Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.39 KB, 12 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HÀ NỘI
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TRONG THỜI GIAN
TỚI CỦA NHNO&PTNT HN
1. Mục tiêu tín dụng của NHNo&PTNT HN
Nghị quyết hội đồng quản trị kỳ họp thứ 12 đã đề ra các mục tiêu tín
dụng năm 2002 như sau:
Dư nợ tín dụng đối với DNNN tăng 24% so với năm 2001. Trong đó:
Nội tệ tăng 10% so với năm 2001
Ngoại tệ tăng 34% so với năm 2001
 Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 280 tỷ đồng, tương đương 24%
tổng dư nợ
 Đầu tư trung hạn đồng tài trợ ngoại tệ USD với Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam cho dự án mở rộng công suất Công ty bia Hà Nội từ 50 – 100
lít (với số vốn 15 triệu USD, trong đó cho vay 10 triệu USD) và cho vay các dự
án nhỏ. Dư nợ cho vay đạt 280 tỷ đồng tương đương 24% tổng dư nợ.
Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy và phương thức điều
hành, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng theo hướng khuyến khích tính năng
động, sáng tạo và hiệu quả, nâng cao trình độ cán bộ về kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, rèn luyện phẩm chất và phong cách, đáp
ứng nhiệm vụ của hoạt động tín dụng trong thời kỳ mới.
Tóm lại, năm 2002 là năm bản lề của thế kỉ XXI, NHNo&PTNT HN tích
cực mở rộng dư nợ, lành mạnh chất lượng kinh doanh tạo bước đi vững chắc
tiếp theo.
2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN
 Đa dạng hoá hoạt động tín dụng và thích nghi với cơ chế kinh doanh
của các DNNN trong cơ chế thị trường để đảm bảo hiệu quả tín dụng trên cơ
sở tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong khuôn khổ qui định của ngành và
được phát luật thừa nhận góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, kiềm
chế lạm phát, nâng cao mức sống.


 Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các DNNN, góp phần tích cực vào
sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, từng bước góp phần quốc
tế hoá hoạt động ngân hàng- tài chính và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, chính
trị quốc tế.
 Giảm thấp nợ quá hạn của các DNNN tại NHNo&PTNT HN góp phần
thực hiện tốt phương châm “ an toàn – hiệu quả ”, tiến hành kiểm tra tín dụng
thường xuyên để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các
khoản vay có vấn đề. Tập trung phân tích, xử lí các khoản nợ tồn đọng của các
doanh nghiệp, kiến nghị với ngành tìm giải pháp tháo gỡ để từng bước làm
lành mạnh hoạt động tín dụng.
 Phân loại chọn lọc khách hàng để tập trung đầu tư cho khách hàng
sản xuất kinh doanh có hiệu quả thực sự, không đầu tư tràn lan.
 Mở rộng cho vay cầm cố bằng chứng chỉ có giá trị đi liền với cải tiến
phong cách giao dịch với khách hàng để nâng cao dư nợ của đối tượng này.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI
NHNO&PTNT HN
1. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các DNNN
Qua các số liệu phân tích ở chương 2 cho thấy: nguồn vốn huy động của
NHNo&PTNT HN lớn nhưng hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với các DNNN
còn thấp. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả tín dụng đối với thành phần kinh tế
này, NHNo&PTNT HN phải tiếp tục mở rộng tín dụng thông qua một số chính
sách sau:
1.1 Chính sách khách hàng hợp lí, linh hoạt.
 Đối với khách hàng hiện tại: Tiếp tục thiết lập, duy trì và phát triển
các mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa NHNo&PTNT HN và các tổ
chức tín dụng khác trong khu vực, lôi kéo khách hàng là việc làm thường
xuyên0 của các ngân hàng. Vì vậy, lôi kéo khách hàng đã khó, giữ được khách
hàng còn khó hơn. Để mở rộng tín dụng ngân hàng, tốt hơn hết vẫn là thiết
lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt lâu dài với khách hàng. Đồng thời

phải là chỗ dựa tin tưởng cho khách hàng, khi cần vốn, ngân hàng luôn là nơi
doanh nghiệp nghĩ đến đầu tiên. Qua đó, ngân hàng cũng mở rộng được tín
dụng và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, với các khách hàng sòng phẳng và có quan
hệ lâu dài này còn làm giảm rủi ro tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả tín
dụng nhằm tạo hình ảnh tốt của ngân hàng trên thị trường trong nước và
quốc tế.
Để thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ tín dụng tốt, lâu dài
với các DNNN, NHNo&PTNT HN cần tiến hành một số biện pháp sau:
 Tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, tạo điều kiện thuận
lợi cho các DNNN là khách hàng truyền thống của ngân hàng vay vốn hoặc
những khách hàng có dư nợ lớn và thanh toán sòng phẳng, nhằm mở rộng tín
dụng.
 Tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên hơn (có thể là 2
lần/năm), thông qua đó, thảo luận về sử dụng vốn vay hay thu thập ý kiến
đóng góp của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng, đồng thời nắm
bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng để có phương hướng hoạt động cụ thể.
 Tư vấn, giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin cần thiết cho
khách hàng để khách hàng có thể tự lựa chọn hình thức tín dụng phù hợp. Cán
bộ tín dụng là người có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt
động tín dụng nên họ có khả năng nhìn nhận, đánh giá ưu nhược điểm của
từng phương thức cho vay một cách chính xác và qua đó họ biết phương thức
nào phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tích cực thực hiện chính sách tìm kiếm khách hàng mới
Trong cơ chế thị trường, để nâng cao hiệu quả tín dụng, NHNo&PTNT
HN không những phải chú trọng đến chiều sâu mà còn phải tích cực mở rộng
tín dụng, tăng cường quy mô đầu tư vào các doanh nghiệp. Vì vậy, ngân hàng
luôn phải quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng mới.
Ngoài việc xét duyệt cho vay các DNNN đến với ngân hàng, NHNo&PTNT
HN còn phải chủ động tìm đến với các doanh nghiệp cần vốn có đủ điều kiện để
cho vay nhằm thiết lập mối quan hệ khách hàng mới. NHNo&PTNT HN nên cử

các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm xuống tận cơ sở sản xuất của các doanh
nghiệp để thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Sau đó, nếu thấy doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn sẽ tiến hành
marketing trong hoạt động tín dụng của mình. Mặt khác, trước khi đến với
doanh nghiệp, ngân hàng đã chủ động tìm hiểu về tình hình tài chính của
doanh nghiệp nên ngân hàng có thể nắm bắt thông tin, đánh giá tình hình đơn
vị sát thực tế hơn khi doanh nghiệp chủ động tìm đến với ngân hàng. Do đó,
điều này có thể làm giảm rủi ro tiềm ẩn trong cho vay của ngân hàng.
1.2 Các giải pháp nhằm tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với các
DNNN
Tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN là một mục tiêu
cần đạt được của NHNo&PTNT HN nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng và
đáp ứng nhu cầu về vốn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Tỷ trọng này phù hợp với nhu cầu về vốn trung và dài hạn của nền kinh
tế và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này,
NHNo&PTNT HN cần phải áp dụng một số biện pháp sau:
 Ngoài nguồn vốn huy động trung và dài hạn dùng để cho vay trung và
dài hạn, NHNo&PTNT HN nênsử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn
(không đưa thành phần tiền gửi không kỳ hạn vào nguồn vốn này) để cho vay
trung và dài hạn. Tỷ lệ tối đa tín dụng trung và dài hạn có thể sử dụng nguồn
này trên tổng số dư bình quân nguồn vốn ngắn hạn theo quý là 25%. Tỷ lệ này
vừa giúp cho ngân hàng mở rộng được cho vay trung và dài hạn với nguồn chi
phí rẻ vừa đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng.
 Chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, thẩm định
điều kiện vay vốn của doanh nghiệp và thực hiện cho vay theo dự án.
Do thẩm định là khâu quan trọng nhất để giúp giám đốc đưa ra quyết
định đầu tư chuẩn xác do đó quá trình thẩm định đòi hỏi phải có sự hiểu biết
và vận dụng một cách toàn diện các kiến thức về kinh tế, xã hội, phải áp dụng
các biện pháp tính toán kỹ thuật và so sánh, đồng thời nắm bắt cả diễn biến
kinh tế, xã hội, chính trị của khu vực và thế giới. NHNo&PTNT HN cần phải chú

trọng hơn đến tính khả thi của dự án. Chỉ có dự án khả thi mới đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và mang lại lợi ích cho xã hội từ đó
nâng cao được hiệu quả tín dụng ngân hàng. Tuy tài sản thế chấp là cần thiết
để hạn chế rủi ro mất vốn, là nguồn thứ hai để ngân hàng thu nợ nhưng xử lý
tài sản thế chấp của bên vay để thu nợ cũng không phải dễ, chi phí lại cao. Do
đó, cán bộ tín dụng phải tuỳ thuộc vào từng khách hàng, từng dự án cụ thể,
cán bộ thẩm định cần xem xét và vận dụng linh hoạt các quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nếu Chính phủ
và các tổ chức quốc tế thông qua NHNo&PTNT HN để đầu tư một số dự án
phát triển, khi đó NHNo&PTNT HN sẽ tạo ra được thế chủ động và nhanh
chóng giải ngân nguồn vốn này, tài trợ cho các dự án, góp phần tăng tỷ trọng
tín dụng trung và dài hạn.
 Đa dạng hoá hoạt động tín dụng dối với DNNN.
Đa dạng hoá hoạt động tín dụng là một trong những phương châm
hoạt động của NHNo&PTNT HN nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn cho
ngân hàng cũng như khách hàng đồng thời tăng khả năng mở rộng tín dụng
của ngân hàng. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đối với DNNN bao gồm đa
dạng hoá phương thức cho vay và đa dạng hoá loại tiền cho vay.
 Đa dạng hoá phương thức cho vay
Hiện nay, hình thức cho vay tại NHNo&PTNT HN chưa thực sự được đa
dạng hoá. Hình thức cho vay chủ yếu vẫn là cho vay từng lần, cho vay theo hạn
mức tín dụng, cho vay dự án trong khi nhu cầu vốn về mặt số lượng, thời gian
đối với các DNNN ngày càng gia tăng. Do đó NHNo&PTNT HN nên xem xét mở
rộng các hình thức cho vay khác phù hợp với từng loại khách hàng để vừa tạo
thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh vừa nâng cao nghiệp vụ
ngân hàng và khuyến khích khách hàng vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh. NHNo&PTNT HN cần nhanh chóng áp dụng các hình thức cho vay
như cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay luân chuyển, chiết khấu thương
phiếu. Ngoài ra, để mở rộng cho vay trung và dài hạn, ngân hàng có thể áp

dụng hình thức cho vay bắc cầu và cho vay hợp vốn hay cho vay đồng tài trợ
nhiều hơn nữa.
Đối với các hình thức tín dụng mới này, NHNo&PTNT HN phải giải thích
cặn kẽ nếu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, nêu rõ các ưu điểm và nhược điểm
của mỗi hình thức cho vay để khách hàng có thể tự lựa chọn phương thức
thích hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài ra, việc đa dạng hoá phương thức cho vay còn làm tăng khả năng
lựa chọn từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
 Đa dạng hoá về loại hình tiền cho vay
Hiện nay, NHNo&PTNT HN đã và đang thực hiện cho vay và giao dịch với
các đồng USD, mác Đức, yên Nhật, nhân dân tệ Trung quốc nhưng để đáp ứng
nhu cầu vốn cho vay và thanh toán quốc tế, NHNo&PTNT HN nên mở rộng cho
vay một số ngoại tệ mạnh khác như bảng Anh, đồng Euro châu Âu... sẽ tạo
thuận lợi cho khách hàng xuất nhập khẩu đồng thời mở rộng đầu tư tín dụng
bằng ngoại tệ, tăng khả năng kinh doanh ngoại tệ và cân đối nguồn vốn của
ngân hàng.

×