Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đào tạo nghề: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.6 KB, 5 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

1

ĐÀO TẠO NGHỀ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KS. Phạm Viết Vỹ
Trưởng khoa Đào tạo nghề, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Việc làm gồm 7
Chương và 62 Điều. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định
đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động. Để
góp phần nâng cao hiệu quả công tác Đào tạo nghề của Trường ĐHXD Miền
Trung, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích thực trạng và đề xuất các
giải pháp trong công tác đào tạo nghề trong thời gian sắp tới.
Từ khóa: Đào tạo Nghề, giải pháp.

1. Tổng quan về thực trạng Đào tạo Nghề
Nhìn một cách tổng thể, việc
Đảng, Nhà nước xác định tăng đầu tư
cho đào tạo nâng cao chất lượng cho
đội ngũ lao động, nhất là lao động
thông qua đào tạo để họ có thể làm
được những công việc phù hợp với môi
trường lao động sản xuất là một hướng
đi đúng đắn. Một khi có tay nghề qua
đào tạo sẽ giúp họ tự tin đi tìm việc làm
hay tự tạo việc làm hoặc sẵn sàng tham
gia vào những công việc phù hợp. Vấn
đề hiện nay là Đảng, Nhà nước cần có
thêm nhiều giải pháp để giữ chân người
lao động sau khi qua đào tạo nghề phải
làm việc ngay chính quê hương họ, hạn


chế dồn về thành phố nhằm tránh gia
tăng áp lực cho vùng thành thị; đồng
thời có chính sách thu hút bớt lao động
dư thừa hoặc thất nghiệp ở vùng thành
thị về nông thôn làm việc. Làm được
như vậy chính là thực hiện tốt chuyển
dịch lao động một cách khoa học và
hợp lý. Muốn vậy, không còn cách nào
khác là phải tiếp tục tăng cường đầu tư
cho nông nghiệp, nông thôn và nông
dân; ưu tiên công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn; dành nhiều sự quan

tâm hơn nữa cho vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu
số; chú trọng phát triển các nghề dịch
vụ, vì nhu cầu sử dụng lao động cho các
nghề có tính chất dịch vụ là rất lớn.
Điều quan trọng là phải tiếp tục tăng
cường đầu tư cho công tác đào tạo nghề
và tạo việc làm cho lao động nông thôn
một cách bền vững.
Thêm vào đó, Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về "Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020" mặc dù đã có hiệu
lực gần 5 năm, nhưng nhiều lao động
khu vực nông thôn ở nhiều vùng vẫn
chưa biết đến. Việc tổ chức tuyên
truyền, giới thiệu về đề án đào tạo nghề

cho lao động nông thôn, song không
phải ai cũng nắm rõ về chương trình
này. Thậm chí, có người đăng ký tham
gia học nghề chỉ vì mục đích được
hưởng tiền ăn, tiền đi lại,…
Hiện nay, theo quy định mới về
Luật Việc làm đã chỉ rõ: Luật quy định 6
chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người
lao động gồm: tín dụng ưu đãi tạo việc
làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao
động nông thôn; việc làm công; hỗ trợ


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; hỗ trợ tạo việc làm cho
thanh niên và hỗ trợ phát triển thị trường
lao động. Đây là một trong những điều
thuận lợi cho công tác hỗ trợ và phát
triển nguồn lao động ở các địa phương.
Theo số liệu của Tổng cục Dạy
nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt
Nam hiện nay là 1:3, có nghĩa là cứ một
sinh viên tốt nghiệp đại học thì có ba học
viên tốt nghiệp trường nghề. Trong khi
đó, ở các nước tiên tiến trong khu vực lại
là 1:10, tức là cứ một sinh viên tốt nghiệp
đại học thì có mười học viên tốt nghiệp
trường nghề. Như vậy, để phục vụ sự

nghiệp phát triển đất nước, lực lượng
“thợ” kỹ thuật của ta còn thiếu trầm
trọng. Khắc phục tình trạng “thừa thầy
thiếu thợ” này thì dạy nghề ngắn hạn là
một lựa chọn thích hợp; là biện pháp hữu
hiệu để giảm thất nghiệp, tự tạo thêm
việc làm, góp phần đẩy nhanh quá trình
phát triển đất nước góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho cho thanh niên
trong độ tuổi lao động.
Có nhiều quan điểm nhìn nhận và
cách tính về mối tương quan giữa phát
triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao
động. Hai yếu tố này có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Công thức sau sẽ chứng
minh cho điều này:
e = l/g (trong đó: e là hệ số co giãn
của lao động theo GDP;
l là tốc độ tăng trưởng lao động;
g là tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nếu e càng nhỏ thì chứng tỏ để đạt
được 1% tăng trưởng thì nền kinh tế càng
sử dụng ít lao động). Có hai yếu tố dẫn
đến hiện tượng nền kinh tế sử dụng ít lao
động: thứ nhất, sự phát triển của khoa
học công nghệ dẫn đến giảm quy mô lao

2

động của các ngành kinh tế; thứ hai, có

sự phân bố nguồn lực hợp lý, tức là lao
động có sự chuyển dịch từ ngành sử dụng
nhiều lao động sang ngành sử dụng ít lao
động; đồng thời chất lượng lao động
được nâng lên thông qua đào tạo.
2. Đào tạo nghề tại Trường Đại học Xây
dựng Miền Trung trong thời gian qua
Ngay những năm đầu khi đó
trường còn ở vị trí là trường trung cấp đã
đào tạo nghề công nhân trắc địa cho
Công ty thủy điện Sông Đà, để phục vụ
cho công trình thủy điện Ia Li rất hiệu
quả. Từ năm 1997 trường thành lập tổ
dạy nghề và đến nay là khoa Đào tạo
nghề của Trường Đại học Xây dựng
Miền Trung. Đội ngũ, giáo viên, hướng
dẫn viên, nhân viên của khoa với 23 con
người có thời điểm quản lý đào tạo trên
300 học sinh của các tỉnh miền Bắc,
miền Trung về đây học nghề . Trường đã
đào tạo nhiều nghề như Trắc địa, Xây
dựng, Sắt hàn, Điện công nghiệp, Điện
nước dân dụng. Lực lượng học sinh ra
trường không đủ đáp ứng số lượng cho
các đơn vị sử dụng.
Hằng năm đội ngũ giáo viên khoa
Đào tạo nghề cùng với một số giáo
viên ở các khoa khác trong trường đi
xác định bậc thợ (thợ nề, thợ điện
nước…) cho các đơn vị ở miền Trung

và Tây Nguyên.
Hai năm một lần (năm lẻ, theo quy
định của Bộ Lao động -Thương binh và
Xã hội) trường đều có học sinh tham gia
dự thi “tay nghề giỏi” cấp bộ và cũng 02
năm một lần (năm chẵn, theo quy định
của Bộ Lao động -Thương binh và Xã
hội) Khoa đều có giáo viên tham gia hội
giảng giáo viên giỏi Nghề cấp bộ, cấp
quốc gia đã đạt giải nhì, giải ba.


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

Hằng năm nhà trường cũng đưa
được hàng chục sinh học nghề đi Hàn
Quốc theo diện “Lưu học sinh”của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội mang
hiệu quả kinh tế rất cao cho cá nhân và
xã hội.
Nhìn lại ta thấy đây là thời kỳ hưng
thịnh về công tác đào tạo nghề của
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung.
Theo tình hình chung của đất nước,
cũng như tình trạng chung của vùng,
miền người học nghề ngày càng ít đi. Từ
năm 2010 trường không còn tuyển đủ số
lượng học sinh vào học nghề để phân bổ
cho từng lớp, vì vậy việc đào tạo nghề
phải dừng tuyển sinh từ đây. Năm 2011

còn laị 13 học sinh sơ cấp nghề, năm
2012 còn laị 11 học sinh sơ cấp nghề tốt
nghiệp ra trường, được tuyển sinh từ
năm 2009. Đội ngũ giáo viên, hướng dẫn
viên của khoa chỉ còn chức năng chính
là hướng dẫn “Tay nghề công nhân xây
dựng” bậc 2/7 (cũ) hay bậc 1/5( mới)
cho các lớp Trung cấp, Cao đẳng, Đại
học trong nhà trường.
Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
nghề hiện nay tiếp tục phát huy những
cơ sở cũ để lại,còn có thêm xưởng “
Thực hành đa năng” với diện tích hơn
1500 m2 được đưa vào khai thác sử dụng
đầu năm 2013. Đây là một yếu tố thuận
lợi để phát huy cho công việc thực hành
Đào tạo nghề.
3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng Đào
tạo nghề trong giai đoạn tới:
Một là, xây dựng mối liên hệ mật
thiết giữa dạy nghề ngắn hạn và thị
trường việc làm. Cơ sở dạy nghề ngắn
hạn cần tìm hiểu các thông tin liên quan
đến nhu cầu lao động của xã hội, những
nghề nghiệp mà thị trường lao động cần

3

và các yêu cầu cụ thể về nghề nghiệp.
Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình

dạy nghề, liên kết với doanh nghiệp để
cung ứng lao động là những học viên
của cơ sở mình. Bên cạnh đó, cần xây
dựng hệ thống thông tin chính xác và tin
cậy về nhu cầu việc làm của thị trường
lao động, bao gồm: thông tin về doanh
nghiệp, về cơ sở dạy nghề (những nghề
được dạy, thời gian học, học phí, trình
độ, chất lượng đào tạo, khả năng tìm
kiếm việc làm sau tốt nghiệp…), về thị
trường việc làm và các dịch vụ đào tạo
nghề. Hệ thống thông tin này cung cấp
thông tin cho người lao động trong việc
lựa chọn các dịch vụ học nghề, tìm kiếm
hoặc tự tạo việc làm. Điều này sẽ giúp
giải tỏa tâm lý e sợ của người lao động
khi lựa chọn học nghề ngắn hạn.
Hai là, quy hoạch mạng lưới cơ
sở dạy nghề, mở rộng ngành nghề đào
tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Xây dựng
quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề
phù hợp với quy hoạch phát triển nhân
lực trước mắt và tương lai cho các vùng
kinh tế, các khu công nghiệp, các doanh
nghiệp, vùng nông thôn, vùng khó khăn;
đáp ứng nhu cầu học nghề, phổ cập nghề
cho người lao động, nhất là thanh niên
và góp phần phân luồng sau Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông. Phát triển
các cơ sở dạy nghề trong các khu công

nghiệp, các doanh nghiệp nhất là ở
những nơi trình độ lao động còn thấp,
hiệu quả sản xuất chưa cao để vừa đào
tạo nhân lực cho doanh nghiệp vừa tham
gia đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hoàn thiện và thường xuyên bổ sung,
cập nhật danh mục nghề theo nhu cầu
của thị trường lao động và yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

vùng, từng ngành và từng địa phương.
Nghiên cứu chuyển hướng xây dựng
chương trình dựa trên năng lực thực hiện
và thực hiện nguyên tắc liên thông để
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động có cơ hội nhanh chóng chuyển đổi
nghề nghiệp hoặc tiếp tục nhận dịch vụ
đào tạo hoặc tự đào tạo để nâng cao trình
độ, thăng tiến trong nghề nghiệp và tăng
thu nhập trong suốt cuộc đời lao động
của họ.
Ba là, nâng cao chất lượng đào
tạo nghề. Chất lượng đào tạo quyết định
sức cạnh tranh của nguồn nhân lực. Chất
lượng đào tạo là thương hiệu và sự tồn
tại của các cơ sở dạy nghề trong thị
trường đào tạo và thị trường việc làm.

Bảo đảm chất lượng là bảo đảm quyền
lợi cho tất cả các bên khách hàng tham
gia hoạt động đào tạo nghề. Vì vậy cần
nhanh chóng chuyển từ mô hình đào tạo
nghề đáp ứng nhu cầu về số lượng sang
mô hình đáp ứng nhu cầu về chất lượng
và hiệu quả. Đột phá về chất lượng là
mục tiêu quan trọng nhất để đáp ứng nhu
cầu. Hoàn thiện quy trình, hệ thống tiêu
chí kiểm định chất lượng các chương
trình đào tạo và cơ sở dạy nghề. Tự kiểm
định chất lượng và kiểm định chương
trình đào tạo là nội dung chủ yếu của
hoạt động kiểm định chất lượng.
Bốn là, Dạy nghề gắn với thế mạnh
địa phương và gắn với việc làm cụ thể:
mô hình đào tạo nghề nên có sự kết hợp
sáng tạo, tìm ra những phương thức phù
hợp nhằm khắc phục khó khăn trong quá
trình đào tạo gắn với việc làm cho lao
động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động và dịch vụ phát triển. Ngoài
ra, việc mở lớp dạy nghề ở tận cơ sở mang
lại hiệu quả thiết thực: vừa tiết kiệm chi

4

phí đào tạo nghề, thu hút đông lao động
tham gia học nghề, vừa giải quyết việc
làm tại chỗ cho lao động.

Năm là, Thành lập Ban chỉ đạo
trong công tác Đào tạo nghề, cụ thể:
- Tổ chức chỉ đạo triển khai thực
hiện công tác tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng về các
chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp
luật của Nhà nước về vai trò, vị trí của
đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập
để người lao động biết và tích cực tham
gia học nghề; Tuyên truyền vận động
làm chuyển biến công tác hướng nghiệp
trong nhà trường, tổ chức, các hoạt động
ngoại khóa để các cơ sở dạy nghề, doanh
nghiệp sử dụng lao động tham gia hướng
nghiệp cho học sinh, cung cấp đầy đủ
các thông tin, tư vấn tới học sinh THPT
về địa chỉ đào tạo nghề, các ngành đào
tạo, các chính sách ưu đãi về học nghề
của nhà Trường để học sinh lựa chọn các
ngành, các nghề cần học, phấn đấu đạt
chỉ tiêu phân luồng học sinh học nghề
theo mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh việc dạy
nghề, truyền nghề tại các làng nghề,
cộng đồng dân cư; thường xuyên rà soát
số lao động cần đào tạo, huấn luyện
nghề, lĩnh vực đào tạo cho nông dân, để
có kế hoạch liên kết, phối hợp, đào taọ
huấn luyện nghề hàng năm.
- Tăng cường phối hợp với các đơn
vị chức năng trong công tác tổ chức dạy

nghề, giới thiệu việc làm, đặc biệt là lĩnh
vực xuất khẩu lao động.
- Tổ chức chỉ đạo điều tra khảo sát
xác định nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn, danh mục nghề đào tạo, nhu
cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề
và năng lực đào tạo của đơn vị;


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

- Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các
phòng, khoa, đơn vị có liên quan thực
hiện có hiệu quả Đề án Đào tạo Nghề
cho lao động nông thôn;
- Phối hợp các hoạt động của cơ
quan, đoàn thể; lồng ghép với các
chương trình, dự án khác được hỗ trợ từ
Ngân sách Trung ương, địa phương có
cùng tính chất hoạt động;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết
quả thực hiện.
4. Kết luận
Chúng ta kỳ vọng vào việc tổ
chức triển khai Luật Giáo dục nghề

5

nghiệp ra đời ngày 27 tháng 11 năm
2014 đã được Quốc hội khoá XIII

thông qua tại kỳ họp thứ 8 và có hiệu
lực từ 01 tháng 7 năm 2015.
Cùng với việc nâng cao công tác
Đào tạo nghề theo đề án của Chính phủ:
1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 1956 về
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”. Trong thời gian tới là
vấn đề quan trọng đặt ra cho lãnh đạo
Nhà trường, nhằm hướng tới sự phát
triển bền vững trong cơ cấu lao động ở
khu vực để từng bước vươn đến các thị
trường trong và ngoài nước.



×