Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.08 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

3

NỘI DUNG

4

I.

Đặc điểm và các rủi ro trong kiểm toán khoản mục tiền lương 4

và các khoản trích theo lương
Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương với vấn
đề kiểm toán

4

Các rủi ro trong kiểm toán khoản mục tiền lương và các

5

1.

2.

khoản trích theo lương
II.

Mục tiêu và căn cứ kiểm toán tiền lương và các khoản trích


6

theo lương
1.

Mục tiêu kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo

6

Lương
2.

Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản

7

trích theo lương
III.

Các thử nghiệm kiểm soát để khảo sát kiểm soát nội bộ

8

đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
IV.

Các thủ tục kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản

9


trích theo lương
1.Lập kế hoạch kiểm toán

9

2. Thực hiện kiểm toán

11


3. Kết thúc kiểm toán

V.

13

Các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các tài khoản
13

có liên quan
VI.

Ví dụ thực tế về kiểm toán khoản mục tiền lương và các

16

khoản trích theo lương
KẾT LUẬN

19


2


LỜI MỞ ĐẦU
Tiền lương và tiền công đóng vai trò quan trọng với cả người lao động và doanh
nghiệp. Khoản mục chi phí lương có liên quan trực tiếp đến lợi ích người lao động và
thường là khoản chi phí lớn, có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động sản xuất cũng
như kinh doanh của doanh nghiệp. Số dư của các khoản mục tiền lương và các khoản
trích theo lương luôn được đánh giá là trọng yếu liên quan đến nhiều chỉ tiêu trên Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, kiểm toán tiền lương và
các khoản trích theo lương là một trong những công việc quan trọng cần phải tiến hành
trong mỗi cuộc kiểm toán BCTC.

3


I. Đặc điểm và các rủi ro trong kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích
theo lương
1. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương với vấn đề kiểm toán
Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh
nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc.
Về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền
lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và
tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.
Tiền lương và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Kinh phí công đoàn…là những chỉ tiêu được các kiểm toán viên quan tâm và có ý nghĩa
quan trọng nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của tiền lương và các khoản liên
quan xét trên các khía cạnh trọng yếu.
Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương có một vị trí quan trọng bởi:

+ Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những chi phí chủ yếu
của doanh nghiệp, nó liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
dịch vụ.
+ Tiền lương và các khoản trích theo lương là sự xem xét quan trọng khi đánh giá
sản phẩm dở dang có đúng đắn và hợp lý hay không. Mặt khác, việc tính toán và phân bô
chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương không đúng dẫn đến những sai sót trọng
yếu liên quan đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp có thể bị lãng phí vì tính kém hiệu quả trong việc sử dụng lao
động hoặc bị đánh cắp thông qua sự gian lận trong việc tính toán và thanh toán tiền lương
và các khoản trích theo lương.
2. Các rủi ro trong kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
Đối với nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ:

4


Chức năng

Khả năng sai phạm
+Xác định mức lương và các khoản phúc lợi sai, không
đúng chính sách của công ty.
+Chưa xây dựng quy chế trả lương có sự phê duyệt của
Phê duyệt thay đôi mức
người có thẩm quyền, cách thức tính lương, trả lương không
lương, bậc lương, thưởng
nhất quán.
và các khoản phúc lợi.
+Các nghiệp vụ nâng lương không có quyết định nâng
lương của các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm
gần nhất kèm theo.

+ Chấm công không đầy đủ, chính xác, kịp thời
Theo dõi tính toán thời +Có thể thông đồng hoặc thiên vị trong chấm công làm tăng
gian lao động và khối công để tăng lương…
lượng công việc, sản +Khai khống nhân viên khống, hồ sơ khống, nhân viên đã
thôi việc tại đơn vị vẫn đươc trả lương, khai tăng kết quả lao
phẩm hoàn thành.
động để được tăng lương
+Rủi ro trong cập nhật dữ liệu nhân sự, số lượng chức vụ,
Tính lương và lập bảng chức danh, bộ phận.
tính lương
+Tính lương không đúng, không đủ, không kịp thời.
+Chi phí tiền lương cao hơn so với thực tế.
+Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không
đúng, không đủ, không kịp thời.
+Bảng tính lương, bảng tông hợp chi phí tiền lương và nhật
Ghi chép sô sách
ký tiền lương không khớp nhau, dẫn tới việc phân bô chi phí
nhân công không chính xác.
Thanh toán tiền lương và +Chi lương không đúng với bảng lương.
+Tiền lương thanh toán cao hơn thực tế.
bảo đảm những khoản +Xuất hiện những bất thường và ngoại lệ về tiền lương của
lương chưa thanh toán
Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Đối với nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp một số sai phạm có thể
xảy ra mà kiểm toán viên nên chú ý:
+ Hạch toán các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHYT, BHXH của công nhân
trực tiếp xây lắp vào chi phí nhân công trực tiếp hoặc hạch toán vào TK 6231 các khoản
trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính trên tiền lương phải trả của công nhân sử dụng máy thi
công. Các khoản trích theo lương này đều được hạch toán vào tài khoản chi phí sản xuất
chung.

+ Thanh toán lương khống: nhân viên khống, nhân viên đã thôi việc tại đơn vị mà
vẫn được trả lương.
II. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1. Mục tiêu kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
5


Mục tiêu kiểm toán chung của khoản mục kiểm toán tiền lương và các khoản
trích trên tiền lương là thu thập các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và
hợp lý của các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích trên tiền lương. Tất cả
các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới khoản mục đều được trình bày
phù hợp với các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán tài chính.
Các mục tiêu kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương:

Mục tiêu kiểm toán
chung

Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Tính hợp lý chung

Số lượng lao động và việc hạch toán tiền lương và các
khoản trích trên tiền lương hợp lý.

Tính hiệu lực

Danh sách thanh toán tiền lương và các khoản trích trên
tiền lương là có thật, bảng chấm công theo thời gian
hoặc theo sản phẩm là có hiệu lực.


Tính đầy đủ

Tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra đều được ghi
chép đầy đủ.

Phân loại và trình bày

Tiền lương và các khoản trích trên tiền lương được phân
loại đúng các tiêu thức phân loại khác nhau và được tập
hợp đúng vào các tài khoản tông hợp và chi tiết.

Tính giá

Việc hạch toán và thanh toán tiền lương và các khoản
trích trên tiền lương được thực hiện theo đúng đơn giá,
cấp bậc, hợp đồng và mức khoán đã xác định trước.

Tính chính xác

Kế toán doanh nghiệp thực hiện chính xác về mặt số học
việc tính toán và thanh toán cho người lao động về tiền
lương và các khoản trích trên tiền lương.

Quyền và nghĩa vụ

Tiền lương và các khoản trích trên tiền lương của người
lao động được hưởng phản ánh đúng nghĩa vụ kế toán
đối với người lao động. Đối với các nghiệp vụ về tiền
lương thì mục tiêu này không quan trọng lắm


2. Căn cứ kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương

6


- Các quy định, quy chế và thủ tục KSNB như quy chế tuyển dụng lao động;
quy định về tiền lương; quy định về quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân viên…
- Các tài liệu về định mức lao động, tiền lương; kế hoạch (dự toán) chi phí
nhân công…
- Các chứng từ, tài liệu kế toán có liên quan như:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Sô kế toán tông hợp và chi tiết tài khoản
+ Các chứng từ hạch toán tiền lương, tính lương và trợ cấp BHXH như: bảng
chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bô tiền lương và các khoản trích
theo lương.
III. Các thử nghiệm kiểm soát để khảo sát kiểm soát nội bộ đối với khoản
mục tiền lương và các khoản trích theo lương

7


Phương pháp kiểm toán mà KTV áp dụng để thu thập thông tin trong thủ tục
này là phương pháp kiểm toán tuân thủ. Việc áp dụng phương pháp tuân thủ ở
mức độ nào là tùy thuộc vào xét đoán của KTV về hiệu lực KSNB của doanh
nghiệp đối với khoản mục tiền lương. Việc khảo sát KSNB được xem xét trên 2
khía cạnh:
- Thiết kế: đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của việc thiết kế các quy chế và
thủ tục kiểm soát nội bộ, tìm hiểu về sự vận hành, tính hiệu lực của các quy chế
và thủ tục kiểm soát đã được thiết lập đối với khoản mục tiền lương. KTV thường

đọc các tài liệu quy định về kiểm soát nội bộ áp dụng cho khoản mục như quy chế
tuyển dụng lao động, quy chế tiền lương tiền thưởng, quy định về việc tính và
thanh toán các khoản trích theo lương… Bên cạnh đó, KTV còn có thể thực hiện
kỹ thuật phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết kế các quy chế và thủ
tục kiểm soát. Bằng chứng thu được giúp KTV kết luận về sự tồn tại, tính thích
hợp và đầy đủ của các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ đã được đặt ra đối với
khoản mục này.
- Vận hành: KTV thường sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, kiểm tra
tài liệu... .
+ Kỹ thuật phỏng vấn được áp dụng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để thu
thập bằng chứng có liên quan đến việc phân chia trách nhiệm giữa chức năng
quản lý nhân sự, theo dõi kết quả lao động, tính và trả lương của đơn vị có đảm
bảo thường xuyên hay khụng… . Phương phỏp phỏng vấn cho phép KTV có thể
thu thập được bằng chứng về sự vận hành của bất kỳ quy chế và thủ tục kiểm soát
nội bộ nào mà KTV cho là quan trọng và đã được doanh nghiệp đặt ra.

8


+ Kỹ thuật quan sát có thể được KTV sử dụng như quan sát việc chấm công,
việc nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, quan sát việc phát lương để thu thập bằng
chứng về việc thực hiện các quy chế và thủ tục kiểm soát. Kiểm tra hồ sơ nhân
viên, bảng chấm công, thẻ tính giờ để thu thập bằng chứng xác đáng về tính
thường xuyên liên tục của việc thực hiện các quy chế… . KTV kiểm tra kiểm soát
nội bộ đối với việc tính và phân bô lương bằng cách kiểm tra căn cứ và phép tính ,
kiểm tra chữ ký của người phê chuẩn, kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ
trên bảng tính lương, bảng phân bô lương. Kiểm tra tính đúng đắn và nhất quán
trong việc áp dụng chính sách phân bô chi phí tiền lương của doanh nghiệp. Kiểm
tra việc ghi chép nghiệp vụ tiền lương bằng cách đối chiếu việc ghi sô với thực tế,
… Đặc biệt, KTV chú ý đến khâu KSNB đối với lương của ban lãnh đạo và nhân

viên quản lý về tính đúng đắn và hợp lý.
KTV cần chú ý việc tuân thủ 3 nguyên tắc: ủy quyền phê chuẩn, phân công
phân nhiệm, bất kiêm nhiệm.
Từ đó, KTV đưa ra kết luận về tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả của kiểm
soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương, quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát,
phụ vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản đối với tiền lương cho phù
hợp.
IV. Các thủ tục kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương
Việc tô chức quy trình kiểm toán cho khoản mục tiền lương cũng như đối với
các khoản mục khỏc trờn BCTC. Các phương pháp kiểm toán được áp dụng kết
hợp chặt chẽ trong quy trình kiểm toán, giúp KTV hạn chế được các rủi ro kiểm
toán, tăng tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho cuộc kiểm toán.Việc xây dựng
được quy trình kiểm toán khoản mục này một cách khoa học và hợp lý là vấn đề
rất quan trọng mà KTV cần quan tâm.
Quy trình kiểm toán bao gồm 3 bước : Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện
kiểm toán và Kết thúc kiểm toán
9


1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán được coi là bước đầu tiên và căn bản của quá trình
kiểm toán, nó quyết định tới chất lượng cuộc kiểm toán, thời gian và chi phí thực
hiện. Thông thường, đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, cần lập cả kế
hoạch kiểm toán tông thể và kế hoạch chiến lược. Trong phạm vi bài luận văn của
mình, em chỉ xin trình bày kế hoạch kiểm toán tông thể.
Trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện công việc chuẩn
bị kiểm toán, bao gồm: Xử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán;
Bố trí nhân sự của tô (nhóm) kiểm toán và phương tiện làm việc.
 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Thu thập thông tin cơ sở: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách
hàng, những thông tin này được thu thập thông qua việc tìm hiểu các tài liệu như:
Giấy phép thành lập, điều lệ, quy chế của công ty, các biên bản họp hội đồng cô
đông, hợp đồng giao khoán, quyết định thay đôi đơn giá tiền lương, các BCTC,
báo cáo kiểm tra…
Với phần hành này, KTV cần quan tâm về các chính sách tiền lương của đơn
vị, chính sách sử dụng lao động, sự biến động về quy mô sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vì điều này ảnh hưởng tới quy mô công nhân viên trong đơn vị….
Sau khi đã đạt được các thông tin theo các nội dung trên, cần thực hiện sơ bộ
nhằm phân tích đánh giá sự ảnh hưởng của các thông tin cơ sở đến khoản mục
tiền lương, các công ty có loại hình kinh doanh khác nhau thỡ cú cỏc quy chế về
tiền lương khác nhau; từ đó xác định những vấn đề chủ chốt của khoản mục tiền
lương ở công ty này, chỉ ra những sai phạm có thể có; đưa ra những thủ tục cần
thiết nhằm đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán.
Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát:

10


Dựa trên những thông tin thu được, KTV xác định được mức độ tin tưởng vào
hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền lương, cụ thể là về sự thiết kế các yếu tố
kiểm soát như: quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp trong đơn vị; quy chế tuyển
dụng lao động, quy chế trả lương cho nhân viên, hệ thống kế toán trong đơn vị và
các thủ tục kiểm soát của đơn vị. KTV xem xét trên 2 mặt: thiết kế và vận hành,
từ đó để có được kết luận phục vụ cho việc xác định mức rủi ro kiểm soát, để thiết
kế các thủ tục kiểm toán cơ bản đối với nghiệp vụ tiền lương cho phù hợp.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro:
Dựa trên kết quả việc đánh giá mức trọng yếu của toàn cuộc kiểm toán, từ đó
KTV xác định mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương, nhằm ước lượng những
sai sót của khoản mục này có thể chấp nhận được.

Dựa trên những thông tin thu thập ban đầu, KTV xác định rủi ro tiềm tàng, rủi
ro kiểm soát cho khoản mục tiền lương, từ đó xác định phạm vi và quy mô của
việc kiểm toán khoản mục này. Nếu KTV cho rằng, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm
soát của khoản mục tiền lương là cao thì sẽ tiến hành nhiều thủ tục kiểm soát chi
tiết nhằm giảm rủi ro kiểm toán; và ngược lại, nếu KTV cho rằng rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát thấp thì sẽ thu hẹp phạm vi kiểm toán, giảm bớt các thủ tục
kiểm tra chi tiết nhưng vẫn đảm bảo sai sót có thể chấp nhận được vẫn nằm trong
mức trọng yếu đã được xác định từ trước, khi đó chất lượng kiểm toán khoản mục
này vẫn được đảm bảo và tiết kiệm được thời gian chi phí cho việc kiểm toán.
 Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ
dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong
đó xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn, thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục
kiểm toán và cả sự phân công lao động giữa các KTV.

11


Chương trình kiểm toán của khoản mục tiền lương bao gồm các phương pháp
kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ, được KTV thực hiện thông qua
các phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát) và kiểm toán cơ bản
(thử nghiệm cơ bản).
Thứ nhất: thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: trong quá trình xây dựng chương
trình kiểm toán, KTV cần xem xét việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu
thập bằng chứng về khả năng ngăn chặn các sai phạm của hệ thống KSNB liên
quan tới khoản mục tiền lương.
Thứ hai: thiết kế các thử nghiệm cơ bản: Các thử nghiệm này được thiết kế để
thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh, chính xác và hiệu lực của các dữ liệu
do hệ thống kế toán xử lý. Thử nghiệm cơ bản được thiết kế cho khoản mục tiền
lương thông qua các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền

lương cùng các nghiệp vụ trích theo lương và thủ tục kiểm tra chi tiết số dư các
tài khoản.
Thủ tục phân tích: là việc phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất để tìm ra xu
hướng biến động của các chỉ tiêu.
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương: mục
tiêu là để xác nhận các nghiệp vụ này có thực sự phát sinh và hoàn thành không;
có được tính toán đánh giá đúng giá trị nghiệp vụ ghi sô không; việc ghi sô các
nghiệp vụ có đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ và cộng dồn, chuyển sô đúng hay không.
Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản: là cách thức kết hợp các phương pháp
cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định
độ tin cậy của số dư cuối kỳ (hoặc tông số phát sinh) các tài khoản 334, 338, các
tài khoản liên quan tới chi phí nhân công như: tài khoản 622, 627, 641, 642…
2. Thực hiện kiểm toán

12


Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm
toán thích hợp ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm
toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch,
chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực
và hợp lí của BCTC trên cơ sở những bằng chứng đầy đủ và tin cậy.
Với khoản mục tiền lương, KTV thường sử dụng các thủ tục trong giai đoạn
thực hiện kiểm toán như sau:
- Khảo sát KSNB
- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Như đã trình bày, khoản mục tiền lương là một khoản mục có liên quan tới rất
nhiều đối tượng khác nhau như: người sử dụng lao động (doanh nghiệp); người
lao động; các cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế, cơ quan quản lí BHYT,
BHXH, cơ quan quản lí quỹ BHTN, công đoàn. Vì vậy việc tính và thanh toán

lương cũng các khản trích theo lương được giám sát bởi nhiều người, do vậy mà
khoản mục tiền lương tồn tại ít gian lận sai sót ở khâu này. Khi thực hiện các thử
nghiệm cơ bản, KTV thường áp dụng thủ tục:
Thủ tục phân tích: KTV áp dụng thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý của
các khoản chi phí về lương và các khoản phải trả cho nhân viên, phát hiện những
vấn đề nghi vấn cần tập trung kiểm tra chi tiết hoặc quyết định thu hẹp phạm vi
kiểm tra chi tiết nếu cho rằng khả năng cú ớt sai lệch.
3. Kết thúc kiểm toán

13


Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán trong từng phần hành kiểm toán, KTV
tiến hành tông hợp kết quả, lập Báo cáo kiểm toán. Để đảm bảo tính thận trọng
trong quá trình kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, KTV cần tực hiện các thủ tục
kiểm toán như: soát xét các nợ bất thường, các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
kế toán ( khóa sô kế toán, lập BCTC); xem xét giả định hoạt động liên tục và các
vấn đề khác. Bên cạnh đó, KTV có thể nêu lên ý kiến của mình về những tồn tại
của đơn vị về khoản mục tiền lương trong thư quản lý, giúp đơn vị hoàn thiện quy
trình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này.
V. Các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các tài khoản có liên quan
Khi kiểm toán khoản mục tiền lương, KTV thường áp dụng các kỹ thuật phân
tích sau để kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các tài khoản có liên quan:
- Phân tích xu hướng: so sánh số lũy kế trên tài khoản chi phí nhân công của
niên độ này với niên độ trước, quỹ lương thực hiện với quỹ lương kế hoạch (KTV
lấy lũy kế phát sinh trên TK334, 338, 622…để so sánh); so sánh số lũy kế trên các
tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương (lấy số lũy kế phát sinh trên các
TK 3383( BHXH), 3384 (BHYT), 3382 (KPCĐ), 3389 (BHTN); tỷ lệ về thuế
TNCN trong tông tiền lương kỳ này với kỳ trước.
Việc so sánh này giúp KTV xác định những biến động bất thường, từ đó xác

định được trọng tâm kiểm toán.
- Phân tích tỷ suất: So sánh tỷ lệ chi phí nhân công (trực tiếp, phân xưởng,
bán hàng, QLDN) trong tông chi phí sản xuất kinh doanh (giá thành sản phẩm, chi
phí sản xuất chung, CPBH và CP QLDN) kỳ này so với kỳ trước (các kỳ trước).
Nếu có sự biến động bất thường thì có khả năng sai phạm lớn đối với khoản mục
này.

14


Khi so sánh, KTV cần loại trừ các yếu tố ảnh hưởng mang tính đương nhiên
(biến động hợp lý) như tăng lương, tăng số lượng công nhân viên, thăng chức, sa
thải…. KTV phải loại trừ những biến động hợp lý mới đánh giá được những yếu
tố bất hợp lý. Khi đã đánh giá được những yếu tố bất hợp lý mà rất nghiêm trọng
thì KTV cho rằng đây là trọng tâm để đi sâu kiểm toán.
Biểu 1: Thủ tục phân tích tổng quát khoản mục tiền lương
Thủ tục phân tích

Khả năng sai phạm

So sánh tài khoản số dư chi phí tiền lương với

Sai phạm của các tài khoản

cỏc niên độ trước

về chi phí tiền lương

So sánh tỷ lệ chi phí tiền lương trong giá thành


Sai phạm về chi phí nhân

sản xuất hoặc doanh thu kỳ này với lỳ trước

công trực tiếp

So sánh tỉ lệ của chi phí nhân công trực tiếp

Sai phạm về tiền hoa hồng

trong tông chi phí bán hàng với các năm trước.

bán hàng

So sánh các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ

Sai phạm về các khoản trích

tính dồn tích của kỳ này với các kỳ trước

trên tiền lương

15


 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền lương
Như đã trình bày, tiền lương và các khoản trích theo lương luôn chịu sự giám
sát của nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy, khi kiểm toán các nghiệp vụ tiền
lương, nếu KSNB không tốt thì KTV thường chú ý đến các khả năng sai phạm
như: khả năng tính sai tiền lương và các khoản phải trả lao động, khả năng khai

khống tiền lương, khả năng phân bô sai chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương cho các đối tượng chịu chi phí và khả năng sai sót khi ghi sô kế toán các
nghiệp vụ tiền lương.
Các thủ tục thông thường đối với các nghiệp vụ tiền lương được thực hiện dựa
trên các cơ sở dẫn liệu:
- Tính có căn cứ hợp lý.
- Sự phê chuẩn nghiệp vụ.
- Sự tính toán đánh giá.
- Ghi chép đầy đủ.
- Sự phân loại.
- Tính đúng kỳ.
- Tông hợp và chuyển sô.
 Kiểm tra chi tiết số dư
Trong chu kỳ này KTV chỉ tập trung kiểm tra chi tiết đối với các tài khoản
334, 338 và các toài khoản chi phí nhân công.

16


- Với tài khoản phải trả công nhân viên (TK334): trước hết KTV cần kiểm
tra chính sách tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho
công nhân viên có được áp dụng một cách đúng đắn khụng, cú phù hợp với những
văn bản quy định hiện hành và có nhất quán không (có thể chọn mẫu kiểm tra).
KTV dựa trên kết quả phân tích tông quát để định hướng kiểm tra chi tiết cho phù
hợp. Kiểm tra việc ghi sô các nghiệp vụ cũng như việc trình bày và báo cáo về
tiền lương và các khoản trích theo lương có đúng đắn không.
- Đối với tài khoản chi phí nhân công: KTV thường chọn mẫu một số nghiệp
vụ phân bô tiền lương và các khoản trích theo lương xem có được tính toán và ghi
sô đúng đắn hay không, thông qua việc kiểm tra các đối tượng phân bô chi phí,
việc xác định và tông hợp cho từng đối tượng chịu chi phí, việc hạch toán tiền

lương và các khoản trích theo lương.
- Kiểm tra các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTNTK3383, 3384, 3382, 3389: KTV kiểm tra tỷ lệ trích mà doanh nghiệp áp dụng, sự
đúng đắn của tiền lương dùng làm cơ sở trích, kiểm tra việc trích và phân bô vào
chi phí sản xuất, khấu trừ vào lương và phải nộp cho cơ quan hữu quan, việc ghi
sô kế toán, việc thanh toán cho các đơn vị liên quan.
Ngoài ra, khi kiểm toán khoản mục này, KTV còn xem xét tính hợp lý, đúng
đắn của các số liệu liên quan như thuế thu nhập cá nhân (nếu có), luồng tiền
(thanh toán cho công nhân viên) trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ...
VI. Ví dụ thực tế về kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương
Ví dụ thực tế về kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty ABC tiền thân là Công ty Liên doanh dược phẩm, sau đó Công ty được chuyển
thành Công ty cô phần từ ngày 14/10/2008.

Ngành nghề kinh doanh của công ty: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh: Sản xuất thuốc.
Năm kiểm toán 2017
17


Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
 Kiểm tra chi tiết phải trả người lao động
 Kiểm tra đối ứng tài khoản
Để khảo sát việc phân bô chi phí tại khách hàng, KTV tiến hành tông hợp số liệu
trên bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, sau đó xem xét các đối ứng từ sô chi tiết tài
khoản nhằm xem xem có các nghiệp vụ bất thường hay không. Nờờ́u thṍy có nghiệp vụ
bất thường tiến hành hỏi kế toán tiền lương hoặc xem chứng từ chi tiết liên quan tới
nghiệp vụ đó. Đối với các đầu chi phí 627, 641, 642 yêu cầu kế toán chi tiết các khoản
tiền ăn trưa, tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp để tính ra xem có khớp đúng với quỹ lương
không, đồng thời còn để đối chiếu với BHXH.

Qua kiểm toán tại Công ty ABC cho thấy không có các đối ứng bất thường, việc
phân bô vào chi phí là hợp lý và chính xác.

18


Biểu 2: Tổng hợp đối ứng tài khoản phải trả công nhân viên tại Công ty ABC
Mã nhóm

Tên nhóm

Phát sinh
Nợ

1111
1121
3111
3335
3384
3383
3389
622
6271
64111
64113
64211
64213

Số dư đầu ky
Tiền mặt VNĐ

Tiền gửi ngân hàng Việt Nam
Vay ngắn hạn ngân hàng
Thuế thu nhập cá nhân
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
trực tiếp
Chi phí lương, thưởng nhân viên bán hàng
Chi phí đi lại, ăn ca, công tác
Lương thưởng nhân viên quản lý
Đi lại ăn ca
Cộng phát sinh trong ky
Số dư cuối ky



869.013.198
4.356.835.234
1.817.378.200
86.473.622
145.104.900
36.270.500
24.164.500
1.475.104.803
2.498.953.918
1.444.846.301
106.960.000
1.719.270.132

90.105.000
7.335.240.154 7.335.240.154

Ghi chú: +Số liệu được lấy từ BCĐKT đã đối chiếu khớp với BCĐSPS, sô cái, sô chi tiết
TK.
+Số liệu đầu kỳ khớp với số liệu kiểm toán năm trước
 Kiểm tra chi tiết tài khoản 334
KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ tính lương các tháng nhận thấy:
+ Công ty đã phân bô tiền lương và chi phí bán hàng, quản lý,…căn cứ vào từng
bộ phận công tác.
+ Hàng tháng đều trả lương qua ngân hàng có giấy báo nợ, chứng từ ngân hàng,
bảng kê, bảng trích lương.

19


Biểu 3: Kiểm tra chi tiết TK 334 tại Công ty ABC
Mã
Ct

Số Ct

Diễn giải

TK
ĐƯ

Số tiền

BT


GNN46

TT tiền lương tháng
01/2017 cho CBCNV

3111 420.228.700

BN

BN112

TT tiền lương tháng
06/2017 cho CBCNV

112

435.553.200

BN

BN191

TT tiền lương tháng
12/2017 cho CBCNV

112

414.531.000


PK
PK
PK
PK

PK0010
PK0011
PK111
PK111

Phẩn bô tiền lương T1
Phân bô tiền cơm ca T1
Phân bô tiền lương T6
Phân bô tiền lương T6

6271
6271
622
641

144.729.500
12.510.000
152.639.000
91.054.000

Ghi chú
Giấy nhận nợ, sô phụ
ngân hàng kém theo danh
sách nhân viên được trả
lương

Giấy báo nợ, sô phụ ngân
hàng kém theo danh sách
nhân viên được trả lương
Giấy báo nợ, sô phụ ngân
hàng kém theo danh sách
nhân viên được trả lương
Phiếu kế toán
Phiếu kế toán
Phiếu kế toán
Phiếu kế toán

Ngoài ra, KTV còn tiến hành kiểm tra Thỏa ước lao động tập thể và giấy phép lao
động của người nước ngoài làm việc tại Công ty. Qua kiểm tra cho thấy Công ty có đăng
ký với cơ quan quản lý lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại đơn vị có
giấy phép lao động theo đúng quy định.

20


KẾT LUẬN
Trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính thì kiểm toán tiền lương và các
khoản trích trên tiền lương cũng đóng một vai trò quan trọng vì kết quả của việc
hạch toán tiền lương liên quan đến chi phí nhân công và từ đó ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh. Nếu tiền lương không được hạch toán chính xác sẽ làm sai lệch
các khoản mục liên quan trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như trên
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Do vậy sẽ đưa ra các thông tin sai lệch làm
cho quyết định của nhà quản lý dựa trên thông tin đó cũng không được chính xác.
Vì vậy, kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương có vị trí vô cùng
quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính và cần được chú trọng khi thực hiện
kiểm toán.


21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×