Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng Tín dụng trung và dài hạn chi nhánh Ngân hàng ĐT VÀ PT Bắc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.19 KB, 11 trang )

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng Tín
dụng trung và dài hạn chi nhánh Ngân hàng ĐT VÀ
PT Bắc Hà Nội
1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐT&PT BẮC HÀ NỘI
Gia Lâm là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, nơi tập trung khu công
nghiệp, có nhiều doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Gia Lâm cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nghiệp TƯ và
địa phương thuộc các lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp thi công xây lắp và
dịch vụ thương mại. Chú trọng tiềm năng khách hàng trên địa bàn, khách
hàng thuộc khu vực nội thành, tìm kiếm dự án đầu tư có hiệu quả là hướng
đi của chi nhánh trong thời gian tới.
Các định hướng chủ yếu của chi nhánh đến 2005 :
• Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân đạt 20-25%
• Dư nợ Tín dụng đạt 1800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 20-25%, thị
phần Tín dụng trên địa bàn từ 45-50%.
• Khả năng cân đối vốn tại chỗ đạt 60% ( nguồn vốn đạt 1080 tỷ )
• Thu dịch vụ tăng bình quân 30-35% phấn đấu đến 2005 đạt 8,4 tỷ chiếm
25% tổng thu nhập
• Lợi nhuận trước thuế đến 2005 đạt 25 tỷ đồng, tăng trưởng bình
quân hàng năm 15-17%.
2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT
BẮC HÀ NỘI
Sau khi nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng Tín dụng trung
và dài hạn của chi nhánh, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm
cải thiện, nâng cao chất lượng hơn nữa chất lượng Tín dụng .
2.1. Phân tích xếp loại doanh nghiệp
* Nội dung phân tích
• Phân tích khái quát tình hình đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất


kinh doanh
• Phân tích tình hình vốn trong luân chuyển và trong dự trữ( tình
hình tài sản cố định, dự trữ tài sản lưu động, vốn luân chuyển,
hiệu quả sử dụng vốn )
• Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
* Phương pháp phân tích
• So sánh kỳ này với kỳ trước, số thực tế với số kế hoạch để thấy
được mứcđộ phát triển
• So sánh với tiêu chuẩn chung cũng như tiêu chuẩn toàn ngành để
đánh giá doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp
khác, trên cơ sở đó đánh giá chính xác tình hình sản xuất kinh
doanh ,tình hình tài chính và xu hướng phát triển của doanh
nghiệp
• So sánh mức độ trung bình các thông số giữa ngành này với
ngành khác đề đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giãư các doanh
nghiệp .
Trong số các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp, cán bộ Tín dụng nên chú
trọng đến các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận của doanh nghiệp/ nguồn vốn
của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phải cao hơn lãi vay Ngân hàng thì dự án nới được chấp
nhận
* Hệ số tài trợ = NV hiện có của doanh nghiệp / Tổng số nguồn
vốn doanh nghiệp đang sử dụng
Khả năng tự chủ về tài chính thể hiện khả năng tự cân đối về tài chính
cúa doanh nghiệp để đáp ứng các khoản nợ phải trả tức biểu hiện khả năng
chi trả của doanh nghiệp
* Năng lực đi vay = NV hiện có của doanh nghiệp/ Vốn thường
xuyên
Những doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao thường có

năng lực đi vay rất cao, dựa vào chỉ số này Ngân hàng có thể đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp bên cạnh các báo cáo và chỉ tiêu khác.
Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu
* Khả năng thanh =
toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn + Các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp
Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện
* Khả năng sản xuất
kinh doanh NV của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn thì doanh nghiệp có khả năng
sản sinh ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hàng hoá
Sau khi dùng hệ thống chỉ tiêu trên và một số chỉ tiêu khác, cán bộ Tín
dụng tiến hành cho điểm theo mức cụ thể nà doanh nghiệp đạt được(Phụ lục
). Khâu cuối cùng là đánh giá phân loại doanh nghiệp theo tổng só điểm đạt
được :
• Từ 35 đến 51 điểm là doanh nghiệp loại A
• Từ 18 đến 36 điểm là doanh nghiệp loại B
• Dưới 18 điểm là doanh nghiệp loại C
Có thể nói đây là nột phương pháp rất hữu hiệu nhằm giúp cán bộ Tín
dụng tháy rõ được tinhf hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên có một yêu cầu đôí với phương pháp này là phải chính xác và
cập nhật thường xuyên . Nếu số liệu không chính xác hay đã lỗi thời thì
số điểm tính được sẽ hoàn toàn khác xa so với thực tế. Hiện nay dù chi
nhánh đã áp dụng phương pháp này song nó chỉ phổ biến dưới dạng
tổng kết cuối kỳ cho mỗi doanh nghiệp chứ không được cập nhật
thường xuyên, hơn nữa phương pháp này chưa được áp dụng một cách
có hiệu quả do các cán bộ Tín dụng trẻ còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi áp
dụng.

2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, câu nói này có ý nghĩa sống còn
đối với hoạt động cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chi nhánh cần có một trung tâm thu thập thông tin Tín dụng cũng như
nghiên cứu tiềm lực cũng như phương hướng hoạt động của các Ngân hàng
trên cùng địa bàn để tứ đó đưa ra đối sách thích hợp, khai thác tối đa lợi thế
của chi nhánh, mở mộng thị phần cũng như tạp trung vào một đoạn thị
trường để né tránh khi không đủ sức cạnh tranh.
2.3. Đa dạng hoá các hoạt động cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho
hoạt động cho vay
Môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất thuạn lợi cho việc
đa dạng hoá các loại hình đầu tư nhằm thu hút khách hàng , tăng quy mô
Tín dụng , phân tán rủi ro. Phân tán rủi ro là nhằm tránh tập trung vốn đầu
tư quá lớn vào một dợ án hay nhóm khách hàng nào đó để khi dự án nếu có
xảy ra rủi ro thì Ngân hàng không bị thiệt hại quá lớn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Ngân hàng.
Hiện tại Ngân hàng ít tiếp cận được với nhóm khách hàng là doanh
nghiệp nhỏ hay nhu cầu Tín dụng của cá nhân hộ gia đình mà chủ yếu hướng
tới đối tượng là khách hàng truyền thống của Ngân hàng đó là các xí nghiệp
thi công xây lắp quốc doanh.
2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
Mối quan tâm hàng dầu của các Ngân hàng khi cho vay là khả năng trả
nợ đúng hạn từ kết quả kinh doanh của người vay chứ không phải là phát
mại tài sản của họ để đảm bảo thu hồi nợ. Chính vì vậy, trước khi cấp phát
tiền vay cán bộ Tín dụng nên phân tích kỹ các dợ án nhằm giảm thiểu rủi ro
cho Ngân hàng . Cán bộ Tín dụng nên quan tâm hai nội dung sau:
- Phương án, dự án vay phải đáp ứng đủ các điều kiện cho vay, mục đích
sử dụng nguồn vốn vay, nguyên tắc cho vay theo thể lệ quy định cụ thể đối
với từng loại vay, đảm bảo sau khi cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được cả gốc
và lãi.

- Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ hợp pháp theo chế độ quy
định, nếu xảy ra tranh chấp thì phải đảm bảo an toàn pháp lý cho Ngân hàng
.

×