Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ODA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.71 KB, 5 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

118

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÖT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU
QUẢ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGUỒN ODA
TS. Trần Thị Quỳnh Nhƣ
Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội luôn là một vấn đề cấp
bách và quan tâm đối với các nhà như các chính sách, cơ chế, quản lý nguồn
vốn, các biện pháp nâng cao hiệu quả hay những rủi ro, tiềm ẩn khó lường
của các dự án…cho dù đó là nguồn vốn nào thì những vấn đề nêu trên đều có
thể xảy ra. Đặc biệt đối với những nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài. Bài viết
này chỉ đề cập đến nguồn vốn ODA trong phát triển kinh tế xã hội, vì đây
nguồn vốn luôn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp đặc thù và tính chất của từng
dự án, cụ thể trình bày một số vấn đề trong việc quản lý và nhận diện các nguy
cơ thường xảy ra, đồng thời đề xuất một số biện pháp thu hút vốn ODA
Từ khoá: Quản lý, dự án ODA, giải pháp

ODA
(Oficial
Development
Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức)
tại Việt Nam là hoạt động hợp tác phát
triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước
ngoài, các tổ chức tài trợ song phương
và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên
chính phủ. Các chương trình, dự án
ODA nhận được nhiều hỗ trợ từ phía


nhà tài trợ như về kỹ thuật, công nghệ và
đặc biệt là hỗ trợ về vốn.
Việt Nam đã nhận được viện trợ từ
nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế như
Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển, Nga, Ngân
hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB),… với số vốn ODA
ngày càng cao. Các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng và các tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long.. hiện đang triển
khai thực hiện nhiều dự án ODA phát
triển trong nhiều lĩnh vực, trong đó chủ
yếu là các dự án cơ sở hạ tầng đô thị
quan trọng, quy mô lớn như đường bộ,

đường sắt nội đô, cải thiện ô nhiễm môi
trường ở các Thành phố lớn. Đặc biệt
dấu ấn ODA mà chính phủ Nhật Bản
dành cho các dự án giao thông Việt Nam
trong hơn 20 năm qua luôn nhận được
sự ưu tiên, cũng từ nhờ nguồn vốn này
và các nguồn vốn ODA từ các tổ chức
khác đã góp phần không nhỏ cho phát
triển hệ thống giao thông, thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam, trong đó
phải kể đến các dự án như cầu Thanh
Trì, đường vành đai 3, Nhà ga T2, cầu
Nhật Tân, mở rộng cảng Tiên Sa, một số
cây cầu trên quốc lộ 1A, cảng Đà Nẵng,

nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, dự án
đường cao tốc Trung Lương, Quốc lộ 3,
5, 10, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí
Minh – Long Thành – Dầu Giây, Đường
xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc
Bài, dự án nước sạch và vệ sinh vùng
nông thôn đồng bằng sông Cửu Long,
cầu Cần Thơ, metro Bến Thành – Tham
Lương, thành phố Hồ Chí Minh…Hiện
nay trong 29 danh mục hạ tầng giao
thông giai đoạn 2014 – 2016 với tổng


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

mức đầu tư 470 tỷ yên đang triển khai
thực hiện có đến 15 dự án lớn như một
số đoạn thuộc cung đường cao tốc Bắc
Nam (Nha Trang – Phan Thiết, Đà Nẵng
– Quảng Ngãi), cảng hàng không quốc tế
Long Thành, tuyến đường sắt Hà Nội –
Nội Bài…Không thể phủ nhận những cơ
hội và tiềm năng từ nguồn vốn này đem
lại, tuy nhiên không phải dự án nào cũng
thuận lợi và vẫn còn có nhiều góc khuất
như dự án trích dầu cám ở Bến Tre, dây
chuyền dệt bao đay ở thành phố Hồ Chí
Minh, hay dự án thủy sản đông lạnh Hạ
Long, hay chương trình phát triển dâu
tằm ở Lâm Đồng…do một phần công

nghệ lạc hậu, không có nguyên liệu sản
xuất hay không có thị trường tiêu thụ,
xuất khẩu…
Từ năm 1993 đến nay, tổng giá trị
vốn ODA cam kết cho Việt Nam lên đến
89,5 tỷ USD và đã giải ngân đạt 73.2%
tổng vốn ODA đã ký kết tương đương
73.2 tỷ USD, đây là nguồn vốn bổ sung
phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã
hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông
thôn, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ
tầng và đào tạo nguồn nhân lực…Trong
đó, nguồn vốn ODA từ chính phủ Nhật
Bản thì Việt Nam vẫn là nước nhận
ODA lớn nhất (20 tỷ USD trong vòng
20 năm qua). Và một lần nữa khẳng định
ODA không phải là ―vốn cho không, có
vay có trả‖, ODA tại Việt Nam được
thực hiện chủ yếu thông qua 3 hình thức:
ODA viện trợ không hoàn lại ( chiếm
10% – 12%); ODA vay ưu đãi (khoảng
80%), còn lại là ODA hỗn hợp. Đặc biệt
khi sử dụng các nguồn vốn ODA ưu đãi
thường kèm theo các điều kiện như chỉ
định thầu, ưu tiên nhà thầu nước ngoài,

119

mua máy móc thiết bị, vật tư từ các quốc
gia tài trợ, do đó dẫn đến một số vấn đề

thường xảy ra đối với dự án ODA như
thiếu tính cạnh tranh, đội giá, và một số
ràng buột nhất định trong quá trình triển
khai sử dụng vốn nên đã phần nào ảnh
hưởng đến dự án…
Bên cạnh những thuận lợi về
nguồn vốn, các dự án ODA thường gặp
những khó khăn bởi sự ràng buộc của
các nhà tài trợ, sự tham gia quản lý dự
án của nhiều thành phần, những vấn đề
về thủ tục hành chính, và những đặc thù
của dự án… Chính bởi những đặc điểm
trên mà dự án phát triển kinh tế xã hội
sử dụng vốn ODA luôn tồn tại những
yếu tố bất lợi, khó lường trước ngoài
những nguy cơ thường gặp trong dự án
thông thường. Những nguy cơ xuất hiện
làm dự án không hiệu quả, không đạt
đến mục tiêu mà người thụ hưởng dự án
dẫn tới việc sử dụng nguồn vốn mà Nhà
nước đứng ra vay này không hiệu quả.
Ngoài ra, một số cơ quan hưởng thụ từ
ODA vẫn còn tồn tại nhận thức ODA là
tiền cho không, dẫn đến hiện tượng đua
nhau làm dự án và sử dụng nguồn vốn
không hiệu quả.
Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu
những đặc trưng và thực trạng của một
số dự án sử dụng vốn ODA cho phát
triển kinh tế xã hội tại Việt Nam trước

đây và nghiên cứu nhận diện các nguy
cơ tiềm ẩn, đồng thời tham khảo các
nghiên cứu đã có. Qua thu thập, phân
tích và các báo cáo tổng kết của ngành,
đã xây dựng các bộ câu hỏi chung,
thường xuyên ảnh hưởng và tác động
trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng hiệu
quả, xác định các nhóm có cùng yếu tố


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

để đưa vào xử lý, lựa chọn, từ đó căn cứ
vào kết quả kiểm định thang đo lường
nguy cơ tiền ẩn, sơ bộ loại bỏ các yếu
tố nguy cơ không phù hợp, ít xuất
hiện, hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến
hành khảo sát chính thức trên các kết
quả đã chọn lọc. Qua đó xếp loại và
chọn những yếu tố có mức nguy cơ
cao và trung bình được đưa vào phân
tích định lượng để tính điểm số. Căn
cứ vào kết quả phân tích định lượng sẽ
xác định được một danh mục các yếu
tố nguy cơ tiềm ẩn đối với dự án sử
dụng vốn ODA cho phát triển ở từng
lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên từ cao đến
thấp. Từ đó sử dụng thang đo, kiểm
định thang đo để tìm những yếu tố có
nguy cơ tiềm ẩn cao và trung bình đưa

vào phân tích định lượng, tính điểm
của rủi ro. Tiếp tục dùng phương pháp
chấm điểm. Qua đó sẽ cho kết quả
nghiên cứu để nhận dạng các nguy cơ
tiềm ẩn.Theo các nghiên cứu và kết
quả đánh giá của các dự án, những
nguy cơ tiềm ẩn chung thường có của
các dự án bằng nguồn ODA:
- Phát sinh chi phí do tỷ giá
ngoại tệ thay đổi (thường xuyên xảy ra
đối với nguồn viện trợ nước ngoài) vì
phụ thuộc quá nhiều vào tỷ giá;
- Hành lang pháp lý giữa Việt
Nam và nước tài trợ chưa đồng bộ nên
còn nhiều bất cập về cơ chế, chính
sách không minh bạch, rõ ràng bị phụ
thuộc bởi những đề xuất dẫn đến
những tình huống hay những ràng
buột bất lợi về phía chính phủ Việt
Nam;
- Ngoài ra, pháp lý của Việt Nam
vẫn còn nhiều chung chung, chưa thể

120

hiện và chưa chặt chẽ về đặc thù của
ODA dẫn đến các hiện tượng tiêu cực
xảy ra trong quá trình triển khai sử
dụng nguồn ODA, gây mất uy tín làm
ảnh hưởng đến những nỗ lực thu hút

nguồn hỗ trợ khác và với các đối tác;
- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cấp quản lý trong quá trình triển
khai, không đồng bộ, đôi khi còn hiểu
chưa đúng bản chất của nguồn ODA,
mục đích và ý nghĩa của việc dùng
nguồn ODA vào các lĩnh vực để phát
triển kinh tế xã hội và đây chủ yếu là
nguồn vốn vay;
- Ban Quản lý dự án thiếu năng
lực, còn hạn chế trong cách quản lý,
điều phối nguồn ODA, chưa nắm rõ
quy trình thực hiện các nguồn hỗ từ
nươc ngoài cho chính phủ Việt Nam;
Luật đấu thầy trong nước còn nhiều
bất cập, một số điều khoản chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế nên ít nhiều
ảnh hưởng đến công tác đấu thầu và
quản lý đấu thầu, vẫn còn xảy ra hiện
tượn tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí
và mất uy tín với các đối tác, với các
nước đã, đang và sẽ hỗ trợ cho chính
phủ Việt Nam trong những năm qua
và thời gian đến;
- Ngoài ra, tình trạng tham
nhũng, hối lộ trong quá trình triển
khai sử dụng nguồn ODA vẫn còn vì
đây là nguồn hỗ trợ của các nước khác
dành cho Việt Nam nên những thông
tin còn thiếu và ít kể cả sự hỗ trợ từ

nhà tài trợ;
- Mặc dù đã nỗ lực tranh thủ sử
dụng nguỗn ODA cho phát triển kinh
tế xã hội, nhưng những năm qua tỷ lệ
giải ngân vốn ODA ở một số lĩnh vực


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

vẫn còn thấp; đồng thời chịu không ít
ảnh hưởng và áp lực bởi quan hệ ngoại
giao, và cả vấn đề chính trị với nước
tài trợ; Sự kết hợp không hài hòa, nhịp
nhàng, hợp tác giữa bên tiếp nhận và
bên tài trợ về quản lý tài chính…
Trên đây là liệt kê những vấn đề
thường xảy ra khi sử dụng nguồn
ODA, tùy theo lĩnh vực của các dự án
ODA sẽ có các bảng phân tích theo
nội dung phù hợp tương ứng. Nhưng
nhìn chung ngoài yếu do các cơ chế,
chính sách, pháp luật chưa được hoàn
thiện, chưa đồng bộ... có thể tìm thấy
nguyên nhân chính chủ yếu là do các
vấn đề có liên quan của các bên tham
gia dự án như: Cơ quan chủ quản, Chủ
đầu tư dự án, Ban quản lý dự án, các
nhà thầu và nhà tài trợ…
Từ việc xác định và phân tích
nguyên nhân gây ra những hạn chế trong

quá trình sử dụng nguồn ODA, để góp
phần thu hút nguồn ODA cho phát triển
kinh tế xã hội, tác giả đề xuất một số
giải pháp giảm nhẹ những tình huống
phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn
ODA như sau:
* Nhóm các yếu tố rủi ro do cơ chế,
chính sách, pháp luật về ODA chưa
hoàn thiện:
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách, pháp luật đối với các dự án
ODA theo hướng đồng bộ, minh bạch và
có hiệu quả;
- Phân định rõ trách nhiệm của chủ
dự án (người vay) trong việc sử dụng số
vốn vay cho dự án.
* Nhóm các yếu tố rủi ro do năng lực
của Cơ quan chủ quản, Chủ đầu tư, tư
vấn quản lý dự án.

121

- Phân định và gắn rõ trách nhiệm
và quyền hạn của các cấp quản lý: cơ
quan chủ quản, chủ dự án, ban Quản lý
dự án, tránh tình trạng chung chung,
không rõ ràng, không ràng buột và phải
có giới hạn về thời gian, gắn trách nhiệm
của ban Quản lý dự án với dự án mà họ
quản lý bằng cách giao cho ban Quản lý

dự án phụ trách từ khâu chuẩn bị dự án,
quản lý và tổ chức thực hiện cho tới việc
đưa dự án vào khai thác;
- Thực hiện cam kết đào tạo đội
ngũ nhân lực có năng lực làm công tác
quản lý dự án trước khi triển khai dự án,
phải tiến hành xây dựng chiến lược và
tập trung những dự án nào để có định
hướng phát triển và đào tạo nhân sự cho
các dự án đó ;
- Đối với vấn đề vốn đối ứng, để
giải quyết bài toán này trong tình hình
thiếu vốn trầm trọng phát triển kinh tế xã
hội như hiện nay, nên tính đến việc điều
chuyển linh hoạt vốn đối ứng các dự án
ODA. Cụ thể là những dự án sử dụng
ODA không có khả năng giải ngân sẽ bị
điều chuyển vốn đối ứng sang các dự án
ODA khác có tính cấp bách hơn, muốn
thế phải có chiến lược như vấn đề trên
đã đề cập.
Ngoài ra, để hạn chế những bất lợi
có thể xảy ra cần nỗ lực đàm phán với
các nhà tài trợ, đặc biệt là WB và ADB hai nhà tài trợ lớn để nới lỏng những quy
định tạo điều kiện cho nước tiếp nhận tài
trợ. Vì dù thế nào đi nữa, nguồn vốn
ODA mà Việt Nam nhận được chủ yếu
vẫn là vốn vay ưu đãi (chiếm khoảng
80%), do đó cần phải được quản lý chặt
chẽ, đầu tư có chất lượng tốt, sử dụng

lâu dài và nên tập trung vào những dự án


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

đặc biệt quan trọng như đầu tư cơ sở hạ
tầng, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo tính
bền vững, không đầu tư dàn trải, đặc biệt
chống tham nhũng ODA. Bên cạnh đó,
cũng dẫn bắt đầu ý thức tránh lệ thuộc
vào vốn vay ODA và xác định đến một
thời điểm nào đó sẽ hạn chế vay ODA
thường xuyên giảm gánh nợ công và để
tiến đến không còn phụ thuộc vốn ODA,
trở thành một quốc gia tài trợ và cung
cấp vốn ODA.
Kết luận: Như vậy khi đã nhận định

122

được những tình huống thường xuyên có
thể xảy ra đối với các nguồn hỗ trợ từ
các chính phủ nước ngoài cho Việt Nam,
cụ thể ở đây là nguồn ODA, tùy theo
từng lĩnh vực sẽ sử dụng các công cụ hỗi
trợ tương ứng để xử lý và có các giải
pháp phù hợp để thu hút nguồn ODA và
các nguồn hỗ trợ khác cho phát triển
kinh tế xã hội nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng nguồn vốn quan trọng

này cho sự phát triển của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giáo trình đào tạo quản lý dự án ODA, Chương trình Nâng cao
Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP)
[2]. Trịnh Thùy Anh “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý rủi ro trong các dự án xây
dựng công trình giao thông ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Trường ĐH GTVT, Hà Nội,
2006.



×