Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THÙY TRANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
MÔ HÌNH TÔM THÂM CANH VÙNG CHUYỂN ĐỔI
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 96 20 115

Cần Thơ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THÙY TRANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA
MÔ HÌNH TÔM THÂM CANH VÙNG CHUYỂN ĐỔI
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 96 20 115

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HUỲNH VIỆT KHẢI


TS. TRẦN MINH HẢI

Cần Thơ, 2020
i


LỜI CẢM TẠ

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh. Trong suốt thời gian
từ khi học tập tại trường đến nay, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy
cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc đó, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến cha mẹ - người đã không quản mọi khó khăn, vất vả, gian khó, tạo mọi
điều kiện để tôi được cắp sách đến trường và luôn là người tiếp thêm sức mạnh để tôi
vươn lên trong học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, cung cấp các tài liệu giúp tôi trang bị
thêm được nhiều kiến thức mới và bổ ích để hoàn thành tốt luận án tiến sĩ.
Đặc biệt, Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến TS. Huỳnh Việt Khải và TS. Trần Minh
Hải, Giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình định hướng tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án tốt
nghiệp.
Chân thành cám ơn Thầy Phạm Lê Thông đã có những đóng góp rất thiết thực cho bài
nghiên cứu, cũng như những hỗ trợ trong suốt 4 năm học về kiến thức và kỹ năng.
Chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Phú Son đã giúp đỡ chia sẽ kinh nghiệm trong quá
trình hoàn thành luận án.
Trong quá trình thực hiện luận án khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp
ý chân thành của quý Thầy cô và đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt nhất luận án
này.
Trân trọng./.
Cần Thơ, ngày


tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thùy Trang
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp
nào khác.

Cần Thơ, ngày
Cán bộ hướng dẫn

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

TS. Huỳnh Việt Khải TS. Trần Minh Hải

iii

Nguyễn Thùy Trang



TÓM TẮT

Diễn biến thời tiết thất thường và xâm nhập mặn cùng với sự bất ổn định về thị trường,
giá bán thấp trong khi giá vật tư tăng cao làm cho việc thay đổi mô hình sản xuất để
thích ứng diễn ra như là một hiện tượng tất yếu. Chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp
là một trong những giải pháp để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Tuy nhiên,
quá trình chuyển đổi này chứa đựng nhiều rủi ro và cần nhiều nghiên cứu để góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời hạn chế rủi ro cho những nông hộ khu vực này.
Do vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang tôm thâm canh vùng chuyển
đổi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); (2) Phân tích hiệu quả kinh tế, môi
trường và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm
thâm canh vùng chuyển đổi ven biển ĐBSCL và (3) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển
ĐBSCL.
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 294 nông hộ vùng chuyển
đổi ven biển khu vực ĐBSCL, trong đó 157 hộ ở Sóc Trăng (67 hộ đang canh tác mía
và 90 hộ chuyển đổi từ mía sang tôm thâm canh) và 137 hộ ở Kiên Giang (70 hộ đang
canh tác mô hình lúa – tôm và 67 hộ chuyển đổi từ lúa – tôm sang tôm thâm canh) để
tiến hành phân tích và so sánh hiệu quả tài chính cũng như kinh tế và môi trường. Nghiên
cứu sử dụng cách tiếp cận phân tích giới hạn biên ngẫu nhiên theo hướng một bước
(one-step stochastic frontier analysis) để ước lượng hiệu quả kinh tế và môi trường cho
mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nuôi tôm của nông hộ đạt lợi nhuận trung bình
430 triệu đồng/ha/vụ tại tỉnh Sóc Trăng và 394 triệu đồng/ha/vụ tại tỉnh Kiên Giang.
Đối với mô hình chuyển đổi từ mía sang tôm tại Sóc Trăng, kết quả nghiên cứu cho thấy
lợi nhuận của mô hình nuôi tôm (827,48 triệu đồng/ha/năm) cao gấp 33,29 lần mô hình
trồng mía (24,85 triệu đồng/ha/năm). Đối với mô hình chuyển đổi từ lúa – tôm sang

tôm thâm canh tại Kiên Giang, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trung bình từ mô
hình tôm thâm canh (394 triệu/ha/vụ) cao hơn khoảng 12 lần so với mô hình lúa – tôm.
Tuy nhiên khi xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn và các chỉ số tài chính thì mô hình lúa
iv


– tôm và mía tỏ ra hiệu quả hơn, cụ thể là tỷ suất doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí
và lợi nhuận/doanh thu đều cao hơn so với mô hình tôm thâm canh.
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình cho thấy, đối với
trường hợp tỉnh Sóc Trăng (chuyển đổi mô hình từ mía sang tôm), các biến Lao động
nữ, Vay vốn, Tham gia tổ chức, Diện tích đất và Khoảng cách ảnh hưởng tỷ lệ nghịch
đến quyết định chuyển đổi mô hình trong khi Trình độ là biến duy nhất có ảnh hưởng
tỷ lệ thuận. Đối với trường hợp tỉnh Kiên Giang (chuyển đổi từ lúa-tôm sang tôm thâm
canh), cho thấy Khoảng cách từ ruộng đến sông cũng ảnh hưởng tỷ lệ nghịch trong khi
Trình độ và Kinh nghiệm nuôi tôm có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến quyết định chuyển đổi
mô hình sản xuất.
Kết quả cũng cho thấy, mức hiệu quả môi trường trung bình của mô hình tôm chuyển
đổi tại địa bàn nghiên cứu đạt khoảng 91,77%, cụ thể đạt 89,73% ở tỉnh Sóc Trăng và
97,02% ở tỉnh Kiên Giang. Kết quả này cho thấy nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng và
Kiên Giang có thể giảm lần lượt khoảng 10,27% và 2,08% tổng lượng đầu vào các yếu
tố có ảnh hưởng đến môi trường (thức ăn, thuốc và nhiên liệu) mà không làm giảm đầu
ra trong điều kiện các đầu vào khác không đổi.
Về hiệu quả kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh tế trung bình của
mô hình nuôi tôm tỉnh Kiên Giang là 89,98%, khác biệt không có ý nghĩa so với hiệu
quả kinh tế tỉnh Sóc Trăng là 86,95%. Với mức hiệu quả kinh tế trung bình này, nông
hộ nuôi tôm tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng có thể giảm lần lượt khoảng 10,02% và
13,05% tổng chi phí đầu tư trong khi đầu ra không thay đổi.
Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế theo mô hình một bước cho
thấy 03 yếu tố có ảnh hưởng ý nghĩa đến mức hiệu quả kinh tế của nông hộ gồm số ao,
diện tích ao và mật độ, trong đó số ao có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch và hai yếu tố còn lại

có ảnh hưởng tỷ lệ thuận.
Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường, kết quả hồi quy Tobit cho thấy
có 05 yếu có ảnh hưởng ý nghĩa đến hiệu quả môi trường, trong đó ba biến kinh nghiệm,
diện tích ao và mật độ có ảnh hưởng tỷ lệ thuận và hai biến Địa bàn và Số ao có ảnh
hưởng tỷ lệ nghịch với hiệu quả môi trường.

v


ABSTRACT

Climate change is becoming more and more serious; For instance, weather variation
and saline intrusion along with market instability, low selling prices while rising
material prices, which leads to farming system changes in the coastal regions as an
inevitable phenomenon. Transformation to appropriate farming systems is considered
as one of the possible solutions to adapt to the climate change. However, this transition
contains many hidden risks and needs more research to contribute to improving
production efficiency while reducing risks for farmers in this area. Therefore, the study
was conducted to (1) Assessing the situation and affecting factors of changes in farming
system to intensive shrimp cultivation in the coastal area of the Mekong Delta (MD);
(2) Estimating economic and environmental efficiency and factors affecting economic
and environmental efficiency of intensive shrimp farming in the coastal area of the MD
and (3) Proposing solutions to improve economic and environmental efficiency of
intensive shrimp farming in coastal transformation areas in the MD.
The study was conducted via face-to-face interviews with 294 households in the coastal
transition area in the MD, of which 157 households in Soc Trang (67 households have
been cultivating sugarcane and 90 households switched from sugarcane to intensive
shrimp) and 137 households in Kien Giang (70 households have been cultivating rice shrimp farming and 67 households switched from rice - shrimp to intensive shrimp) to
conduct analysis and to compare financial indicators as wSell as economic and
environmental efficiency indexes. The study used a one-step stochastic frontier analysis

approach to estimate the economic and environmental efficiency for intensive shrimp
farming in coastal conversion areas of the MD.
The study shows that the average profit of shrimp farming was 430 million
VND/ha/season in Soc Trang province and 394 million VND/ha/season in Kien Giang
province. For the conversion model from sugarcane to shrimp in Soc Trang, the research
results show that the profit of shrimp farming (827.48 million VND/ha/year) was 33.29
times higher than that of sugarcane farming (24.8 million VND/ha). For the rice-shrimp
conversion model to intensive shrimp in Kien Giang, the study results show that the
average profit from intensive shrimp model (394 million/ha/season) was about 12 times
vi


higher as compared with rice-shrimp model. However, when considering the fanancial
efficiency indicators, rice-shrimp and sugarcane farming systems were more effective;
For instance, the ratios of revenue/cost, profit/cost and profit/turnover were higher than
that of the intensive shrimp model.
Regarding to the factors affecting the transformation decision, the study shows that in
the case of Soc Trang province (change from sugarcane to shrimp), the variables namely
Female labor, Credit access, Participation in organization, Total land area and
Distance affect negatively the transformation decision while Educational level was the
only variable having a positive effect. In the case of Kien Giang province (conversion
from rice-shrimp to intensive shrimp), the study shows that Distance from the field to
the river also has a negative effect while the Educational level and Experience of shrimp
farming have positive correlation with the transformation decision.
The results also show that the average environmental efficiency of the converted
intensive shrimp farming in the study area is about 91.17%, specifically 89.73% in Soc
Trang province and 97.02% in Kien Giang province. This result shows that shrimp
farmers in Soc Trang and Kien Giang provinces can reduce by 10.27% and 2.08%,
respectively, of the bad input (feed, medicine and energy) without reducing output
under the condition that other inputs remain constant.

In terms of economic efficiency, the study shows that the average economic efficiency
of shrimp farming model in Kien Giang is 89.98%, which is insignificantly different
from that of Soc Trang province with 86.95%. With this average economic efficiency,
shrimp farmers in Soc Trang and Kien Giang can reduce by about 13.05% and 10.02%
of the total production costs, respectively, while the output remains unchanged.
Regression results of factors affecting economic efficiency in the one-step model show
that numbers of shrimp pond, shirmp pond size and density have significant correlations
with economic efficiency, in which the number of shirmp ponds has a negative effect
while the others have positive effects on economic efficiency.
For factors affecting environmental efficiency, Tobit regression results show that there
are five significant determinants, in which three variables, namely experience, shrimp
pond size and density have positive effects while the other two variables, including
number of shirmp pond and location have negative effects on environmental efficiency.
vii


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iv
ABSTRACT ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. xii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5

1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 6
1.6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu ..................................................................... 6
1.6.2 Giới hạn không gian nghiên cứu ................................................................. 7
1.6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu ..................................................................... 8
1.7 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................. 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 9
2.1 TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN KỸ
THUẬT MỚI VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH........................................................ 9
2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................11
2.2.1 Tổng quan về phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế ...........................11
2.2.2 Tổng quan về các biến được sử dụng trong đo lường hiệu quả kinh tế 14
2.3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG ................. 14
2.3.1 Tổng quan về phương pháp đo lường hiệu quả môi trường .................. 14
viii


2.3.2 Tổng quan về các biến được sử dụng trong đo lường hiệu quả môi
trường ................................................................................................................... 17
2.4 TỔNG QUAN VỀ HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ.......................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 20
3.1.1 Mô hình tôm thâm canh ............................................................................. 20
3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi mô hình ................... 20
3.1.3 Hiệu quả kinh tế và cơ sở lý thuyết đo lường hiệu quả kinh tế .............. 21
3.1.4 Hiệu quả môi trường và cơ sở lý thuyết đo lường hiệu quả môi trường 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 30
3.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu ........................................................................... 30

3.2.2 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu .................................................... 32
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 33
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 35
3.2.4.1 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình ... 35
3.2.4.2 Phương pháp ước lượng hiệu quả kinh tế.................................................. 36
3.2.4.3 Phương pháp ước lượng hiệu quả môi trường ........................................... 38
3.2.4.4 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường . 42
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................. 44
4.1 TỔNG QUAN VỀ NUÔI TÔM VÙNG ĐBSCL ............................................ 44
4.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG ............ 51
4.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................. 51
4.2.2 Hiện trạng nuôi tôm ................................................................................... 52
4.2.3. Tình hình sản xuất mía tại huyện Cù Lao Dung .................................... 53
4.3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU TỈNH KIÊN GIANG ........... 54
4.3.1. Về sản xuất nông nghiệp ........................................................................... 54
4.3.1.1 Về sản xuất lúa .......................................................................................... 54
4.3.1.2 Thủy sản .................................................................................................... 54
4.3.2. Về tình hình sản xuất lúa – tôm và tôm chuyên canh ............................ 55
ix


4.3.2.1 Tình hình sản xuất lúa - tôm ...................................................................... 55
4.3.2.2 Tình hình nuôi tôm chuyên canh ............................................................... 55
4.4 HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH SẢN XUẤT SANG TÔM ........ 56
4.4.1 Chuyển đổi mô hình từ mía sang tôm tại huyện Cù Lao Dung, Sóc
Trăng ..................................................................................................................... 56
4.4.2 Chuyển đổi mô hình từ lúa – tôm sang tôm chuyên canh tại Kiên Giang
............................................................................................................................... 60
4.5 ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ VÀ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT MÔ HÌNH VÙNG
CHUYỂN ĐỔI VEN BIỂN .................................................................................... 62

4.5.1 Đặc điểm nông hộ và hiện trạng kỹ thuật mô hình tại Sóc Trăng ......... 62
4.5.1.1 Đặc điểm nông hộ trồng mía và nuôi tôm thâm canh ............................... 62
4.5.1.2. Hiện trạng kỹ thuật mô hình nuôi tôm thâm canh tỉnh Sóc Trăng ........... 66
4.5.1.3 Hiện trạng kỹ thuật mô hình trồng mía tại Sóc Trăng ............................... 77
4.5.1.4 So sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình tôm và mía tại Sóc Trăng ..... 83
4.5.2 Đặc điểm nông hộ và hiện trạng kỹ thuật mô hình tại Kiên Giang ....... 84
4.5.2.1 Đặc điểm nông hộ tôm thâm canh và lúa - tôm tại Kiên Giang ................ 84
4.5.2.2. Hiện trạng kỹ thuật mô hình tôm thâm canh tỉnh Kiên Giang ................. 89
4.5.2.3 Đặc điểm kỹ thuật mô hình lúa – tôm tại Kiên Giang ............................... 98
4.5.2.4 So sánh hiệu quả tài chính hai mô hình tôm và lúa-tôm tại Kiên Giang . 105
4.5.3 So sánh hiệu quả tài chính mô hình tôm thâm canh ở Sóc Trăng và Kiên
Giang ................................................................................................................... 106
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 108
5.1. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH
................................................................................................................................ 108
5.1.1 Thực trạng chuyển đổi mô hình .............................................................. 108
5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình...................................... 111
5.2 ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ........................................................................................................114
5.2.1 Ước lượng hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế ...........................................................................................................................115
5.2.1.1 Ước lượng hiệu quả kinh tế ......................................................................115
x


5.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ............................................ 121
5.2.2 Ước lượng hiệu quả môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
môi trường .......................................................................................................... 122
5.2.2.1 Ước lượng hiệu quả môi trường .............................................................. 122
5.2.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường ...................... 130

5.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI
TRƯỜNG............................................................................................................... 131
5.3.1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn ................................................. 131
5.3.1.1 Những thuận lợi ....................................................................................... 131
5.3.1.2 Những khó khăn ...................................................................................... 132
5.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường ............................. 133
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 135
6.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 135
6.2 KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 138

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp ....... 10
Bảng 2.2: Các biến được sử dụng trong đo lường hiệu quả kinh tế ............................ 14
Bảng 2.3: Các biến đầu vào có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong nuôi tôm ......... 17
Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường......................... 18
Bảng 3.1: Chi tiết về đối tượng và cỡ mẫu điều tra ..................................................... 34
Bảng 3.2: Mô tả các biến ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình ................................... 35
Bảng 3.3: Mô tả biến được sử dụng trong ước lượng hiệu quả kinh tế ....................... 37
Bảng 3.4: Mô tả biến sử dụng trong ước lượng hiệu quả kỹ thuật và môi trường ...... 39
Bảng 3.5: Mô tả biến ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường ......................................... 43
Bảng 4.1: Phân bố diện tích tôm tỉnh Sóc Trăng năm 2018 ........................................ 53
Bảng 4.2: Diện tích và năng xuất mía trên địa bàn huyện Cù Lao Dung .................... 53
Bảng 4.3: Phân bố diện tích nuôi tôm tỉnh Kiên Giang năm 2018 .............................. 56
Bảng 4.4: Biến động diện tích thủy sản tỉnh Sóc Trăng .............................................. 58
Bảng 4.5: Tuổi chủ hộ nuôi tôm và trồng mía ............................................................. 64
Bảng 4.6: Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất tôm .................................................. 65

Bảng 4.7: Số lao động trong nông hộ tham gia sản xuất tôm ...................................... 65
Bảng 4.8: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất tôm ............................................ 66
Bảng 4.9: Diện tích và số ao nuôi tôm ......................................................................... 67
Bảng 4.10: Vị trí ao tôm............................................................................................... 68
Bảng 4.11: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ ............................................ 70
Bảng 4.12: Số vụ và số lần thay nước của mô hình nuôi tôm ..................................... 71
Bảng 4.13: Lượng thức ăn cho nuôi tôm ..................................................................... 72
Bảng 4.14: Năng suất tôm thẻ chân trắng của nông hộ ............................................... 73
Bảng 4.15: Thể hiện các khoản mục chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng ................... 74
Bảng 4.16: Hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm ........................................................ 76
Bảng 4.17: Diện tích đất nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Cù Lao Dung .......... 77
Bảng 4.18: Diện tích sản xuất mía trên hộ trên địa bàn huyện Cù Lao Dung ............. 78
Bảng 4.19: Mô hình sản xuất mía của nông hộ............................................................ 79
Bảng 4.20: Hình thức sản xuất mía của nông hộ ......................................................... 79
xii


Bảng 4.21: Tham gia tập huấn của nông hộ sản xuất mía ........................................... 80
Bảng 4.22: Tỷ lệ sử dụng giống mía của nông hộ ....................................................... 80
Bảng 4.23: Các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất mía của nông hộ .............................. 82
Bảng 4.24: So sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình .............................................. 83
Bảng 4.25: Độ tuổi chủ hộ mô hình tôm thâm canh và lúa - tôm ................................ 85
Bảng 4.26: Trình độ học vấn chủ hộ nuôi tôm và lúa - tôm ........................................ 85
Bảng 4.27: Số lao động trong nông hộ tham gia nuôi tôm và lúa - tôm ...................... 88
Bảng 4.28: Kinh nghiệm nông hộ nuôi tôm................................................................. 89
Bảng 4.29: Diện tích và số ao nuôi tôm ....................................................................... 90
Bảng 4.30: Mật độ nuôi tôm của nông hộ .................................................................... 91
Bảng 4.31: Vị trí ao tôm............................................................................................... 91
Bảng 4.32: Năng suất mô hình tôm ............................................................................. 93
Bảng 4.33: Doanh thu mô hình nuôi tôm ..................................................................... 94

Bảng 4.34: Chi phí mô hình nuôi tôm thâm canh theo các hình thức kết hợp ............ 95
Bảng 4.35: Chi phí trung bình mô hình tôm thâm canh tỉnh Kiên Giang .................... 95
Bảng 4.36: Lợi nhuận mô hình tôm thâm canh theo các hình thức ............................. 96
Bảng 4.37: Hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm thâm canh ...................................... 97
Bảng 4.38: Hiệu quả tài chính mô hình tôm thâm canh theo hình thức kết hợp ......... 97
Bảng 4.39: Thông tin về diện tích mô hình lúa - tôm .................................................. 98
Bảng 4.40: Mật độ nuôi tôm của nông hộ lúa – tôm ................................................... 99
Bảng 4.41: Năng suất tôm của mô hình lúa - tôm ..................................................... 100
Bảng 4.42: Doanh thu tôm của mô hình lúa - tôm ..................................................... 101
Bảng 4.43: Chi phí nuôi tôm của mô hình lúa – tôm ................................................. 102
Bảng 4.44: Lợi nhuận tôm của mô hình lúa – tôm .................................................... 102
Bảng 4.45: Năng suất, chi phí, doanh thu, lợi nhuận của mô hình lúa - tôm ............ 103
Bảng 4.46: Hiệu quả tài chính của tôm trong mô hình tôm – lúa .............................. 105
Bảng 4.47: So sánh hiệu quả tài chính hai mô hình tôm thâm canh và lúa - tôm...... 105
Bảng 4.48: Hiệu quả tài chính mô hình tôm thâm canh ở Sóc Trăng và Kiên Giang 106
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình ................ 111
Bảng 5.2: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình ...............112
Bảng 5.3: Các biến được sử dụng trong ước lượng hiệu quả kinh tế .........................115
Bảng 5.4: Các biến độc lập trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ............................116
xiii


Bảng 5.5: Kết quả kiểm định dạng hàm chi phí ..........................................................117
Bảng 5.6: Kết quả ước lượng hàm giới hạn chi phí ngẫu nhiên .................................118
Bảng 5.7: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm .....................................................119
Bảng 5.8: Đầu vào và đầu ra của quá trình nuôi tôm................................................. 122
Bảng 5.9: Các biến độc trong ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và môi trường ....... 124
Bảng 5.10: Kết quả kiểm định dạng hàm sản xuất .................................................... 126
Bảng 5.11: Ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên translog bằng MLE ............... 127
Bảng 5.12: Hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra ...................................................... 128

Bảng 5.13: Hiệu quả môi trường................................................................................ 129
Bảng 5.14: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường............ 130

xiv


DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối .................................................... 26
Hình 3.2: Mô phỏng đo lường hiệu quả môi trường bằng không gian ba chiều.......... 29
Hình 3.3: Mô phỏng mặt cắt đẳng lượng ABCR ......................................................... 30
Hình 3.4: Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 32
Hình 4.1: Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ ĐBSCL ............................................ 44
Hình 4.2: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ ĐBSCL năm 2018 ................................ 45
Hình 4.3: Diễn biến diện tích nuôi tôm sú ĐBSCL ..................................................... 46
Hình 4.4: Hình thức nuôi tôm Sú theo các tỉnh năm 2014 .......................................... 47
Hình 4.5: Diễn biến diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ĐBSCL .................................. 48
Hình 4.6: Diễn biến sản lượng tôm nước lợ ĐBSCL................................................... 49
Hình 4.7: Diễn biến sản lượng tôm Sú ĐBSCL ........................................................... 50
Hình 4.8: Diễn biến sản lượng tôm thẻ chân trắng ĐBSCL ........................................ 51
Hình 4.9: Biến động diện tích trồng mía tỉnh Sóc Trăng ............................................. 57
Hình 4.10: Biến động diện tích nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng ............................................ 58
Hình 4.11: Biến động diện tích nuôi tôm huyện Cù Lao Dung ................................... 59
Hình 4.12: Biến động diện tích nuôi tôm tỉnh Kiên Giang .......................................... 61
Hình 4.13: Biến động diện tích nuôi tôm huyện U Minh Thượng............................... 61
Hình 4.14: Biến động diện tích nuôi tôm huyện An Biên............................................ 62
Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của chủ hộ ............................................. 63
Hình 4.16: Số ao nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ ............................................... 68
Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện nguồn gốc giống tôm thẻ chân trắng .............................. 69
Hình 4.18: Cơ cấu chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng của nông hộ .......................... 75

Hình 4.19: Giới tính chủ hộ mô hình tôm thâm canh và lúa - tôm .............................. 84
Hình 4.20: Tham dự tập huấn nuôi tôm và lúa - tôm ................................................... 86
Hình 4.21: Tình hình tham gia hợp tác xã/câu lạc bộ .................................................. 87
Hình 4.22: Nguồn thông tin mà nông hộ tiếp cận trong nuôi tôm và lúa - tôm........... 88
Hình 4.23: Hình thức nuôi tôm của nông hộ ............................................................... 90
Hình 4.24: Thông tin về ao lắng lấy nước ................................................................... 92
Hình 4.25: Hình thức nuôi tôm của nông hộ lúa – tôm ............................................... 99
xv


Hình 4.26: Tỷ trọng chi phí và lợi nhuận của lúa và nuôi tôm trong mô hình lúa − tôm
.................................................................................................................................... 104
Hình 5.1: Xu hướng chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Sóc
Trăng và Kiên Giang .................................................................................................. 108
Hình 5.2: Thời gian chuyển đổi mô hình sang tôm thâm canh .................................. 109
Hình 5.3: Lý do chuyển đổi mô hình canh tác ............................................................110
Hình 5.4: Những khó khăn trong canh tác mô hình chuyển đổi .................................110
Hình 5.5: Chi phí thực tế và chi phí tối thiểu tiềm năng tỉnh Sóc Trăng ................... 120
Hình 5.6: Chi phí thực tế và chi phí tối thiểu tiềm năng tỉnh Kiên Giang ................. 121

xvi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng nghiêm trọng như diễn biến thời tiết
thất thường và xâm nhập mặn (Wassmann et al., 2004; Carew-Reid, 2008; Nhan et al.,
2011) cùng với sự bất ổn định về thị trường, giá bán thấp trong khi giá vật tư tăng cao
làm cho việc thay đổi mô hình sản xuất để thích ứng diễn ra như là một hiện tượng tất

yếu (Clayton, 2003; Nguyễn Thanh Bình và cộng sự, 2009). Chuyển đổi mô hình sản
xuất phù hợp là một trong những giải pháp để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này tiềm ẩn nhiều rủi ro (yếu tố tự nhiên, sinh kế và
môi trường chính sách) và cần nhiều nghiên cứu để góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất đồng thời hạn chế rủi ro cho những nông hộ khu vực này.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực trọng điểm của quốc gia về sản xuất
nông nghiệp và thủy sản, chỉ chiếm khoảng 12% diện tích nhưng lại đóng góp hơn 50%
tổng sản lượng lúa và 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và hơn 70% trữ lượng
thủy sản (GSO, 2013). Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá cho thấy đời sống của người dân
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
vùng ven biển (Nguyễn Thanh Bình, 2011; Can, 2011). Trong bối cảnh biến đổi khí hậu,
ĐBSCL được cho là một trong ba đồng bằng trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
(Quyết định 2139/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược quốc gia về biến
đổi khí hậu) nên cần có những chiến lược cũng như những mô hình phù hợp trong thời
gian tới.
Trong thời gian gần đây nhiều nông dân ở khu vực ven biển ĐBSCL đã thực hiện chuyển
đổi mô hình sản xuất với mục tiêu là nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp,
cụ thể là chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thâm canh, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.
Theo kết quả báo cáo “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm
nhìn 2030” của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản năm 2015 và Báo cáo hội nghị
triển khai kế hoạch ngành hàng tôm năm 2019 của Bộ NN&PTNT diễn ra tại Sóc Trăng,
tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng ĐBSCL năm 2018 đạt 679.152 ha với tốc độ
tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn từ 2005-2018. Mặc dù tôm TCT chỉ
1


mới đưa vào sản xuất từ năm 2008 nhưng với các ưu điểm như thời gian nuôi ngắn (3
tháng so với 6 tháng nuôi tôm Sú), năng suất cao (từ 5 –11 tấn/ha/vụ so với tôm Sú chỉ
đạt 4 –6 tấn/ha/vụ), thích nghi nhanh với thay đổi môi trường, khí hậu và độ rộng muối,
diện tích nuôi tôm TCT đã tăng hơn 17 lần trong giai đoạn 2008-2018, cụ thể là từ 4.477

ha năm 2008 tăng lên 78.392 ha trong năm 2018. Trong giai đoạn 2008 – 2018, các tỉnh
có tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi tôm TCT mạnh nhất là Sóc Trăng với tốc độ gia
tăng trung bình lên đến 116,83%/năm; trong khi các tỉnh còn lại tăng trưởng khá như
Long An (76,03%/năm), Trà Vinh (96,16%/năm), Bến Tre (78,97%/năm), Tiền Giang
(44,81%/năm), Kiên Giang (36,24%/năm) và Bạc Liêu (13,47%/năm).
Từ khi thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg, diện tích gieo trồng lúa giảm mạnh khoảng
194 ngàn ha từ 4.302 ngàn ha năm 2015 xuống còn 4.107 ngàn ha năm 2018; tương ứng
tỷ trọng giá trị sản xuất lúa gạo trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng giảm
từ 27,7% năm 2015 xuống còn 26,4% năm 2018. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng
khoảng 64,6 ngàn ha, từ 742,7 ngàn ha lên 807,3 ngàn ha; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành
thủy sản tăng từ 35,4% lên 42% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2019).
Tương tự, diện tích mía của các tỉnh ĐBSCL cũng giảm mạnh trong giai đoạn 20152018, cụ thể từ 55 ngàn ha trong năm 2015 thì chỉ còn khoảng 36 ngàn ha trong năm
2018. Diện tích mía và lúa khu vực ven biển ĐBSCL giảm mạnh các năm gần đây do
chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thâm canh, trong đó cụ thể ở huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng nhiều nông hộ chuyển đổi từ mía sang tôm với tốc độ giảm diện tích
trung bình khoảng 3,6%/năm và nông dân ở các huyện An Biên, An Minh, U Minh
Thượng, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi từ lúa-tôm sang tôm thâm canh.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mô hình yêu cầu đầu tư cao và sự chuẩn bị tốt về kỹ
thuật sản xuất cũng như thị trường, do vậy rủi ro xảy ra trong quá trình chuyển đổi là
rất cao (Lê Anh Tuấn và cộng sự, 2014; World Bank, 2016). Những rủi ro trong quá
trình chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang tôm thâm canh được thể hiện ở hai
khía cạnh chính là kinh tế và môi trường: thứ nhất là người dân chưa có nhiều kinh
nghiệm về kỹ thuật sản xuất của mô hình tôm mới chuyển đổi nên việc sử dụng hiệu
quả các yếu tố đầu vào, đặc biệt là những yếu tố gây ô nhiễm môi trường sẽ bị hạn chế;
thứ hai do thiếu kinh nghiệm về công nghệ sản xuất và thông tin thị trường cùng với giả
định sử dụng không hiệu quả tài nguyên dẫn đến đầu ra có thể thấp hơn so với tiềm
2


năng và giá bán đầu ra không ổn định (World Bank, 2016). Theo đánh giá của World

Bank (2016) thì nuôi tôm là một trong những mô hình có ảnh hưởng khá lớn đến môi
trường nước và phát thải nhiều khí hiệu ứng nhà kính do sử dụng quá mức các đầu vào.
Do vậy, việc đo lường hiệu quả kinh tế và môi trường bằng một cách tiếp cận khoa học
cho mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển là cần thiết.
Về khía cạnh hiệu quả kinh tế, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
đã được thực hiện bằng cách sử dụng hàm lợi nhuận hoặc hàm chi phí để đo lường hiệu
quả. Trong đó, một số nghiên cứu điển hình sử dụng hàm lợi nhuận gồm Phạm Lê Thông
và cộng sự (2011); Nguyễn Văn Tiển và Phạm Lê Thông (2014); Phạm Lê Thông và
Nguyễn Thị Phượng (2015); Nguyễn Minh Hiếu (2014). Các nghiên cứu sử dụng dạng
hàm chi phí gồm Ferrier and Lovell (1990); Worthington (2000); Rosko (2001); Coelli,
et al. (2005); Tu & Trang (2015). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc
phân tích hiệu quả kinh tế bằng hàm lợi nhuận biên và chi phí biên theo cách tiếp cận
hai bước, chưa đi sâu phân tích nguyên nhân chuyển đổi mô hình cũng như việc chưa
sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hóa chi phí bằng ước lượng
một bước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-Douglas và phương pháp
DEA nên không tách biệt được nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả và tác động nhiễu.
Ngoài ra có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nông hộ chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu
vào nên việc xem xét giảm thiểu chi phí sản xuất là rất cần thiết (Dung & Dung, 1999;
Kompas, 2004; Khai & Yabe, 2011; Hoang Linh, 2012; Kompas et al., 2012). Từ những
kết quả nghiên cứu trước, đề tài đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế theo hướng tối thiểu
hóa chi phí bằng ước lượng biên ngẫu nhiên theo hướng một bước (one – step) nhằm
khắc phục các nhược điểm khi ước lượng hai bước (two – step).
Về khía cạnh hiệu quả môi trường, Pittman (1983) được xem là người đầu tiên quan
tâm về vấn đề môi trường khi ước lượng hiệu quả của hoạt động sản xuất. Tác giả xem
xét khía cạnh môi trường là một đầu ra không mong đợi của hoạt động sản xuất và đã
phát triển thêm từ thuật ngữ “Chỉ số sản xuất đa khía cạnh translog (translog
multilateral productivity index)” của Caves et al. (1982). Färe et al. (1989) đã đề xuất
một thuật ngữ tạm dịch là “chỉ số hiệu quả sản xuất hy-péc-pôn cải tiến, xem xét đồng
thời sự khác biệt về khả năng tăng đầu ra mong đợi tối đa, khả năng giảm đầu ra không
mong đợi tối đa và cùng lúc giảm các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, nghiên cứu này đề

3


xuất phương pháp đo lường bằng DEA nên không thể tách các tác động nhiễu ra khỏi
việc đo lường hiệu quả sản xuất. Thêm vào đó, đo lường đầu ra không mong đợi là một
công việc khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ những hạn chế trên,
Reinhard et al. (1999) đã xem xét vấn đề môi trường ở khía cạnh đầu vào của hoạt động
sản xuất gồm (e.g., phân đạm, phân lân và nhiên liệu) để từ đó đo lường hiệu quả môi
trường (EE). Do các đầu vào xấu hay đầu vào có ảnh hưởng đến môi trường như phân,
thuốc trừ sâu, nhiên liệu,… có mối quan hệ mật thiết với đầu ra không mong đợi (ô
nhiễm), nên tối thiểu hóa đầu ra không mong đợi có thể được thực hiện thông qua tối
thiểu hóa các đầu vào có ảnh hưởng đến môi trường. Cho đến nay chưa có nghiên cứu
nào sử dụng cách tiếp cận này để thực hiện đo lường hiệu quả môi trường cho trường
hợp nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.
Từ những lý do trên, nghiên cứu đã tiến hành đo lường hiệu quả kinh tế theo hướng tối
thiểu hóa chi phí và hiệu quả môi trường cho mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh vùng chuyển đổi ven biển bằng cách tiếp cận một bước.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng chuyển đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình sản
xuất sang tôm thâm canh, hiệu quả kinh tế và môi trường cũng như những yếu tố ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả này của mô hình nuôi tôm thâm canh được chuyển đổi
vùng ven biển. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu
quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho người dân nuôi tôm vùng ven biển.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, đề tài tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang
tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển ĐBSCL;


-

Phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh được chuyển đổi vùng ven biển
ĐBSCL;

-

Đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm
thâm canh được chuyển đổi vùng ven biển ĐBSCL.
4


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các nông hộ khu vực ven biển đang có xu chuyển đổi mô hình canh tác từ trồng mía
sang nuôi tôm tại Sóc Trăng và từ lúa-tôm sang tôm tại Kiên Giang do ảnh hưởng của
xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mô hình cũ. Tuy nhiên
quá trình chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh, nông hộ sẽ không đạt hiệu quả tối ưu do
chưa có kinh nghiệm trong nuôi tôm. Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chuyển
đổi sang mô hình nuôi tôm thâm canh được xem là một quyết định khá tốn kém về chi
phí cũng như những giá trị đánh đổi về môi trường (Cheung et al. 2010; Kam et al.
2012,; World Bank, 2016), nhưng xét về hiệu quả tài chính thì mô hình tôm thâm canh
sẽ cho hiệu quả tài chính cao hơn so với mô hình trồng mía và lúa – tôm. Cụ thể theo
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2016), lợi nhuận mô hình nuôi tôm sú thâm canh
đạt trung bình khoảng 551 triệu đồng/ha/vụ; theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long
và Huỳnh Văn Hiền (2015) thì lợi nhuận trung bình của mô hình tôm thẻ chân trắng
thâm canh ở Cà Mau đạt khoảng 657 triệu đồng/ha/vụ; tương tự nghiên cứu của Đỗ
Minh Vạnh và cộng sự (2016) cho thấy lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
tỉnh Sóc Trăng theo các hình thức như trang trại, công ty,…đều đạt trên 600 triệu

đồng/ha/vụ. Trong khi đó, theo các nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng (2012) và Trương
Hoàng Minh và cộng sự (2013), lợi nhuận trung bình của mô hình lúa – tôm giao động
từ 20-90 triệu đồng/ha/năm. Đối với mô hình trồng mía thì lợi nhuận trung bình khoảng
30-55 triệu đồng/ha/năm (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2009; Võ Hồng Tú và cộng
sự, 2019).
Từ bối cảnh này, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để làm rõ vấn đề nghiên cứu như
sau:
– Yếu tố nào ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình sản xuất sang tôm thâm canh tại 2
tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang?
– Hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven
biển ĐBSCL chưa đạt tối ưu?
– Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm
thâm canh vùng chuyển đổi ven biển ĐBSCL?

5


1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
-

Giả thuyết thứ nhất: Chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp vùng ven biển chịu
sự tác động của xâm nhập mặn và các yếu tố đặc điểm nông hộ.

-

Giả thuyết thứ hai: Hiệu quả tài chính của mô hình tôm thâm canh chuyển đổi cao
hơn so với mô hình cũ.

– Giả thuyết thứ ba: Hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh
chuyển đổi tại tỉnh Sóc Trăng cao hơn so với tỉnh Kiên Giang.

– Giả thuyết thứ tư: Sự kém hiệu quả về kinh tế và môi trường của mô hình tôm vùng
chuyển đổi chịu tác động của các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội như trình độ
học vấn, số ao nuôi….
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô
hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển ĐBSCL. Vì vậy, nghiên cứu tập trung
thực hiện phỏng vấn các nông hộ chuyển đổi mô hình từ trồng mía sang nuôi tôm thâm
canh và những hộ đã và đang trồng mía tại tỉnh Sóc Trăng, và những hộ đã chuyển đổi
sang nuôi tôm cũng như các nông hộ đang thực hiện canh tác mô hình lúa-tôm tại tỉnh
Kiên Giang, để thực hiện đánh giá và so sánh hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất
củ và mô hình sản xuất mới, cũng như phân tích về hiệu quả kinh tế và môi trường của
mô hình tôm thâm canh đã chuyển đổi từ mô hình sản xuất củ . Bên cạnh đó, để tìm
hiểu cụ thể hơn về thể chế hỗ trợ và chủ trương cũng như định hướng sản xuất nông
nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, chính quyền địa phương và cán bộ ngành nông nghiệp
xã và huyện là các nhóm đối tượng chính để thực hiện phỏng vấn chuyên sâu (KIP).
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang vì đây là hai tỉnh có diện
tích chuyển đổi từ mô hình trồng mía sang nuôi tôm nhiều nhất cũng như chuyển đổi từ
mô hình lúa – tôm sang tôm thâm canh trong thời gian gần đây do hiệu quả từ mô hình
trồng mía và mô hình lúa - tôm thấp hơn và không ổn định do bị ảnh hưởng bởi tình
hình xâm nhập mặn, cụ thể huyện có tỷ lệ chuyển đổi nhiều nhất từ mô hình mía sang
6


tôm tại tỉnh Sóc Trăng là Cù Lao Dung và huyện có tỷ lệ chuyển đổi nhiều nhất từ mô
hình lúa – tôm sang tôm thâm canh nhiều nhất tại tỉnh Kiên Giang là U Minh Thượng,
An Minh và An Biên. Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào các nội dung sau:
Nội dung 1: Thực trạng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mô hình

sang tôm thâm canh: Trong nội dung này, đề tài nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu và phân tích
nguyên nhân chuyển đổi mô hình canh tác, thời gian chuyển đổi cũng như những thuận
lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi, so sánh hiệu quả tài chính của mô hình tôm
chuyển đổi với mô hình sản xuất nền (mía ở Sóc Trăng và lúa – tôm ở Kiên Giang).
Ngoài ra, đề tài còn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi mô hình
canh tác của nông hộ.
Nội dung 2: Hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng
chuyển đổi: Trong phần này, đề tài sẽ ước lượng mức hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi
trường, phân tích thiệt hại/lợi ích về kinh tế và môi trường của mô hình chuyển đổi. So
sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm chuyển đổi tại tỉnh Kiên Giang
và Sóc Trăng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường
nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp. Tuy nhiên để đồng nhất về đối tượng nghiên cứu ở
phần ước lượng tại hai địa bàn Sóc Trăng và Kiên Giang, nghiên cứu chỉ sử dụng quan
sát có nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh để thực hiện ước lượng hiệu quả kinh tế và
môi trường.
Nội dung 3: Kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm
chuyển đổi
Một số kiến nghị đối với nông dân về kỹ thuật nuôi tôm (lượng thức ăn, ao lắng…) và
các yếu tố nào chi phối đến năng suất, hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình nuôi
nhằm giúp nông hộ nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình nuôi. Bên
cạnh đó, đề tài cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương nơi ứng
dụng kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ nông hộ sản xuất tốt hơn.
1.6.2 Giới hạn không gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 294 nông hộ của hai Tỉnh Kiên
Giang và Sóc Trăng.
7


1.6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2015 đến 05/2019. Tiến trình thực hiện nghiên

cứu được miêu tả cụ thể như sau:
– Từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2016, lược khảo các tài liệu và các công trình nghiên
cứu có liên quan để làm cơ sở viết hoàn hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu.
– Từ 1/2017 đến tháng 2/2017 tiến hành phỏng vấn thử để hoàn thiện bảng hỏi và xin
ý kiến chuyên gia.
– Từ tháng 3/2017 đến 8/2017 tiến hành phỏng vấn số liệu bằng bảng câu hỏi soạn sẳn
tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang.
– Từ 9/2017 đến nay tiến hành mã hóa nhập số liệu, phân tích viết báo và luận án.
– Số liệu dùng để phần tích là các mùa vụ nuôi tôm cũng như canh tác mía và lúa tôm của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu trong năm 2017.
1.7 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
 Về khía cạnh thực tiễn
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên để tìm hiểu hai khía cạnh quan
trọng (kinh tế và môi trường) của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh vùng chuyển đổi
ven biển nhằm góp phần đề xuất những giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ nuôi tôm vùng chuyển đổi.
Bên cạnh đó, đề tài đã góp phần cung cấp nhiều thông tin quan trọng về thực trạng
chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp vùng ven biển cũng như những yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng chuyển đổi này.
 Về khía cạnh lý thuyết
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận ước lượng biên ngẫu nhiên theo hướng một bước
nhằm khắc phục các nhược điểm của phương pháp ước lượng theo cách tiếp cận hai
bước truyền thống như nội sinh hay nói cách khác sự phi hiệu quả có thể chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội bên cạnh các biến đầu vào của quá trình
sản xuất. Đề tài đã góp phần cung cấp cơ sở lý thuyết trong đo lường hiệu quả môi
trường bằng cách tiếp cận biên ngẫu nhiên cho mô hình nuôi tôm.

8



×