của nó phụ thuộc vào từng trường hợp cụ
thể để đối phó kịp thời khi có dấu hiệu khả nghi xuất hiện vào thời điểm trả nợ,
khách hàng không trả nợ được, sở sẽ giải quyết bằng cách phát mãi tài sản

đảm bảo, nếu doanh nghiệp bị phá sản, phải trả hết số nợ do tài sản đảm bảo
chưa đủ để trả nợ trước khi trả các món nợ khác. Người có đảm bảo tài sản
được ưu tiên đòi nợ hơn các chủ nợ khác.
II.8. Cần coi tài sản đảm bảo là một bộ phận cấu thành nguyên tắc tín
dụng nên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chú ý hơn nữa đến
công tác quản lý, điều hành việc xử lý.
-Coi trọng tài sản đảm bảo, xem nó như một bộ phận cấu thành nguyên
tắc tín dụng cũng là chủ trương của ngân hàng nhà nước, nó tạo sự bình đẳng
giữa ngân hàng và khách hàng do đó hạn chế được quan niệm không đúng coi
tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết thì xem xét cho vay; tạo điều kiện cho
ngân hàng lựa chọn khách hàng sao cho có uy tín, hoạt động có hiệu quả, có
khả năng trả nợ để cho vay ; lựa chon được biện pháp bảo đảm phù hợp với cả
hai bên và lựa chọn tài sản đảm bảo. Đó là nhân tố quan trọng giúp giảm bớt
tồn đọng tài sản cần phải xử lý.
-Đối với tài sản đảm bảo thuộc diện sẽ phát mãi cần thường xuyên bảo

×