Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận cao học, QUẢN lý NHÀ nước về văn hóa quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận nam từ liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.72 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Văn hóa là lĩnh vực sản suất tinh thần, sáng tạo, tạo ra những giá trị tinh
thần và những công trình khoa học, văn hóa nghệ thuật nhằm xây dựng và phát
triển con người. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, Văn hóa là động lực thúc đảy sự phát triển kinh tế xã
hội, nó khơi dậy nhân lên mọi tiềm năng phát triển sức sáng tạo của con người và
có vai trò to lơnd trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay.
Trong quá trình hội nhập, sự giao lưu và tiếp biến về văn hóa diễn ra như
một quy luật vận động của tự nhiên. Để bắt nhịp vào quá trình phát triển chung của
toàn cầu, để hòa nhập mà không bị hòa tan vào cộng đồng chung đó đòi hỏi những
nét văn hóa đặc sắc tiêu biểu của dân tộc Việt Nam phải luôn được giữ gìn và
không ngừng phát huy để tạo dấu ấn, bản sắc riêng trong thời đại mới.
Tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, mặt trái của cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế đã tác động to lớn, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, trong đó
có văn hóa. Nhiều giá trị truyền thống văn hoá dân tộc bị xói mòn, đạo đức xã hội
có những mặt xuống cấp, tình trạng tham nhũng lãng phí, tệ quan liêu, bệnh hình
thức, nhiều vấn nạn xã hội có chiều hướng gia tăng… Thực trạng đó đòi hỏi phải có
những quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp mới về xây dựng nền văn hóa,
xây dựng con người đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố Hà Nội, hòa
chung với sự nỗ lực, phấn đấu của các cơ quan, đơn vị và nhân dân cả nước, trong
những năm qua công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm đạt nhiều kết quả quan trọng, có vai trò to lớn, có ý nghĩa sâu sắc đối với định
hướng phát triển văn hóa, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng được
đáp ứng, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng lên, công tác
quản lý đã đi vào nền nếp. Nhiều văn bản được ban hành về lĩnh vực văn hóa được
1


áp dụng và có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà về văn hóa vẫn còn nhiều bất cập đặt


ra so với nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi công tác quản lý cần có sự đổi mới để khắc
phục những hạn chế như:môi trường văn hóa bị ô nhiễm bởi các sản phẩm, dịch vụ
văn hóa độc hại, thấp kém, lai căng, Việc xây dựng thể chế văn hóa, các văn bản
pháp luật, các chính sách trên lĩnh vực văn hóa còn chậm chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn, đó là những tồn tại dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý nhà nước
về văn hóa trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Vì vậy cần phải nghiên cứu tìm ra
những giải pháp phù hợp để nâng cao công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm để chính quyền quận Nam Từ Liêm thực hiện tốt công
tác quản lý văn hóa có định hướng đúng đắn để văn hóa trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm ngày càng phát triển và hòa nhập.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là khái niệm được dùng rất phổ biến, gắn với hoạt động của con
người. Mỗi ngành khoa học xã hội, nhân văn có cách tiếp cận văn hóa khác nhau.
Vì thế, văn hóa trở thành khái niệm đa nghĩa. Cho đến nay, có khoảng hơn 500 định
nghĩa về văn hóa.
Có thể hiểu một cách chung nhất: Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ratrong lịch sử nhằm vươn tới chân – thiện – Mỹ
và sự phát triển bền vững, an toàn cho cá nhân, cộng đồng, xã hội và nhân loại.
1.2.Khái niệm quản lý Nhà nước về văn hóa:
1.2.1. Khái niệm quản lý:
Là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể

quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
1.2.2. Khái niệm quản lý Nhà nước về văn hóa
Là quá trình tác động có chủ đích của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động
văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật
và cơ chế nhằm bảo đảm sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.
1.2.3.Vai trò của quản lý nhà nước về văn hóa

3


Quản lý nhà nước về văn hoá là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ
hoạt động văn hoá của quốc gia bằng quyền lực của Nhà nước thông qua Hiến
pháp, pháp luật nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hoá. Quản lý hoạt động
văn hoá là hoạt động có tính chất nhà nước, nhằm điều hành hoạt động văn hoá
được thực hiện bởi cơ quan hành chính. Trong công tác quản lý văn hoá, điều quan
trọng là phải xây dựng được cơ chế quản lý văn hoá. Quản lý nhà nước về văn hoá
có những vai trò chính như sau:
Quản lý nhà nước về văn hóa là quản lý toàn bộ nền văn hóa từ vĩ môđến
quản lý các hoạt động ở cơ sở. Ở cấp độ vĩ mô, nhiệm vụ quản lý nhà nước nhằm
đảm bảo trên bình diện cao nhất của quản lý văn hóa về tổng thể hệ thống chuẩn
mực pháp lý, đạo lý, xây dựng và hoàn thiện thể chế và thiết chế văn hóa, tạo môi
trường lành mạnh cho quá trình sáng tạo, bảo quản, lưu giữ, truyền bá, tiếp nhận,
thưởng thức các giá trị văn hóa, các dịch vụ văn hóa cho cộng đồng.
Quản lý nhà nước về văn hóa mang tính quyền lực nhà nước. Nhà nước
quản lý văn hóa thông qua các cơ quan luật pháp, hành pháp, tư pháp, thông qua bộ
máy hành chính. Thực chất của quản lý nhà nước là trách nhiệm của nhà nước đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
Quản lý nhà nước về văn hóa nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển
con người và xã hội. Quản lý nhà nước không những nhằm thực hiện những định

hướng, mà thực hiện xây dựng, phát huy vai trò của văn hóa.
Quản lý nhà nước về văn hóa không những thực thi các chính sách kinh tế
trong văn hóa, mà còn nhằm thực hiện chính sách văn hóa trong kinh tế. Chính vì
thế, rất cần có sự phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về văn hóa và hoạt động
của các doanh nghiệp, cũng như giữa sản xuất kinh doanh với hành chính sự nghiệp
trong lĩnh vực này.
4


1.2.4.Quan điểm chỉ đạo và nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về
văn hoá
1.2.4.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển về văn hoá
Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi trọng lãnh đạo văn hóa, nhất là thời
kì đổi mới đã có nhiều nghị quyết bàn về phát triển văn hóa, trong đó điển hình là
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là mốc đánh dấu sự đổi mới
toàn diện trong tư duy về văn hóa của Đảng. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
có cái nhìn thấu suốt và toàn diện về các giá trị văn hóa của dân tộc với sự tiến bộ
của thời đại; giữa lý tưởng tinh thần và yêu cầu xử lý các nhiệm vụ kinh tế - xã hội,
đã vạch ra mục tiêu, giải pháp cho sự nghiệp phát triển văn hóa trong chặng đường
trước mắt và lâu dài của nước ta. Ngoài phần đề cập về những thành tựu, yếu kém
và nguyên nhân chủ yếu của văn hóa Việt Nam, Nghị quyết đề cập đến những
phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, 5 quan điểm chỉ đạo cơ
bản, 10 nhiệm vụ cụ thể; và những giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hóa.
Những quan điểm về văn hóa theo tinh thần Hội nghị Trung ương 5 khóa
VIII là:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội;
- Văn hóa mà chúng ta đang xây dựng và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc văn hóa dân tộc;

- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển nền văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
5


- Văn hóa là mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Để đảm bảo thực hiện các quan điểm nêu trên, Đảng đã xác định 10 nhiệm
vụ chính phát triển văn hóa. Đó là: xây dựng con người Việt nam trong giai đoạn
cách mạng mới; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp văn học nghệ
thuật; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và
khoa học - công nghệ; phát triển và quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng; bảo
tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách vặn
hóa đối với tôn giáo; mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa; củng cố, xây dựng và
hoàn thiện thể chế văn hóa.
Những giải pháp để phát triển văn hóa. là: “mở cuộc vận động giáo dục chủ
nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”; xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách vặn hóa;
tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa; nâng cao hiệu quả
lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa”.
1.2.4.2. Nội dung chủ yếu của quản lỷ nhà nước về văn hoá
- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hoả
Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hoá trong từng giai đoạn để thực
hiện đường lối và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước đối với văn hoá.
Đây là nhiệm vụ giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý của Nhà nước. Quá
trình xây dựng các kế hoạch văn hoá phải gắn chặt với kế hoạch chung phát triển
toàn diện của xã hội, trong đó vừa chú ý những yêu cầu riêng của văn hoá, vừa chỉ
ra được mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa văn hoá với các lĩnh vực khác nằm

trong kế hoạch chung, phải xuất phát từ thực tiễn, có tính khả thi cao.
- Xây dựng thể chế, chính sách văn hoá
6


Để quản lý tốt hoạt động văn hoá trong quá trình xã hội hoá văn hoá, Nhà
nước phải chú trọng xây dựng thể chế văn hoá. Thể chế văn hoá bao gồm hai loại
hệ thống chuẩn mực: chuẩn mực luật pháp và chuẩn mực phong tục tập quán. Vấn
đề đặt ra là cần xác định rõ những loại hoạt động văn hoá nào cần áp dụng thể chế
luật pháp nào. Trên bình diện quốc tế có thể đề cập đến những bộ luật, điều luật có
tính quốc tế về văn hoá mà nhiều nước thấy có trách nhiệm phải tham dự, ràng
buộc nhau vì tiến bộ chung của nhân loại. Trên bình diện quốc gia, nước nào cũng
có những điều luật về văn hoá, hoặc ghi trong các bộ luật khác, hoặc trong bộ luật
chuyên về văn hoá.
Hiến pháp 1992 của nước ta quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát
triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những
giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; tiếp thu tinh hoa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân
dân; Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá” (Điều 30- Chương III). Hiến
pháp 2001 có sửa đổi, nền văn hóa của dân tộc ta là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Điều 60, Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại”.
Nhà nước còn ban hành các luật riêng đối với một số hoạt động văn hoá như:
Luật Giáo dục, Luật Khoa học công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí, Luật
Xuất bản, Luật Di sản văn hoá, Luật Điện ảnh, Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả,
Pháp lệnh Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện...
- Hướng dẫn triển khai kế hoạch và các hoạt động văn hoá, tổ chức hoạt
động giám sát các hoạt động văn hoá
Hướng dẫn triển khai kế hoạch và các hoạt động văn hoá là những nhiệm vụ

quan trọng của quản lý nhà nước đối với văn hoá. Nhà nước tiến hành tổ chức và
7


sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các cơ quan sản xuất, cung ứng
dịch vụ văn hoá và xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước
đổi mới cơ chế giám sát hoạt động văn hoá và các dịch vụ văn hoá theo hướng hoàn
thiện, bổ sung các văn bản pháp quy và kiện toàn đội ngũ cán bộ giám sát của
ngành từ Trung ương đến cơ sở.
- Xây dựng và sử dụng nguồn lực, kinh phí cho các hoạt động văn hoá; quản
lý việc hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hoá
Xây dựng và sử dụng nguồn lực, kinh phí cho các hoạt động văn hoá là
nhiệm vụ cụ thể nhưng có vị trí vô cùng quan trọng trong nội dung quản lý nhà
nước. Tăng cường ngân sách cho phát triển văn hoá đang là khuynh hướng chung
của các nước trên thế giới. Việc đầu tư và sử dụng các nguồn lực phải trên cơ sở
các mô hình hoạt động văn hoá cụ thể và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong
từng thời kì, giai đoạn, tránh đầu tư bình quân, dàn trải.
Quản lý việc hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hoá càng thực hiện tốt trong
tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, văn hoá phẩm, thông tin) đặc biệt phải có
cơ chế hữu hiệu kiểm soát văn hoá phẩm độc hại, kém chất lượng du nhập vào
nước ta. Bên cạnh đó, cần chú trọng vấn đề chế độ, chính sách đưa cán bộ quản lý,
văn nghệ sĩ, chuyên viên văn hoá... đi tham quan, học hỏi, đào tạo ở nước ngoài.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về văn hoá; giải quyết các khiếu
nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá là nội dung quan
trọng đảm bảo nâng cao hiệu quả các quy trình quản lý văn hoá. Thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về văn hoá tiến hành trên những nội dung: thanh tra việc
chấp hành các bộ luật trong lĩnh vực văn hoá (Luật Giáo dục, Luật Khoa học công
nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản văn hoá, Luật
8



Điện ảnh, Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả, Pháp lệnh Quảng cáo, Pháp lệnh Thư
viện...) và thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung trong
lĩnh vực văn hoá. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực văn hoá cần theo
các bước: xác minh, kết luận, kiến nghị các biện pháp giải quyết các khiếu nại, tố
cáo. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về văn hoá tiến hành theo quy trình
áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nội dung quản lý văn hóa còn tiếp cận theo các hoạt động văn hoá
bao gồm: quản lý các hoạt động sáng tạo - sản xuất các giá trị văn hóa; quản lý quá
trình lưu thông, phân phối các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa; quản lý quá trình
tiêu thụ, thưởng thức các giá trị văn hóa...

9


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM
2.1. Một số đặc điểm về văn hóa và quản lý văn hóa tại quận Nam Từ Liêm
Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội,
Quận Nam Từ Liêm được thành lập năm 2014, theo Nghị quyết số 132/NQ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Quận Nam Từ Liêm có diện tích
3.227,36 ha (32,27 km²), dân số là 232.894 người (2013). Quận gồm 10 phường:
Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Tây Mỗ, Phương
Canh, Trung Văn, Xuân Phương. Địa giới hành chính: Phía bắc giáp quận Bắc từ
liêm, phía tây giáp quận Hoài Đức, phía nam giáp quận Hà Đông và phía đông giáp
quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân.
Toàn quận có 107 di tích lịch sử, gắn với lễ nghi tín ngưỡng thờ Mẫu và các
di tích cách mạng kháng chiến trên địa bàn. Trên địa bàn quận với nhiều loại hình

lễ nghi đang hoạt đọng và được bảo tồn trên địa bàn như: mười phường trên địa bàn
đều có Chùa và Đình văn hóa là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân địa
phương thờ Phật, thờ Mẫu và thờ thành hoàng; là nơi diễn ra các sinh hoạt văn
hóa chung tại các khu đan cư, tổ dân phố, nơi tổ chức các hoạt động lễ hội. Mỗi
Đình đều có tổ chức ngày hội riêng, đặc trưng tại khu dân cư như: Lễ hội Đình
Thị Cấm diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng giêng (âm lịch), Lễ hội Đình Tu
Hoàng diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 2 (âm lịch) Lễ hội Đình Hoè Thị tổ chức lễ
hội truyền thống vào các ngày 11, 12 và 13 tháng 2 (âm lịch) hàng năm… giai đoạn
2014- 2016, tổng vốn đầu tư của cả NSNN và nguồn vốn XHH cho việc tu bổ, tôn
tạo di tích trên địa bàn quận là trên 120 tỷ đồng. Ngoài ra, bảo vệ văn hóa phi vật
thể cũng được quan tâm gắn liền với Văn hóa vật thể, các Lễ hội hàng năm được
10


duy trì, phát huy và góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau. Các làng
nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của xã
hội. Nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày Giải phóng Thủ đô vừa qua, UBND quận đã tổ
chức thành công “Ngày hội Văn hóa Cốm Mễ Trì quận Nam Từ Liêm năm 2016”
thu hút đông đảo nhân dân các địa phương đến tham dự, góp phần quảng bá một
làng nghề gắn với văn hóa ẩm thực Hà Thành.
Số lượng lớn và sự phong phú về các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể cũng như bề dày văn hiến của quận Nam Từ Liêm chứa đựng những tiềm
năng dồi dồi dào để phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa nhưng cũng đặt ra
những thách thức rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
trên địa bàn quận.
2.2. Thực trạng quản lý về văn hóa tại quận Nam Từ Liêm giai đoạn
2014-2016
2.2.1. Công tác quản lý nhà nuớc về các hoạt động kinh doanh dịch vụ
văn hoá
Ban hành Kế hoạch, về kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ Văn hoá,

Thông tin-Truyền thông, TDTT và Du lịch trên địa bàn quận; UBND quận giao
phòng VH&TT là cơ quan thường trực tham mưu, phân công trách nhiệm cụ thể
cho từng ngành theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; Chủ động xây dựng chương trình
công tác từng tháng, quý và phối hợp liên ngành cùng cơ sở thực hiện kiểm tra và
xử lý vi phạm trên địa bàn.
- Quận thành lập Đội kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực Văn hoá và Thông
tin, tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị hướng dẫn cơ sở, tuyên truyền nhân dân nội
dung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá và thông tin như Luật
quảng cáo, Luật xử lý vi phạm hành chính; Các Nghị định của Chính phủ...

11


- Đội kiểm tra liên ngành quận đã duy trì công tác kiểm tra định kỳ vào các ngày
thứ tư, thứ năm hàng tuần, ngoài ra kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu. Phối hợp chặt chẽ
với các ngành chức năng của quận, Thanh tra Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Du lịch,
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình kiểm tra; Đôn đốc các phường
kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá, thông tintruyền thông, hoạt động quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, bóc xoá quảng cáo rao vặt.
* Công tác kiểm tra xử lý vi phạm:
Đội kiểm tra liên ngành do phòng VH&TT chủ trì duy trì lịch kiểm tra vào
thứ tư, thứ năm hàng tuần nhằm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt
động VH&TT. Qua kiểm tra, đa số các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa
có giấy phép đã tuân thủ nghiêm các điều kiện quy định của pháp luật về hoạt động
kinh doanh.
- Tổ chức kiểm tra các trường hợp quảng cáo bằng khẩu hiệu, phướn nheo
trên các tuyến đường. Tháo dỡ hơn 4500 phướn quảng cáo, quảng cáo rao vặt
không phép. Phối hợp với các ngành chức năng xử lý 45/45 biển quảng cáo tấm lớn
theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Phối hợp với UBND các phường tháo dỡ, thu giữ trên: 100 biển hiệu kinh
doanh không đúng quy định.

- Tổ chức thống kê, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra các cơ sở
hoạt động kinh doanh TDTT trên địa bàn. Kiểm tra 09 bể bơi trên địa bàn.
- Đã rà soát, thống kê và đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cắt
trên 50 số điện thoại thực hiện nhắn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, thực hiện quảng
cáo rao vặt sai phạm trên địa bàn.
- Phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin-Truyền thông Hà Nội rà soát, kiểm tra
các cơ sở kinh doanh Đại lý internet và trò chơi điện tử công cộng.
12


- Phối hợp với Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổng kiểm tra, rà
soát và xử lý các trường hợp quảng cáo không phép, quảng cáo trên cột đèn, gốc
cây, dải phân cách....
- Đẩy mạnh việc kiểm tra các trạm BTS trên địa bàn quận, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp viễn
thông có các trạm BTS trên địa bàn quận. Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông
thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xây dựng và quản lý các trạm BTS.
- Chỉ đạo các phường tổ chức thống kê, xử lý các biển hiệu, biển chỉ dẫn,
biển quảng cáo trên địa bàn. Phòng Văn hóa và thông tin đó phối hợp với các
phòng, ban ngành chức năng của quận và UBND các phường tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, tham
gia tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần. Nâng cao ý
thức phát hiện , ngăn ngừa hành vi vi phạm và tham gia bóc xóa quảng cáo rao vặt.
2.2.2. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật:
- Công tác quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Trong thời gian qua trên
địa bàn quận có khoảng 70 buổi biểu diễn, Quận đã yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng
các quy định trong hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật; kiểm tra, giám sát chặt chẽ
nội dung chương trình biểu diễn nhằm đảm bảo không để xảy ra những sai phạm trong
quá trình biểu diễn. 100% các buổi biểu diễn đều có giấy phép của Sở VH&TT.
Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm tiếp theo quận đã chỉ đạo

phòng VH&TT tiếp tục tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch
vụ văn hoá thông tin, thể dục thể thao nhằm đưa các hoạt động kinh doanh đi vào
nề nếp, ngăn ngừa và kiềm chế phát sinh các tệ nạn xã hội; Không để tồn tại các
điểm nóng, không để xảy ra các vụ vi phạm lớn, góp phần làm lành mạnh môi trường văn hoá.

13


2.2.3. Công tác quản lý di tích.
Toàn quận có 107 di tích trong đó có 47 di tích được Nhà nước xếp hạng.
Năm 2017, phòng Văn hóa và thông tin tham mưu UBND quận, đề xuất với UBND
thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xếp hạng 02 di tích lịch sử văn hóa cho
Trận địa pháo đồng sung (Mễ Trì) và chùa Phùng Khoang.
Tiếp tục chỉ đạo cơ sở thường xuyên tuyên truyền rộng rãi tới mọi tầng lớp
nhân dân về ý nghĩa của việc gắn biển di tích cách mạng kháng chiến, góp phần bảo
vệ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, là nơi giáo dục truyền thống cho các
thế hệ mai sau.
Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền quản lý di tích, công tác
khai thác giá trị và phát huy tác dụng di tích trên địa bàn trong những năm qua
được Quận quan tâm đúng mức. Trong số đó có những công việc mang tính chủ
động và sáng tạo được các cơ quan chuyên môn của Trung ương, Thành Phố đánh
giá cao:
+ Tuyên truyền Luật di sản văn hóa, Quy chế quản lý lễ hội;
+ Tổ chức hội nghị gặp mặt Ngày di sản văn hoá Việt Nam (23/11) và tiếp
tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày
18/9/2012 về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập phê duyệt, quy hoạch,
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Tổ chức tuyên truyền quảng bá các làng nghề truyền thống thông qua
chương trình liên hoan giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống khu vực
đồng bằng sông Hồng của Thành phố tổ chức tại Khu di tích Hoàng thành Thăng

Long; Ngày hội văn hóa Cốm Mễ Trì...
+ Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về quản lý di sản do Sở Văn hóa và Thể
thao tổ chức.
14


+ Tổ chức hội nghị tuyên truyền về công tác quản lý di tích, quản lý lễ hội; tu
bổ tôn tạo, gắn biển DTCMKC trong các di tích được cơ sở tham gia và hưởng ứng
nhiệt tình.
2.2.4. Công tác đặt, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố
UBND Quận chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với các ngành
chức năm của quận và UBND các phường thống kê toàn bộ các tuyến đường, phố
chưa được đặt tên trên địa bàn quận để hoàn thiện thủ tục đặt tên đường.
Thành phố đã khảo sát và thống nhất điều chỉnh độ dài 03 tuyến đường trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm.
2.2.5. Công tác giải quyết đơn thư
Giai đoạn 2014 – 2016 UBND quận đã chỉ đạo phòng VH&TT đã tiếp nhận
12 đơn thư và trả lời 12 đơn thư (đạt 100%) ý kiến cử tri và đơn thư đề nghị liên
quan đến di tích. Các ý kiến cử tri và đơn thư đều được giải quyết dứt điểm không
để tình trạng bức xúc, kéo dài.
2.2.6. Công tác quản lý lễ hội
Toàn quận hàng năm có 19 lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên.
UBND Quận đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin đã hướng dẫn, kiểm tra giám
sát các cơ sở tổ chức lễ hội truyền thống tại 100% các phường theo đúng quy chế
quản lý lễ hội của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
Quận đã tổ chức tốt và các văn bản của UBND Thành Phố đã ban hành. Tại các cơ
sở có lễ hội truyền thống đều được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, khôi phục và phát
huy các trò chơi dân gian, không để xảy ra các hiện tượng mê tín, dị đoan, tệ nạn xã
hội, bán văn hoá phẩm ngoài luồng, không vi phạm quy chế lễ hội và bảo vệ di tích
lịch sử văn hoá trong lễ hội.

2.2.7. Công tác quản lý nhà nước về gia đình
15


- Hàng năm, UBND quận đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai công tác
quản lý nhà nước về gia đình trên địa bàn quận; Tổ chức tốt Ngày Gia đình Việt
Nam 28/6 và Hội thị “Gia đình văn minh hạnh phúc” quận Nam Từ Liêm 2015,
2016; tổ chức tuyên truyền các nội dung như: Luật bình đẳng giới; Luật phòng
chống bạo lực gia đình..... giúp cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội
đều hiểu biết và thực hiện theo luật, tư vấn và giải quyết được nhiều trường hợp
liên quan đến hôn nhân gia đình.
- Hướng dẫn các phường tiến hành và hoàn thiện các biểu thống kê chỉ số gia
đình năm 2014, 2015, 2016 phục vụ cho việc quản lý nhà nước về công tác Gia
đình. Năm 2014, 2015, 2016, trên địa bàn quận không có vụ bạo lực gia đình nào xảy ra.
2.2.8. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá:
- Phong trào “TDĐKXDĐSVH” có sự chuyển biến tích cực, thực sự đi vào đời
sống của người dân và thu hút được đông đảo các đoàn thể, cán bộ, nhân dân tham gia
góp phần đưa phong trào thi đua của quận ngày càng phát triển. Cơ quan Thường trực
BCĐ đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo quận xây dựng các văn bản,
Kế hoạch theo kế hoạch chỉ đạo của Thành phố, Quận ủy- HĐND- UBND quận về các
nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện phong trào; cung cấp các văn bản, tài liệu tuyên
truyền nội dung phong trào tới BCĐ các phường. Đôn đốc kịp thời Ban chỉ đạo cơ sở
trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của phong trào; đôn đốc việc đăng ký
xây dựng các mô hình văn hóa: Tổ dân phố văn hóa, Đơn vị văn hóa, Gia đình văn hoá,
phường đạt chuẩn văn minh đô thị, thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND của UBND Thành
phố Hà Nội.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở điều chỉnh, xây dựng quy ước Tổ dân phố theo
kế hoạch của quận, kết quả: 100% các tổ dân phố đã hoàn thành Quy ước TDP theo
đúng quy định.


16


- Việc cưới, việc tang đã có nhiều chuyển biến rõ nét, ngày càng có nhiều
đám cưới tổ chức theo nếp sống văn hoá, việc tang không còn ăn uống lãng phí.
* Kết quả một số chỉ tiêu văn hóa ước đạt năm 2016:
Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” =
40882/46297 hộ, đạt 88,3%
Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” =
101/123 tổ dân phố, đạt 82,1%.
Tỷ lệ, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa = 58/70 cơ quan đơn
vị, doanh nghiệp, đạt 82,8%.
2.2.9. Công tác văn minh đô thị.
- Công tác vệ sinh môi trường, thực hiện năm trật tự văn minh đô thị: Đến nay
sinh môi trường đã được trên 80% các hộ dân tích cực hưởng ứng thực hiện.Việc đổ rác
đúng giờ, đúng nơi quy định được chấp hành tốt hơn. Lực lượng liên ngành các phường
thường xuyên kiểm tra, xử lý các vi phạm về nếp sống văn minh đô thị góp phần từng
bước cải thiện môi trường xã hội.
Kết quả: 100% các phường đã triển khai các hoạt động hưởng ứng năm trật tự
văn minh đô thị thông qua các cuộc thi, đăng ký các tuyến đường tự quản, giao cho các
ngành, đoàn thể tại địa phương đăng ký, đảm nhận xây dựng tuyến đường xanh, sạch,
đẹp; mỗi phường đã tổ chức từ 10 đến 15 buổi ra quân tổng vệ sinh môi trường, bóc xóa
quảng cáo rao vặt trên địa bàn, đã thống kê hàng trăm số điện thoại quảng cáo rao vặt
sai phạm gửi về sở TT&TT Hà Nội đề nghị xử lý theo quy định.
2.2.10. Công tác quản lý nhà nước về TDTT
- Tại quận và các phường, cơ quan, xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang tổ
chức tốt hàng trăm cuộc thi đấu phục vụ nhân, cán bộ CNVC-LĐ, học sinh, lực lượng
vũ trang thu hút hàng vạn lượt người tham gia thi đấu và cổ vũ, tạo không khí vui tươi
17



phấn khởi mang bản sắc dân tộc và truyền thống địa phương. Như: giải thể thao học
sinh; giải cờ bỏi, chọi gà phường Mễ Trì; giải bóng đá, điền kinh, cầu lông, đá cầu,
võ....của học sinh quận; giải bóng chuyền hơi của hội người cao tuổi; Giải bóng đá,
quần vợt, cầu lông, bóng bàn ....của công nhân viên chức, lực lực vũ trang
quận....Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các phường xây dựng kế hoạch tổ
chức các hoạt động thi đấu TDTT, trò chơi dân gian tại các điểm vui chơi, khu văn hóa
thể thao chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2, mừng xuân Bính thân gắn với các
chương trình lễ hội đầu năm của các đơn vị đảm bảo tiết kiệm, an toàn, văn minh.
Kiểm tra và công nhận hơn 30 cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, trường học trên địa
bàn đạt danh hiệu “tiên tiến về thể dục thể thao”; Đề xuất với Sở Văn hóa và Thể
thao công nhận 20 đơn vị tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao cấp thành phố.
Các chỉ tiêu, kế hoạch thành phố và quận giao cho hàng năm đã hoàn thành
và hoàn thành vượt mức kế hoạch, cụ thể:
- Số người tham gia tập TDTT thường xuyên tại cơ sở đạt: 38,5% số dân
- Số gia đình thường xuyên luyện tập TDTT tại cơ sở đạt: 27,5% số hộ (đạt
100% kế hoạch năm)
- Số CLB TDTT cơ sở hoạt động thường xuyên đạt chất lượng: 65 CLB (đạt
100% kế hoạch năm);
- Số trường giảng dạy nội khóa tốt: Đạt 100% số trường;
- Số trường tổ chức hoạt động ngoại khóa tốt: 76% số trường;
- Số học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể: 94,5% ;
- Tỷ lệ cán bộ chiến sỹ công an, quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
(trong độ tuổi quy định): 98,5%.
2.2.11. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
18


- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của quận Nam Từ Liêm
(những nét đặc trưng nhất) trên các phương tiện thông tin đại chúng: đưa tin lên

đài, cổng giao tiếp điện tử...; tuyên truyền dưới các hình thức: in tờ rơi, làm phóng
sự…
- Tổ chức thành công Ngày hội văn hóa Cốm Mễ Trì năm 2016, thu hút trên
10.000 lượt người đến tham dự, đảm bảo an toàn về ANTT, VSATTP, tạo cơ hội để
quảng bá, giới thiệu về sản phẩm truyền thống Cốm Mễ Trì tới du khách và người dân
địa phương tham gia.
- Phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, tăng cường công tác quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên địa bàn quận, như:
+ Rà soát, đánh giá phân loại các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp lữ hành trên địa
bàn quận.
+ Tổ chức tập huấn các kiến thức về du lịch, các quy định của Nhà nước về
du lịch và phát triển du lịch tới cán bộ quản lý văn hóa du lịch từ quận tới cơ sở;
các đồng chí tổ trưởng tổ dân phố, hướng dẫn viên.....
+ Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, các văn bản
hướng dẫn triển khai của Thành phố và quận tới các chủ doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực du lịch.
+ Tổ chức kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
quận để nắm bắt và khắc phục những hạn chế, xử lý những vi phạm trong kinh
doanh để đảm bảo thi hành đúng pháp luật.
2.2.12. Công tác quản lý về CNTT
- Việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước
+ 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của quận
được cấp hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc.
19


+ Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp đã được triển khai đến
tất cả các phòng, ban, đơn vị thuộc quận; tỷ lệ văn bản, tài liệu trao đổi chính thức
giữa các cơ quan nhà nước của quận hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt trên 80%.
+ Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp phần mềm một cửa điện tử và phần mềm tiếp dân,

giải quyết đơn thư và các phần mềm dùng chung khác do thành phố triển khai như: quản
lý hộ tịch, quản lý tài sản công... để ứng dụng kết nối diện rộng; liên thông trên toàn quận.
+ Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung và
chuyên ngành về con người, đất đai, tài chính, công nghiệp và thương mại,… và phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
đã được xây dựng vào Trung tâm dữ liệu Nhà nước Thành phố.
- Việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính
UBND quận đã ban hành Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 16/10/2014 về việc
triển khai lộ trình dịch vụ công trực tuyến đến năm 2020 trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm.
100% các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp quận đều được cung cấp
dịch vụ công trực tuyến mức 2 trên cổng giao tiếp điện tử và triển khai dịch vụ công trực
tuyến mức độ 4 thuộc: lĩnh vực đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã; lĩnh vực thủ tục cấp
trích lục bản sao hộ tịch trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. 100% kết quả giải quyết TTHC
được cập nhật trên cổng giao tiếp điện tử quận để phục vụ cho việc tra cứu của tổ chức và
công dân
- Cổng thông tin điện tử
Ngay từ khi mới thành lập, UBND quận Nam Từ Liêm đã ban hành quyết định
về việc thành lập Ban biên tập cổng thông tin điện tử của quận . Tất cả các tin bài
trước khi đăng tải đều được Ban biên tập kiểm duyệt nội dung và hình thức, sau đó

20


chuyển cho cán bộ chuyên trách CNTT chỉnh trang tạo lập thông tin đăng tải trên
Cổng.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
Trong năm 2016, UBND quận đã cử 150 lượt cán bộ tham gia các khóa đào
tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT do UBND Thành phố, Sở Thông tin - Truyền thông
Hà Nội tổ chức, đồng thời luôn khuyến khích cán bộ tự trau dồi kỹ năng ứng dụng

CNTT phục vụ công tác chuyên môn.
- Phối hợp với UBND các phường rà soát, thống kê hộ nghèo, cận nghèo, gia
đình chính sách để cấp phát đầu thu kỹ thuật số phục vụ công tác ngừng phát sóng
truyền hình analog của Chính phủ trong năm 2016.
2.2.13. Công tác cải cách hành chính
- Năm 2016, Phòng đã tham mưu UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo
triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của quận thuộc các lĩnh vực do phòng Văn
hóa và Thông tin quản lý.
- Đã ban hành tham mưu UBND quận Ban hành Quyết định số 6506/QĐUBND ngày 07/10/2016 về việc Ban hành quy trình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ
giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh văn hóa và thông tin thực hiện cơ chế một cửa
theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm;
- Đã tham mưu UBND quận cấp giấy phép thuộc lĩnh vực ngành đúng quy
trình, đúng thời gian theo quy định, không có hồ sơ tồn đọng, trễ hạn.
2.3. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về văn
hóa
2.3.1. Ưu điểm:

21


- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của quận đề ra về
công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại hiệu
quả trong các hoạt động Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Công tác tuyên truyền được
thực hiện dưới nhiều hình thức, đa các thông tin tới quần chúng một cách kịp thời,
có tác dụng sâu sắc tới mỗi người dân.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá - thể thao đi vào nề nếp, ngăn ngừa,
kiềm chế phát sinh các tệ nạn xã hội trên địa bàn, không để tồn tại các điểm nóng,
không để xảy ra các vụ việc vi phạm lớn, góp phần làm lành mạnh môi trường văn
hoá.

- Công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên các
lĩnh vực văn hóa được chủ động triển khai tạo chuyển biến rõ rệt trên nhiều lĩnh
vực. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng được chỉ
đạo và triển khai đồng bộ, gắn với công tác cải cách hành chính, thựgc hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở, phát huy hiệu quả phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.
- Công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, hoạt động văn hóa, nghệ
thuật kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện của tỉnh và của ngành đảm bảo về chất
lượng nghệ thuật và năng lực tổ chức, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh
thần của nhân dân trên địa bàn quận.
- Các giá trị văn hóa dân tộc, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di
sản văn hóa tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều di tích được đầu
tư tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị, trở thành điểm đến du lịch. Công tác tổ chức và
quản lý lễ hội tại các địa phương và ý thức thực hiện nếp sống văn minh khi tham
gia lễ hội của người dân đã có chuyển biến tích cực.

22


- Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống tại địa phương thực hiện đúng theo quy
chế tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, giữ gìn bản sắc văn hoá
truyền thống của từng địa phương.
- Công tác kiểm tra luôn đi đôi với hướng dẫn, vận động để nhân dân hiểu và
tự giác chấp hành các chủ chương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, tất cả đơn thư khiếu nại của nhân dân được giải quyết kịp thời.
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đạt nhiều kết
quả tốt, nhiều mặt hoạt động của công tác này đã góp phần nâng cao đời sống vật
chất và đời sống tinh thần trong Nhân dân.
2.3.2. Khó khăn, hạn chế:
- Trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn

chế, yếu kém như: Hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra còn hạn chế, chế tài xử lý
vi phạm còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe. Một số hành vi vi phạm trong tổ chức,
tham gia lễ hội vẫn còn tái diễn. Nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật xuống cấp
nghiêm trọng, ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu tu bổ, tôn tạo di
tích, quản lý các di tích được tu bổ, phục hồi bằng nguồn vốn xã hội hóa chưa chặt
chẽ, thiếu hiệu quả.
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu phát triển ngành Văn hóa
còn thấp, công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao còn hạn chế. Hoạt
động văn nghệ quần chúng ở một số địa phương cơ sở còn ít. Các thiết chế văn hoá
còn thiếu, lạc hậu, xuống cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần cho
nhân dân. Việc ứng dụng khoa học công nghệ và y học thể thao để nâng cao thành
tích còn nhiều hạn chế.

23


- Còn thiếu các cơ sở, loại hình dịch vụ du lịch mới, các khu vui chơi giải trí,
trung tâm mua sắm…Vai trò chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong công tác
phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm còn hạn chế, sức cạnh tranh yếu. Hiệu quả
công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa cao. Hoạt động lữ hành chủ yếu khai thác
nguồn khách nội địa, chưa trực tiếp khai thác các tour du lịch quốc tế. Chất lượng dịch
vụ tại một số khu, điểm du lịch còn chưa đảm bảo.
- Quận đang đô thị hoá nhanh nên ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, vệ sinh môi
trường.
- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Văn hóa và Thông tin từ quận đến cơ sở còn
thiếu, chưa đáp ứng với số lượng công việc thực tế.
- Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc tổ chức hoạt động và việc quản lý
sử dụng Trung tâm văn hóa Thể thao phường và các nhà văn hóa tổ dân phố.
- Chưa có quy chế về quản lý và sử dụng tiền công đức tại các di tích lịch sử
trên địa bàn nên việc sử dụng tiền công đức tại các di tích lịch sử trên địa bàn chưa

thống nhất và chưa có hiệu quả còn gây thắc mắc trong nhân dân.

24


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM THỜI
GIAN TỚI

Sự phát triển đa dạng của các loại hình văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
văn hóa hiện nay đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa có những yêu cầu
mới, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Để phấn đấu thực hiện tốt định hướng, mục tiêu phát triển Quận Nam Từ Liêm theo Nghị quyết hội nghị lần thứ I
Ban chấp hành Đảng bộ Quận Nam Từ Liêm đề ra, trong thời gia tới , Quận cần
tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp trọng tâm về công tác Văn hoá, Thể
thao & Du lịch cụ thể như sau:
Một là, nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà nước về lĩnh
vực văn hoá. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, để mọi người dân nhận thức đúng
đắn về quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn
dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch, tổ
chức các chương trình hoạt động, chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hoá của nhân dân trên địa bàn.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả của tổ chức bộ máy, từng bước quy hoạch
đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, dịch vụ
văn hoá. Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn
thể, tổ chức và nhân dân trong quản lý và phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng
cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, cập nhật và thường xuyên trực tiếp và gián tiếp
qua các phương tiện thông tin đại chúng giữa đơn vị quản lý văn hóa với các doanh
25



×