Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.65 KB, 31 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.1.Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
1.1.1.Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1.1.1.Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán không trực
tiếp dùng tiền mặt trong quan hệ chi trả lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế,cá
nhân trong xã hội.Để biểu hiện quan hệ thanh toán,nó thực hiện bằng cách
trích chuyển vốn tiền tệ từ TK này sang TK khác hoặc bù trừ lẫn nhau thông
qua vai trò trung gian của các TCTD.
1.1.1.2.Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt.
Tiền tệ lưư thông thực hiện chức năng thanh toán diễn ra dưới hai hình
thức chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện
dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hoá.Nhưng nó chỉ phù hợp với nền
kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ,hàng hoá trao đổi diễn ra với số lượng
nhỏ,phạm vi hẹp.Chính vì vậy,khi nền kinh tế phát triển ở mức độ cao nhu cầu
thanh toán tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng thì thanh toán bằng tiền
mặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như là độ an toàn không cao,hạn chế
trong việc thanh toán với số lượng lớn gây khó khăn cho cả người chi trả và
người thụ hưởng.Mặt khác,hình thức thanh toán bàng tiền mặt làm giảm khả
năng tạo tiền của NHTM kìm hãm sự phát triển kinh tế đồng thời làm tăng rất
nhiều chi phí về in ấn,vận chuyển và bảo quản tiền mặt cho NHNN.Ngày
nay,nhu cầu thanh toán của nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ đòi hỏi
phải có hình thức thanh toán mới hiện đại hơn thay thế cho phương thức
thanh toán bằng tiền mặt đó chính là phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt.
Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã đáp ứng được
nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của thị truờng cả về số lượng và chất
lượng.
1.1.2.Điều kiện để khách hàng tham gia thanh toán không dùng tiền
mặt


Khách hàng muốn tham gia thanh toán không dùng tiền mặt phải thực
hiện đầy đủ các quy định của ngân hàng về thủ tục giao dịch,giấy tờ thanh
toán.Các chứng từ thanh toán qua ngân hàng mà khách hàng gửi đến phải
đúng với mẫu của ngân hàng,đầy đủ căn cứ pháp lý viết rõ ràng không được
tẩy xoá….
Khách hàng nào thường xuyên có quan hệ thanh toán qua ngân hàng thì
phải có TK tại ngân hàng và trên TK phải luôn có đủ số dư để khi phát sinh
quan hệ thanh toán ngân hàng sẽ thanh toán kịp thời cho người thụ hưởng.
1.1.3.Trách nhiệm của ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền
mặt
Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các mẫu giấy tờ thanh toán phù
hợp quy định cho khách hàng.Khi khách hàng chưa rõ các thủ tục thì ngân
hàng có trách nhiệm giới thiệu và hướng dẫn khách hàng những thủ tục cần
thiết.Ngân hàng cũng phải thường xuyên phải kiểm tra giám sát số dư trên TK
của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán,đồng thời phải thực hiện
việc thanh toán nhanh chóng,an toàn và chính xác.
Trường hợp mà ngân hàng vi phạm những sai lầm như thanh toán
chậm;làm thất lạc khoản tiền gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng sẽ
phải bồi thường tương ứng với thiệt hại đó cho khách hàng.
1.2.Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu ở
Việt Nam bao gồm :
1.2.1.Thanh toán bằng Séc
Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức
chứng từ theo mẫu in sẵn lệnh cho người thực hiện thanh toán chi trả không
điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên Séc hoặc
người cầm Séc.
Séc là phương tiện thanh toán lâu đời phổ biến ở hầu hết các ngân hàng
trên thế giới
Khách hàng mở TK tiền gửi tại ngân hàng nào thì dược ngân hàng đó

nhượng Séc lại để sử dụng.Các ngân hàng thì chọn mẫu Séc riêng của hệ thống
ngân hàng mình và đăng ký với nhà in của NHNN.Người phát hành Séc và
người thụ hưởng Séc đều phải có trách nhiệm bảo quản những tờ Séc chưa
phát hành hoặc đã phát hành.
*Một số quy định cơ bản về Séc
-Các chủ thể tham gia thanh toán Séc
+Người ký phát là người lập và ký tên trên Séc để ra lệnh cho người thực hiện
thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên Séc
+Người được trả tiền là người mà người ký phát chỉ định có quyền hưởng đối
với số tiền ghi trên Séc
+Đơn vị thực hiện thanh toán là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mà
người ký phát được sử dụng TK thanh toán với một khoản tiền để ký phát Séc
theo thoả thuận giữa người ký phát với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
đó.
+Đơn vị thu hộ là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ Séc.
-Ngày ký phát :là ngày mà người ký phát ghi trên Séc để làm căn cứ tính
thời hạn xuất trình của tờ Séc
-Thời hạn xuất trình :là 30 ngày theo lịch,kể từ ngày ký phát đến ngày
mà tờ Séc đó được xuất trình tại địa đIểm thanh toán.Trong thời hạn này tờ
Séc được thanh toán vô điều kiện khi xuất trình
-Thời hạn thanh toán của Séc :là 6 tháng kể từ ngày ký phát,nếu sau thời
hạn xuất trình người thực hiện thanh toán không nhận được thông báo đình
chỉ thanh toán đối với tờ Séc đó và người ký phát đang có khoản tiền được sử
dụng đủ để chi trả cho tờ Séc đó
-Đình chỉ thanh toán :là việc sau thời hạn xuất trình người ký phát thông
báo bằng văn bản yêu cầu người thực hiện thanh toán không thanh toán tờ
Séc do mình đã ký phát.
-Chuyển nhượng Séc :
+Nếu là Séc có ghi tên người được trả tiền:Người được trả tiền có quyền
chuyển chuyển nhượng tờ Séc đó cho người khác bằng cách ghi tên người

được chuyển nhượng ngày tháng chuyển nhượng ký và ghi rõ họ tên,địa chỉ
của mình vào nơi quy định cho việc chuyển nhượng ở mặt sau tờ Séc.Người
chuyển nhượng Séc có quyền chấm dứt việc chuyển nhượng Séc tiếp bằng cách
ghi trước chữ ký của mình cụm từ “không tiếp tục chuyển nhượng”.
+Nếu tờ Séc được ký phát không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi “trả cho
người cầm Séc” :thì người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng cách chuyển
giao tờ Séc đó cho người được chuyển nhượng mà không cần phải ký hậu.
-Séc phát hành quá số dư :là tờ Séc khi xuất trình trong thời hạn xuất
trình mà số tiền trên TK của người ký phát không đủ để thanh toán toàn bộ số
tiền ghi trên tờ Séc đó.
-Phạt vi phạm phát hành Séc quá số dư :
+Nếu vi phạm lần thứ nhất:người thực hiện thanh toán gửi thông báo cảnh
cáo đến cho người ký phát.
+Nếu vi phạm lần thứ hai:người thực hiện thanh toán có trách nhiệm đình chỉ
tạm thời quyền ký phát Séc của người tái phạm trong vòng 3 tháng,không
cung ứng Séc trắng cho người đó trong thời hạn trên đồng thời thu hồi toàn bộ
số Séc trắng đã cung ứng cho người đó.
+Nếu vi phạm lần ba:đình chỉ vĩnh viễn quyền ký phát Séc của người tái
phạm,thu hồi toàn bộ số Séc trắng đã cung ứng đồng thời thông báo mọi thông
tin về người này cho NHNN.
Hiện nay trong thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều loại Séc như
séc chuyển khoản;Séc bảo chi……
1.2.1.1.Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản do chủ TK phát hành trực tiếp cho người thụ hưởng
nhưng khả năng thanh toán của nó phụ thuộc vào số dư TK tiền gửi của người
phát hành tại ngân hàng.
Séc chuyển khoản chỉ được dùng thanh toán chuyển khoản giữa các
khách hàng có TK ở cùng một ngân hàng hoặc hai ngân hàng khác nhau
nhưng cùng tham gia thanh toán bù trừ ;chủ TK muốn phát hành Séc chuyển
khoản phải ghi bằng mực không phai,không nhoè,không được viết bằng bút chì

bút đỏ,không được ký tên đóng dấu vào các tờ Séc mà trên đó chưa ghi đầy đủ
các yếu tố cần thiết.
*Sơ đồ quá trình thanh toán Séc chuyển khoản
+Nếu cả người bán và người mua cùng có TK tại một ngân hàng
Người bán
Người mua
Ngân hàng
(2)

(1)

(3) (5) (4)
(1) :Người bán giao hàng hoá dịch vụ cho người mua.
(2) :Người mua ký phát hánh Séc chuyển khoản và giao trực tiếp cho người
bán.
(3) :Người bán lập bảnh kê nộp Séc cùng với các tờ Séc chuyển khoản gửi
đến ngân hàng đề nghị thanh toán.
(4) :Ngân hàng thanh toán thực hiện kiểm soát chứng từ hạch toán ghi nợ
cho người mua.
(5) :Ngân hàng ghi có vào TK của người bán.
+Nếu hai khách hàng có TK tại hai ngân hàng khác nhau
Người bán
Người mua
Ngân h ng bên bánà
Ngân h ng bên muaà
(2)
(1)
(3) (7) (5)
(6) (6*)
(3) (6) (4) (4*) (4)

(1) :Người bán giao hàng hoá dịch vụ cho người mua.
(2) :Người mua ký phát hành Séc chuyển khoản và giao trực tiếp cho người
bán.
(3) :Người bán lập bảng kê nộp Séc cùng với các tờ Séc chuyển khoản gửi đến
ngân hàng đề nghị thanh toán.
(4) :Ngân hàng bên bán chuyển bảng kê nộp Séc kèm các tờ Séc sang ngân
hàng bên mua.
(4*) :Sau khi kiểm soát và hạch toán ngân hàng bên bán lập và gửi lệnh chuyển
nợ có uỷ quyền tới ngân hàng bên mua (nếu là Séc chuyển khoản có uỷ quyền
chuyển nợ)..
(5) :Ngân hàng bên mua tiến hành kiểm soát hạch toán và ghi nợ TK của
người mua.
(6) :Ngân hàng bên mua chuyển lệnh chuyển có tới ngân hàng bên bán.
(6*) :Ngân hàng bên mua gửi thông báo “chấp nhận lệnh chuyển nợ” tới ngân
hàng bên bán (có uỷ quyền chuyển nợ).
(7) :Căn cứ vào lệnh chuyển có nhận được,ngân hàng bên bán ghi có cho TK
của người bán.
Như vậy trong phương thức thanh toán này,sau khi giao hàng thì người bán sẽ
trực tiếp nhận được tờ Séc chuyển khoản,ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán nếu như
số dư trên TK của người mua còn đủ để thanh toán số tiền ghi trên tờ Séc.Trong thực tế
thì có nhiều trường hợp số dư trên TK của người mua không đủ để chi trả dẫn đến việc
chậm trễ trong thanh toán.
Hiện nay ở Việt Nam cũng đã xảy ra các trường hợp số dư trên TK của
khách hàng không đủ để có thể thanh toán tờ Séc.Trong khi đó các ngân hàng
vẫn chưa thực hiện việc cho khách hàng chi quá một phần nhất định so với số
dư trên TK của mình mà thay vào đó ngân hàng sẽ cho khách hàng vay số tiền
còn thiếu để thanh toán nếu có đề nghị của khách hàng.
1.2.1.2.Séc bảo chi
Séc bảo chi là loại Séc được ngân hàng bảo đảm chi trả bằng cách trích
trước số tiền ghi trên tờ Séc từ TK tiền gửi hoặc TK tiền vay để lưu ký trên một

TK riêng nhằm đảm bảo thanh toán cho tờ Séc đó.
Séc bảo chi được sử dụng trong trường hợp các khách hàng có TK mở
cùng tại một ngân hàng,nếu khác ngân hàng thì phải cùng một hệ thống,nếu
không cùng một hệ thống thì phải tham gia thanh toán bù trừ.Khách hàng
muốn sử dụng Séc bảo chi thì phải lập các liên uỷ nhiệm chi gửi tới ngân
hàng,sau khi kiểm tra các yếu tố đều hợp lệ thù ngân hàng sẽ tiến hành trích
chuyển TK đóng dấu đảm bảo chi trả lên tờ Séc và trả lại cho khách hàng.
*Sơ đồ quá trình thanh toán Séc bảo chi
+Nếu hai khách hàng mở TK trong cùng ngân hàng
Người bán
Người mua
Ngân hàng
(3)
(2)
(4) (6) (1) (5)

(1) :Người mua đến ngân hàng xin bảo chi Séc.
(2) :Người bán giao hàng háo dịch vụ cho người mua.
(3) :Người mua giao tờ Séc đã được bảo chi cho người bán.
(4) :Người bán lập bảng kê nộp Séc kèm tờ Séc bảo chi đến ngân hàng xin
thụ hưởng tờ Séc.
(5) :Sau khi kiểm soát chứng từ và hạch toán ngân hàng ghi nợ cho người
ký phát Séc.
(6) :Ngân hàng báo có cho người bán.
+Nếu hai khách hàng mở TK tại hai ngân hàng khác nhau nhưng cùng một
hệ thống
Người bán
Người mua
Ngân hàng bên bán
Ngân hàng

Bên mua
(2)
(3)
(4) (6) (1) (7)

(5)
(1) :Người mua đến ngân hàng xin bảo chi Séc.
(2) :Người bán giao hàng hoá dịch vụ cho người mua.
(3) :Người mua giao tờ Séc đã bảo chi cho người bán.
(4) :Người bán lập bảng kê nộp Séc kèm tờ Séc bảo chi đến ngân hàng bên
bán nhờ thu hộ số tiền trên Séc.
(5) :Sau khi kiểm soát ngân hàng bên bán ứng vốn thanh toán ngay cho
người bán và gửi lệnh chuyển nợ tới ngân hàng bên mua cùng hệ thống.
(6) :Ngân hàng bên bán báo có cho người bán.
(7) :Ngân hàng bên mua ghi nợ và báo nợ cho người mua.
1.2.1.3.Séc bảo lãnh
Séc bảo lãnh là Séc đã được đảm bảo trả tiền đối với một phần hoặc
toàn bộ số tiền ghi trên Séc bằng việc bảo lãnh của một bên thứ ba nhưng
không phải là đơn vị thanh toán,
Như vậy cũng như Séc bảo chi,séc bảo lãnh là tờ Séc đã được bảo đảm
khả năng chi trả vì vậy mà nó thường được áp dụng trong trường hợp hai bên
mua bán hàng hoá dịch vụ không có sự tín nhiệm nhau về thanh toán.
Trước khi phát hành Séc bảo lãnh người ký phát phải làm thủ tục ký kết hợp
đồng bảo lãnh với một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.Người bảo lãnh có
thể bảo lãnh toàn bộ hoặc một phần số tiền trên tờ Séc;người bảo lãnh ghi
cụm từ “Đã bảo lãnh”,số tiền bảo lãnh tên của người được bảo lãnh,chữ ký và
tên của mình trên tờ Séc hoặc trên văn bản đính kèm với tờ Séc.
Quy trình thanh toán Séc bảo lãnh cũng được thực hiện tương tự thanh
toán Séc chuyển khoản nếu người ký phát đủ khả năng thanh toán số tiền ghi
trên tờ Séc.Trong trường hợp khi người thụ hưởng hoặc ngân hàng thu hộ

xuất trình tờ Séc bảo lãnh tại địa điểm thanh toán trong thời hạn xuất trình
mà người ký phát không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình thì người
bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả thay số tiền mà mình đã bảo lãnh trên tờ
Séc cho người thụ hưởng và người được bảo lãnh phải nhận nợ với người bảo
lãnh.
1.2.2.Thanh toán bằng lệnh chi hay uỷ nhiệm chi-chuyển tiền
1.2.2.1.Lệnh chi hay uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ TK uỷ nhiệm cho tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ TK tiền gửi của
mình để chuyển cho người thụ hưởng có TK ở cùng tổ chức dịch vụ thanh toán
hoặc khác tổ chức dịch vụ thanh toán.
Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng hoá dịch
vụ hoặc chuyển tiền trong cùng môt hệ thống hay khác hệ thống tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.
*Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi
+Nếu hai khách hàng cùng mở TK tại một ngân hàng
Người bán
Người mua
Ngân hàng
(1)

(4) (2) (3)
(1) :Người bán giao hàng hoá dịch vụ cho người mua.
(2) :Người chi trả sau khi nhận được hàng hoá sẽ lập ngay lệnh chi hay
uỷ nhiệm chi gửi ngân hàng đề nghị thanh toán cho người thụ
hưởng.
(3) :Ngân hàng căn cứ vào lệnh chi hay uỷ nhiệm chi ghi nợ và báo nợ
cho người phát lệnh.
(4) :Ngân hàng báo có cho người thụ hưởng.
+Nếu hai khách hàng mở TK ở hai ngân hàng khác nhau

Người bán
Người mua
Ngân hàng
Bên bán
Ngân hàng
Bên mua
(1)
(5) (2) (3)
(4)
(1) :Người bán giao hàng hoá dịch vụ cho người mua.
(2) :Người mua nhận được hàng hoá dịch vụ sẽ lập lệnh chi gửi tới ngân
hàng bên mua đề nghị thanh toán tiền cho người bán.
(3) :Ngân hàng bên mua căn cứ vào lệnh chi ghi nợ và báo nợ cho người
mua.
(4) :Ngân hàng bên mua gửi lệnh chuyển có sang ngân hàng bên bán.
(5) :Ngân hàng bên bán căn cứ vào lệnh chuyển có ghi có vào TK người
bán và báo có cho người bán.
Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán được khách hàng ưa chuộng sử
dụng vì đơn giản nhanh chóng và dễ thực hiện.Trong hình thức thanh toán
này,người bán rất dễ gặp rủi ro vì đã giao hàng nhưng chậm thu được tiền
thanh toán do người mua có thể lập uỷ nhiệm chi chậm hoặc số dư trên TK của
người mua không đủ khả năng thanh toán số tiền hàng hoá đó.Vì vậy hình
thức thanh toán này thường được dùng trong trường hợp hai bên mua bán
hàng hoá dịch vụ đã có sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ thanh toán,uy tín
đặt lên hàng đầu.
1.2.2.2.Séc chuyển tiền
Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền cầm tay do người được
đơn vị uỷ nhiệm trực tiếp cầm tờ Séc đó để nộp vào tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán nhận chuyển tiền để thụ hưởng số tiền trên séc.
Thời gian hiệu lực của tờ Séc chuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày ký phát

hành
Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền cầm tay đứng tên cá nhân
và chỉ thực hiện chuyển tiền giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
cùng một hệ thống.
*Sơ đồ quá trình thanh toán bắng Séc chuyển tiền
Đơn vị bán
Đơn vị mua
Cá nhân
Ngân hàng
Trả tiền
Ngân hàng
Chuyển tiền
hàng hoá
(4) (4) (1) (2)
(3) (2)
(5)

(1) :Đơn vị mua lập uỷ nhiệm chi hoặc nộp tiền mặt vào ngân hàng.
(2) :Sau khi lưu ký vào TK riêng ngân hàng cấp Séc chuyển tiền trực tiếp
cho cá nhân đồng thời báo cho đơn vị mua biết.
(3) :Cá nhân nộp Séc chuyển tiền vào ngân hàng trả tiền.

×