Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

lý thuyết truyền thông,phân tích nội dung và ứng dụng của 5 lý thuyết truyền thông hiện đại ứng dụng trong nghề báo ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417 KB, 20 trang )

Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Một số lý thuyết truyền thông hiện đại
1.
2.
3.
4.
5.

Lý thuyết truyền bá cái mới
Lý thuyết hành động lý tính
Lý thuyết thâm nhập xã hội
Lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn
Lý thuyết phân tích (xét đoán) xã hội

Chương II: Ứng dụng của các lý thuyết truyền thông trong nghề báo.
1.
2.
3.
4.
5.

Ứng dụng của lý thuyết truyền bá cái mới trong nghề báo
Ứng dụng của lý thuyết hành động lý tính
Ứng dụng của lý thuyết thâm nhập xã hội
Ứng dụng của lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn
Ứng dụng của lý thuyết phân tích (xét đoán) xã hội

Chương III: Kết Luận
Bài học rút ra
Tài liệu tham khảo




Lời nói đầu
Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến, có vai trò rất quan
trọng, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau, có vai trò rất
quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội.
Nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của tình hình mới, giúp cô và các
bạn hiểu rõ hơn bản chất của lý thuyết truyền thông, sau khi học tập,
nghiên cứu và trao đổi với các bạn,em đã đưa ra bài tiểu luận này, tóm
lược một cách ngắn gọn, dễ hiểu và khách quan nhất về 5 lý thuyết
truyền thông hiện đại. Bài tiểu luận cung cấp những kiến thức lý thuyết
và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, và 5 lý thuyết truyền thông
hiện đại nói riêng, giúp sinh viên tạo dựng kiến thức nền tảng và nâng
cao kỹ năng về giao tiếp- truyền thông trong hoạt động truyền thông và
báo chí.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn bài tiểu luận không tránh khỏi
những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và
các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn.



Chương I: Một số lý thuyết truyền thông hiện đại
1. Lý thuyết truyền bá cái mới:
Truyền bá, phổ biến cái mới luôn thể hiện trong hoạt động truyền
thông, trong đó những sản phẩm, cách làm hoặc ý tưởng mới được nhân
rộng, truyền bá rộng rãi cho các nhóm đối tượng là việc làm có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Phát hiện, ủng hộ, bảo vệ và nhân rộng cái mới là
nghĩa vụ xã hội của nhà truyền thông.
Tuy nhiên, việc phát hiện, phổ biến, truyền bá cái mới thực sự là

vấn đề khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi năng lực nhận thức và phương
pháp tiếp cận, trách nhiệm xã hội, tính kiên trì của nhà truyền thông.
Cái mới mới xuất hiện còn non yếu, lại bị bao vây bởi cái cũ vốn
đã có bề dày tồn tại, lại có tính bảo thủ, trì trệ. Cho nên cái cũ thường
vây hãm, chèn ép thậm chí muốn triệt tiêu cái mới; mặt khác, cái mới
chưa được nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cần sự phát hiện, bảo vệ và nhận
thức đúng về vai trò, ý nghĩa xã hội của nó. Đặc biệt, trong hoạt động xã
hội, lợi ích gắn liền với mọi hoạt động thì cái mới mới xuất hiện thường
va chạm, mâu thuẫn với lợi ích trước mắt của không ít người. Cho nên
việc phát hiện, thông tin, giải thích, vận động cộng đồng ủng hộ cái mới
là một trong những nhiệm vụ quan trọng cảu nhà truyền thông.
Đối với nước ta, một nước có nền văn minh nông nghiệp kéo dài
hàng mấy nghìn năm, việc phát hiện, nuôi dưỡng và nhân rộng cái mới
lại càng khó khăn gấp bội. Đó là công việc đòi hỏi đức tính dung cảm,
kiên trì và hiểu biết của các nhà báo, nhà truyền thông – vận động xã
hội. Bởi vì một trong những đặc điểm của văn minh nông nghiệp ( văn
minh thôn dã ) là tính bảo thủ, trọng kinh nghiệm hơn trọng kiến thức –
kĩ năng.


Bên canh việc khẳng định tầm quan trọng và những thách thức của
việc truyền bá cái mới, lý thuyết này nêu ra những yêu cầu cơ bản đối
với nhà báo/ nhà truyền thông khi truyền bá cái mới. Đó là các yêu cầu
cụ thể sau đây:
Thứ nhất, trước khi truyền bá về cái mới, cần phải nhận diện giá
trị cái mới đối với cộng đồng và lợi ích xã hội; tìm hiểu kỹ môi trường
văn hóa, những rào cản về tâm lý, lợi ích,… của nhóm đối tượng tác
động.
Thứ hai, cần tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của nhóm đối
tượng trước nhũng yêu cầu triển khai, phổ biến và áp dụng cái mới. Tức

là hiểu rõ tâm lý xã hội, tâm lý và động cơ, mong đợi của cá nhân nhóm
xã hội. do nặng lòng với quá khứ, với cái cũ, tâm lý đám đông thường có
biểu hiện “dè chừng”, e ngại, thậm chí khiêu khích, thách thức cái mới.
Thứ ba, cần nắm vững ý nghĩa, lợi ích cũng như những khó khăn
khi triển khai cái mới; đồng thời chọn lựa nhóm đối tượng nòng cốt đi
đầu, hưởng ứng trong nhận thức, thái độ cũng như hành động cụ thể.
Thứ tư, cần hiểu rõ thể chế xã hội, môi trường văn hóa-đạo đứcpháp luật trong đó cái mới có thể nhân rộng. Trong xã hội nước ta, cần
hiểu rõ thể chế chính trị, thể chế hành chính,… và các cơ chế hoạt động
của các tổ chức xã hội.
Lý thuyết truyền bá cái mới cũng đồng thời đưa ra các câu hỏi mà
nhà truyền thông cần phải trả lời được trước khi thiết kế thông điệp
nhằm truyền thông về cái mới. Các câu hỏi có thể là: Liệu người
tiếp nhận thấy nó là có lợi?
- Đối tượng sẽ hiểu và chấp nhận cái mới này dễ dàng hay khó
khăn, và đó là những thuận lợi và khó khăn gì?
- Liệu họ có thể thử hành vi? Tức là có thể có tổ chức nhân thử
nghiệm để thuyết phục bằng hiệu quả thực tế.


- Liệu họ cảm thấy kết quả của phép thử hoặc sự tiếp nhận của họ
được những người xung quanh đánh giá tích cực?
- Môi trường kinh tế-xã hội, đạo đức và pháp luật của việc triển
khai nhân rộng cái mới?
- Quy trình và cơ chế nào phù hợp và hiệu quả nhất cho việc triển
khai nhân rộng cái mới.
Như vậy, có thể kết luận rằng truyền thông hiệu quả là:
-

Giảm thiểu sự thiếu chắc chắn;
Lấy đối tượng truyền thông làm điểm xuất phát;

Học lắng nghe và lắng nghe để học;
Chú ý bối cảnh xã hội cụ thể;
Phối hợp các kênh truyền thông trong từng giai đoạn.

2. Lý thuyết hành động lý tính:
Lý thuyết này có xu hướng tập trung vào từng cá nhân, nhưng nó
nhấn mạnh ảnh hưởng của những tác động xã hội đối với hành vi con
người hơn lý thuyết thuyết phục. Bởi vì muốn thiết lập và duy trì hành vi
như mong đợi, nhà truyền thông cần thuyết phục đối tượng cả về lý trí
và cảm xúc
Theo đó, trước khi quyết định thử nghiệm một hành vi mới, mọi
người cần đánh giá cẩn trọng những lợi ích cũng như bất lợi của nó và
cân nhắc điều mà những người khác làm hoặc suy nghĩ. Hai thành tố
quan trọng của lý thuyết hành động lý tính là:
-Niềm tin về kết quả của hành vi. Người ta có thể đặt ra câu hỏi:
“Điều gì sẽ xảy đến với tôi nếu tôi thực hiện hoặc cố gắng thực hiện
hành động này?”. “Khi thực hiện hành vi này, tôi sẽ gặp những rào cản
nào, từ phía nào?”…
-Những quy tắc xã hội được tiếp nhận liên quan tới hành vi. Người
ta có thể hỏi: “Tôi tin mọi người sẽ làm gì trong tình huống này? Tôi tin


những người khác muốn tôi làm gì?”. Giải quyết vấn đề này, liên quan
đến lý thuyết vừa đề cập trên đây, tức là tạo ra sự cộng hưởng hành vi
trong nhóm đối tượng, trên cơ sở tăng cường nhận thức, hiểu biết lý tính
nhằm hình thành ý chí, quyết tâm, củng cố cơ sở khoa học-thực tiễn cho
hành vi.
Lý thuyết này đề cao năng lực tác động vào lý trí thông qua đó tạo
ảnh hưởng bền vững cho hành vi.
3. Lý thuyết thâm nhập xã hội:

Giao tiếp, tìm hiểu để nâng cao hiểu biết lẫn nhau là một trong
những yêu cầu cơ bản nhất để con người có thể tồn tại và phát triển, với
tư cách là một thực thể xã hội.
Lý thuyết thâm nhập xã hội cho rằng, mỗi cá nhân và mối nhóm xã
hội bao giờ cũng có nhu cầu thâm nhập vào người khác, vào các nhóm
xã hội khác. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy
nhu cầu truyền thông giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Thâm nhập các cá thể, các nhóm xã hội là một quá trình, theo một
quy trình và thường trải qua các giai đoạn:
-

Lịch sử giao tiếp;
Thông báo mục đích làm quen-xảy ra xung đột;
Tìm hiểu sử thích, nguyện vọng;
Tìm hiểu sâu hơn về niềm tin, tôn giáo, lý tưởng,…

Kỹ năng đặt câu hỏi có vai trò quan trọng trong giai đoạn giao tiếp
làm quen lần đầu tiên giữa người này với người khác. Tương tự như vậy,
để nhanh chóng hình thành nên các “mối quan hệ”, mỗi người đều cần
đến kỹ năng phân tích câu hỏi để trả lời và đưa ra các câu hỏi tiếp theo
với đối tượng. Phân tích những câu hỏi và phân loại câu hỏi giúp chúng
ta xây dựng mô hình, cấu trúc câu chuyện. Những cuộc tiếp xúc, làm


quen luôn chịu tác động bởi môi trường và hoàn cảnh giao tiếp, văn hóa
cộng đồng…
Quá trình thâm nhập này đòi hỏi sự thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau. Kỹ
năng truyền thông của những người tham gia là yếu tố quan trọng giúp
rút ngắn thời gian thâm nhập để tạo sự tương đồng, cộng tác đạt hiệu quả
cao.

Các hệ quả của lý thuyết thâm nhập xã hội:
Hệ quả 1: Muốn tạo ra hiệu ứng tích cực từ đối tượng truyền thông
(mong muốn được tham gia vào hoạt động truyền thông ở vị trí nguồn
phát hay người nhận thông điệp), cần phải khơi dậy nhu cầu thâm nhập
xã hội, mong muốn khám phá của mỗi người, mỗi nhóm đối tượng.
Hệ quả 2: Cần chú ý đến mối liên hệ giữa nhu cầu và khả
năng/điều kiện của cá nhân khi họ có ý định hoặc bắt đầu/đang/đã tham
gia vào các quá trình truyền thông. Điều này càng có ý nghĩa khi truyền
thông với các nhóm đối tượng chuyên biệt.
Hệ quả 3: Với tư cách là nhà truyền thông, cần chú ý rèn luyện các
kỹ năng cơ bản: hỏi và lắng nghe, trao đổi và chia sẻ, rút ngắn khoảng
cách tiếp xúc, nhanh chóng hòa nhập trong giao tiếp.
4.Lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn:
Mọi hoạt động của con người luôn có mục đích. Để đạt được mục
đích đã đặt ra, người ta phải lập kế hoạch xác định các điều kiện và cách
thức tiến hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, độ không chắc chắn
luôn thường trực, rủi ro là điều luôn có thể xảy ra. Muốn giảm độ không
chắc chắn, cần phải tang cường sự hiểu biết để có những phán đoán hiệu
quả.


Lý thuyết này có những điểm gần như tương đồng với mô hình hội
tụ của Kinkaid khi cho rằng, quá trình truyền thông giúp cho những
người tham gia không những thu nhận được kiến thức mà còn tăng
cường khả năng dự đoán, từ đó giảm bớt sự không chắc chắn trong nhận
thức, thái độ và hành vi.
Tăng cường khả năng phán đoán thì độ rủi ro trong quá trình
truyền thông và các hoạt động liên quan càng thấp. Tuy nhiên, truyền
thông không xóa hết được một cách triệt để độ không chắc chắn, vì
truyền thông-giao tiếp chỉ khắc phục một phần về kiến thức, hiểu biết

nhằm tăng khả năng phán đoán.
Truyền thông không những đem lại sự hiểu biết mà còn tạo ra các
mối quan hệ. Hiểu biết và quan hệ là những yếu tố tiên quyết tạo nên giá
trị, để giảm bớt sự không chắc chắn và đạt hiệu quả cao trong hoạt động.
Truyền thông đạt hiệu quả cao là truyền thông tạo ra vốn hiểu biết
chung với tốc độ và chất lượng cao, từ đó làm tang khả năng ảnh hưởng
lẫn nhau của nhũng người tham gia trên cơ sở các thông điệp đã được
chuyển tải một cách tương thích.
Lý thuyết này có thể rút ra các hệ quả trong việc nâng cao kỹ năng
hiểu biết cho con người:
Trong hoạt động truyền thông, không nên lý tưởng hóa, thần tượng
hóa một các nhân, nhóm đối tượng hay một vấn đề nào đó. Bởi vì tất cả
đều cần quá trình khám phá và thâm nhập mới có được sự hiểu biết nhất
định.
Càng hiểu biết chắc chắn về đối tượng và vấn đề truyền thông thì
các hoạt động truyền thông tiếp theo với đối tượng đó, hoặc những
nhóm đối tượng có tính chất tương tự càng có cơ sở, kinh nghiệm và
hứng thú để có thể thực hiện với hiệu quả cao hơn.


Cần chú ý đến một số kỹ năng nhận biết con người trong hoạt
động truyền thông: tiếp xúc-quan sát, cùng tham gia-quan sát tích cực
thông qua hành động và tương tác…
5. Lý thuyết phân tích (xét đoán) xã hội:
Lý thuyết này phát biểu rằng, khi bắt đầu chuẩn bị thiết kế thông
điệp cho nhóm công chúng-đối tượng, nhà truyền thông cần phải phân
tích, chia nhỏ nhóm công chúng-đối tượng ra thành những nhóm nhỏ với
các thái độ và nhận thức khác nhau.
Thông thường có ba nhóm thái độ nhỏ khi phân tích đối tượng, đó
là các nhóm có thái độ đồng tình, phản đối và trung lập.


Đồng tình

Trung lập

Phản đối

Kết quả nghiên cứu ban đầu về công chúng-đối tượng cho thấy
nhóm đối tượng tiếp cận có thể có ba loại thái độ như đã nêu ở mô hình
trên đối với vấn đề truyền thông sắp nêu ra.
Những câu hỏi đặt ra là: Nhà truyền thông nên ưu tiên thiết kế
thông điệp và tập trung ưu tiên trước hết cho nhóm có thái độ nào? Nếu
ưu tiên tập trung thông điệp cho nhóm có thái độ đồng tình, phản đối
hay trung lập thì những ưu điểm, hạn chế nào có thể có?
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, mỗi vấn đề truyền thông, về lý
thuyết-chung nhất vẫn có những khuyến nghị cho việc lựa chọn phương
án cụ thể.
Trong ba nhóm thái độ trên đây, mỗi nhóm có những đặc điểm, thế
mạnh và hạn chế riêng. Riêng nhóm có thái độ trung lập có những ưu thế


hơn hẳn và mang tính đặc thù. Do vậy, để đạt được hiệu quả truyền
thông, thông thường người ta thường chuẩn bị các thông điệp ưu tiên
trước hết nhằm vào các nhóm có thái độ trung lập trước, để từ đó lôi kéo
họ từ trung lập sang đồng tình; mặt khác, nhóm có thái độ trung lập có
khả năng làm mềm hóa thái độ của nhóm có thái độ phản đối (hay chống
đối), chuyển họ sang nhóm có thái độ trung lập và từ chung lập có thể
sang đồng tình.
Một số hệ quả của lý thuyết xét đoán xã hội:
Hệ quả quan trọng nhất có thể rút ra từ lý thuyết này là nguyên lý

thuyết phục trong vận động gây ảnh hưởng. Theo nguyên lý này, muốn
tạo ra sức thuyết phục trong hoạt động truyền thông, đặc biệt là trong
vận động gây ảnh hưởng, cần chú ý các điểm sau:
- Phải tiến hành chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ nhận
thức, thái độ hành vi của đối tượng/nhóm công chúng.
- Trên cơ sở phân chia và phân tích đối tượng, nhà truyền thông
tiến hành lựa chọn thông điệp, tìm thời điểm, thời gian và kênh truyền
thông phù hợp.

Chương II: Ứng dụng của các lý thuyết truyền thông
trong nghề báo.
1.Ứng dụng của lý thuyết truyền bá cái mới trong nghề báo:
Nhà báo trước hết là một nhà văn hóa, cần có hệ kiến thức nền tảng
và chuyên sâu để làm cơ sở cho việc hình thành nhân cách văn hóa, thái
độ và tầm nhìn nhân văn, bản lĩnh nghề nghiệp; tránh việc “ăn theo nói
leo” hay nịnh hót xu thời, hoặc vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà lảng
tránh, quay lung lại với công chúng mình.


Nhà báo có thể là một nhà nghệ sĩ, có óc thẩm mỹ, luôn luôn tìm
tòi,sáng tạo và khám phá những cái mới, đem cái mới đó phổ biến, nhân
rộng đến với đọc giả. Chính vì thế, nhà báo luôn phải đấu tranh với
những quan điểm cũ, lạc hậu, để hướng tới những điều mới mẻ, những
điều sáng tạo và đột phá.
Ngày trước, khi điều kiện thiếu thốn, nền kinh tế còn lạc hậu kèm
theo những quan niệm cổ hủ, cố chấp thì việc đưa cái mới vào lại càng
khó khăn gấp bội. Điều đó lại càng đòi hỏi người làm báo phải có tính
kiên trì, long dung cảm và đức hi sinh.
Ngày hôm nay, khi đất nước ta đang trên đà phát triển để hướng tới
một đất nước CNH-HĐH, tầm nhìn của công chúng đã xa hơn, kèm theo

đó là những cây bút, những phóng viên trẻ trung, nhiệt huyết, mang
trong mình sức trẻ, đam mê, sáng tạo thì dần dần việc truyền bá cái mới
đã giảm bớt những khó khăn phần nào. Trước kia, việc truyền bá cái mới
về đề tài dân số/kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sảnh ở nước ta còn
nhiều khó khăn, thách thức thì ngày hôm nay, nhờ áp dụng tốt lý thuyết
truyền bá cái mới mà vấn đề này đã đến được với đông đảo quần chúng.
Có hàng loạt các bài báo tuyên truyền, ủng hộ cho chiến dịch dân số/kế
hoạch hóa gia đình/sinh sản ở nước ta. Bên cạnh đó các nhà truyền thông
còn tổ chức các cuộc hội thảo về vấn đề dân số, dán áp phích, logo tuyên
truyền cho những vấn đề này.


2.Ứng dụng của lý thuyết hành động lý tính:
Lý thuyết này đòi hỏi các nhà truyền thông cần phải thuyết phục công
chúng cả về lý trí và cảm xúc.
Để thực hiện được điều đó, đặc biệt đối về nghề báo lại càng khó
khăn. Nó đòi hỏi người làm báo ngoài kiến thức và bản lĩnh nghề nghiệp
còn phải luôn vững lập trường, đứng về phía tiến bộ xã hội, bảo vệ chân
lý lẽ phải, bảo vệ lợi ích của đông đảo công chúng và nhân dân mình, thì
lúc đó họ sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của công chúng.


Trước khi đưa ra một nhận xét hoặc một vấn đề bàn luận cần cân nhắc
xem những lợi ích hoặc bất lợi nào có thể xảy ra đối với người tiếp nhận
để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và đúng đắn.Nếu nội dung
thông điệp nhất quán,có cơ sở vững chắc cả về logic lập luận và tình
cảm, lại được khẳng định bởi những nguồn tin đáng tin cậy thì bản thân
nội dung thông điệp đã tạo sự tin cậy để người tiếp nhận thông tin tin
tưởng hơn vào người truyền tin.
Khi một nhà báo viết bài về vấn đề dân số/kế hoạch hóa gia đình/

sinh sản và sức khỏe ở nước ta thì họ sẽ phải tự đặt ra nhiều câu hỏi cho
mình: Đối tượng tiếp nhận là ai? Liệu họ có quan tâm đến vấn đề này?
Làm thế nào để họ có thể tiếp nhận vấn đề này một cách hiệu quả?... Và
chính nhà báo là người phải trả lời những câu hỏi này. Đưa ra những câu
trả lời thuyết phục, tìm hiểu mặt lợi và bất lợi khi vấn đề này được đề
cập đến. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn đó, để công
chúng có thể tiếp nhận nguồn tin một cách chân thực và thuyết phục.
3. Ứng dụng của lý thuyết thâm nhập xã hội:
Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người, nhằm giúp cho
mỗi cá nhân tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể xã hội. Nếu
một hoạt động truyền thông cá nhân trong đó các nhân vật tham gia đều
được thỏa mãn về nhu cầu giao tiếp, nói cách khác là họ thấy hài long vì
được tiếp xúc, trao đổi thông tin với những người cùng tham gia thì đó
là một cuộc giao tiếp cá nhân có nhiều ưu thế, tạo được hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong thực tế, truyền thông có hiệu quả hầu hết đều bắt
nguồn từ sự phối hợp tốt nhằm đạt được các nhóm mục tiêu, trong đó có
mục tiêu thỏa mãn nhu cầu giao tiếp- tức là thu nhận thông tin, xử lý
thông tin cùng với những nhận xét mới về sự việc, con người trong quá
trình truyền thông. Người tham gia truyền thông có mục đích thu nhận
hiểu biết mới chứ không chỉ là phổ biến thông tin. Ví dụ, nhà báo đến


hiện trường, quan sát, ghi chép, ghi hình, ghi âm, phỏng vấn các nhân
vật, xử lý các thông tin thu được này để phát hiện ra chủ đề, đề tài cho
tác phẩm của mình. Sự tìm hiểu và phát hiện có thể ở các góc độ khác
nhau, chẳng hạn là phát hiện thái độ của một nhân vật nào đó với sự
kiện, những chi tiết thể hiện bản chất hoặc đánh lừa dư luận về bản chất
của sự việc…

Không chỉ có người tiếp nhận thông tin mới có mục tiêu trên đây

trong truyền thông. Nguồn phát, hay các nhà báo cần có quá trình tìm
hiểu và phát hiện với đối tượng truyền thông của mình, phát hiện ra nội
dung và hình thức cũng như thời điểm thích hợp để đưa ra thông điệp
mang tính thuyết phục nhất, tạo hiểu quả trong quá trình truyền thông.
Một nhà báo biết nắm bắt tâm lý của đối tượng, biết đưa ra những câu
hỏi phù hợp với đối tượng chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc giao tiếp thành
công.


4. Ứng dụng của lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn:
Đối với một nhà báo thì kỹ năng phán đoán và kỹ năng quan sát là hai
yếu tố quan trọng. Chúng ta có thể nhận biết được tính cách đối tượng
khi tiếp xúc và quan sát trực tiếp. Việc nghe kể về một ai đó cũng chỉ đề
tham khảo và cần có óc phân tích khoa học.
Khi hoạt động truyền thông, nhà báo cần phối hợp các kỹ năng: tiếp
xúc- quan sát, cùng tham gia- quan sát tích cực thông qua hành động và
tương tác để tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Tuy nhiên, truyền
thông không thể tránh khỏi rủi ro, không thể xóa hết một cách triệt để độ
không chắc chắn. Ví dụ như trong chương trình “Điều Ước Thứ 7” phát
sóng trên VTV3 hàng tuần nói về câu chuyện tình đẹp như trong “cổ
tích” của đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Bá Thanh và cô gái mù mang tên Hoa
. Tuy nhiên khi chương trình được phát sóng đã nhận được phản hồi của
một độc giả rằng: “ Anh Thanh đã có vợ ở quê và một đứa con gái.”
Phản hồi này đã khiến công chúng và dư luận dấy lên một số nghi ngờ
xoay quanh câu chuyện này. Độc giả đặt ra rất nhiều nghi vấn: “Liệu
rằng câu chuyện này có thật?”, “Tại sao các nhà thực hiện lại không tìm
hiểu kĩ mà đã đưa tin?”. Từ đó khiến cho người xem hoang mang và mất
long tin đối với chương trình. Họ đặt ra nghi vấn: “Điều Ước Thứ 7- sự
thật hay giả dối?”



Trước sai xót trên, về phía những người thực hiện đã xin lỗi gia đình
hai bên, xin lỗi công chúng, đồng thời chịu trách nhiệm về sự cố này.
Tuy nhiên, mọi việc đã xảy ra, không thể cứu vãn được. Nó không chỉ
làm tổn thương những người trong cuộc mà còn đánh mất niềm tin nơi
khán giả.
Đây có thể coi là một bài học lớn đối với các nhà truyền thông. Trước
khi thực hiện một chương trình, một đề tài thì cần xem xét, kiểm chứng
và tiếp xúc trực tiếp với đối tượng liên quan để đưa đến cho người xem
một cái nhìn chính xác, khách quan nhất, tránh những rủi ro không đáng
có. Để thực hiện tốt điều đó thì các nhà báo cần trang bị cho mình một
bộ óc nhạy bén, sự quan sát, đánh giá và phân tích khách quan, tránh
trường hợp tin tưởng, thần tượng hóa một nhân vật hay đối tượng nào
đó.

5.Ứng dụng của lý thuyết xét đoán xã hội:
Làm truyền thông, điều khó khăn nhất đối với các nhà báo đó
chính là dư luận. Khi đưa ra một vấn đề, một khía cạnh trong đời sống,
thì dư luận là điều không tránh khỏi. Có những người đồng ý, có những


người phản đối mạnh mẽ và bên cạnh đó có một bộ phận trung lập
(nghĩa là không đồng tình cũng không ủng hộ)? Vậy làm thế nào nhà báo
có thể chiếm được phần đông sự đồng tình ủng hộ từ phía công chúng?
Điều này còn phụ thuộc vào chính bản thân các nhà báo? Họ cần nắm
bắt rõ những điểm chung nhất của độc giả, từ đó phân tách, chia nhỏ
từng nhóm đối tượng, nghiên cứu đặc điểm, thế mạnh và điểm yếu của
các nhóm đối tượng, từ đó có biện pháp tác động đến các đối tượng
khiến họ thay đổi thái độ từ phản đối sang trung lập và từ trung lập sang
ủng hộ, đồng tình.

Ví dụ khi các nhà báo đưa ra một đề tài nhạy cảm như “Hôn nhân
đồng giới- liệu có nên?” thì sẽ nhận được rất nhiều các ý kiến từ phía
công chúng. Có người đồng ý, nhưng có người lại phản đối một cách
quyết liệt và cho rằng đó là đi lại với đạo đức, truyền thống của cha ông.
Vậy thách thức lại đặt ra với người làm báo. Họ sẽ phân tích, chứng
minh, thuyết phục công chúng bằng những minh chứng, những câu
chuyện có thật để công chúng có cái nhìn chung nhất về hôn nhân đồng
giới, từ đó lấy được xúc cảm của người tiếp nhận thông tin, khơi gợi sự
đồng cảm từ phía công chúng. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ còn một số bộ
phận nhỏ không đồng tình với vấn đề này. Chính vì vậy đòi hởi các nhà
báo cần kiên trì, phổ biến và phân tích sâu rộng hơn vấn đề này để dần
dần khiến công chúng hiểu rõ, chấp thuận và ủng hộ. Nhờ vậy mà đến
ngày hôm nay, pháp luật cũng như công chúng đã hiểu rõ hơn về hôn
nhân đồng giới, cảm thông và chia sẻ với những con người kém may
mắn này. Tạo cho họ một cơ hội để thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của
chính bản thân mình.


Chương III: Kết Luận
Trong hoạt động báo chí truyền thông nên tính đến hình thức, thể
loại phù hợp với nhóm công chúng, đối tượng và vấn đề thông tin. Mỗi
thể loại có phương thức tác động đặc thù. Tuy nhiên, đối với nhóm công
chúng trẻ em, hình thức, thể loại không trở nên cần thiết, mà cần sự sáng
tạo rất linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu tâm lý tiếp nhận, nhận thức
của các em. Đối với nhóm công chúng trẻ em có những đặc điểm tâm lý
tiếp nhận đặc thù, việc thiết kế thông điệp nên linh hoạt và “biến tấu”
sao cho hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu và các em dễ tiếp nhận. Đó cũng là
một bài học có thể ứng dụng trong truyền thông với đối tượng là các
nhóm mang tính đặc thù khác trong xã hội hiện nay.
Có rất nhiều lý thuyết truyền thông đã được đúc kết từ thực tiễn…

Phần này chỉ giới thiệu một số lý thuyết và trên cơ sở ấy, hy vọng giúp
các bạn có thể tự tổng kết thêm những vấn đề thực tế truyền thông- giao
tiếp để từng bước hoàn thiện thêm trên hai bình diện lý thuyết và kỹ
năng giao tiếp.

*Bài học rút ra:
Trên cơ sở những lý thuyết đã học, tôi đã có thể phần nào hiểu rõ
hơn về bản chất, đặc điểm của các lý thuyết, từ đó vận dụng các lý
thuyết vào trong quá trình thực hiện đề tài này. Và các lý thuyết này sẽ là
công cụ hỗ trợ đắc lực để tôi thực hiện những chương trình truyền thông
và những đề án lớn hơn trong tương lai.

*Tiểu luận tham khảo từ:
- Truyền thông- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (PGS.TS. nguyễn Văn
Dững, TS.Đỗ Thị Thu Hằng)


- Cơ sở lý luận báo chí- Đặc chưng chung và phong cách (Hà
Minh Đức,Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội,2000).
- Lao động nhà báo- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Lê Thị Nhã,
2010)
- Báo chí truyền thông hiện đại (Nguyễn văn Dững, Nxb.Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2011)



×