Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đẩy mạnh liên kết hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.83 KB, 3 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013

13

ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
CVC. Lê Duy Quang
Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Trong quá trình đào tạo và liên kết đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
hiện nay nói chung vẫn còn nhiều bất cập. Ở bài báo này, tác giả đề xuất một số giải pháp
cần phát huy trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Từ khóa: Liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng, giáo dục

Trong suốt quá trình đào tạo thời gian
qua đã khẳng định được những nội dung liên
kết hoạt động đào tạo đã được đề ra trong
nhiều chương trình, nhiều tổ chức nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục ở các trường đại học
là rất hữu ích và hoàn toàn khả thi. Hợp tác,
liên kết mạnh mẽ trong các hoạt động thông
qua nhiều mặt, như quản lý đại học, hệ thống
thông tin – truyền thông, chương trình – giáo
trình, phương pháp giảng dạy và học tập,
tuyển sinh, kiểm tra – đánh giá, kiểm định
chất lượng, nghiên cứu khoa học, v.v…không
chỉ giúp cho từng trường đại học giải quyết
tốt các vấn đề gay cấn trước mắt nhằm đảm
bảo chất lượng đào tạo, mà còn từng bước
hình thành khối liên kết chặc chẽ giữa các
trường đại học, phát huy tính tự chủ và tự
chịu trách nhiệm trong cơ quan – đơn vị,


không ngừng tăng cường sức mạnh cho hệ
thống đại học trong toàn quốc, nhằm giải
quyết tốt bài toán “đào tạo có chất lượng”
nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhiều hội thảo theo chủ đề “Nâng cao
chất lượng đào tạo”, “Nâng cao chất lượng tự
học”, “Nâng cao chất lượng công tác kiểm
định”,…đã được các đơn vị tổ chức, tham gia
rất hoan nghênh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là
bước khởi động của sự liên kết, là bước mang

tính chất phổ biến kiến thức chung và trao đổi
thông tin. Đã đến lúc các trường đại học nâng
cao khả năng, năng lực liên kết thực sự bằng
các hoạt động cụ thể. Ở bài báo này, tôi xin
đề cập đến hai vấn đề:
Thứ nhất, một số công việc có thể
làm và cần làm trước mắt.
Cho đến nay ở mỗi trường đại học dù
ít hay nhiều đều đã triển khai được một số
công việc theo hướng đổi mới và đạt được
những kết quả ban đầu rất khả quan. Nếu tập
hợp được các kết quả đổi mới này và chuyển
giao giữa các trường với nhau (đương nhiên
là theo tinh thần tự nguyện), đồng thời liên
kết mở rộng quy mô những việc đã làm ở
trường này hay trường khác, thì mỗi trường
và cả hệ thống giáo dục sẽ nhanh chóng có
một bước đổi mới đáng kể trong quá trình

đào tạo. Thực tiễn, cho thấy những việc sau
đây cần phải xúc tiến mạnh hơn nữa trong
thời gian tới:
1. Tập hợp các khung chương trình của các
ngành học, chương trình chi tiết của các
môn học từ các trường để tham khảo
chung, giúp các trường tiếp tục đổi mới
chương trình, nội dung.
2. Tập hợp danh mục các giáo trình, tài liệu
tham khảo, tài liệu phát tay (handouts) của


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013

các trường để các trường trao đổi, bổ sung
nguồn tài liệu.
3. Hình thành các nhóm chuyên gia huấn
luyện cho giảng viên các trường về lý luận
dạy học đại học và đổi mới phương pháp
giảng dạy một cách thiết thực, hiệu quả, tránh
phô trương, hình thức; huấn luyện sử dụng
các phương pháp dạy học hiện đại; sau đó tổ
chức hội thảo về đổi mới phương pháp giảng
dạy và học cụ thể ở từng môn học.
4. Tổ chức xây dựng cấu trúc đề thi và viết
câu hỏi thi cho các môn học, xây dựng ngân
hàng câu hỏi thi cho một số môn học dùng
chung ở nhiều trường.
5. Xây dựng cấu trúc đề thi các môn thi tốt
nghiệp và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho

từng môn. Tổ chức xây dựng đề thi tốt nghiệp
bằng trắc nghiệm khách quan dùng chung cho
nhiều trường song song với đề thi tự luận; có
thể tổ chức chấm thi chung đổi với bài thi trắc
nghiệm khách quan (dùng máy quét quang
học và phầm mềm xử lý chuyên dụng).
6. Xây dựng hệ thống phiếu khảo sát, tập hợp
thông tin hàng năm của các trường, kể cả
kinh nghiệm trong quản lý, điều hành trường
đại học, vân dụng các chủ trương, quy chế,
v.v…phổ biến cho các trường tham khảo, và
nghiêm túc học tập.
7. Trao đổi giữa các trường cuốn niên giám
và kế hoạch chiến lược nhằm chia sẻ thông
tin, học tập lẫn nhau.
8. Phổ biến rộng rãi giữa các trường công tác
đảm bảo chất lượng, kiểm định, công nhận
trong giáo dục đại học; giúp các trường sử
dụng bộ tiêu chí chung để bước đầu tự đánh
giá hoạt động đảm bảo chất lượng của từng
đơn vị riêng lẻ trong toàn trường và tổ chức
rút kinh nghiệm, từ đó các trường tự mở rộng
hoạt động kiểm định đối với trường mình.

14

Trong các hoạt động trên đây cũng
như các hoạt động liên kết nói chung, vai trò
đầu mối của Ban liên lạc các trường đại học
rất quan trọng. Để thực hiện từng hoạt động

cụ thể cần hình thành các nhóm công tác
riêng (gồm những chuyên gia của nhiều
trường, am hiểu lĩnh vực công tác).
Thứ hai, cần đẩy mạnh liên kết đưa
công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào
trường đại học
Chúng ta đang chứng kiến một cuộc
cách mạng toàn diện, mạnh mẽ, sâu sắc làm
thay đổi hình thức và nội dung mọi hoạt động
kinh tế, văn hóa, xã hội trên khu vực và toàn
thế giới. Từ xã hội công nghiệp, một số quốc
gia phát triển đã bắt đầu chuyển sang xã hội
thông tin trên nền tảng kinh tế tri thức. Các
nước đang phát triển đã và đang tích cực áp
dụng những tiến bộ mới của khoa học và
công nghệ; đặc biệt là công nghệ thông tin,
nhằm tạo cơ hội “đi tắt, đón đầu” để có thể
rút ngắn con đường từ một xã hội nông
nghiệp tiến nhanh đến xã hội công nghiệp
mới mang những yếu tố ngày càng rõ nét của
xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, hội
nhập với thế giới văn minh, phát triển. Hàng
loạt các trường đại học ở các quốc gia phát
triển đã đóng vai trò đi đầu, định hướng
những nỗ lực của mình vào mục tiêu chung:
tiến đến xã hội thông tin.
Nhiều trường đại học ở những nước
đang phát triển, trong đó có nước ta cũng đã
chọn cách “đi tắt, đón đầu” để không bỏ qua
cơ hội hội nhập trên con đường tiến đến xã

hội thông tin. Một trong những phương tiện
giúp trường đại học đi tắt nhanh nhất là áp
dụng tối đa các thành tựu công nghệ thông tin
đối với nhà trường. Vì vậy, chúng ta cần đẩy
mạnh hoạt động công nghệ thông tin bằng
các công việc sau đây:


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013

1. Tăng cường trang bị hệ thống máy tính và
tổ chức các lớp tin học để từng bước nâng
cao trình độ tin học đối với cán bộ, giảng
viên và sinh viên.
2. Huấn luyện những nhóm chuyên gia (và
mở rộng ra đông đảo giáo chức) sử dụng các
phần mềm chuyên dụng để soạn thảo các
bản tóm tắt bài giảng dùng đèn chiếu
(overhead), máy chiếu (projector).
3. Tăng cường trang bị và huấn luyện sử
dụng phần mềm chấm thi; xử lý thống kê bài
thi trắc nghiệm ở lớp học, đánh giá kết quả
học tập.
4. Tổ chức thi trên máy tính đối với một số
môn học thích hợp.
5. Trang bị máy quét quang học và huấn
luyện chấm thi trắc nghiệm trên máy quét
quang học (bài thi hết môn, thi tuyển sinh),
thống kê đăng ký học tập theo tín chỉ,…
6. Trang bị các bài thí nghiệm ảo, phòng thí

nghiệm ảo.
7. Hình thành nhóm nòng cốt khai thác
nguồn thông tin trực tuyến trên mạng.
8. Nâng cấp thư viện theo hướng thư viện
điện tử: quản lý, điều hành bằng máy tính;
tăng cường các tư liệu điện tử trên CD-Rom,
tạp chí điện tử; mở rộng mạng cục bộ để cán
bộ, giảng viên, viên chức và sinh viên có thể
khai thác mà không cần đi đến thư viện.

15

9. Tăng cường biên soạn các giáo trình điện
tử (bằng tiếng Việt), các phần mềm dạy học,
hỗ trợ bằng nhiều hình thức về phương pháp
tự học của sinh viên.
10. Trang bị những phần mềm chuyên dụng
để thực hiện đào tạo từ xa (kể cả các lớp mở
ngoài trường).
11. Trang bị các phương tiện in, đọc mã vạch,
kiểm soát từ tính; làm thẻ mã vạch cho sinh
viên, cán bộ khi làm việc.
12. Thực hiện quản lý hành chính, quản lý
học chính trên mạng; xây dựng kết cấu nội
dung của hạ tầng thông tin (chuẩn hóa qui
trình tạo thông tin, chuẩn hóa thông tin, kết
nối các nguồn tin, tích hợp thông tin diện
rộng, lập giao diện khai thác, sử dụng thông
tin, bảo vệ an ninh thông tin,..v.v…).
Những việc trên đây nếu có sự phối

hợp của các trường sẽ gặp nhiều thuận lợi
(trong sự ủng hộ đầy đủ của dư luận, của
chuyên gia, rút ngắn thời gian nghiên cứu,
triển khai,…). Vì vậy cần có sự liên kết, phối
hợp giữa các trường, trước hết bằng cách
hình thành các nhóm chuyên gia theo từng
lĩnh vực để triển khai thực hiện đến từng
trường đại học.



×