GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1 Các chỉ tiêu cơ bản cần phấn đấu trong năm 2008
(Nguồn: Báo cáo định hướng - kế hoạch kinh doanh)
3.1.2 Mục tiêu lớn cần ưu tiên của Chi nhánh Hà Thành
Phấn đấu đến năm 2008 trở thành Doanh nghiệp hạng I
Toàn thể cán bộ nhân viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
kinh doanh được nhận bằng khen Thủ tướng nhân kỷ niệm 5 năm.
Chỉ tiêu
Số dư
(Tỷ VND)
Tăng so
với 2007
Tốc độ tăng
trưởng BQ
(/năm)
Chỉ tiêu về quy mô
1 Tổng tài sản
7,600 82% 155%/năm
2 Huy động vốn
4,700 35% 160%/năm
3 Dư nợ tín dụng
3,100 37% 514%/năm
4 Hoạt động đầu tư
220 147%
5 Thu phí dịch vụ
18 64% 66%/năm
Chỉ tiêu về chất lượng
1 Dư nợ/Tổng tài sản <50%
2 Đầu tư/Tổng tài sản >5%
3 Nợ NQD/Tổng dư nợ >90%
4 (Thu dịch vụ ròng + Thu đầu tư)/LNTT >40%
5 Nợ xấu/Tổng dư nợ <4%
6 Lợi nhuận trước thuế 90 35% 100%/năm
3.1.3 Chương trình thực hiện
Trong năm 2007 đã có dấu hiệu giảm sút huy động vốn và dịch vụ so với
năm 2006, do vậy để đạt được mục tiêu đặt ra cần thực hiện nhiệm vụ kinh doanh
toàn diện trên tổng thể các mặt hoạt động sau:
3.1.3.1 Tín dụng
Tiếp tục ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tín dụng tiêu dùng, đa dạng hoá khách hàng, xây
dựng nền khách hàng vững chắc. Phấn đấu đến năm 2010 tổng dư nợ tín dụng tiêu
dùng đạt 45% trong tổng dư nợ.
Ưu tiên phát triển khối khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm ngân hàng tại
Chi nhánh, phát triển khách hàng tín dụng có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ ngân
hàng.
Phát triển cho vay một số ngành nghề: thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, chế
biến gỗ, bất động sản: đầu tư văn phòng cho thuê, khách sạn, chung cư.
Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ tín dụng dưới các hình thức
cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu
chi, tạm ứng và các hình thức cấp tín dụng khác.
Coi chất lượng và an toàn hoạt động tín dụng là mục tiêu hàng đầu; gắn tăng
trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tăng trưởng tín
dụng; Thu hồi các nợ xấu cũ, hạn chế sự gia tăng của nợ xấu mới.
Tiếp tục đổi mới thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện.
Xử lý dứt điểm khoản nợ hạch toán ngoại bảng
3.1.3.2 Nguồn vốn
Đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và đầu tư đồng thời đóng góp
vào cân đối vốn cho toàn hệ thống.
Đa dạng hoá nguồn huy động, tập trung đẩy mạnh huy động vốn dân cư tạo
nền vốn ổn định, tránh tình trạng phụ thuộc vào một số đối tượng khách hàng là tổ
chức kinh tế.
Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận tập trung tăng trưởng nguồn vốn có
chi phí thấp phấn đấu nguồn tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 27-30% trong tổng
nguồn huy động.
Tập trung đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế
có nguồn ngoại tệ lớn.
Tận dụng cơ hội thị trường huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước
ngoài.
3.1.3.3 Dịch vụ
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng
thời chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ hiện
đại của BIDV phù hợp với nhu cầu thị trường; Nâng cao các tiện tích thanh toán
qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cá nhân sử
dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại, tập
trung thu dịch vụ tăng trưởng với tốc độ cao.
Triển khai mạnh mẽ và đầy đủ các sản phẩm Hội sở chính đã triển khai, bên
cạnh đó trên cơ sở nhu cầu khách hàng và thực tế hoạt động của đơn vị nghiên
cứu đề xuất với Hội sở chính triển khai các dịch vụ mới, đặc biệt các dịch vụ cho
cá nhân và dịch vụ phục vụ thị trường chứng khoán
3.1.3.4 Đầu tư
Tiếp tục nghiên cứu các doanh nghiệp cổ phần, xây dựng, và thực hiện các
phương án cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý, hiệu quả, và sinh lời.
Thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro trong công
tác đầu tư.
Đa dạng các phương án, cách thức đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư,
giữ vững vai trò là một trong bốn trụ cột hoạt động của Chi nhánh.
3.1.3.5 Công tác triển khai mạng lưới
Tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực đông dân cư, trung
tâm thương mại, siêu thị, và là ngân hàng chỉ định phục vụ một số lĩnh vực cụ thể
như các bệnh viện, trường học…
Phát triển các kênh phân phối dịch vụ mới nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động
như dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet/phone/sms banking).
3.1.3.6 Công tác tổ chức – đào tạo
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: lựa chọn cán bộ từ khâu tuyển dụng,
đào tạo tại chỗ và cử cán bộ tham gia các lớp học bổ trợ kiến thức phục vụ thực
hiện nhiệm vụ.
Bổ sung cán bộ chủ chốt cho các đơn vị nhằm đảm bảo yêu cầu công việc
ngày càng mở rộng.
Đảm bảo các lợi ích của người lao động.
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
HÀ THÀNH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành
trong những năm gần đây, chúng ta thấy ngoài những thành tựu đã đạt được trong
công tác huy động vốn, chi nhánh vẫn còn một số nhược điểm. Căn cứ vào mục tiêu,
chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và phương hướng nhiệm vụ hoạt
động của Ngân hàng trong thời gian tới, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
3.2.1 Mở rộng mạng lưới và tiếp tục đa dạng hóa hình thức huy động
vốn
Những năm gần đây, chi nhánh Hà Thành đã có nhiều đổi mới trong công
tác huy động vốn, từng bước phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của khách
hàng đến gửi tiền. Tuy nhiên, để tạo sự hấp dẫn mới trong hoạt động huy động
vốn thì chi nhánh cần phải có sự quan tâm hơn nữa đối với các nguồn tiền gửi, cụ
thể như:
3.2.1.1 Đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm
Ta biết rằng, huy động vốn luôn đi đôi với sử dụng vốn. Phải xuất phát từ
những mục tiêu định trước thì hệ số sử dụng vốn sẽ cao. Để chủ động trong khâu
sử dụng vốn, Ngân hàng cần đưa ra các kỳ hạn huy động vốn phù hợp với kỳ hạn
tín dụng và ngược lại muốn mở rộng hay đa dạng tín dụng thì trước tiên phải đa
dạng về loại hình cũng như thời hạn huy động vốn. Điều đó có nghĩa là ứng với
vốn tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn thì cần phải có vốn huy động ngắn hạn,
trung và dài hạn.
Để đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng cần đa dạng hóa
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách đưa ra nhiều kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng,....1
năm, 5 năm thậm chí là 10 năm hoặc 20 năm nếu như khách hàng có nhu cầu và
ứng với mỗi kỳ hạn, chi nhánh phải xác định mức lãi suất huy động tương ứng
vừa hấp dẫn khách hàng vừa đảm bảo nguyên tắc lãi suất trả cho tiền gửi có kỳ
hạn dài cao hơn lãi suất trả cho kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên mức lãi suất trả cho các
kỳ hạn này không được vượt quá lợi nhuận bình quân chung của các ngành vì nếu
lãi suất đầu vào cao sẽ làm lãi suất đầu ra cao và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động tín dụng cũng như lợi nhuận của chi nhánh.
Cùng với việc đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền thì chi nhánh cũng cần đa
dạng hóa các hình thức hưởng lãi đối với các khoản tiền gửi nhằm giảm bớt thiệt
thòi cho khách hàng gửi tiền khi phải rút toàn bộ hoặc rút một phần tiền gửi trước
hạn, ví dụ chi nhánh có thể áp dụng hình thức hưởng lãi cuối kỳ với lãi suất cao
hơn hưởng lãi trước, hưởng lãi cao nhất nếu tiền gửi một lần và rút một lần,
hưởng lại không kỳ hạn hay kỳ hạn ngắn đối với khoản rút trước hạn một hay
nhiêu lần theo phương pháp số dư bình quân ( trong đó nếu tiền gửi có kỳ hạn vừa
và dài nhưng có bảo hiểm thì quy định này chỉ nên áp dụng cho các khoản tiền có
kỳ hạn kéo dài từ 3 năm trở lên và chỉ số bảo hiểm của tiền gửi phải luôn được
thông báo theo từng thời kỳ trên cơ sở khoa học của các cơ quan chuyên trách).
* Áp dụng phiếu tiết kiệm có kỳ hạn chuyển nhượng
Thông thường khách hàng gửi tiền có kỳ hạn dài rất lo lắng khi họ muốn
chuyển đổi khoản tiền này sang một loại công cụ dễ sử dụng hơn nhưng sẽ gặp
khó khăn khi ngân hàng chưa có loại tiết kiệm có khả năng chuyển nhượng. Do
vậy để thu hút các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài chi nhánh cũng nên phát hành các
loại “ phiếu tiế kiệm có thể chuyển nhượng” ra thị trường để có thể dung hòa lợi
ích của cả 2 bên là tạo thuận lợi và an tâm cho khách hàng khi muốn gửi tiền với
kỳ hạn dài nhưng lại có nhu cầu chi tiêu trong tương lai gần, mặt khác Ngân hàng
sẽ tạo cho mình nguồn lợi có thời gian dài, ổn định.
* Áp dụng hình thức huy động tiết kiệm dài hạn có mục đích
Ngoài việc mở rộng các loại tiền gửi truyền thống, ngân hàng cần quan tâm
đến các hình thức huy động tiết kiệm dài hạn có mục đích như:
- Hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở: Hình thức này tạo cho ngân hàng
nguồn vốn có thời hạn dài đồng thời khách hàng gửi tiền có quyền vay tiền tối đa
bằng số tiền đã gửi tiết kiệm với mục đích cải tạo và xây dựng nhà ở. Hiện nay
thu nhập và nhu cầu chi tiêu cho nhà ở của dân cư vẫn cao nên việc làm này là có
thể thực hiện được. Nó sẽ khuyến khích người dân gửi tiền nhiều hơn, ngoài ra
dân cư có thể tiết kiệm để mua các phương tiện sinh hoạt đắt tiền như xe máy,
máy giặt...Để huy động được nguồn tiền này, chi nhánh cần phải tạo được sự hấp
dẫn đối với khách hàng bằng việc trực tiếp đứng ra làm môi giới trung gian cho
khách hàng gửi tiền với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp những mặt hàng mà
khách hàng đang có nhu cầu. Chi nhánh cũng phải thực hiện hộ khách hàng các
thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, đảm bảo về chất lượng và giá cả với khách