Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá hệ thống giám sát bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đồng Nai năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.29 KB, 5 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2018
Lê Thị Ngọc Ánh1, Phan Tân Dân2, Đặng Văn Chính1, Nguyễn Công Khanh3

TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp giữa định lượng
và định tính, được thực hiện từ 1/2018 - 7/2018 tại Bệnh
viện Nhi đồng Đồng Nai, TTYTDP tỉnh Đồng Nai, TTYT
Tp. Biên Hòa và 02 trạm y tế Phường Long Bình và xã
Tam Phước nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống giám
sát bệnh Tay Chân Miệng (TCM) theo Thông tư 54/2015/
TT-BYT. Chúng tôi phỏng vấn sâu 14 nhân viên y tế và
thu thập thông tin từ 50 bệnh án để đánh giá các đặc tính
của Hệ thống gồm: tính hoàn thiện và chất lượng dữ liệu,
tính đơn giản, tính linh hoạt, và tính chấp nhận. Kết quả
cho thấy, phần lớn nhân viên y tế đều cho rằng Hệ thống
vận hành đơn giản, dễ thực hiện, khá linh hoạt và 100%
nhân viên đều muốn tiếp tục công việc trong Hệ thống
giám sát TCM. Về tính hoàn thiện của dữ liệu: chỉ có 84%


ca bệnh được báo cáo lên phần mềm, trong đó có 21,4%
ca báo cáo không đầy đủ thông tin. Các thông tin còn thiếu
phần lớn là số điện thoại và phân độ bệnh. Ngoài ra, 61,9%
ca báo cáo sai ngày khởi phát, 23,8% ca không cập nhật
phân độ bệnh, 4,8% ca sai ngày nhập viện, 9,5% ca có địa
chỉ tạm trú sai, 4,8% ca sai ngày xuất viện. Hệ thống cần
được hoàn thiện và cần nâng cao chất lượng của các dữ
liệu báo cáo.
Từ khóa: Bệnh Tay Chân Miệng, Hệ thống giám sát,
tỉnh Đồng Nai

Preventive Medicine Center, and 02 Commune Health
Center in Long Binh and Tam Phuoc Commune, to assess
effectiveness of Hand, Foot, and Mouth disease (HFMD)
surveillance system in accordance with Circular 54/2015/
Cir-MOH. A total of 14 in-depth interviews with medical
staff were done, and 50 medical records were randomly
selected, to evaluate attributes of the HFMD surveillance
system, including simplicity, flexibility, acceptability,
data completeness, and data quality. The results showed
that most health workers assumed that the implementation
system is quite simple, easy to implement, quite flexible
and 100% of interviewees were ready to continue the
work in the system. However, the assessment of the
completeness of data showed that only 84% of cases were
reported to the software; of which, 21.4% of reports were
incomplete. The missing information were mostly the
lack of phone numbers and severity levels. In addition,
61.9% of cases’ onset dates reported were inaccurate
and 23.8% of the cases had not updated severities, 4.8%

incorrect admission days, 9.5% incorrect accommodation
addresses, 4.8% incorrect discharged dates. The system
should be improved its completeness and quality of the
reported data.
Keywords: Hand Foot and Mouth Disease,
surveillance system, Dong Nai, Vietnam

ABSTRACT:
EVALUATION OF THE HAND, FOOT, AND
MOUTH DISEASE (HFMD) SURVEILLANCE
SYSTEM IN DONG NAI PROVINCE, VIET
NAM, 2018
The cross-sectional study, using quantitative and
qualitative methods, was conducted from January to
July 2018 at Dong Nai Children’s Hospital, Dong Nai
province Preventive Medicine Center, Bien Hoa city

I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân và miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm
thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, do nhóm virus đường ruột
là Coxsackievirus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71)
gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá với nguồn
lây chính là nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm
bệnh. Bệnh TCM có thể dễ dàng lây lan nhanh và bùng
phát thành dịch lớn nếu không được kiểm soát kịp thời,
bệnh có thể diễn biến nặng và dẫn đến tử vong. Hiện nay

1. Viện Y tế Cộng cộng Tp.HCM. Điện thoại: 0976119309 Email:
2. Bệnh viện Dã chiến 2.1 Việt Nam, Phái bộ LHQ tại Nam Xu-đăng.
3. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Ngày nhận bài: 06/03/2019

Ngày phản biện: 11/03/2019

Ngày duyệt đăng: 21/03/2019
SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn

39


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

bệnh TCM vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có
vắc xin phòng bệnh [ 1], [2].
Bệnh TCM xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Năm 2016, tại Trung Quốc có 2.141.471
trường hợp mắc TCM (với 204 ca tử vong), tại Nhật Bản
có 61.965 trường hợp mắc TCM, tại Singapore có 39.911
trường hợp và tại Việt Nam có 46.388 trường hợp mắc
TCM trong đó có 01 trường hợp tử vong [3].
Tại Việt Nam, bệnh TCM đang là vấn đề y tế công
cộng quan tâm, bệnh xuất hiện quanh năm và có khuynh
hướng tăng cao từ tháng 3- tháng 6 và từ tháng 9- tháng 12
[4]. Năm 2012 cả nước ghi nhận 75.268 trường hợp mắc
TCM trong đó có 41 trường hợp tử vong. Khu vực phía
Nam đứng đầu trong cả nước về số ca mắc và tử vong do
TCM (chiếm trên 60%). Trong đó, cao nhất là TP.HCM
(13.199 ca mắc), tiếp đến là Đồng Nai (8.655 ca mắc).
Mặc dù có tổng số ca mắc TCM thấp hơn nhưng Đồng Nai

lại đứng đầu về số ca mắc/100.000 dân (320,9/100.000 dân
so với khu vực phía Nam là 259,9/100.000 dân) [5].
Tỉnh Đồng Nai là một trong các tỉnh đã và đang áp
dụng giám sát bệnh TCM qua phần mềm của Hệ thống
Thông tư 54 theo quy định của Bộ Y tế. Nhằm đánh giá
Hệ thống giám sát, hỗ trợ cho các hoạt động điều tra và
kiểm soát ổ dịch được hiệu quả, kịp thời ngăn chặn và
hạn chế sự lây lan của bệnh TCM trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu
đánh giá các đặc tính của Hệ thống giám sát bệnh TCM
theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, gồm tính hoàn thiện
của dữ liệu, chất lượng dữ liệu, tính đơn giản, tính linh
hoạt và tính chấp nhận.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên y tế hoạt động trong Hệ thống giám sát
bệnh TCM tại tỉnh Đồng Nai;
Hồ sơ bệnh án và các báo cáo ca bệnh trên phần mềm
Thông tư 54.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, TTYTDP tỉnh
Đồng Nai, TTYTDP Tp. Biên Hòa và 02 trạm y tế phường
Long Bình và xã Tam Phước.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1- 7/2018

40

SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019

Website: yhoccongdong.vn

2019

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô
tả kết hợp giữa định lượng và định tính
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng: Đánh giá tính hoàn thiện và
chất lương dữ liệu của Hệ thống giám sát TCM, chúng tôi
chọn ngẫu nhiên 50 hồ sơ bệnh án là các ca bệnh TCM tại
Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai được điều
trị trong thời gian từ tháng 1- tháng 5 năm 2018. Thông tin
trên các bệnh án sẽ được so sánh với thông tin của chính
các ca bệnh này báo cáo trên phần mềm Thông tư 54. Bộ
câu hỏi soạn sẵn được thiết lập theo Biểu mẫu 1- Báo cáo
trường hợp bệnh theo Thông tư 54/2015/TT-BYT để thu
thập thông tin ca bệnh.
Nghiên cứu định tính: Đánh giá tính đơn giản, tính
linh hoạt, tính chấp nhận Hệ thống và những thuận lợi,
khó khăn khi thực hiện Hệ thống giám sát TCM. Phương
pháp phỏng vấn sâu được thực hiện trên 14 nhân viên y tế
là trưởng/phó Khoa và nhân viên phụ trách quản lý dữ liệu
về bệnh Tay Chân Miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng
Nai (Phòng Khám (2 người), Khoa Nhiệt đới (02 người),
Phòng Kế hoạch tổng hợp (02 người)), tại TTYTDP tỉnh
Đồng Nai (Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (02 người),
tại TTYTDP TP. Biên Hòa (khoa Kiểm soát bệnh tật và
HIV/AIDS (02 người) và tại Trạm y tế Phường Long Bình
và xã Tam Phước (mỗi đơn vị 02 người trưởng/phó trạm

và nhân viên phụ trách bệnh TCM).
2.2.3 Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu định lượng được nhập liệu bằng phần mềm
Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 13.0, các
biến số được mô tả bằng tần số (n) và tỉ lệ (%). Số liệu
định tính sau khi thu thập được giải bang và trình bày dưới
dạng văn bản.
2.2.4. Đạo đức nghiên cứu
Mọi thông tin của các đối tượng được bảo mật, chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên
cứu hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện. Nghiên cứu
này không làm tổn hại về mặt thể chất và tinh thần của đối
tượng tham gia nghiên cứu, do đó không vi phạm vấn đề
y đức.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tính hoàn thiện của dữ liệu


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 1. Tính hoàn thiện của dữ liệu (n=50)
Tính hoàn thiện dữ liệu

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Số ca bệnh trong hồ sơ bệnh án được nhập lên phần mềm của Hệ thống (n=50)

42/50

84,0

Số ca bệnh báo cáo không đầy đầy đủ thông tin theo mẫu quy định (n=42)

9/42

21,4

Số ca bệnh thiếu số điện thoại liên lạc hoặc số điện thoại không chính xác (n=42)

7/42

16,7

Số ca bệnh không ghi phân độ (n=42)

2/42

4,8


Chỉ có 42/50 ca (84%) bệnh TCM được báo cáo lên
phần mềm của hệ thống Thông tư 54. Trong số những ca
được báo cáo lên phần mềm có 9 ca có đầy đủ thông tin
theo mẫu báo cáo Thông tư 54 quy định. Các thông tin còn

thiếu trong các báo cáo phần lớn là thiếu số điện thoại hoặc
số điện thoại không chính xác chiếm 16,7%. Ngoài ra, có
4,8% ca bệnh thiếu phân độ bệnh.
3.2. Chất lượng của dữ liệu

Bảng 2. Chất lượng của dữ liệu (n=42)
Chất lượng dữ liệu

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Số ca bệnh được chẩn đoán đúng theo Quyết định 1003/QĐ-BYT

42/42

100,0

Số ca bệnh báo cáo sai ngày khởi phát

26/42

61,9


Số ca bệnh báo cáo sai ngày nhập viện

5/42

11,9

Số ca bệnh báo cáo sai ngày xuất viện

2/42

4,8

Số ca bệnh thay đổi phân độ chẩn đoán nhưng không được cập nhật lên Hệ thống

10/42

23,8

Số ca bệnh TCM đã xác minh, điều tra nhưng không tìm thấy trên địa bàn

2/42

4,8

Số ca bệnh có địa chỉ tạm trú sai

4/42

9,5


Trong số những ca bệnh được báo cáo lên Hệ thống
giám sát thì có đến 61,9% ca sai ngày khởi phát bệnh và
23,8% ca thay đổi phân độ chẩn đoán nhưng không được
cập nhật. Bên cạnh đó có 4,8% ca bệnh báo cáo sai ngày
nhập viện và có 9,5% ca bệnh có địa chỉ tạm trú sai. Ngoài
ra có 4,8% ca bệnh báo cáo sai ngày xuất viện, và 4,8% ca
bệnh đã xác minh, điều tra nhưng không tìm thấy theo địa
chỉ khai báo của bệnh nhân.
3.3. Tính đơn giản, tính linh hoạt và tính chấp nhận
3.3.1. Tính đơn giản: Kết quả phỏng vấn sâu 14 nhân
viên y tế thực hiện trong Hệ thống giám sát bệnh TCM từ
TTYTDP tỉnh, TTYT huyện, trạm y tế và Bệnh viện Nhi
Đồng Nai cho thấy có 13/14 nhân viên y tế (chiếm 92,8%)
cho rằng Hệ thống báo cáo ca bệnh theo Thông tư 54 rất
đơn giản, chỉ có 1/14 nhân viên (7%) không có ý kiến. Các
thông tin ca bệnh được thu thập, nhập liệu, cập nhật vào

phần mềm và trích xuất từ phần mềm Thông tư 54 khá đơn
giản, dễ dàng thực hiện. Hệ thống phần mềm Thông tư 54
có tốc độ đường truyền khá ổn định, các nhân viên phụ
trách nhập liệu và triết xuất báo cáo hiếm khi không truy
cập được vào phần mềm. Trước kia, khi không có phần
mềm TT54 thì việc phản hồi, xác minh thông tin ca bệnh
vẫn được thực hiện nhưng khá chậm. Từ khi có phần mềm
TT54 thì việc nhận thông tin, báo cáo, xác minh ca bệnh
và xử lý ổ dịch được nhanh hơn, giúp ích cho công tác dự
phòng và xử lý ngăn chặn dịch TCM hiệu quả hơn.
3.3.2. Tính linh hoạt: 100% (14/14) nhân viên được
phỏng vấn đều trả lời Hệ thống báo cáo theo Thông tư
54 linh hoạt. Các nhân viên đều cho rằng việc chỉnh sửa

các thông tin sai hoặc thêm các thông tin cần thiết, cập
nhật các thông tin (thay đổi địa chỉ, thay đổi chẩn đoán)
trong các ca bệnh trên Hệ thống khá dễ dàng và linh hoạt.
SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn

41


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Việc áp dụng Hệ thống báo cáo theo Thông tư 54 giúp
thuận lợi cho việc lấy thông tin, kết xuất báo cáo khi cần
thiết (số lượng ca bệnh, thời gian xảy ra, nơi xảy ra, phân
độ nặng, xử lý dịch) một cách dễ dàng, tiện lợi giúp cho
công tác báo cáo và giám sát bệnh TCM được linh hoạt
và hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc nhập liệu ca bệnh lên Hệ
thống cần linh hoạt hơn bằng cách kết nối được với danh
sách các ca bệnh có sẵn thông tin đầy đủ lên phần mềm
thay vì phải nhập lại từng ca. Ngoài ra Hệ thống chưa
kiểm soát/lọc tốt các trường hợp ca bệnh nhập nhiều lần
trên Hệ thống do bệnh nhân đến khám ở nhiều cơ sở y tế
khác nhau nên gây mất thời gian cho người quản lý báo
cáo phải sàng lọc lại.
3.3.3. Tính chấp nhận: Có 7/14 nhân viên (50%) cho
rằng thực hiện theo báo cáo Thông tư 54 là thêm việc, tốn
thời gian, áp lực công việc tăng nhưng không có chế độ
phụ cấp. Do quy định bệnh TCM phải được báo cáo trong
vòng 24h, nhân viên nhập liệu phải làm việc cả thứ 7 và
chủ nhật nhưng không có thêm phụ cấp/ thù lao. Một số

trường hợp khi thu thập thông tin từ bệnh nhân/ người nhà
là ông bà/ cô chú không nhớ chính xác số điện thoại, địa
chỉ nhà, hoặc thời điểm khởi phát bệnh nên người thu thập
thông tin mất thời gian phải đợi người nhà điện thoại hỏi
lại thông tin mới thu thập được. Tuy nhiên 14/14 (100%)
nhân viên y tế được phỏng vấn trả lời chấp nhận sẵn sàng
tiếp tục thực hiện công việc của Hệ thống giám sát bệnh
TCM vì đó là nhiệm vụ được giao, vì trách nhiệm với cộng
đồng, và có thêm thông tin và kiến thức. Ngoài ra, 01 nhân
viên y tế quản lý số liệu TCM cho biết “Làm việc trên
phần mềm TT54 về bệnh TCM giúp tôi có thêm thông tin
về khu vực nào có dịch lớn, nơi nào có số ca nặng nhiều,
từ đó tôi có thể tư vấn hoặc cảnh báo cho bạn bè, họ hàng
ở những khu vực đó để có biện pháp dự phòng, tránh mắc
bệnh cho trẻ”.
IV. BÀN LUẬN
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính,
thường xảy ở trẻ nhỏ và lây truyền rất nhanh nếu ca bệnh
không được kiểm soát kịp thời, đặc biệt trong mùa tựu
trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết
thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận
lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh [6]. Theo quy
định của Bộ Y tế, bệnh Tay Chân Miệng là 1 trong các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải báo cáo ngay sau khi

42

SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn


2019

có chẩn đoán không quá 24h. Hệ thống giám sát bênh Tay
Chân Miệng được thực hiện theo quy định hướng dẫn chế
độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm của Thông tư 54/2015/TT-BYT ban hành ngày
28/12/2015 [7]. Hệ thống giám sát này đã được áp dụng
trên tất cả các tỉnh, thành của Việt Nam. Với mục tiêu là
chủ động dự báo và phát hiện sớm ca bệnh, bao vây và xử
lý kịp thời không để dịch lan rộng.
Qua phỏng vấn nhân viên y tế thực hiện công việc liên
quan trong Hệ thống giám sát bệnh TCM theo Thông tư 54
tại Đồng Nai cho thấy: hầu hết nhân viên đều cho rằng Hệ
thống thực hiện khá đơn giản, dễ thực hiện và khá linh hoạt
và 100% nhân viên đều sẵn sàng tiếp tục thực hiện công
việc của Hệ thống. Tuy nhiên, kết quả đánh giá tính hoàn
thiện của dữ liệu trong Hệ thống giám sát cho thấy chỉ có
84% ca bệnh TCM được báo cáo lên phần mềm của Hệ
thống. Trong đó có 21,4% ca báo cáo không đầy đủ thông
tin theo mẫu quy định. Các thông tin còn thiếu phần lớn
là thiếu số điện thoại hoặc số điện thoại không chính xác
chiếm 16,7% và thiếu phân độ bệnh (4,8%).
Ngoài ra, sau khi kiểm tra chất lượng thông tin từ các
báo cáo ca bệnh được trên phần mềm cho thấy, có đến
61,9% ca báo cáo sai ngày khởi phát và 23,8% ca thay đổi
phân độ chẩn đoán nhưng không được cập nhật lên Hệ
thống, 4,8% ca bệnh báo cáo sai ngày nhập viện, 9,5% ca
bệnh có địa chỉ tạm trú sai, 4,8% ca bệnh báo cáo sai ngày
xuất viện và 4,8% ca bệnh đã xác minh, điều tra nhưng
không tìm thấy trên địa bàn. Các trường hợp này gây khó

khăn cho công tác điều tra, xác minh và xử lý ca bệnh kịp
thời, đặc biệt là đối với các vùng đông dân như thành phố
Biên Hòa, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, hiện có
hơn 1 triệu dân, phường đông nhất là 150.000 dân.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của TTYT TP. Biên Hòa
- Định nghĩa ổ dịch TCM (02 ca bệnh trong vòng 7 ngày
trong 01 ấp) chưa thực tế và chưa phù hợp ở tỉnh Đồng
Nai, đặc biệt là ở thành phố Biên Hòa vì 01 khu phố có
diện tích rất lớn. Do đó ổ dịch nên được định nghĩa theo
bán kính tính từ nhà có ca mắc bệnh đầu tiên.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hệ thống giám sát bệnh TCM thông qua phần mềm
Thông tư 54 đã được triển khai khá hiệu quả tại Đồng Nai.
Phần lớn nhân viên y tế thực hiện công việc liên quan trong
Hệ thống đều đánh giá hệ thống này khá đơn giản, dễ thực


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
hiện và linh hoạt; 100% nhân viên đều sẵn sàng tiếp tục

thực hiện công việc trong Hệ thống.
Bên cạnh đó, thông tin ca bệnh nhập lên Hệ thống
giám sát còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng thông
tin, thiếu và sai nhiều thông tin như số điện thoại, phân độ
bệnh, ngày khởi phát, ngày nhập viện, ngày xuất viện và

địa chỉ tạm trú của bệnh nhân.
Do đó, các ca bệnh TCM cần được phát hiện, điều tra
kịp thời, thông tin ca bệnh cần được thu thập đầy đủ, kiểm
tra kỹ trước khi cập nhật lên Hệ thống phần mềm. Khi có
sự thay đổi thông tin của ca bệnh (ra viện hoặc thay đổi
mức độ bệnh) nhân viên cần cập nhật sớm lên Hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012) Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng, Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24
tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2012: tr. 1-4.
2. WHO (2011) A Guide to Clinical Management and Public Health Response of Hand, Foot and Mouth disease
(HFMD). WHO $ REDI centre. pp.10-29.
3. WHO (2016) Hand, Foot and Mouth Disease Situation Update Number, 503. Surveillance summary in the
Western Pacific Region:pp.1-4.
4. Hữu TN. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh Tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía Nam Việt Nam giai đoạn 20052011. Tạp chí Y học TpHCM. 2012; tập 16 (phụ bản số 3): tr. 19-25.
5. Cục Y tế Dự phòng. Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2012, Bộ Y tế. Hà Nội 2013.
6. Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế (2018) Chủ động phòng bệnh tay chân miệng, truy cập ngày 25.04.2018.
7. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, Thông tư số
54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. tr.1-23.

SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn

43




×