Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của cô giáo tại 3 trường mầm non huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.74 KB, 5 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2019

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC TRẺ CỦA CÔ GIÁO
TẠI 3 TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH
THANH HÓA NĂM 2018
Lê Thị Hà Phương1, Ngô Thị Nhu2, Nguyễn Thị Hiên2, Đặng Thị Thu Ngà2

TÓM TẮT
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn kiến thức thực hành
của 104 cô giáo tại 3 trường mầm non huyện Quảng
Xương tỉnh Thanh Hóa từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019
chúng tôi thu được kết quả: 90,4% ý kiến các cô giáo trong
trường mầm non nói khi nhận trẻ vào trường yêu cầu trẻ
khoẻ mạnh không mắc các bệnh truyền nhiễm. Cả 3 trường
đều có kiến thức về công việc khi chăm sóc trẻ tại trường
đạt từ 72,1% đến 88,5 %. Trên 90% các cô giáo sẽ báo cho
nhân viên y tế khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy hoặc nóng sốt.
97,1% cô giáo thường xuyên kiểm tra chế độ ăn của trẻ.
100% cô giáo theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ và trao đổi
với gia đình trẻ về sức khỏe của trẻ.
Từ khóa: Trường mầm non, điều kiện trường học.
ABSTRACT:
KNOWLEDGE
AND
PRACTICE
OF
CHILDCARE FOR TEACHERS AT 3 PRESCHOOLS IN QUANG XUONG DISTRICT, THANH
HOA PROVINCE IN 2018
We conducted interviews with knowledge and


practice of 104 teachers at 3 pre-schools in Quang Xuong
district, Thanh Hoa province from 9/ 2018 to 5/2019. We
attained results: 90.4% of the opinion of the preschool
teachers said that when they admitted their children to the
school, the healthy children did not suffer from infectious
diseases. All 3 schools have knowledge about job when
taking care of children at school reaches from 72.1% to
88.5%. More than 90% of teachers will notify medical
staffs when they show signs of diarrhea or fever. 97.1% of
teachers regularly check the child’s diet. 100% of teachers
monitor children’s development chart and communicate

with children’s families about their health
Key words: Preschool, preschool conditions.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là một phần trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi
dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự
khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng
cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Có
thể nói những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan
trọng nhất của đời người, đặc biệt là giai đoạn não bộ phát
triển và hoàn thiện. Đây cũng là thời kỳ chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ dinh dưỡng, sức khỏe và có tác động lớn nhất
đến khả năng nhận thức, học tập, tính cách và các kỹ năng
của con người [39]. Để có những đề xuất góp phần cải
thiện việc chăm sóc sức khỏe đối với trẻ trong các trường
mầm non chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục
tiêu sau:
Đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của

cô giáo tại 2 trường mầm non huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa năm 2018.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 03 trường là: Trường
mầm non thị trấn Quảng Xương và trường mầm non xã
Quảng Phong và xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Cô giáo chăm sóc trẻ tại 2 trường mầm non.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019

1. HV cao học K15 – Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày nhận bài: 09/03/2019

80

SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 18/03/2019

Ngày duyệt đăng: 27/03/2019


EC N
KH
G

NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả
với điều tra cắt ngang. Nghiên cứu ngang mô tả thông qua
phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ và cô giáo về kiến thức và
thực hành chăm sóc trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo.

- Cỡ mẫu điều tra các cô giáo chúng tôi chọn toàn bộ
các cô giáo tại 3 trường nghiên cứu.
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của cô giáo (n=104)

Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy các cô giáo trong các trường mầm non chủ yếu có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại
học: 91,3%

Bảng 3.1. Vị trí công việc của cô giáo
Nghề

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Mẫu giáo

69

66,3

Nhà trẻ

19

18,3

Cả hai

16

15,4

Tổng

104

100

Kết quả bảng 3.1 cho thấy có 66,3% các cô giáo trong trường mầm non dạy trẻ em mẫu giáo; 15,4% các cô tham
gia dạy cả mẫu giáo và nhà trẻ.

Bảng 3.2. Thâm niên công tác của cô giáo

Thời gian

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1-4 năm

39

37,5

5-9 năm

35

33,7

Từ 10 năm

30

28,8

Tổng

104

100


Các cô giáo trong trường mầm non có thâm niên trên 10 năm có tỷ lệ 28,8%. Các cô có thâm niên 1-4 năm có tỷ lệ
37,5% và thâm niên 5-9 năm là 33,7%.
SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn

81


2019

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 3.3. Kiến thức cuả cô giáo về yêu cầu khi nhận trẻ vào trường (n=104)
Yêu cầu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Khỏe mạnh

94

90,4

Được đồng ý của gia đình

92

88,5


Có sổ theo dõi sức khỏe

54

51,9

Sổ theo dõi chiều cao, cân nặng

52

50,0

Bảng 3.3 cho thấy 90,4% ý kiến các cô giáo trong
trường mầm non nói khi nhận trẻ vào trường yêu cầu trẻ
khoẻ mạnh không mắc các bệnh truyền nhiễm. Có 88,5%

các cô cho là phải được sự đồng ý của gia đình trẻ. 51,9%
ý kiến cho là cần có sổ theo dõi sức khỏe.

Bảng 3.4. Kiến thức của cô giáo về các nội dung chăm sóc trẻ ở trường mầm non (n=104)
Việc cần làm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Cân đo

91


87,5

Theo dõi sức khỏe cho trẻ

85

81,7

Chế độ ăn theo lứa tuổi

89

85,6

Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày

92

88,5

Vệ sinh cá nhân

89

85,6

Vệ sinh ăn uống

91


87,5

Có cán bộ y tế

75

72,1

Qua bảng 3.4 cho thấy các cô giáo ở cả 3 trường đều có kiến thức về công việc khi chăm sóc trẻ tại trường đạt từ
72,1% đến 88,5 %.

Bảng 3.5. Kiến thức của cô giáo về tiêu chuẩn của cô giáo trường mầm non (n=104)
Tiêu chuẩn cô giáo

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đúng chuyên môn

100

96,2

Có sức khỏe

86

82,7


Hình thức đẹp

45

43,3

Đạo đức nghề nghiệp tốt

97

93,3

Nhiệt tình, trách nhiệm

93

89,4

Kết quả bảng 3.5 cho thấy các ý kiến về tiêu chuẩn
của các cô giáo trường mầm non đúng chuyên môn là

82

SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn

96,2%; có đạo đức nghề nghiệp tốt là 93,3%; nhiệt tình,
trách nhiệm là 89,4% và có sức khỏe là 82,7%.



EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.6. Thực hành của cô giáo về theo dõi sức khỏe của trẻ (n=104)
Công việc

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Kiểm tra vệ sinh phòng, nước sinh hoạt

95

91,3

Đón trẻ từ bố mẹ

69


66,3

Kiểm tra sức khỏe

85

81,7

Xếp trẻ theo lứa tuổi

37

35,6

Kiểm tra khẩu phần ăn

71

68,3

Qua bảng trên ta thấy thực hành của các cô giáo
về theo dõi sức khoẻ của trẻ trước tiên là kiểm tra và
vệ sinh phòng, vệ sinh nước uống chiếm 91,3%. Kiểm

tra ngay một số triệu chứng thông thường về chỉ số sức
khỏe có tỷ lệ 81,7%. Kiểm tra khẩu phần ăn của trẻ
chiếm 68,3%.

Bảng 3.7. Thực hành của cô giáo về xử lý trẻ bị ốm (n=104)
Cách xử lý


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Xử trí trẻ bị sốt
Cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt

33

31,7

Báo cho nhân viên y tế của trường

99

95,2

Cho trẻ sang phòng riêng

54

51,9

Báo cho người nhà của trẻ

82

78,8


Xử trí trẻ bị tiêu chảy
Cho trẻ uống ngay thuốc

16

15,4

Cho uống ORS

49

47,1

Báo cho nhân viên y tế của trường

95

91,3

Báo cho người nhà của trẻ

85

81,7

Cho trẻ sang phòng riêng

63

60,6


Qua bảng 3.7 cho thấy 95,2% các cô giáo trả lời khi
có trẻ sốt thì báo cho nhân viên y tế của trường. 31,7% các
cô giáo trả lời cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt khi trẻ sốt .
78,8% các cô trả lời là báo cho người nhà của trẻ, 51,9%
các cô giáo cho trẻ sang phòng riêng. 91,3% các cô giáo

trả lời khi có trẻ bị tiêu chảy thì báo cho nhân viên y tế của
trường. 15,4% các cô giáo trả lời cho trẻ uống ngay thuốc
cầm ỉa khi trẻ tiêu chảy. 81,7% các cô giáo báo cho người
nhà của trẻ. 60.6% cô giáo cho trẻ sang phòng riêng

SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn

83


2019

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 3.8. Tình cảm của cô giáo với trẻ (n=104)
Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất yêu quý trẻ


53

51,0

Hay phàn nàn khi trẻ quấy khóc

26

25,0

Thường xuyên kiểm tra chế độ ăn của trẻ

101

97,1

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của từng trẻ

104

100

Thường xuyên trao đổi với gia đình trẻ về sức khỏe
của trẻ

104

100


Kết quả bảng 3.8 cho thấy khi được hỏi chị có yêu
quý trẻ không? 51,0% các cô giáo trả lời là rất yêu quý trẻ.
Nhưng khi trẻ quấy khóc thì có tới 25,0% các cô giáo phàn
nàn. Có 97,1% các cô giáo kiểm tra chế độ ăn của trẻ thường
xuyên; 100% các cô theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ và
thường xuyên trao đổi với gia đình về sức khỏe của trẻ.
IV. BÀN LUẬN
Khi được hỏi về những tiêu chuẩn của cô giáo ở trường
mầm non, đa số các cô giáo đều có câu trả lời là phải đúng
chuyên môn đào tạo (96,2%); 82,7% các cô biết đến tiêu
chuẩn về sức khỏe và đặc biệt có 93,3% các cô cho rằng
phải có đạo đức nghề nghiệp và nhiệt tình trách nhiệm là
89,4%. Như vậy đây cũng là những thông tin rất tốt ở địa
bàn nghiên cứu của chúng tôi. Bởi các cô giáo có kiến thức
tốt, có thái độ tốt thì ngoài việc chăm sóc trẻ tốt về sức khỏe
thể chất còn giúp trẻ có một tinh thần khỏe mạnh, tránh
được nạn bạo hành trẻ em nhà trẻ mẫu giáo hiện nay đang
gặp rất nhiều ở các trường dân lập trong cả nước.
Theo dõi sức khỏe của trẻ qua các kênh như cân đo
cho trẻ, đảm bảo giấc ngủ cho trẻ hàng ngày, khi gặp các
tình huống sức khỏe ảnh hưởng đến trẻ phải báo cán bộ y

tế, … Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiểu biết
của các cô giáo về vấn đề này khá tốt. Khi trẻ bị ốm, ngoài
việc chăm sóc của bố mẹ và gia đình các cháu thì vai trò
của các cô giáo vô cùng quan trọng, bởi vì các cô là người
tiếp xúc với các cháu 8 tiếng trong ngày. Bảng 3.7 cho thấy
các cô giáo đã xử trí khi trẻ bị sốt và trẻ bị tiêu chảy về cơ
bản cũng đã đạt được yêu cầu. Hai triệu chứng này rất hay
gặp ở trẻ nên việc thông báo cho cán bộ y tế là cần thiết để

xác định rõ bệnh tình của trẻ để có phương án xử lý và khi
cần có thể cách ly trẻ để khỏi ảnh hưởng đến các trẻ khác.
V. KẾT LUẬN
- 90,4% ý kiến các cô giáo trong trường mầm non khi
nhận trẻ vào trường yêu cầu trẻ khoẻ mạnh không mắc các
bệnh truyền nhiễm
- Cả 3 trường đều có kiến thức về công việc khi chăm
sóc trẻ tại trường đạt từ 72,1% đến 88,5 %.
- Trên 90% các cô giáo sẽ báo cho nhân viên y tế khi
trẻ có dấu hiệu tiêu chảy hoặc nóng sốt
- 97,1% cô giáo thường xuyên kiểm tra chế độ ăn của trẻ
- 100% cô giáo theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ và
trao đổi với gia đình trẻ về sức khỏe của trẻ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Lê Thu Hằng, Phạm Tuấn Việt và CS (2016), “Cơ cấu bệnh tật của trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã ven biển Vinh
Quang và Tiên Hưng, Tiên Lãng Hải Phòng năm 2013”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 1, Tr.49.
2. Đinh Thị Thu Hằng (2013), Thực trạng vệ sinh môi trường và kiến thức, thực hành của bà mẹ, cô giáo về chăm
sóc trẻ em tại một số trường mầm non thành phố Nam Định năm 2013, Luận văn thạc sĩ YTCC, Trường Đại học Y Dược
Thái Bình.
3. Triệu Thị Hằng (2016), Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống
Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Phan Thị Liên Hương, Hoàng Tân Dân và cộng sự (2001), “Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em mầm
non Việt-Bun Hà Nội”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 5, số 1,Tr.25-28.

84

SỐ 3 (50) - Tháng 05-06/2019
Website: yhoccongdong.vn




×