Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.84 KB, 20 trang )

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
VIETCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI
Nhìn nhận lại con đường đã đi qua trong các năm trước, Vietcombank đã
có được cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu trong các hoạt động nói
chung và đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu nói riêng. Là một ngân hàng
đầu ngành trong hệ thống các ngân hàng tham gia hoạt động đối ngoại,
Vietcombank đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững chắc không chỉ ở
trong nước mà cả trên trường quốc tế. Với uy tín, kinh nghiệm của mình trong
lĩnh vực thanh toán quốc tế, Vietcombank luôn là ngân hàng chiếm tỷ trọng
lớn nhất về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong cả nước. Để duy trì vị
thế của mình, Vietcombank đã vạch ra phương hướng phát triển cho mình
trong thời gian tới.
-Tiếp tục thực hiện định hướng phát triển của Vietcombank theo phương
châm "An toàn-Hiệu quả-Phát triển", căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội của Nhà nước năm 2000 và nhiệm vụ của ngành ngân hàng.Đặc biệt với xu
thế toàn cầu hoá như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu luôn là điểm nhấn
trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vietcombank phải
thể hiện tốt vai trò của mình trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nói
chung cũng như trong hoạt động ngân hàng nói riêng.
-Duy trì thế mạnh trong thanh toán xuất nhập khẩu, phấn đấu giữ vững thị
phần thanh toán xuất nhập khẩu trong điều kiện ngày càng có nhiều ngân
hàng thương mại tham gia vào lĩnh vực này.
-Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý sẵn có, thiết lập các
quan hệ đại lý với các ngân hàng tại những thị trường mới của hàng hoá xuất
nhập khẩu Việt Nam. Ngoài ra, Vietcombank còn hợp tác với một số ngân hàng
nước ngoài để đầu tư vốn dưới dạng liên doanh, liên kết, lập chiến lược mở
rộng mạng lưới của mình ở nước ngoài dưới hình thức các văn phòng đại diện.
-Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong thẩm quyền giải quyết của
Vietcombank để giữ vững đội ngũ khách hàng truyền thống, thu hút thêm


khách hàng mới để nâng cao doanh số thanh toán xuất nhập khẩu nói chung
và doanh số thanh toán xuất khẩu nói riêng.
-Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về thanh
toán quốc tế, bổ sung biểu phí thanh toán qua ngân hàng phù hợp với mức độ
phát triển các nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng thương mại,phù hợp với
mức độ phát triển kinh tế.
-Dẫn đầu về công nghệ thanh toán quốc tế để trở thành một ngân hàng hiệ
đại với các công cụ thanh toán đa dạng, với chất lượng dịch vụ cao, nhanh
chóng, an toàn. Phấn đấu hoàn thiện tiêu chuẩn hoá về công nghệ thanh toán
quốc tế theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000)
-Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các tập quán về thanh toán xuất nhập
khẩu, nâng cao trình độ nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học kinh
nghiệm để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong thanh toán xuất nhập
khẩu.
Phương hướng phát triển là thế, tuy nhiên trong thực tế Vietcombank hiện
đang phải đương đầu với những khó khăn hiện hữu và tiềm ẩn đa chiều của
quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là sự đòi hỏi Vietcombank phải phát triển
nhanh hơn để theo kịp sự phát triển của thị trường về cơ cấu tổ chức, vềtài
chính và cả về công nghệ. Đây là những thách thức mà nếu không có giải pháp
hữu hiệu sẽ trở thành nguy cơ to lớn khi thị trường tài chính Việt Nam tiếp tục
phát triển trên những tầm cao mới, khi nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào xu
thế tất yếu của thời đại là hội nhập khu vực và toàn cầu.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
VIETCOMBANK
Qua nghiên cứu và phân tích ở trên, đã cho thấy tình hình thanh toán xuất
khẩu tại Vietcombank cũng như nguyên nhân của nó. Để có thể đứng vững
trên thương trường, giữ vững được vị trí của mình trong lĩnh vực thanh toán
xuất khẩu, Vietcombank cần phải có những giải pháp, những hướng đi đúng
đắn nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán xuất khẩu theo

phương thức tín dụng chứng từ. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện
và phát triển phương thức thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng
chứng từ ở Vietcombank.
1.Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất
Như đã thấy trong chương II, một trong các yếu tố gây khó khăn cho việc
thực hiện nghiệp vụ thanh toán chính là sự thiếu hụt về hệ thống văn bản
hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ. Do vậy cần thiết phải điều chỉnh các
văn bản này trên cơ sở các văn bản hướng dẫn về thanh toán quốc tế của Ngân
hàng Nhà nước. Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ cấn bổ sung một số vấn đề sau:
1.1.Quy định về kiểm tra L/C
Một số yếu tố của L/C cần kiểm tra như: số L/C, ngày mở L/C, địa điểm mở
L/C, thời hạn hiệu lực của L/C…đó là các yếu tố mà các thanh toán viên cần
kiểm tra nhưng chưa được đưa vào quy định về quy trình nghiệp vụ nên việc
kiểm tra hiện nay còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của các thanh toán viên.
1.2.Bổ sung một số quy định về việc thực hiện các loại L/C
Cần bổ sung thêm một số loại L/C khác ngoài L/C không huỷ ngang và trả
ngay mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang có nhu cầu sử
dụng.
-L/C chuyển nhượng: cách chuyển nhượng, cách thông báo, hình thức xuất
trình chứng từ.
-L/C có điều khoản đỏ: điều kiện để Vietcombank tiến hành ứng tiền trước
cho doanh nghiệp xuất khẩu trước khi xuất trình thủ tục, số tiền ứng trước và
hình thức truy đòi số tiền đó.
-L/C tuần hoàn: cách xử lý loại L/C này.
1.3 Thời gian làm thủ tục thanh toán
Thời gian làm thủ tục thanh toán L/C tại Vietcombank chưa phải là nhanh.
Khách hàng phải tiếp xúc với nhiều phòng ban như: phòng kinh doanh, phòng
thanh toán xuất khẩu , phòng ngoại hối…Do đó hạn chế tính phục vụ kịp thời
ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Vì thế cần phải khắc phục

băng cách tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban, đơn giản hoá một cách
tối đa thủ tục thanh toán.
Quy trình thanh toán là nhân tố trực tiếp tác động đến hiệu quả của công
tác thanh toán tín dụng chứng từ. Trong hoạt dộng thanh toán xuất khẩu,
Vietcombank đóng vai trò là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, ngân hàng
thông báo L/C, ngân hàng thu hộ tiền cho người xuất khẩu …Vì thế
Vietcombank cần phải nghiên cứu, phân tích và tìm ra các biện pháp nhằm
hoàn thiện quy trình thanh toán để từ đó hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro
có thẻxẩy ra trong quá trình thanh toán .
2. Phát triển thêm một số nghiệp vụ thanh toán
2.1. Triển khai nghiệp vụ chiết khấu chứng từ
Yêu cầu để có thể chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo L/C
là bộ chứng từ đó phải hoàn hảo, khách hàng có quan hệ lâu dài với
Vietcombank, ngân hàng trả tiền phải là ngân hàng có uy tín trong quan hệ
thanh toán với Vietcombank.
Hiện nay, Vietcombank ít thực hiện hình thức chiết khấu miễn truy đòi này,
mặc dù bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với yêu cầu của Vietcombank.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Vietcombank vẫn chưa hoàn
toàn tin tưởng vào khách hàng, do Vietcombank không nắm vững khả năng tài
chính và uy tín của ngân hàng mở L/C . Mặt khác, đây cũng là một thói quen
chưa có động lực để thay đổi. Hiện nay, trong quy trình nghiệp vụ của
Vietcombank có hướng dẫn cách thực hiện hình thức chiết khấu miễn truy đòi,
nhưng lãi suất chiết khấu và mức phí dịch vụ cho hình thức chiết khấu này
chưa được qui định.
Triển khai nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, Vietcombank một mặt thực hiện
đúng theo uỷ quyền của ngân hàng mở L/C với vai trò là ngân hàng được chỉ
định thương lượng chứng từ, mặt khác, Vietcombank có thể tài trợ xuất khẩu
cho khách hàng một cách có hiệu quả và an toàn.
Thực chất của việc chiết khấu chứng từ là tài trợ xuất khẩu, là việc cung
cấp tín dụng cho khách hàng với bộ chứng từ hoàn hảo làm đảm bảo. Vậy mà,

so với việc lập một hồ sơ xin vay vốn, thì việc lập một bộ chứng từ hoàn hảo
đơn giản hơn, thủ tục rút vốn cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Chiết khấu miễn truy đòi có ưu điểm là thanh toán ngay tiền hàng cho
người hưởng, đảm bảo chắc chắn việc thu hồi vốn. Đối với ngân hàng chiết
khấu, ưu điểm của hình thức chiết khấu này là tỉ lệ lãi suất cao hơn so với lãi
suất chiết khấu truy đòi vì ngân hàng đã đứng ra mua rủi ro trong thanh toán
đối với lô chứng từ đó.
Do đó, Vietcombank cần triển khai nghiệp vụ chiết khấu chứng từ miễn
truy đòi. Bên cạnh đó, Vietcombank cần có chính sách khuyếch trương giao
tiếp, giới thiệu và khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ chiết khấu chứng
từ như là một biện pháp tài trợ xuất khẩu thuận tiện và hiệu quả.
2.2. Thực hiện thanh toán trả tiền ngay đối với thanh toán xuất khẩu
Trong phần thanh toán xuất khẩu bằng L/C đã trình bày về hai cách thanh
toán của L/C ( do ngân hàng mở L/C qui định), đó là:
- L/C thương lượng/chiết khấu ( L/C available by negotiation.)
- L/C thanh toán trả tiền ngay ( L/C available by payment)
Hiện nay, Vietcombank đang thực hiện hai cách thanh toán:
- Thực hiện chiết khấu truy đòi đối với L/C at sight
- Thanh toán khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài.
Cách thanh toán trên của Vietcombank chỉ có thể đảm bảo sự an toàn cho
Vietcombank mà không thể là công cụ để Vietcombank cạnh tranh với các
ngân hàng khác. Trong tương lai, trình độ kĩ thuật thanh toán quốc tế của
khách hàng được nâng lên, cùng với sự canh tranh của các ngân hàng khác, thì
cách thanh toán nói trên không thu hút được khách hàng.
Do đó, Vietcombank có thể dựa trên sự phân tích khách hàng và phân tích
thị trường một cách toàn diện , có thể thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc
tế, dần dần tạo ra môi trường thanh toán quốc tế thuận lợi cho khách hàng. Đó
là việc thanh toán trả ngay và thanh toán chiết khấu miễn truy đòi.
Thứ nhất, về thanh toán trả ngay, hình thức thanh toán này sẽ chỉ áp dụng
với những L/C at sight qui định 'available with Vietcombank by payment', hoặc

'available with advising bank by payment' khi Vietcombank đồng thời là ngân
hàng thông báo L/C.
Theo thông lệ quốc tế, hình thức thanh toán trả ngay được thực hiện bằng
cách thanh toán ngay tiền hàng cho khách khi chứng từ xuất trình phù hợp với
qui định của L/C. Vietcombank có thể thanh toán bảo lưu (under reserve) tiền
hàng đối với những khách hàng quen thuộc, uy tín trong thanh toán, tình hình
tài chính lành mạnh, chứng từ hoàn hảo và ngân hàng trả tiền là ngân hàng có
uy tín.
Hiện nay, ở Vietcombank, một số L/C thuộc thị trường Nhật Bản, Đài loan
hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của Vietcombank để được thanh toán
trả tiền ngay.
Số tiền trả cho khách được ghi có vào tài khoản tiền gửi, với ghi chú là
thanh toán bảo lưu, trong trường hợp ngân hàng nước ngoài từ chối thanh
toán thì Vietcombank có thể tự động thu hồi lại số tiền đã trả.
Ưu điểm của hình thức thanh toán này là khách hàng được sử dụng tiền
ngay, không bị đọng vốn.
Thứ hai là hình thức chiết khấu miễn truy đòi. ở đây chỉ xin đề cập đến kĩ
thuật nghiệp vụ của việc chiết khấu này.
Khi chấp nhận chiết khấu miễn truy đòi chứng từ của khách hàng, số tiền
trả cho khách được tính dựa trên trị giá hối phiếu, số liệu được tính như sau:
Số tiền = 100% giá trị - chi phí - Lãi chiết khấu
Chiết khấu hối phiếu nghiệp vụ

Chi phí nghiệp vụ có thể được tính theo biểu phí thanh toán quốc tế thông
thường, riêng lãi suất chiết khấu miễn truy đòi nên qui định cao hơn lãi suất
chiết khấu truy đòi vì trong trường hợp này, Vietcombank mua lại rủi ro của
khách hàng.
2.3. Thực hiện thanh toán theo đúng ngày giá trị
Hiện nay,Vietcombank chỉ thanh toán tiền hàng cho khách sau khi nhận
được báo có của ngân hàng nước ngoài. Tình trạng này sẽ làm phát sinh số

ngày chênh lệch từ ngày tài khoản nostro của Vietcombank được ghi có đến
ngày Vietcombank thanh toán cho khách hàng. Việc thực hiện thanh toán theo
đúng ngày giá trị ở đây được hiểu là việc trả lãi theo lãi suất tiền gửi cho
khách hàng trên cơ sở số ngày chênh lệch nói trên.
Tiền lãi khách Số tiền báo có x Số ngày x Lãi suất tiền gửi
được nhận 360
Số ngày = ngày nhận được báo có - ngày ghi có cho đơn vị
3.Phát triển đòng bộ các dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Khi thanh toán qua ngân hàng ,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuờng
mong muốn ngân hàng tài trợ cho mình về vốn,chuyển đổi các đồng tiền nhằm
phục vụ cho các thương vụ hoặc nhận được lời khuyên từ phía ngân hàng
trong việc đánh giá uy tín của đối tác. Như vậy, để có thể tạo điều kiện thuận
lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, cần thiết phải phát triển hoạt
động thanh toán xuất khẩu trong mối quan hẹ chặt chẽ với các dịch vụ hỗ trợ
như: tín dụng tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ, tư vấn thương mại cho
khách hàng, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ mới.
3.1.Tài trợ xuất khẩu
Hiện nay, Vietcombank chỉ thực hiện hai hình thức tài trợ xuất khẩu ngắn
hạn, đó là: triết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất, cho vay theo món để
sản xuất hàng xuất. Do vậy, Vietcombank cần mở rộng đói tượng tài trợ xuất
khẩu, hình thành danh mục tài trợ xuất khẩu bao gồm tàig trợ trước và sau
quá trình nhập khẩu.
3.2.Mua bán ngoại tệ

×