Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHỂ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠi NGÂN HÀNG STANDARD CHARTERED

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.77 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHỂ RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠi NGÂN HÀNG STANDARD CHARTERED
3.1. Giải pháp
Qua thực tế rủi ro thanh toán quốc tế tại Standard Chatered Bank, có thể
đưa ra một số giải pháp ngăn ngừa và hạn chế như sau:
3.1.1. Từng bước ngày càng hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi các ngân hàng phải
tuân theo nguyên tắc, quy ước quốc tế và luật pháp của mỗi nước. Mà những
quy tắc, quy ước này giữa mỗi quốc gia là khác nhau, vì vậy, NHNN không thể
nào ban hành quy định về thanh toán quốc tế chung cho tất cả các NHTM. Do
đó, mỗi ngân hàng cần phải tự xây dựng cho mình quy trình thanh toán hợp lý,
bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với
luật pháp Việt Nam. Quy trình này được NHNN Việt Nam thông qua và các
NHTM nói chung cũng như SCB nói riêng sẽ có trách nhiệm thực hiện theo
đúng các quy trình đó, nếu thực hiện sai thì các ngân hàng phải tự chịu trách
nhiệm.
Với những nghiệp vụ đơn giản như nhờ thu hay chuyển tiền, SCB chỉ
đóng vai trò trung gian trong việc thực hiện lệnh chi trả hoặc nhờ thu từ khách
hàng và thu lợi qua các khoản phí dịch vụ khách hàng nộp. Tuy là một hình thức
đơn giản nhưng nếu SCB không có một quy trình thanh toán rõ ràng, trách
nhiệm của từng phòng, ban không được phân chia cụ thể thì SCB cũng rất dễ
gặp rủi ro trong phương thức này. Do đó, để có thể quản lý rủi ro một cách tốt
nhất, từng khâu của quy trình thanh toán quốc tế phải được cụ thể hoá một cách
rõ ràng để phù hợp với điều kiện của ngân hàng, các phòng chuyên trách có liên
quan phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình. Tuy nhiên không nên
máy móc dập khuôn mà cần có những sáng kiến riêng để làm cho quy trình này
trở nên linh hoạt.
Riêng đối với phương thức tín dụng chứng từ thì quy tình có phức tạp
hơn, đòi hỏi nhân viên thanh toán quốc tế phải hiểu rất rõ từng bước quy trình
thanh toán quốc tế, từ việc phát hành L/C, gửi L/C cho ngân hàng thông báo đến
việc trả tiền cho ngân hàng nước ngoài và thông báo đòi tiền nhà nhập khẩu, đặc


biệt trong khâu vào sổ để nhân viên kế toán thực hiện bút toán thanh toán quốc
tế được chính xác…, hoặc khi nhận đựơc chứng từ của ngân hàng nước ngoài
gửi đến thì phải kiểm tra chi tiết, cẩn thận, có thể kết hợp với khách hàng để
kiểm tra, hạn chế tối đa những trường hợp chiết khấu miễn truy đòi. Nếu khách
hàng gặp khó khăn trong thanh toán thì nhân viên có thể đưa ra đề nghị trình
cấp trên về việc cho khách hàng vay để thanh toán đúng thời hạn cho ngân hàng
nước ngoài.
Với nghiệp vụ mở L/C nhập khẩu, thì khi thực hiện soạn thảo xong một
L/C, trước khi lập tờ trình, nhân viên thanh toán quốc tế có thể thông báo cho
nhà nhập khẩu về L/C đã đựơc soạn thảo này để nhà nhập khẩu xem xét có gì
vướng mắc, không phù hợp với yêu cầu của mình hay không. Thời gian để xem
xét này không nên kéo dài quá để ảnh hưởng đến thời hạn mở L/C của khách
hàng. Ngoài ra, nhân viên thanh toán quốc tế cần phải rất cẩn thận, tránh đề ra
những điều kiện về phía ngân hàng không phù hợp với các điều kiện trong đơn
xin mở L/C của khách hàng. Ngân hàng cần chú ý những vấn đề cơ bản có tính
hệ thống từ khi phát hành L/C cho tới thời điểm quyết định trả tiền cho nước
ngoài để hạn chế rủi ro kỹ thuật bằng một số biện pháp sau:
- Kiểm tra kỹ đơn yêu cầu mở L/C, để phát hiện ra những sai sót, những
điều khoản bất lợi cho người nhập khẩu, cho ngân hàng, đặc biệt tránh
những điều khoản mơ hồ, không rõ ràng, không có cơ sở để ngân hàng
kiểm tra chứng từ…
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá khách hàng, đưa ra mức ký quỹ
phù hợp nhất.
- Duy trì quan hệ thường xuyên với nhà nhập khẩu để có được thông tin
chính xác, cập nhật về khách hàng, hỗ trợ cho công việc đánh giá
khách hàng.
- Nâng cao chất lượng trong nghiệp vụ kiểm tra chứng từ hàng hoá,
quan tâm tới những chứng từ vận tải, chữ ký hậu của người bán lên
vận đơn, trên B/L…
- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh nhận hàng.

- Đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn.
- Không để xảy ra tình trạng mất quyền từ chối thanh toán như để quá 7
ngày làm việc mà không thông báo từ chối thanh toán, làm thất lạc
chứng từ…
- Ngân hàng cần thận trọng trong việc phát hành L/C cho từng chủng
loại hàng hoá, chu kì kinh doanh của khách hàng.
- Lựa chọn ngân hàng xác nhận có uy tín và có quan hệ tốt với ngân
hàng nhằm hạn chế rủi ro do ngân hàng xác nhận gây ra.
Với nghiệp vụ thanh toán L/C: Thực hiện quản lý chặt chẽ các bộ chứng
từ đến và đi, tránh để thất lạc hoặc thanh toán hai lần như thực tế đã xảy ra, có
hệ thống theo dõi bộ chứng từ đến của từng L/C riêng biệt cập nhật trong ngày.
Nếu bộ chứng từ có sai sót thì thông báo cho khách hàng để cùng đưa ra giải
pháp tối ưu, không nên bất kì việc gì cũng tự ý đưa ra giải pháp vì như thế có
thể gây bất lợi cho khách hàng.
Trong chuyển tiền, rủi ro tuy ít gặp nhưng lại gây tổn thất nhiều nhất đó
là không may ngân hàng tiếp tay cho chuyển tiền lậu ra nước ngoài. Trong
nghiệp vụ này, ngân hàng cần rất cẩn thận khi yêu cầu khách hàng đưa ra bộ
chứng từ, trong đó nội dung của các hoá đơn thương mại, vận đơn, tờ khai hải
quan… phải phù hợp với nhau; nếu chuyển tiền trả trước thì dù cho ở vai trò
ngân hàng chuyển tiền hay là ngân hàng trả tiền thì cũng phải đánh giá kỹ cho
khách hàng của mình xem tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, mặt hàng
xuất nhập khẩu của đơn vị khách hàng đó tốt hay xấu, uy tín ra sao… Ngoài ra
ngân hàng cũng nên đưa ra quy trình chặt chẽ hơn nữa về chuyển tiền, không
nên chủ quan đây là nghiệp vụ đơn giản mà coi nhẹ các khâu thanh toán, đặc
biệt là khi yêu cầu khách hàng cam kết bổ sung tờ khai hải quan thì khách hàng
sẽ cam kết bằng gì? Bằng uy tín hay bằng tài sản đảm bảo?
Về khâu thẩm định khách hàng:
Trước khi đồng ý cho khách hàng mở L/C hay chuyển tiền trả trứơc thì bộ
phận thẩm định phải thực hiện đầy đủ chức trách của mình, kiểm tra tính pháp
lý, chủng loại hàng hoá nhập như thế nào… để hạn chế rủi ro mất khả năng

thanh toán của khách hàng, nhất là khi ngân hàng muốn cấp tín dụng cho khách
hàng. Tất cả từng khâu trong quy trình phải được thực hiện và phối hợp đồng
bộ, ăn khớp nhau sẽ giúp cho việc thực hiện thanh toán quốc tế trôi chảy và an
toàn.
Khi chỉ thị nhờ thu không rõ ràng thì tốt nhất nhân viên thanh toán quốc
tế phải thông báo cho khách hàng để có được một chỉ thị đầy đủ hơn, không bất
lợi cho ngân hàng, không nên thực hiện đúng quy trình mà bỏ qua việc thông
báo cho khách hàng.
3.1.2. Nâng cao chất lượng, kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, đặc
biệt là kỹ thuật nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ rất phức tạp, đòi hỏi người cán bộ
ngân hàng phải nắm rất vững nghiệp vụ. Thực trạng về rủi ro thanh toán quốc tế
của ngân hàng SCB cho thấy những rủi ro xuất phát từ lỗi tác nghiệp của nhân
viên thanh toán là khá lớn. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện tuyển chọn rất kỹ
đầu vào của nhân viên, các nhân viên ngân hàng của SCB hoặc ốt nghiệp những
trường Đại học có tiếng của Việt Nam, những trường mà nghiệp vụ thanh toán
quốc tế được đào tạo khá sâu và bài bản (chủ yếu là từ hai trường Đại học Kinh
tế quốc dân và Đại học ngoại thương) hoặe là những người đã du học ở nước
ngoài về, có kinh nghiệm làm việc trong ngân hàng. Tuy nhiên, những lý thuyết
thì thường rất khác với thực hành, hơn nữa, những nhân viên của SCB hầu hết
đều rất trẻ nên kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy, SCB nên chú trọng hơn nữa
vào việc đào tạo nghiệp vụ của nhân viên. Hiện nay, SCB đã có những nỗ lực
rất lớn trong việc nâng cao nghiệp vụ của nhân viên thông qua các hình thức:
yêu cầu nhân viên phải qua được bài kiểm tra căn bản, tổ chức cho nhân viên đi
học ở nước ngoài, tổ chức những lớp học nhỏ tại ngân hàng do chính những
giám đốc ở những chi nhánh khác của SCB ở nước ngoài về giảng dạy. Có thể
thấy, SCB rất chú trọng trong việc nâng cao nghiệp vụ của nhân viên,đặc biệt rất
chú trọng vào việc cho nhân viên học tập tại những chi nhánh khác của SCB ở
nước ngoài. Điều này rất tốt vì những chi nhánh của SCB ở nước ngoài, ví dụ
như ở Singapore, Malaysia rất phát triển. Nhân viên của SCB sang đó sẽ tiếp

thu được rất nhiều điều mới lạ, tiếp thu được công nghệ hiện đại, cách thức làm
việc cũng như kỹ thuật nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở mỗi nước, các quy định, tập
quán kinh tế cũng như pháp luật lại khác nhau. Chính vì thế, nếu chỉ tiếp thu
những kỹ thuật nghiệp vụ ở nước ngoài thôi thì không đủ, đôi khi không phù
hợp khi áp dụng ở Việt Nam. Do đó, SCB nên phối hợp với các NHTM khác
của Việt Nam cũng như với NHNN để mở lớp tập huấn, đào tạo và nâng cao
nghiệp vụ, cập nhật và phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới, đặc biệt là các
biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế; thường xuyên trao đổi
kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế vò rủi ro trong thanh toán quốc tế. Có như
vậy mới tạo điều kiện để các nhân viên thanh toán quốc tế hiểu rõ hơn về thanh
toán quốc tế tại Việt Nam, mặt khác còn tạo được mối quan hệ tốt hơn với các
ngân hàng trong nước, từ đó nâng cao khả năng tác nghiệp giữa các ngân hàng.
Mặt khác, ngoài việc tổ chức những lớp học do chuyên gia nước ngoài
hưóng dẫn, ngân hàng nên tổ chức những lớp học nhỏ, có thể định kỳ 1-2 tháng
một lần, mời những chuyên gia người Việt Nam hướng dẫn. Sở dĩ ngân hàng
nên làm vậy vì các chuyên gia Việt Nam mới hiểu rõ về những quy định của
Việt Nam, từ đó có thể chỉ ra những hạn chế của thông lệ quốc tế với luật pháp
Việt Nam, bảo đảm rằng nhân viên thanh toán quốc tế của SCB không những
có đủ trình độ về các phương thức thanh toán quốc tế mà còn am hiểu về Luật
pháp và tập quán kinh doanh quốc tế.
Ngân hàng cũng cần chất lượng nhân viên thẩm định và đánh giá khách
hàng, thường xuyên đưa ra các tình huống có thật ở các ngân hàng khác hay của
các chi nhánh khác trong chính ngân hàng để các nhân viên cùng nhau đưa ra
một cách giải quyết hợp lý nhất, đồng thời đó cũng là cách học tập và để rút
kinh nghiệm cho chính bản thân nhân viên thanh toán quốc tế.
3.1.3. Đổi mới công nghệ ngân hàng
Công nghệ là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động dịch vụ
tài chính ngân hàng, nhất là trong thanh toán quốc tế, từ trước khi công nghệ
hiện đại như bây giờ, việc thanh toán giữa các nước tiến hành rất khó khăn và
kéo dài trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người xuất nhập

khẩu. Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển đòi hỏi ngân hàng
phải cập nhật để đưa vào hoạt động của ngân hàng mình. Việc chuyển tiền điện
chuỷên chứng từ dưới dạng chứng từ điện tử, thông báo L/C… càng được thực
hiện nhanh chóng bao nhiêu thì hoạt động thanh toán quốc tế càng được tiện lợi
và đơn giản bấy nhiêu.
Nhận thức rõ điều này, tháng 8 năm 2006, SCB đã đầu tư hơn 1 triệu
USD để đổi mới hệ thống của ngân hàng. Hệ thống mới đã giúp phần nào cải
thiện, giúp cho quá trình thực hiện thanh toán quốc tế được nhanh hơn. Nhờ có
hệ thống mới, những khoản tiền từ nước ngoài về cho khách hàng ở SCB được
tự động ghi có vào hệ thống, chỉ cần người có thẩm quyền duyệt, bỏ qua được
bước nhập dữ liệu vào hệ thống, làm giảm thời gian thực hiện giao dịch, giảm
thiểu được rủi ro (ví dụ như rủi ro về lỗi tác nghiệp: nhân viên ngân hàng
chuyển nhầm số tiền hay chuyển nhầm tên người hưởng, tài khoản người
hưởng…) Tuy nhiên, như trình bày ở trên, hệ thống mới vẫn còn rất nhiều hạn
chế. Vì vậy, yêu cầu đối với SCB hiện nay là phải tìm ra được giải pháp để xoá
bỏ những hạn chế trên. Có rất nhiều ngân hàng ở Việt Nam hiện nay cũng đang
thay đổi công nghệ hoạt động. SCB nên tìm cách tìm hiểu, tham khảo những
ngân hàng đó để rút kinh nghiệm.
Mặt khác, mỗi khi hệ thống chậm hay gặp trục trặc, các nhân viên ngân
hàng lại phải gọi điện thoại hoặc gửi email sang bộ phận phụ trách hệ thống ở
Ấn Độ để nhờ họ xem xét. Điều này rất mất thời gian, làm giảm sự tập trung,
giảm tốc độ thực hiện giao dịch. SCB nên giao hẳn trách nhiệm này cho bộ phận
IT (bộ phận phụ trách kỹ thuật ở SCB Hà Nội) để họ trực tiếp liên hệ và xử lý.
SCB nên có những cuộc họp để bàn luận, thống nhất với bộ phận phụ trách hệ
thống ở nước ngoài để những lúc hệ thống gặp trục trặc, họ có thể giúp đỡ ngay
lập tức SCB ở Hà Nội. Có như vậy mới đảm bảo việc thực hiện đầy đủ giao
dịch thanh toán, hạn chế xảy ra sai sót dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.
3.1.4. Đẩy mạnh công tác tư vấn và thu hút khách hàng đến thanh toán
quốc tế tại SCB
Từ trước đến nay thì việc khách hàng tìm đến các ngân hàng quốc doanh

để thực hiện chi trả cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình là phổ biến, cho
đến bây giờ, khi các ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài xuất hiện
ngày càng nhiều, cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt thì doanh số thanh toán
quốc tế tại các ngân hàng quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này đòi
hỏi các ngân hàng nước ngoài nói chung và SCB nói riêng cần có các chính
sách phối hợp đồng bộ với nhau để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách
hàng như: chính sách khách hàng, huy động và sử dụng vốn, chính sách về
thanh toán quốc tế, ký quỹ mở L/C, lập kế hoạch cân đối nguồn ngoai tệ đảm
bảo đủ vốn thanh toán cho ngân hàng nước ngoài… Trong đó chú trọng chính
sách khách hàng vì thanh toán quốc tế liên quan rất mật thiết đến uy tín của
ngân hàng trong quan hệ với các đối tác trong nước nói riêng và trên thế giới
nói chung.
Ngân hàng cần vận dụng các phương thức thích hợp nhất cho từng loại
hình xuất nhập khẩu và từng loại khách hàng, cũng như tư vấn cho khách hàng
phương thức thanh toán nào phù hợp, loại hình L/C nào có lợi nhất cho họ. Đối
với những sản phẩm hàng hoá tiêu thụ hoặc mới xuất hiện lần đầu trên thị
trường thì nên thanh toán theo các điều kiện ưu đãi cho người nhập khẩu, đặc

×