Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận cao học, QUẢN TRỊ KINH DOANH báo CHÍ TRUYỀN THÔNG , nêu và PHÂN TÍCH NGUYÊN tắc QUẢN TRỊ KINH DOANH báo CHÍ TRUYỀN THÔNG, KINH NGHIỆM QUỐC tế và ỨNG DỤNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.07 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
STT

I

NỘI DUNG

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

2

CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO

3

CHÍ TRUYỀN THÔNG
1

Khái niệm kinh doanh, quản trị kinh doanh

3

1.1
1.2
2
2.1

Khái niệm kinh doanh
Khái niệm Quản trị kinh doanh


Các nguyên tắc quản trị kinh doanh BCTT
Nguyên tắc đặc thù hàng hóa/ dịch vụ BCTT

3
5
5
5

2.2
2.3

Nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu
Nguyên tắc tuân thủ quy luật khách quan trong lĩnh vực

9
10

2.3.1
2.3.2
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
II

kinh tế và Báo chí truyền thông.
Đối với quy luật khách quan trong lĩnh vực kinh tế:
Đối với quy luật khách quan trong lĩnh vực BCTT
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh

Nguyên tắc định hướng khách hàng
Nguyên tắc chuyên môn hóa=
Nguyên tắc ngoại lệ
Nguyên tắc hiệu quả và dung hòa lợi ích
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ỨNG DỤNG TẠI

1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.2
1.2.1
1.2.2
2

VIỆT NAM
Kinh nghiệm quốc tế
Báo chí Trung Quốc
Tập đoàn báo chí Thâm quyến
Tập đoàn báo chí Bắc kinh nhật báo
Kinh Nghiệm của Trung Quốc
Báo chí Mỹ
Tập đoàn báo chí Gennett:
Kinh nghiệm của Mỹ
Kinh doanh báo chí truyền thông tại Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

0


10
11
12
13
14
14
15
15
15
15
16
16
17
17
18
18
23
25


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, báo chí Việt
Nam trong những năm gần đây không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã
hội mà còn thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm sự tồn tại của
hoạt động báo chí và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Một xu hướng đang nổi rõ ở Việt Nam hiện nay là các tòa soạn báo thường
đa dạng hóa sản phẩm báo chí của mình dưới nhiều loại hình báo chí khác
nhau để thu hút công chúng và thu lợi nhuận cho cơ quan báo chí.
Để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu

rộng như hiện nay, khi mà Nhà nước khuyến khích các cơ quan báo chí tự
1


chủ về tài chính thì đòi hỏi các cơ quan báo chí đang phải chú trọng nâng
cao chất lượng thông tin, tăng lượng phát hành để thu hút quảng cáo và các
dịch vụ trên báo chí. Quảng cáo trên báo chí là điều rất cần thiết cho các nhà
kinh doanh sản xuất và cũng đem lại một khoản tiền đáng kể cho cơ quan
báo chí.
Nói đến kinh tế báo chí thì không thể không có kinh doanh báo chí.
Mà có kinh doanh báo chí thì vấn đề đặt ra là quản trị kinh doanh như thế
nào để tạo ra lợi nhuận cao nhất từ sản phẩm báo chí và từ các dịch vụ cung
cấp cho thị trường. Trong phạm vi của tiểu luận này, tác giả xin được nêu và
phân tích 8 nguyên tắc quản trị kinh doanh báo chí truyền thông, kinh
nghiệm quốc tế và ứng dụng tại Việt Nam đó là: Nguyên tắc đặc thù hàng
hóa/dịch vụ báo chí truyền thông; nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu;
nguyên tắc tuân thủ quy luật khách quan trong lĩnh vực kinh tế và báo chí
truyền thông; nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh; nguyên
tắc định hướng khách hàng; nguyên tắc chuyên môn hóa; nguyên tắc ngoại
lệ; nguyên tắc hiệu quả và dung hòa lợi ích.

NỘI DUNG
I. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG
1. Khái niệm kinh doanh, quản trị kinh doanh
1.1. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho thị
trường theo quy định của pháp luật để kiếm lời. Theo Micheal Porter: Quá
trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ được cấu thành từ một chuỗi các hoạt


2


động tạo giá trị, trong đó giá trị gia tăng tạo ra ở mỗi khâu được chuyển vào
giá trị chung của sản phẩm/ dịch vụ.
Trong Luật doanh nghiệp 2005 ( Tại khoản 2, Điều 5): Kinh doanh là
việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục
đích sinh lời.
Mục đích chính của kinh doanh là tạo ra sản phẩm, dịch vụ thảo mãn
nhu cầu thị trường và tạo giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.
Kinh doanh chính là mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng liên kết
chuỗi. Tạo đội ngũ lao động có chuyên môn, có tay nghề, có ý thức tổ chức
kỷ luật. Đồng thời kinh doanh tạo giá trị gia tăng cho xã hội, đóng góp ngân
sách, tạo việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh doanh đúng
đắn định hướng tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng.
Đối với cơ quan báo chí, quy trình tạo ra một sản phẩm báo chí từ sản
xuất cho tới đối tượng tiếp nhận ( công chúng) như sau: Nhà sản xuất ( quy
trình sản xuất hàng hóa/ dịch vụ, đề ra phương thức sản xuất kinh doanh,
năng lực cạnh tranh của cơ quan báo chí, hình thức sở hữu và quy mô doanh
nghiệp như thế nào cho phù hợp) - Hàng hóa dịch vụ ( giá trị của hàng hóalợi nhuận, giá trị sử dụng của hàng hóa; giá trị sử dụng với công chúng chính
là nội dung thông tin; giá trị với nhà quảng cáo) - Công chúng, tạo tính chủ
động và tương tác; phân khúc công chúng; nhu cầu tiếp cận và sử dụng; khả
năng tiếp cận; khả năng chi trả cho các dịch vụ. Để tạo ra được sản phẩm
báo chí tới công chúng thì đòi hỏi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ngành
truyền thông. Môi trường pháp lý về quản lý, kinh doanh báo chí truyền
thông địa phương, quốc gia và quốc tế. Quan hệ cung cầu và đặc thù công
chúng truyền thông.
Kinh doanh báo chí được hiểu như một quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Kinh doanh báo chí giúp các tòa soạn báo có chi phí để duy trì hoạt động.

Có rất nhiều loại hình kinh doanh báo chí như : phát hành sách báo; đầu tư
xuất bản; tư vấn, bảo trợ thông tin; đầu tư xây dựng cao ốc kinh doanh;
quảng cáo;…. Kinh doanh báo chí truyền thông là một phần cấu thành của
3


nền kinh tế xã hội. Hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí và các doanh
nghiệp truyền thông. Việc tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở các hoạt động báo
chí truyền thông.
Thị trường đầu tiên mà báo chí truyền thông tác động đến là thị
trường hàng hóa. Hàng hóa ở đây về bản chất chính là nguồn nội dung thông
tin, tư liệu, hình thức thông tin, giải trí đa dạng…được sản xuất hoàn thiện,
phân phối qua kênh truyền thông khác nhau như báo, tạp chí, sách, các
chương trình phát thanh hay truyền hình, các dịch vụ truyền hình cáp, báo
diện tử online…. Và công chúng chính là người tiêu dùng. Sản phẩm hàng
hóa này đa dạng về thể loại, hình thức và dung lượng. Tính đa dạng của nội
dung cũng là sự đa dạng của hàng hóa luôn xuất hiện và là yêu cầu cơ bản
đối với thị trường báo chí truyền thông.
Thị trường thứ hai, nơi diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa cơ quan báo
chí truyền thông là thị trường dịch vụ. Khi đó ta xem xét đến mối quan hệ
tương tác giữa báo chí truyền thông với các nhà quảng cáo, tài trợ. Về bản
chất, báo chí truyền thông ‘ bán” cho các nhà quảng cáo, tài trợ không phải
là ô diện tích trên mặt báo hay các khung thời lượng trong chương trình
truyền hình, mà còn là cơ hội tiếp cận công chúng là phi vật chất. Trong kinh
tế học, dịch vụ được hiểu tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có
những sản phẩm thiên về hữu hình, có sản phẩm thiên về dịch vụ, đa số là
sản phẩm nằm giữa hàng hóa – dịch vụ.
1.2. Khái niệm Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là quản trị hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi
nhuận. Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ

thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất" hoặc/ và "quản lý hoạt động kinh
doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý có
thể được định nghĩa là quá trình phổ quát của con người và tổ chức nhằm sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục tiêu.
2. Các nguyên tắc quản trị kinh doanh báo chí truyền thông
2.1.Nguyên tắc đặc thù hàng hóa/ dịch vụ báo chí truyền thông.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
4


quản lý và điều tiết của Nhà Nước do Đảng ta xác định, đã thừa nhận nhiều
thành phần kinh tế ( kinh tế tập thể, kinh tế tiểu chủ và cá thể, kinh tế tư bản
Nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài…),
kể cả Đảng viên cũng được làm kinh tế, bình đẳng như các đối tượng khác,
miễn là không vi phạm pháp luật. Đây là tư duy lý luận mới, có ý nghĩa quan
trọng để định hướng và thúc đẩy hoạt động thực tiễn năng động và sôi động
trong các thành phần kinh tế và xã hội nói chung. Đây cũng là cơ sở quan
trọng, cần thiết để báo chí truyền thông hoạt động kinh tế, kinh doanh trong
trào lưu chung đó. Đảng ta cũng xác định báo chí vừa phải làm công tác
thông tin tuyên truyền, vừa làm kinh tế, kinh doanh và thực hiện các chức
năng khác, đảm bảo hài hòa các mục tiêu và lợi ích của đất nước và nhân
dân. Luật báo chí, các cơ chế, chính sách của Nhà nước theo đó cũng quy
định và hướng dẫn báo chí hoạt động kinh doanh, kinh tế trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới và hội nhập quốc tế. Bước
đột phá về tư duy, nhận thức này đã thổi vào giới báo chí truyền thông làn
gió mới, sức mạnh và cơ hội mới để vận động và phát triển.
Từ một nền báo chí bao cấp, chủ yếu làm công tác “tuyên truyền, cổ động
và tổ chức tập thể” (Lênin ) đã chuyển sang nền báo chí vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước,
thưc hiện nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng kinh tế, kinh

doanh. Tất nhiên, về mặt lý luận hiện vẫn còn tranh luận về một số khái
niệm, thuật ngữ mới trong kinh tế báo chí truyền thông ở nước ta. Ví như “
báo chí là hàng hóa”, “ thương mại hóa báo chí”, “ cơ chế tài chính”…chẳng
hạn. Về khái niệm “ báo chí là hàng hóa” tồn tại hai quan niệm. Quan niệm
thứ nhất coi báo chí là “ hàng hóa thông thường” vì trong kinh tế thị trường
thì mọi thứ đều trở thành hàng hóa, chịu sự tác động và chi phối của những
quy luật kinh tế: cung cầu, cạnh tranh, giá trị… Quan niệm thứ hai cũng coi
báo chí là “hàng hóa đặc biệt” vì thừa nhận cách lí giải của quan niệm thứ
nhất, đồng thời nhấn mạnh tính “đặc biệt” ở chỗ sản phẩm báo chí là kết tinh
giá trị vô hình về thời gian, công sức, trí tuệ, không thể cân, đong, đo, đếm
như một hàng hóa bình thường được. “ Đặc biệt” còn ở chỗ trong điều kiện
5


nước ta, báo chí không chỉ là hàng hóa mà còn là phương tiện, là tiếng nói
của Đảng, Nhà Nước và nhân dân trong việc thực hiện chức năng thông tin,
văn hóa, tư tưởng, tình thần cho xã hội. Tức là phải hài hòa giữa chính trị, tư
tưởng và kinh tế trong hoạt động báo chí. Hai quan niệm này song song tồn
tại, không phủ nhận nhau. Tuy nhiên với môi trường, điều kiện và lợi ích
chung của đất nước thì đa số tán thành quan niệm thứ hai, và điều đó cũng
không mâu thuẫn hay phủ nhận quan niệm thứ nhất.
Nhìn từ góc độ kinh tế, báo chí là loại hàng hóa đặc biệt, tòa soạn cũng là
một dạng doanh nghiệp đặc biệt. Trong đó nguồn thu chủ yếu của báo chí
nhờ tiền quảng cáo, mà các doanh nghiệp là đối tác chủ yếu. Hiện nay báo
chí không chỉ là cơ quan báo chí đơn thuần mà như một doanh nghiệp, tức
phải tạo ra được lợi nhuận kinh tế. Do đó, báo chí cần phải tạo ra một sân
chơi công bằng cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp thực sự là đối tác quảng
cáo. Đối với báo chí, bên cạnh yếu tố nhanh chóng thì quan trọng nhất là
thông tin đa chiều và chính xác.
Thông tin, sản phẩm chủ yếu của báo chí truyền thông được coi là hàng

hóa đặc biệt, nhưng vẫn có đầy đủ thuộc tính của một loại hàng hóa. Dưới
góc độ chính trị: Được sử dụng để tăng thêm quyền lực cho giai cấp cầm
quyền như định hướng, trấn an hay tác động làm thay đổi tư tưởng, tình cảm,
tư duy công chúng. Dưới góc độ kinh tế: Có một cộng đồng người sản xuất
ra nhưng không chỉ để tự phục vụ mà để đáp ứng nhu cầu xã hội và có thể
trao đổi, mua bán. Thông tin trở thành một trong những “ nhu yếu phẩm”
không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Người ta rất cần nhiều loại thông
tin: thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giải trí,…và sẵn sàng trả tiền
để đáp ứng nhu cầu này. Vì nó không đơn thuần là làm kinh tế mà nó là thiết
chế chính trị, là công cụ để khai sáng, khai trí văn hóa. Nó là sản phẩm hàng
hóa đặc biệt bởi bản thân nó đã bán được nội dung rồi những lại vẫn thu
được lợi nhuận và nó tác động tích cực tới sự phát triển của xã hội.
Còn “thương mại hóa báo chí” cũng gây không ít tranh luận và chưa có
hồi kết nhưng chung quy lại cũng nổi lên hai quan niệm dưới đây. Quan
niệm thứ nhất cho rằng “thương mại hóa” là một biểu hiện bình thường, hợp
6


quy luật của một nền báo chí theo cơ chế thị trường ( kể cả thị trường định
hướng XHCN). Chính nhờ thương mại hóa , báo chí đã trở thành một loại
hàng hóa và nếu bán được, tăng được số lượng phát hành, tăng được quảng
cáo thì sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người làm
báo và tái đầu tư cho sản xuất báo chí. Làm được như vậy là đã tăng cường
sức mạnh cho hệ thống báo chí cách mạng, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp
đổi mới đất nước. Quan điểm thứ hai nhấn mạnh những tác động từ mặt trái
của “thương mại hóa báo chí”. Đó là khuynh hướng hạ thấp vai trò, chức
năng của báo chí cách mạng, biến nó từ chỗ là công cụ chính trị, văn hóa của
Đảng và Nhà nước thành thứ hàng hóa thông thường, có lúc “tầm thường”
nhằm đạt lợi ích kinh tế cục bộ của cơ quan báo chí và những người làm việc
trong lĩnh vực này. Những tiêu cực từ mặt trái của thương mại hóa đã có tác

động xấu tới đời sống tinh thần, đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận.
Còn “cơ chế tài chính” hiện nay cũng khá đa dạng, phong phú và phức tạp.
Báo chí nói chung đang vận hành theo ba cơ chế tài chính chủ yếu là sự
nghiệp có thu, tự cân đối và tự hạch toán. Mỗi cơ chế có khó khăn và thuận
lợi riêng , tuy nhiên xu hướng chung là giảm bao cấp, tiến tới tự cân đối và
hạch toán để vừa giảm ngân sách, vừa góp phần bổ sung ngân sách cho nhà
nước. Như vậy, cho dù quan niệm thế nào thì thực tế vẫn phải thừa nhận
trong cơ chế thị trường, báo chí hoạt động sôi nổi, năng động, đổi mới, sáng
tạo, cạnh tranh và có nhiều khởi sắc. Bằng chứng là đến hết năm 2015, cả
nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo
Trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí Trung ương, 137
tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia. Có 105 báo, tạp chí điện tử.
Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí
điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan
báo chí được cấp phép là 248. Có 67 đài phát thanh truyền hình (2 đài quốc
gia là: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình
kỹ thuật số VTC trước đây thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, nay trực
thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; 64 đài địa phương).
Đội ngũ làm việc trong các cơ quan truyền thông đại chúng là các nhà
7


báo. Cả nước có trên 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ và trên 5 nghìn phóng
viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ
nhà báo. Số người làm việc trong lĩnh vực báo chí khoảng trên 35
nghìn người. Đây là minh chứng sinh động và thuyết phục nhất về sự phát
triển nhanh chóng, sôi động và phong phú của báo chí Việt Nam.
2.2. Nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu
Quản trị mục tiêu có lẽ là một cụm từ khá xa lạ với nhiều người. Tuy
nhiên, ít ai biết rằng đây là một phương pháp quản lý được đưa ra từ năm

1954 bởi Peter Drucker.
Mục tiêu chính là trạng thái mà cơ quan/ doanh nghiệp mong muốn đạt
được sau một khoảng thời gian nào đó. Chằng hạn như sau một năm,… Các
bước tuân thủ nguyên tắc quản trị định hướng mục tiêu gồm có:
-Trong mỗi giai đoạn xác định, xác định hệ thống mục tiêu phù hợp với định
hướng , chiến lược hoạt động.
- Đảm bảo các mục tiêu phải được tuân thủ theo các yêu cầu.
- Đảm bảo hệ thống mục tiêu có sự thống nhất.
- Mục tiêu phải được thông báo cho cá nhân của đơn vị có liên quan.
- Đảm bảo việc phân bổ lực lượng để thực hiện mục tiêu.
- Trao quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện đạt và vượt mục tiêu.
- khuyến khích sự hợp tác và hỗ trợ.
- xem xét và đánh giá giữa kỳ hoạt động.
- Đánh giá giữa kỳ, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Bản chất của quản trị mục tiêu là thiết lập và liên kết mục tiêu cùng với
các hoạt động của tổ chức hướng tới mục tiêu đó. Tuy Quản trị mục tiêu là
một phương pháp quản trị, song nó không chỉ dành cho nhà quản trị mà còn
đòi hỏi sự tham gia của tất cả các nhân viên để xác lập một mục tiêu chung
và mục tiêu cá nhân, làm cơ sở để đánh giá hiệu suất của mỗi người. Theo
Corporate Strategy Research, 50% hiệu xuất trung bình của nhân viên bị
lãng phí vào những việc không sinh lợi nhuận. Do đó, quản trị kinh doanh
và các công cụ hỗ trợ như SMART Goal, KPI, KRI,… sẽ là biện pháp tối ưu
hiện nay để một tổ chức, doanh nghiệp đạt đến mục tiêu trong ngắn hạn
8


cũng như dài hạn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lại. Đối
với một cá nhân, quản trị bản thân theo mục tiêu cũng là một kỹ năng cần
thiết để theo dõi và phát triển định hướng của chính mình.
2.3. Nguyên tắc tuân thủ quy luật khách quan trong lĩnh vực kinh tế và

Báo chí truyền thông.
2.3.1. Đối với quy luật khách quan trong lĩnh vực kinh tế:
Trước hết quy luật là mối liên hệ bản chất tất nhiên, phổ biến của các
sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định.
Đặc điểm của quy luật đó là:
- Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của nó chưa có và
ngược lại.
- Các quy luật hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có thể
nhận biết được nó hay không.
-Các quy luật tồn tại thành một hệ thống, đan xen vào nhau.
- Đối với con người, chỉ có quy luật chưa biết chứ không có quy luật
không biết.
- Quy luật kinh tế là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến của các
hiện tượng kinh tế trong những điều kiện nhất định. Đặc điểm của các quy
luật kinh tế:
- Các quy luật kinh tế tồn tại và hoạt động thông qua hoạt động của
con người.
- Độ bền vững của các quy luật kinh tế khác các quy luật khác.
Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức điều hành có kế hoạch nền kinh
tế, gồm tổng thể các phương pháp, hình thức, thủ thuật phù hợp với đòi hỏi
của các quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật kinh tế có liên quan
đến các hoạt động kinh tế.
Nội dung:
- Xây dựng thể chế kinh tế ( chế độ chính trị, kinh tế, quan điểm hình
thành b ộ máy quản lý, nguyên tắc vận hành bộ máy).
- Xác định đường lối, chủ trương, chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế.
9



- Xác định phương thức trao đỏi giữa sản xuất và tiêu thụ
- Tổ chức bộ máy sản xuất.
- Sử dụng các đòn bẩy và lợi ích kinh tế.
- Hạch toán, kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát kinh tế.
2.3.2. Quy luật khách quan trong lĩnh vực báo chí truyền thông:
Tính khách quan chân thật của báo chí cách mạng đòi hỏi phải thông
tin trung thực về mọi mặt tình hình đất nước và thế giới, song lại phải phù
hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Bởi lẽ, lợi ích của sự phát triển
đất nước, lợi ích chính đáng của nhân dân phù hợp với quy luật tiến bộ xã
hội là tối thượng. Mọi suy tư và hành động phải lấy đó làm định hướng giá
trị.
Sức mạnh của chúng ta chính là ở sự thật. Sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta đang tiến hành là phù hợp với quy luật khách
quan của sự phát triển xã hội. Cho nên, báo chí càng nói đúng sự thật bao
nhiêu, càng giúp chúng ta ý thức rõ được con đường phát triển của chúng ta
bấy nhiêu. Sự thật nào đi ngược lại quy luật phát triển lịch sử thì cần khắc
phục. Sự thật nào phù hợp quy luật phát triển thì cần được phát huy, dù lúc
đầu nó còn non yếu, nhỏ nhoi, thậm chí bị cái cũ lấn át. Phê phán những sự
thật đi trái quy luật, đẩy lùi ảnh hưởng của chúng trong đời sống xã hội; ủng
hộ những sự thật đúng đắn, phù hợp yêu cầu của quy luật phát triển đất
nước, làm cho sự thật đó thâm nhập sâu rộng vào nhân dân để định hướng
hoạt động của họ là sức mạnh của báo chí cách mạng, là nghĩa vụ và trách
nhiệm của người làm báo.
Mặt khác, “tính chân thật của báo chí” cũng cần được hiểu một cách
biện chứng. Một khi đã khẳng định rằng, lợi ích của đất nước, của nhân dân
là tối thượng, thì tính chân thật cũng phải lấy đó làm định hướng, làm chuẩn
mực. Điều đó không có nghĩa là uốn cong sự thật cho phù hợp với lợi ích
của sự phát triển đất nước, với lợi ích của nhân dân, mà chủ yếu liên quan
tới thời điểm nói sự thật và sự cần thiết hay không (chưa) cần thiết phải đưa
sự thật nào đó lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Không thể vì tính

chân thật mà trong thời chiến báo chí có thể công bố mục tiêu, địa điểm sẽ
10


diễn ra trận đánh, tiềm lực quân sự thực tế, tình hình bố trí binh lực của
chúng ta… Ngay trong thời bình, cũng không thể vì tính chân thật mà báo
chí có thể đưa những tin gây bất lợi đến dư luận trong nước và quốc tế, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây phân ly xã hội…
Chẳng hạn, thông tin những vấn đề có thể gây tranh cãi, mâu thuẫn trong
quan hệ quốc tế; những vấn đề thuộc lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc chưa
được cơ quan có thẩm quyền kết luận; các vụ án lớn đang trong quá trình
điều tra; vấn đề có thể gây tác hại lớn đến hoạt động quản lý giá cả; về
những hoạt động tâm linh, ngoại cảm chưa được các cơ quan có thẩm quyền
kết luận chính thức…
2.4. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh
Luật pháp là những ràng buộc của Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ
mô đối với mọi người theo định hướng của sự phát triển xã hội. Nếu tòa
soạn báo chí/ chủ doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành
chính và kinh tế mà bất kỳ người tổng biên tập/ chủ doanh nghiệp nào cũng
phải né tránh để không bị xử lý. Đây còn là các thông lệ kinh doanh của xã
hội mang tính bắt buộc mà các chủ thể kinh doanh phải biết và chấp hành.
Đối với các cơ quan báo chí nước ngoài/ chủ kinh doanh nước ngoài, điều rõ
ràng mà họ lựa chọn làm những cái mà luật pháp chưa cấm, chứ không phải
là làm theo đúng luật pháp quy định vì luật pháp thường có hai yếu kém:
+ Nó không thể hoàn thiện và không có tính cập nhật;
+ Đội ngũ các nhà hành pháp thường có không ít người xấu họ sẵn
sàng vi phạm luật pháp để kiếm lời ích kỷ; mà tổng biên tập/ chủ doanh
nghiệp với động cơ trục lợi có thể cấu kết với họ để làm giàu bất chính cho
mình.
2.5.Nguyên tắc định hướng khách hàng

Khách hàng là đối tượng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ quan
báo chí/ doanh nghiệp. Thị trường cạnh tranh ngày càng phát triển, sự lựa
chọn của khách hàng ngày càng đa dạng nên phải đánh vào tâm lý của
người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm mục tiêu để phục vụ. Các bước
tuân thủ nguyên tắc định hướng khách hàng bao gồm:
11


- Xây dựng khách hàng của mình là ai;
- Phân loại khách hàng, xây dnwgj khách hàng mục tiêu;
- Xây dựng nhu cầu khách hàng;
- Hoạt động thỏa mãn khách hàng;
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng;
- xây dựng nền văn hóa cơ quan/ doanh nghiệp hướng vào giá trị tôn
trọng khách hàng;
- Quan tâm đến cộng đồng.
Kết quả cuối cùng của kinh doanh theo cơ chế thị trường, tuỳ thuộc
gần như quyết định vào người mua ( khách hàng); mọi cơ quan báo chí/
doanh nghiệp phải tạo cho mình một khối lượng khách hàng cần có để tồn
tại và phát triển. Chính nó là căn cứ để hình thành chiến lược marketing của
mỗi cơ quan/ doanh nghiệp bao gồm cả 5 nội dung: sản phẩm, giá cả , phân
bố, chiêu thị, nguồn vốn và các nội dung quản lý của cơ quan/ doanh nghiệp
như: vốn, lao động, công nghệ, thị trường, phương văn hoá doanh nghiệp
v.v.... Nguyên tắc này cũng đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí/ doanh nghiệp phải
nắm vững vòng đời của mỗi sản phẩm để luôn luôn đổi mới chiến lược sản
phẩm thích nghi được với thị trường luôn biến động.
2.6. Nguyên tắc chuyên môn hóa
Chuyên môn hóa là phương thức hoạt động của tòa soạn/ doanh
nghiệp mà tại đó mỗi cá nhân hay bộ phận chỉ tập trung vào một số lượng
nhất định các công việc. Mục đích của việc chuyên mốn hóa là giúp công

việc thực hiện được tốt hơn bở các chủ thể khi đó có lợi thế để thực hiện
công việc một cách tốt nhất.
Các bước tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa gồm có:
- Xây dưng chiến lược kinh doanh của cơ quan/ tổ chức lưu ý đến vấn
đề chuyên môn hóa.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh trên cơ sở chuyên môn hóa của các
vị trí, bộ phận sử dụng lao động trên cơ sở chuyên mốn hóa.
Để thực hiện được nguyên tắc này, đòi hỏi các tòa soạn/ doanh nghiệp
phải sử dụng những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và
12


tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản lý của cơ quan/
doanh nghiệp thực hiện. Đây là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan báo chí/ doanh nghiệp. Một mặt những người hoạt động
trong guồng máy cơ quan/ doanh nghiệp phải nắm vững chuyên môn nghề
nghiệp ở vị trí công tác của mình, mặt khác họ phải ý thức được mối quan hệ
của họ với những người khác và bộ phận khác thuộc guồng máy chung của
doanh nghiệp.
2.7. Nguyên tắc ngoại lệ
Với nguyên tắc này, nhà quản trị cho phép các nhân viên dưới quyền
của mình quyết định các công việc thường xuyên, chỉ tự đưa ra các quyết
định đối với những công việc quan trọng.
Ưu điểm của nguyên tắc này là: Giải phóng các nhà quản trị cao cấp
khỏi công việc sự vụ để tập trung giải quyết các nhiệm vụ quản trị phát sinh.
Nguyên tắc này có hạn chế đó là: dễ dẫn tới thông tin phản hồi thiếu chính
xác vì cấp dưới không muốn có sự can thiệp của cấp trên.
2.8. Nguyên tắc hiệu quả và dung hòa lợi ích
Các bước để thực hiện nguyên tắc hiệu quả đó là:
- Hiểu được hiệu quả kinh doanh

- Biết cách thực hiện các hoạt động để đạt được các hiệu quả đối với
toàn bộ doanh nghiệp.
- Củng cố nhận thức của các thành viên doanh nghiệp về cách thực
hiện công việc hiệu quả.
- Đảm bảo các nguồn lực để thực hiện các hoạt động và trao quyền cho
nhân viên với với các điều kiện ràng buộc để họ tăng cường việc kiểm soát
các công việc.
Trong một thời điểm nào đó, doanh nghiệp chỉ tập trung vào một vài dự
án nhất định, tránh sử dụng dàn trải nguồn lực.
- Đối với nguyên tắc dung hòa lợi ích: Cơ quan/ doanh nghiệp phải biết
xử lý thỏa đáng lợi ích của các bên liên quan như: nội bộ, các quan hệ trực
tiếp của cơ quan/ doanh nghiệp. Và các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp
( Nhà nước, người tiêu dùng, người lao động).
13


II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
1. Kinh nghiệm quốc tế
Kinh tế thế giới ngày nay phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, không
có một quốc gia nào tách khỏi phần còn lại của thế giới. Hoạt động kinh
doanh ở các cơ quan báo chí, các công ty, tập đoàn báo chí cũng chịu tác
động của xu hướng toàn cầu này. Đối với từng lĩnh vực kinh tế khác nhau,
có những kinh nghiệm khác nhau. Trong tiểu luận này tác giả xin đưa ra kinh
nghiệm trong hoạt động kinh doanh báo chí của một số Quốc gia trên thế
giới.
1.1. Báo chí Trung Quốc:
Khi Trung quốc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế
thị trường, ngành Báo chí cũng dẫn dần phát triển theo hướng chuyển đổi,
tiến tới cạnh trạnh thị trường. Sự tồn tại của một cơ quan báo chí giờ phụ
thuộc vào các hoạt động kinh doanh, tự thân hơn là dựa vào hỗ trợ của

Chính phủ. Sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí trở nên gay gắt hơn khi
họ tìm cách thu hút độc giả. Vì sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ quan báo
chí và sự tự do hóa của ngành xuất bản báo chí ở Trung quốc, đồng thời với
các cam kết gia nhập WTO, nhiều cơ quan báo chí đã được tập hợp lại hình
thành những tập đoàn báo chí.
1.1.1. Tập đoàn báo chí Thâm quyến:
Số lượng ấn phẩm: tập đoàn có 5 tờ báo ( trong đó có 01 tờ báo liên
doanh với hồng Kong), 2 tạp chí ( 01 về ô tô, 01 về phong cảnh). Tờ báo
chính của tập đoàn ra đời năm 1982, vài năm sau khi thành lập đặc khu
Thâm quyến,lúc đầu là tuần báo, một năm sau chuyển thành nhật báo bốn
trang, rồi nhật báo 28 trang khổ lớn, cá biệt có ngày lên tới 40 trang. Tuy
thuộc đặc khu Thâm quyến , tờ báo được truyền qua vệ tinh để in và phát
hành cùng ngày tại 4 thành phố lớn nhất trung quốc, 98% số địa phương ở
Trung quốc mua báo Thâm quyến.
Hoạt động kinh doanh phụ trợ: Ngoài công việc làm báo, tập đoàn có
một tổng công ty kinh doanh phát hành với 700 hân viên,100 xe ô tô và 1
công ty chuyên kinh doanh địa ốc.
14


1.1.2.Tập đoàn Bắc Kinh Nhật báo:
Tập đoàn Bắc Kinh Nhật báo trở thành tập đoàn vào tháng 3 năm
2000 thuộc hàng báo Đảng ở Trung ương.
Về hoạt động báo chí: Các ấn phẩm của tập đoàn chiếm hơn 60% thị
phần báo chí. Bắc Kinh Nhật báo gồm 9 tờ báo và 3 tờ tạp chí. Trong 1 ngày
tập đoàn phát hành đến 3 tờ nhật báo thời sự chính trị. Bắc Kinh Nhật báo và
Thần báo phát hành buổi sáng, Văn báo phát hành buổi chiều. Bắc Kinh
Nhật báo sở hữu 1 nhà xuất bản và 1 nhà in hiện đại.
Các hoạt động kinh doanh khác: Tập đoàn Bắc Kinh Nhật báo còn
kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Hiện tại tập đoàn có 2 cao ốc, tòa

soạn bắc kinh Nhật báo sử dụng trọn 3 tầng ( từ tầng 15 – 17 ) của một trong
2 cao ốc này, còn lại là kinh doanh khách sạn. Ngoài ra Tập đoàn có một
trung tâm đào tạo phóng viên 200 phòng tiện nghi như một khu nghỉ dưỡng
cao cấp.
1.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Kinh doanh quảng cáo, tập đoàn báo chí Trung Quốc đã thực hiện xây
dựng có bài bản thị trường quảng cáo, mở rộng ngành quảng cáo; tìm hiểu
và hợp tác với các phương tiện truyền thông và các tập đoàn báo chí khác,
bước vào lĩnh vực quảng cáo trên báo điện tử.
Vấn đề kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Hai giải pháp cho làm
ăn kém hiệu quả là điều tra kỹ thị trường, triển khai kinh doanh ở lĩnh vực có
lợi nhuận cao, tính toán giá thành, điều hành nhân công, dự tính lợi nhuận,
phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định tập đoàn đnag trong giai đoạn nào,
tránh mù quáng và tùy tiện, tận dụng tối đa ưu thế của tập đoàn báo chí là
có nguồn tin,bài phong phú, có khả năng phục vụ thông tin, có công ty quản
lý các dịch vụ sản xuất và đội ngũ phát hành hung hậu.
Trung Quốc xác định hoạt động kinh tế là một mục tiêu quan trọng
của các tập đoàn báo chí Trung quốc và chủ trương xí nghiệp hóa các cơ
quan báo chí. Báo chí kinh doanh tự trang trải, nộp nghĩa vụ cho Nhà nước
là một trong những chỉ tiêu quan trọng của cải cách báo chí ở Trung Quốc
hiện nay.
15


Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò định hướng phát triển thông
tin thông qua việc quản lý nhân sự. cán bộ quản lý và hoạt động báo chí
trước hết phải quán triệt và nhất trí cao đường lới của Đảng trên cơ sở Chủ
nghĩa mác – Lênin , tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuyển cán bộ phải đạt 4
mục tiêu: Cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa và hiện địa hóa, trong đó
chuyên môn hóa là quan trọng nhất. tuy nhiên điều này có vẻ xa thực tế vì

xây dựng đội ngũ nhân viên cốt phải chsu trọng đến yếu tố chuyên môn.
Trung Quốc “ Bật đèn xanh” cho liên kết giữa các cơ quan báo chí trong
nước và nước ngoài, trong một số lĩnh vực không liên quan đến chính trị.
1.2. Báo chí Mỹ:
1.2.1.Tập đoàn báo chí Gennett: là tập đoàn truyền thông lớn nhất thế
giới xét trên nhiều phương diện. Là một tập đoàn truyền thông đa quốc gia
có địa bàn doanh tại Mỹ và là nhà xuất bản báo chí lớn nhất nước Mỹ xét
trên lượng phát hành hàng ngày.
Tập đoàn Gennett sở hữu 90 nhật báo, gần 1000 tuần báo, 23 đài
truyền hình và nhiều công ty khác nữa. tập đoàn có văn phòng chính thức tại
41 bang của nước Mỹ và 6 quốc gia trên thế giới. Doanh thu của tập đoàn
khoảng 7,4 tỷ USD ( năm 2004) với hơn 52.500 nhân viên. Hoạt động tài
chính của tập đoàn được niêm yết tại thị trường chứng khoán New york. Tập
đoàn sở hữu rất nhiều đầu báo, nổi bật là tờ USD Today, USA Weekend. 21
đài truyền hình ở Mỹ. Mỗi đài truyền hình có một websitte mang tính địa
phương giới thiệu tin tức, các nội dung quảng cáo, giải trí dưới dạng văn bản
và video. Thông qua công ty con Captivate, hệ thống phát hành này còn
truyền tải tin tức và quảng cáo tới công chúng qua các màn hình video đặt ở
các cao ốc văn phòng và thang máy của một số khách sạn.
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh báo chí – xuất bản, tập doàn còn
có chiến lược đầu tư vào mảng quảng cáo online thông qua công ty con
PointRoll- cung cấp cho các nhà quảng cáo trực tuyến những dịch vụ tiếp
thị truyền thông chất lượng và có một số đầu tư quan trọng khác như đầu tư
vào Career Builder cho quảng cáo tìm người, đầu tư cho các mẩu quảng cáo
về bất động sản và xe hơi, đầu tư vào Topi.net chuyên thu thập thông tin về
16


sản phẩm và dịch vụ của các công ty khác; dịch vụ du lịch online; cung cấp
các phương cách tiếp thị online cho các nhà quảng cáo ở địa phương khu

vực, trong nước, và vào 4INFO, chuyên cung cấp các dịch vụ tìm kiếm qua
điện thoại di động. Ngoài ra Gannett còn có một tổ chức phi lợi nhuận là
Gennett Foundation ( Quỹ tài trợ Gannett) chuyên tài trợ tổ chức cộng đồng
ở nwhxng nơi mà Gannett sở hữu nhật báo hoặc đài truyền hình. Quỹ này
hướng đến các dự án đưa ra những giải pháp sang tạo cho các vấn đề nền
tảng như giáo dục và phát triển, phát triển kinh tế , phát triển sức trẻ, giải
quyết các vấn đề của cộng đồng, hỗ trợ những người cơ nhỡ, bảo vệ môi
trường, làm giàu bản sắc văn hóa,…đặc biệt là các dự án đào tạo nghề báo.
1.2.2. Kinh nghiệm của Mỹ:
Tập đoàn truyền thông Mỹ nghiêng về mục tiêu kinh tế, chú trọng
khai thác tối đa lợi nhuận trong mọi lĩnh vực truyền thông và cơ liên quan
đến truyền thông. Do sớm hình thành, tập đoàn truyền thông của Mỹ tận
dụng được ưu thế về tài chính, kinh nghiệm quản lý,… để vươn ra thống trị
thị trường truyền thông toàn cầu.
2. Kinh doanh báo chí truyền thông tại Việt Nam
Báo chí trong nước trong những năm gần đây phát triển năng động về
số lượng và chất lượng, đã thực hiện chức năng làm kinh tế, kinh doanh và
thực hiện các chức năng khác, đảm bảo hài hòa các mục tiêu và lợi ích của
đất nước và nhân dân. Luật báo chí, các cơ chế, chính sách của Nhà nước
theo đó cũng quy định và hướng dẫn báo chí hoạt động kinh doanh, kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới và hội
nhập quốc tế. Bước đột phá về tư duy, nhận thức này đã thổi vào giới báo chí
truyền thông làn gió mới, sức mạnh và cơ hội mới để vận động và phát triển.
Từ một nền báo chí bao cấp, chủ yếu làm công tác “tuyên truyền, cổ động và
tổ chức tập thể” (Lênin ) đã chuyển sang nền báo chí vận hành theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, thưc
hiện nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng kinh tế, kinh doanh.
Báo chí nước ta hiện nay đang vận hành theo ba cơ chế tài chính chủ
yếu là sự nghiệp có thu, tự cân đối và tự hạch toán. Mỗi cơ chế có khó khăn
17



và thuận lợi riêng, tuy nhiên xu hướng chung là giảm bao cấp, tiến tới tự cân
đối và hạch toán để vừa giảm ngân sách, vừa góp phần bổ sung ngân sách
cho Nhà nước. Như vậy, trong cơ chế thị trường, báo chí hoạt động sôi nổi,
năng động, đổi mới, sáng tạo, cạnh tranh và có nhiều khởi sắc. Nhận thức
được trong nền kinh tế thị trường, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng.
Một nền kinh tế nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai, chậm, không chính
xác và minh bạch sẽ dẫn đến lạc hậu, trì trệ, sản xuất đình đốn, lưu thông
ách tắc, cung cầu không ăn nhập… Nếu thông tin tốt sẽ giúp các doanh
nghiệp hoạch định chính sách, mục tiêu và kế hoạch đúng đắn, hiệu quả. Với
các nhà sản xuất, kinh doanh thì việc nắm được thông tin chính xác, khách
quan, nhanh chóng là cơ sở để sản xuất, kinh doanh thành đạt. Cũng trong
nền kinh tế thị trường, thông tin còn là hàng hóa. Các nhà kinh tế tìm kiếm
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó các phương tiện truyền thông
đại chúng là một kênh quan trọng, hiệu quả và thiết thực. Báo chí có thể phát
hiện, cổ vũ một ý tưởng kinh doanh, quảng bá một sản phẩm mới, thông tin
và chỉ dẫn cho người tiêu dung, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu
thụ. Báo chí cũng đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong kinh tế như:
tham ô, lãng phí, tham nhũng, đầu cơ, hối lộ, trốn thuế, làm hàng giả, hàng
nhái, gian lận thương mại…
Báo chí nước ta hiện nay chủ yếu hoạt động kinh tế, kinh doanh từ:
Quảng cáo. Đây là hoạt động chiếm tới 50-60% nguồn thu tài chính của các
báo. Luật báo chí cho phép báo chí được quảng cáo và thu tiền quảng cáo,
nội dung quảng cáo phải tách biệt với nội dung tuyên truyền. Thu từ việc
Phát hành và bán báo. Là hình thức bán các sản phẩm của báo, tạp chí ( phụ
trương, phụ san ) theo giá đính kèm. Ngoài việc phát hành miễn phí cho một
số đối tượng theo quy định của Nhà nước thì phát hành và bán báo cũng là
nguồn thu đáng kể. Nhưng tờ báo có số lượng phát hành càng lớn thì nguồn
thu càng cao ( Tuổi trẻ, Thanh niên, Công an thành phố Hồ Chí Minh, Công

An Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong, An ninh thủ đô…). Tỉ lệ 75% ấn
phẩm báo in được phát hành ở thành phố, thị xã, đô thị, 25% cho các vùng
miền núi, vùng cao, vùng sâu, nông thôn. Tuy chênh lệch về mặt hưởng thụ
18


nhưng xét về mặt kinh tế báo chí thì cũng dễ hiểu vì sao có sự chênh lệch đó.
Thu từ kinh doanh các sản phẩm truyền thông. Hầu hết các cơ quan báo chí (
báo in) hiện nay ngoài việc phát hành các ấn phẩm xuất bản, còn sản xuất
và kinh doanh băng, đĩa, tờ rơi, lịch, sách bỏ túi, các chương trình phát
thanh, truyền hình, ảnh báo chí…để cung cấp cho thị trường truyền thông và
xã hội. Cách thức này vừa làm phong phú sản phẩm truyền thông, vừa quảng
bá thương hiệu cho cơ quan báo in, vừa bổ sung nguồn thu. Mô hình công ty
trong cơ quan báo in. Đây là hình thức tương đối mới của báo chí Việt Nam
trong thời kì đổi mới và hội nhập, bước đầu theo mô hình tập đoàn báo chí
truyền thông , phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới.
Báo in là một trong những loại hình báo chí phát triển sớm, nhanh và
hiệu quả mô hình này. Báo Tiền Phong có các Công ty Tiền phong, kinh
doanh về văn hóa phẩm qua hệ thống các cửa hàng, siêu thị; kinh doanh bất
động sản, dịch vụ việc làm, môi giới lao động, giáo dục đào tạo…; Báo
Thanh Niên có công ty truyền thông Thanh Niên với nhiều hoạt động như tổ
chức sự kiện, quảng cáo, marketing, PR…; Báo Công An thành phố Hồ Chí
Minh có hãng phim Người bảo vệ để sản xuất phim… Mô hình này tạo thêm
công ăn việc làm, nguồn thu, đáp ứng nhu cầu xã hội và quảng bá thương
hiệu cho báo in. Thu từ việc cho thuê trụ sở. Nhiều cơ quan báo in có vị trí
đẹp, thuận lợi, “đất vàng” ở các thành phố, đô thị lớn thì hoặc tự mình, hoặc
liên kết với đối tác xây dựng trụ sở mới nhiều tầng, sau đó cho thuê một số
diện tích trong đó để tăng nguồn thu. Trong bối cảnh giá thuê nhà đắt đỏ ở
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… thì hình thức này càng giá
trị và hấp dẫn. Tiêu biểu là các báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, Tuổi Trẻ,

Sài Gòn giải phóng, Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh và nhiều cơ quan báo
in khác. Có thể nói bức tranh này ở phía Nam có vẻ đi sớm, sôi động và
năng động hơn. Hình thức liên kết, liên doanh. Hình thức này cũng tương
đối mới mẻ, nhất là với đối tác nước ngoài. Mấy năm trước đây, tờ Thời báo
kinh tế Việt Nam có liên doanh với một tập đoàn báo in của Thụy Sĩ để hợp
tác, làm ăn. Tuy nhiên không hiệu quả và phải hủy hợp đồng. Vụ việc này
làm cho các cơ quan báo in khác phải cảnh giác và cẩn thận hơn. Đến nay,
19


mô hình này chưa thật phát triển vì chúng ta thiếu kinh nghiệm, quản lý và
quản trị chưa tốt, vốn liếng eo hẹp, luật pháp chưa hoàn chỉnh… Vì vậy, liên
kết, liên doanh với các đối tác trong nước vẫn là chính. Các cơ quan báo in
liên kết với nhau, hoặc liên kết với các cơ quan khác, các cơ quan khác cũng
liên kết với các cơ quan báo in để tổ chức sự kiện, thuê mướn trụ sở, tài trợ,
in ấn, phát hành, thiết kế, quảng cáo, PR và sản xuất các sản phẩm truyền
thông…theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Hình thức hợp tác, liên doanh,
liên kết này tỏ ra hiệu quả và có sức hấp dẫn bởi tính thực tế, thực dụng của
nó. Các hoạt động dịch vụ khác của báo in như tư vấn, chỉ dẫn, cung cấp tài
liệu, môi giới…cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho cơ quan báo in.
Về mặt đóng góp của báo chí ( báo in) đối với kinh tế- xã hội đất nước
những năm qua, có thể thấy: Đối với kinh tế. Từ chỗ phải bao cấp hoàn toàn,
đến nay nhiều cơ quan báo in đã có thể tự cân đối được tài chính, bước đầu
kinh doanh có lãi và đóng góp ngân sách cho Nhà Nước. Theo một nghiên
cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Văn Dững thông báo tại hội thảo khoa học
quốc tế “Một số vấn đề của báo chí truyền thông hiện đại” ở Học viện Báo
chí và Tuyên truyền tháng 11/2010 thì doanh thu năm 2009 của VTV là 2000
tỉ, Đài truyền hình TP Hồ Chính Minh gần 7000 tỉ, Tuổi trẻ 780 tỉ, Thanh
Niên 350 tỉ, Công an TP Hồ Chí Minh 450 tỉ VND… Với thuế của báo chí
phải nộp cho Nhà Nước hiện nay là 28% thì số tiền nộp vào ngân sách Nhà

Nước không hề nhỏ. Mặt khác, báo in còn là phương tiện thông tin phản ánh,
cổ vũ, nhân rộng các hoạt động kinh tế, là động lực góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế đất nước.

20


KẾT LUẬN
Tóm lại, với 8 nguyên tắc của quản trị kinh doanh báo chí, những kinh
nghiệm kinh doanh của một số quốc gia trên thế giới về phát triển kinh tế
báo chí, quản trị kinh doanh báo chí, Việt Nam đã có những bước tiến nhất
định trong hoạt động kinh tế báo chí, góp phần đóng góp rất lớn cho ngân
sách Nhà nước, nâng cao thu nhập cho đội ngũ các nhà báo, tòa soạn. Trong
hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam, quảng cáo từ doanh nghiệp được coi
là nguồn sống của báo chí, còn làm báo ngày nay cũng như doanh nghiệp,
phải tạo ra được lợi nhuận kinh tế. Hiện nay báo chí không chỉ là cơ quan
báo chí đơn thuần mà như một doanh nghiệp, tức phải tạo ra được lợi nhuận
kinh tế. Do đó, báo chí cần phải tạo ra một sân chơi công bằng cho doanh
nghiệp, để doanh nghiệp thực sự là đối tác quảng cáo.
Báo chí cách mạng ở ta là báo của các tổ chức chính trị, xã hội, là báo
chí nhà nước. Báo chí là công cụ tuyên truyền cách mạng, là diễn đàn của
21


nhân dân như ta vẫn thường nói. Nhưng, mặt khác, báo chí cũng là một dạng
hàng hóa, hàng hóa đặc biệt. Đã là hàng hóa tất nhiên phải tuân thủ quy luật
hàng hóa, có bán, có mua, có sự lưu thông trên thị trường. Hầu hết các tờ
báo ở ta hiện nay xuất bản là để bán chứ không phải phân phối, cho không
như thời bao cấp. Bạn đọc bỏ tiền ra mua báo tất cần những thứ mà họ cần
đọc, cần biết, chứ không phải những thứ mà ta có, ta cho bạn đọc. Bởi vậy,

quy luật thị trường sẽ chi phối những người làm báo. Cái khó nhất là làm sao
vừa tuyên truyền được chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước vừa đáp
ứng được những nhu cầu chính đáng, những đòi hỏi muôn mầu, muôn vẻ
của người dân, của bạn đọc, của những người mua báo.
Kinh tdoan báo chí ở ta hiện nay chủ yếu trên hai nguồn thu: thu từ
bán báo và thu từ quảng cáo. Ngoài ra, một số tờ báo còn có nguồn thu từ
các công ty cổ phần (kinh doanh nhà sách, in ấn, nhà cho thuê …từ hoạt
động của các công ty). Như vậy ta thấy rất rõ, kinh tế báo chí gắn liền với
nền kinh tế nước nhà, gắn liền với nền sản xuất, gắn liền với các tập đoàn,
tổng công ty, gắn liền với các doanh nhân, gắn liền với độc giả …
Làm báo thời nào cũng khó, thời kinh tế thị trường bùng phát lại càng
khó hơn, nhà báo hơn ai hết phải biết điều gì cần nói, nói đến đâu, nói như
thế nào, vào thời điểm nào trên báo và điều quan trọng hơn cả ở những
người làm báo hiện nay là lương tâm, trách nghiệm trước độc giả, trước
những điều mà ta viết, ta đưa lên báo chí. Có như vậy, báo chí cách mạng
mới phát huy được truyền thống tốt đẹp của mình, mới có uy tín, có bạn đọc,
có vị thế xã hội, có được sự tin cậy của nhân dân, của doanh nghiệp, doanh
nhân và như thế cũng có nghĩa là có được nhiều người tìm đọc, nhiều quảng
cáo trên báo, có được nguồn thu lớn, chính đáng để góp phần cải thiện đời
sống của người làm báo và góp phần vào sự phát triển của báo chí cách
mạng hiện nay.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, cơ sở lý luận Báo chí, NXB Lao động, 2012;
3. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý

luận chính trị, HN, 2007.
4. Đức Dũng, Báo chí và đào tạo báo chí, NXB Thông tấn, HN, 2010.
5. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị kinh doanh tập 1, NXB
Kinh tế Quốc dân 2013;
6. Luật Doanh nghiệp HTX 2013;
7. NĐ16/2015 QĐ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

23



×