CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT NÓI
CHUNG VÀ THANH TOÁN CTĐT NÓI RIÊNG
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán khong dùng TM.
Quá trình ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, gắn
liền với sự ra đời và phát triển của lưu thông tiền tệ. Do yêu cầu của quá trình
trao đổi hàng hoá, tiền tệ đóng vai trò làm vật trung gian trao đổi giữa các loại
hàng hoá với nhau. Sự ra đời của tiền tệ đã tạo ra điều kiện cho trao đổi hàng
hoá trong xã hội được mở rộng, phát sinh nhiều mối quan hệ trong sản xuất và
tiêu dùng. Do đó có sự khac nhau về thời gian, không gian giữa sản xuất và tiêu
dùng, giữa chu kỳ sản xuất này với chu kỳ sản xuất khác nên trong quan hệ
mua bán nảy sinh các hình thức mua bán chịu phảI thanh toán trong nhiều
ngày. Trong trường hợp này tiền tệ thực hiện chức năng thanh toán. ở đây sự
vận động của vật tư hàng hoá tách rời với sự vận động của tiền tệ.
Khi nền sản xuất hàng hoá còn ở trình độ thấp, troa đổi diễn ra ở phạm vi
hẹp, khối lượng tiền chua nhiều, thanh toán với nhau bằng tiền mặt có nhiều
ưu điểm, phù hợp với sản xuất lúc bấy giờ vì khối lượng tiền mặt thanh toán
nhỏ, trên phạm vi hẹp.
Khi sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn, thanh toán băng tiền mặt đã
bộc lộ rõ những nhược điểm của nó bởi vì thanh toán với khối lượng lớn, phạm
vi thanh toán rộng khắp toàn quốc và toàn thế giới. Việc chi trả bằng tiền mặt
phải chịu những chi phí rất lớn trong việc in ấn, kiểm đếm, bảo quản vận
chuyển với lượng thời gian khá nhiều mà hệ số an toàn lại rất thấp. Chính vì
vậy đòi hỏi phảI có một cách thức thanh toán mới để phù hợp hơn với điều
kiện kinh tế phát triển, thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt. Đó chính là hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là kết quả tất yếu của quá trình
phát triển kinh tế. Nó khắc phục được những nhược điểm của quá trình thanh
toán bằng tiền mặt và phát huy được các ưu điểm hơn hẳn của nó trong nền
kinh tế thị trường.
Thanh toán không dùng tiền mặt thường có một khhhoảng cách về thời
gian giữa sự vận động của hàng hoá và sự vận động của tiền tệ, đồng thời qua
quá trình đó thường phát sinh những quan hệ thanh toán. Sự tách rời giữa vật
tư hàng hoá và tiền tệ cần có một khoảng thời gian cần thiết để làm thủ tục
thanh toán qua Ngân hàng. Do đó đa tạo cho Ngân hàng khả năng tác động
mạnh mẽ vào quá trình thanh toán, là thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và
đảm bảo nhịp độ tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế.
Trong thanh toán không dùng TM thì tiền tệ không xuất hiện dưới hình
thức tiền mặt mà chỉ xuất hiện dưới hình thức ghi sổ. Nghĩa là trên cơ sở số
tiền gởi thanh toán ở Ngân hàng, việc thanh toán được tiến hành bằng
phương pháp dịch chuyển tiền ghi sổ từ tài khoản này sang taì khoản khác chứ
không phải bằng tiền mặt. Có thể nói đây là đặc trưng cơ bản của thanh toán
không dùng tiền mặt.
2. Cơ chế thanh toán KDTM trong nền kinh tế thị trường.
2.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc thanh toán vốn giữa các NH.
Trong thời kì thực hiện kế hoạch hoá tập trung và thực hiện chế độ Ngân
hàng một cấpthì Ngân hàng vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện
chức năng kinh doanh. Khi đó Ngân hàng được xác định là một nghành kinh tế
tổng hợp.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống Ngân hàng chuyển từ một
cấp sang thành Ngân hàng hai cấp. Điều đó đã xác định rõ và riêng biệt chức
năng quản lý nhà nước ccủa NHNN với chức năng kinh doanh của NHTM.
NHNN có chức năng quản lý nhà nước như về chính sách tiền tệ và có chức
năng chinh là phát hành. Còn NHTM, với tư cách là một doanh nghiệp kinh
đoanh trên lĩnh vực tiền tệ, mà nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là cho vay và
nhận tiền gửi , có trách nhiệm hoàn trả, sử dụng vốn để cho vay, chiết khấu và
làm trung gian thanh ttoán.
Trong hệ thống Ngân hàng hình thành nhiều loại Ngân hàng và các hình
thức sở hữu như: Ngân hàng quốc doanh, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên
doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính khác. Mỗi
NHTM là một đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập, theo từng hệ thống , có trụ sở
riêng, và phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn của mình
trong hoạt động kinh doanhnhàm mang lại hiệu quả kinh tế.
Các tổ chức kinh tế, DNNN, DOANH NGHIệP tư nhân, các cá nhân được
quyền lựa chọn NHTM để mở tài khoản. Do vậy mỗi khi phát sinh quan hệ
thanh toán giữa các khách hàng có TK mở tại NHTM khác nhau tất yếu sẽ làm
ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng vốn và các nguồn vốn của các NHTM đó.
Như vậy việc phát sinh quan hệ thanh toán vốn giữa các Ngân hàng là tất
yếu, khách quan để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của xã hội.
Phục vụ quá trình tái sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng nhiều thì Ngân
hàng cần phải nghiên cứu và cải tiến các phương thức thanh toán sao cho phù
hợp. Có như vậy thì Ngân hàng mới đảm bảo vai trò trung gian tài chính của
nền kinh tế, tạo thế đứng cho mình , đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế thế
giới.
2.2. ý nghĩa của thanh toán vốn.
Thanh toán giữa các Ngân hàng là nhiệm vụ rất có ý nghĩa đối với Ngân
hàng và đối với nền kinh tế.
- Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng là hoạt động nghiệp vụ nhằm thực hiện
đầy đủ chức năng trung gian thanh toán của Ngân hàng . nó điều hào vốn
trong nền kinh tế.
- Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng là nghiệp vụ tạo nên mối quan hệ nối
liền với các cơ sở Ngân hàng thành một hệ thống chặt chẽ, tạo điều kiện thu
hút vốn cho các Ngân hàng.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toná giữa các Ngân hàng chính là thực hiện
được yêu cầu của công tác thanh toán không dùng tiền mặt: nhanh chóng.
Chính xác và an toàn tài sản, tăng nhanh vòng quay của vốn góp, giảm chi
phí lưu thông do không phải in ấn, vận chuyển tiền mặt từ nơi này đến nơi
khác.
3. Các phương tthức thanh toná vốn giữa các Ngân hàng.
Trong thời kỳ kinh tế thị trường, thanh toán vốn giưa các Ngân hàng là điều
không thể thiếu được trong hoạt động Ngân hàng. Vốn từ Ngân hàng chuyển
sang Ngân hàng khác là nghiệp vụ xảy ra hàng ngày giữa các Ngân hàng theo
yêu cầu của khách hàng. Công tác vốn giữa các Ngân hàng hình thành tuỳ
thuộc vào trình độ phát triển cccủa công nghệ Ngân hàng và đặc ddiểm tổ chức
hệ thống Ngân hàng .
Tại Việt Nam hiện nay, từ sau khi hệ thống Ngân hàng được tổ chức theo hệ
thống Ngân hàng hai cấp, phương thức thanh toán vốn giữa các Ngân hàng
tương đối phong phú gồm:
3.1. Thanh toán liên hàng (TTLH) và chuyển tiền điện tử.
a. Giai đoạn thanh toán liên hàng.
TTLH là hình thức thanh toán vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng không cùng
một hệ thống Ngân hàng. Thực chất đây là việc chuyển tiền từ Ngân hàng này
đến Ngân hàng kia để phục vụ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ của khách
hàng khi cả hai khách hàng không cùng mở tài khoản ở một Ngân hàng, hoặc
là chuyển cấp vốn, điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống Ngân hàng.
Các nghiệp vụ giao dịch trong TTLH được đơn vị liên hàng tiến hành theo sự
uỷ nhiệm của Ngân hàng cấp trên và áp dụng một trong hai phương pháp
kiểm soát sau.
+ Kiểm ssoát tập trung, đối chiếu phân tán.
+ Kiểm ssoát tập trung đối chiếu tập trung.
b. Giai đoạn thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử là phương thức thanh toán vốn giữa các đơn vị Ngân hàng
bằng việc sử dụng phần mềm thanh toánvới sự trợ giúp của hệ thống máy
tínhvà hệ thống mạng truyền tin nội bộ.
Do áp dụng kỹ thuật điện tử trong thanh toán nên việc thanh toán được thực
hiện một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản, tiết kiệm vốn và chi phí.
3.2. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng
Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng khác hệ thống có mở tài khoản tại một
đơn vị NHNN do NHNN đó tổ chức và thực hiện theo nguyên tắc tổ chức kỹ
thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng.
Điều kiện tham gia thanh toán bù trừ.
+ Phải có TK tiền gửi tại NHNN.
+ Phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nguyên tắctổ chức kỹ thuật nghiệp vụ
của thanh toán bù trừ.
+ Phải có văn bản đề nghị cho tham gia thanh toán bù trừ.
+ Nếu có sai sót gây thất thoát tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho Ngân hàng và khách hàng.
3.3.Thanh toán qua tài khoản ttiền gửi tại Ngân hàng nhà nước.
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN được áp dụng trong thanh toán
qua lại giữa hai Ngân hàng hoặc đơn vị Ngân hàng khác cùng hệ thốngđều có
TK tiền gửi tại NHNN. Các khoản thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN của các
Ngân hàng cũng đều phát sinh trên cơ sở các khoản thanh toán của các Ngân
hàng và của nội bộ các Ngân hàng như các khoản điều chuyển vốn, các khoản
vay trả giữa các Ngân hàng với nhau.
Để các Ngân hàng thực hiện thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNNN, trên cơ sở
chứng từ giấy, cần có các điều kiện sau:
- Các Ngân hàng phải mở TK tiền gửi tại sở giao dịch hoặc tại chi nhánh
NHNN và phải đăng ký dấu, chữ ký trong giao dịch thanh toán với NHNN
nơi mở TK.
- Dấu và chữ ký trên chứng từ thanh toán và bảng kê chứng từ thanh toán
qua NHNN phải đúng với mẫu chữ ký với NHNN nơi mở TK.
- Tài khoản tiền gửi tại NHNN của Ngân hàng trả tiền phải có đủ số dư để
thanh toán kịp thời.
3.4. Thanh toán theo phương thức uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ.
Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ là một phương thức thanh toán giữa hai Ngân hàng
theo sự thoả thuận và cam kết với nhau, Ngân hàng sẽ thực hiện thu hộ hoặc
chi hộ cho Ngân hàng kiảtên cơ sở các chứng từ thanh toán của khách hàng có
mở TK tại Ngân hàng kia.
3.5. Mở tài khản lẫn nhaudể thanh toán.
Phạm vi áp dụng: phương thức này được áp dụng trong thanh toán:
Giữa 2 đơn vị ngân hàng trong cùng hệ thống; và
Giữa 2 ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng khác hệ thống
Điều kiện để thực hiện thanh toán: Ngân hàng hoặc đơn vị ngân hàng
này (gọi chung là Ngân hàng) phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng kia
hoặc ngược lại, theo đó 2 ngân hàng phải đăng ký mẫu dấu, chữ ký của người
có thẩm quyền ra lệnh thanh toán.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN CTĐT Ở VIỆT NAM .
1. Khái niệm về CTĐT.
Chuyển tiền điện tử (CTĐT) là quá trình xử lý một khoản tiền qua mạng
máy tính kể từ khi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh cho đến
khi hoàn tất thanh toán cho người thụ hưởng. Thực chất của TTCTĐT là dùng
kỹ thuật điện tử và mạng chuyển tiền nội bộ để sử lý nghiệp vụ chuyển tiền
thay thế cho phương thức thanh toán liên hàngtruyền thống.
2. Các hình thức TTKDTM ở Việt Nam hiện nay.
Để phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế và đối với hoạt dộng của
Ngân hàng theo cơ chế thị trường, theo quy định số 226/2002/QĐ - NHNN ban
hành ngày 26/03/02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thể lệ TTKDTM,
nghị định 159/CP ngày 9/5/96 của chúnh phủ về ban hành và sử dụng các séc ,
thông tư số 07/Thanh toán không dùng TM ngày 27/9/02 của Ngân hàng nhà
nước áp dụng hình thức thanh toán sau.
- Séc
- Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền
- Uỷ nhiệm thu
- thư tín dụng
- Thẻ thanh toán
3. Thanh toán tiền chuyển điện tử trong hệ thống NHCT.
3.1. Tài khoản sử dụng
Tại TTTT và chi nhánh NHCT mở các tài khoản sau để thay thế cho các tài
khoản thanh toán liên hàng và các tài khoản điều chuyển vốn trước đây:
- Tài khoản 5191.01xxx - Điều chuyển vốn trong kế hoạch bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.02xxx - Điều chuyển vốn ngoài kế hoạch bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.03xxx - Điều chuyển vốn tập trung bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.05xxx - Điều chuyển vốn khoanh nợ bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.06xxx - Điều chuyển vốn ký quỹ bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.07xxx - Điều chuyển vốn quá hạn bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.08xxx - Điều chuyển vốn chờ thanh toán bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.09xxx - Điều chuyển vốn thanh toán khác hệ thống bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.10xxx - Điều chuyển vốn cho vay tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.11xxx - Điều chuyển vốn cho vay bão lụt bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.12xxx - Điều chuyển vốn cho vay từ quỹ tín dụng bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.13xxx - Điều chuyển vốn cho vay dự án của ngân hàng tái
thiết Đức bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.14xxx - Điều chuyển vốn cho vay dự án của ngân hàng cân đối
Đức bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.15xxx - Điều chuyển vốn cho vay dự án vừa và nhỏ bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.16xxx - Điều chuyển vốn cố định bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.49xxx - Điều chuyển vốn chuyển khác bằng VNĐ
- Tài khoản 5191.51xxx - Điều chuyển vốn ngoại tệ trong kế hoạch
- Tài khoản 5191.57xxx - Điều chuyển vốn quá hạn bằng ngoại tệ
- Tài khoản 5191.58 xxx - Điều chuyển vốn khoanh nợ bằng ngoại tệ
- Tài khoản 5191.59xxx - Điều chuyển vốn ký quỹ bằng ngoại tệ
- Tài khoản 5191.60xxx - Điều chuyển vốn chờ thanh toán bằng ngoại tệ
- Tài khoản 5191.61xxx - Điều chuyển vốn bắt buộc bằng ngoại tệ
- Tài khoản 5191.62xxx - Điều chuyển vốn vay dài hạn bằng ngoại tệ
- Tài khoản 5191.99xxx - Điều chuyển vốn thanh toán khác bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên được thanh toán qua mạng máy tính chủ yếu sử dụng 2TK:
TK 5192.01xxx - Điều chuyển vốn trong kế hoạch
TK 5191.02xxx - Điều chuyển vốn ngoài kế hoạch
Các tài khoản trên được thực hiện qua mạng máy tính trên cơ sở các
chứng từ thanh toán điện tử Đi và Đến. Các tài khoản còn lại chỉ để hạch toán
đối ứng tại NHCT hoặc TTTT trên cơ sở thực hiện mối quan hệ với hai tài
khoản trên.
3.2. Chứng từ sử dụng.
Chứng từ sử dụng văn bản chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các
nghiệp vụ kinh tế và đang diễn ra tại các cơ quan ngân hàng. Các chứng từ
được sử dụng trong thanh toán điện tử gồm các chứng từ gốc như:
1. Uỷ nhiệm chi
2. Séc chuyển khoản
3. Uỷ nhiệm thu
4. Giấy nộp tiền
5. Chuyển tiền nội bộ ghi Có
6. Chuyển tiền nội bộ ghi Nợ
7. Điện tra soát giữa các chi nhánh với nhau và giữa TW với các chi nhánh.
Các chứng từ gốc này phải được lập theo mẫu quy định của Ngân hàng
Công thương Việt Nam. Các thanh toán viên khi nhận các chứng từ gốc từ
khách hàng chuyển tới thì phải kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ của
chứng từ.
Ngoài các loại chứng từ giấy trong CTĐT phải sử dụng chứng từ điện tử.
Chứng từ điện tử được “tạo” trên hệ thống máy vi tính thông qua việc chuyển
hoá đơn chứng từ thanh toán thành chứng từ điện tử và căn cứ là chứng từ
gốc.
NHCT Việt Nam quy định chứng từ hạch toán tại NHCT trong TTĐT
được lập bằng máy theo mẫu thống nhất và phải đảm bảo 2 điều kiện:
- Có ký hiệu do Trưởng phòng kế toán tính
- Được giải mã hoặc mã hoá qua đường truyền.
Chứng từ điện tử được lập và sử dụng đối với khách hàng có liên quan
đến lĩnh vực thanh toán Ngân hàng, trừ các nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết
kiệm, phát hành cổ phiếu, tín phiếu kho bạc.
Ngân hàng khi sử dụng chứng từ điện tử phải có máy móc thiết bị đáp
ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát xử lý, sử dụng bảo quản và lưu trữ chứng từ
điện tử, có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật.
Chứng từ điện tử được lập phải chính xác, có đầy đủ các yếu tố về chữ ký
điện tử của kế toán trưởng, khi nhậ được các chứng từ nộp vào phải được
nhập vào máy ngay theo các hình thức thông thường hoặc khẩn.
Chứng từ điện tử phải hợp lệ, đúng mẫu quy định, đầy đủ, rõ ràng các
yếu tố, dữ liệu.
Các yếu tố tập trung cho tất cả các mẫu chứng từ điện tử:
+ Ngân hàng khởi tạo: Nhập mã và tên ngân hàng khởi tạo.
+ Ngân hàng nhận lệnh: Nhập mã ngân hàng nhận lệnh.
+ Số giao dịch: chương trình tự động nhập theo quy định gồm 6 ký tự.
+ Số chứng từ gốc: Nhập số chứng từ gốc.
+ Loại nghiệp vụ: Nhập số của mẫu điện.
+ Ngày giá trị: Nhập ngày hiệu lực của bức điện.
+ Ký hiệu thống kê.
+ Các yếu tố còn lại trên mẫu chứng từ điện tử phải nhập theo dữ liệu
trên chứng từ gốc.
Chứng từ do máy in ra phải đảm bảo.
+ Có ký hiệu mật do Trưởng phòng kế toán tính và kiểm tra.
+ Có chữ ký của trưởng phòng kế toán.
3.3. Tại Ngân hàng khởi tạo (NHKT)
- Khách hàng có nhu cầu thanh toán lập và nộp vào chi nhánh NHCT nơi
mình mở tài khoản các chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo cơ chế thanh toán qua
Ngân hàng cua NHNN và hướng dẫn cuả NHCT Việt Nam đối với từng thể chứ
thanh toán .
- Thanh toán viên nhận chứng từ của khách hàng nộp vào phải tiến hành
kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm tra số dư trên tài khoản
khách hàng ... nếu đủ điều kiện thanh toán sẽ sử lý: lập chứng từ thanh toán
điện tử đối với nơi giao dịch tức thời và đủ điều kiện kỹ thuật hoặc ký tên trên
chứng từ rồi chuyển sang bộ phân thanh toán điện tử chuyên trách.
- Bộ phận thanh toán điện tử chuyên trách nhân chứng từ có trách
nhiệm, kiểm tra lại các yếu tố của chứng từ và chữ ký của thanh toán viên, tiến
hành chuyển hoá chứng từ thành giấy chưng từ điện tử cùng thể chức thanh
toán ( Uỷ nhiệm chi, séc bảo chi .v.v. của chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân ) mỗi
chứng rừ thanh toán được chuyển hoá thành một lệnh CTĐT.
- Sau khi thanh toán viên lập xong chứng từ điện tử bằng máy, tiến hành
in chứng từ chuyển tiền, ký tên kèm theo chứng từ gốc chuyển cho trưởng
phòng Kế toán hoặc người được uỷ quyền.
- Trưởng phòng Kế toán hoặc người được uỷ quyền kiểm soát tính hợp
pháp, hợp lệ của chứng từ gốc, sự khớp đúng giữa các chứng từ gốc với chứng
từ in ra và kiểm chứng trên máy vi tính. Nếu hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng sẽ
chấp nhận tính ký hiệu mạt cho chứng từ đang hiển thị trên máy, ghi ký hiệu
mật và ký tên vào chứng từ lưu trước khi quyết định chuyển đi.
- Chứng từ gốc, chứng từ thanh toán điện tử được giao lại cho thanh
toán viên để hạch toán và lưu trữ. Nội dung hạch toán như sau:
+ Đối với chuyển tiền ghi Có bằng Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Séc
chuyển khoản trên cùng địa bàn tỉnh thành phố, hạch toán như sau:
Nợ: TK tiền gửi hoặc tiền vay của kháchhàng.
Có: TK điều chuyển vốn trong kế hoạch 5191.01xxx
+ Đối với chuyển tiền ghi Nợthanh toán bằng Séc bảo chi, séc định mức,
séc chuyển tiền, hạch toán như sau:
Nợ: TK điều chuyển vốn trong kế hoạch 5191.01xxx
Có: TK tiền gửi hoặc tiền vay của khách hàng hoặc TK thích hợp.
+ Đối với chuyển tiền ghi Có bằng giấy nộp tiền, nộp ngân phiếu thanh
toán, hạch toán như sau: