Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế thôn bản về truyền thông – giáo dục sức khỏe tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.68 KB, 6 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2018

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
VỀ TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI HUYỆN
TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG NĂM 2017
Nông Bảo Anh1, Trần Quốc Kham2, Nguyễn Đức Thanh2, Nguyễn Văn Tiến2

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng
hoạt động truyền thông - Giáo dục sức khỏe của nhân
viên y tế thôn bản huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy trang thiết
bị đối tượng được phát nhiều nhất là tài liệu truyền
thông (97,8%). Chỉ một số ít có các công cụ để làm
mẫu (1,7%) và loa cầm tay (0,4%). Phần lớn tài liệu
truyền thông được cung cấp chỉ đáp ứng một phần nhu
cầu của nhân viên y tế thôn bản (42,4%), có 41,1% số
tài liệu đáp ứng đủ nhu cầu và vẫn còn 16,5% tài liệu
không đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Các hình
thức truyền thông hay được nhân viên y tế thôn bản sử
dụng là nói chuyện sức khỏe (58,9%), thăm hộ gia đình
(33,3%), hình thức thảo luận nhóm và tư vấn ít được sử
dụng hơn (6,5% và 1,3%). Những khó khăn chiếm tỷ
lệ cao nhất mà nhân viên y tế thôn bản thường gặp khi
thực hiện các hoạt động truyền thông – giáo dục sức
khỏe là thiếu kinh phí (82,7%). Sự phối hợp giữa nhân
viên y tế thôn bản với cán bộ khác ở mức tốt chiếm tỷ lệ
cao nhất (68,8%), có 8,7% sự phối hợp này ở mức chưa
tốt. Nhân viên y tế thôn bản ít khi thực hiện lồng ghép


các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe chiếm
tỷ lệ cao 55,9% và không thực hiện lồng ghép bao giờ
chiếm tỷ lệ thấp (1,4%).
Từ khóa: Nhân viên y tế thôn bản, truyền thông giáo
dục sức khỏe, Cao Bằng.
ABSTRACT
ACTIVITIES OF VILLAGE HEALTH STAFF
ON COMMUNICATION - HEALTH EDUCATION IN
TRUNG KHANH, CAO BANG PROVINCE IN 2017
The research was carried out to describe the
situation of communication-health education among
village health staffs in Trung Khanh district, Cao

Bang province in 2017. The study results showed
that the equipment which subjects receive the most
is communication materials (97.8%). Only a few
have tools for modeling (1.7%) and portable speakers
(0.4%). Most of the communication materials
provided only partially meet the needs of village
health staffs (42.4%), 41.1% of documents meet
demand, and 16.5% of documents do not meet the
requirements. be compared with actual demand. The
most commonly used forms of communication were
health talk (58.9%), household visits (33.3%), group
discussion and little-used consultants more (6.5% and
1.3%). The difficulties that the highest proportion of
village health staffs frequently when implementing
communication activities - health education is the
lack of funding (82.7%). Collaboration between
village health staff and other staffs was good (68.8%),

8.7% of them was not good. Village health staffs
rarely done integrating communication activities health education high percentage 55.9% and does not
implement low coverage (1.4%).
Keywords: Village health staffs, communicationhealth education, Cao Bang.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Y tế thôn bản (YTTB) nằm trong hệ thống y tế cơ sở,
đóng vai trò quan trọng trong công tác CSSKBĐ cho nhân
dân, trong đó nhân viên y tế thôn, bản (NVYTTB) đóng
vai trò là nòng cốt. NVYTTB có ý nghĩa quan trọng và rất
cần thiết trong việc chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, nhất
là khu vực nông thôn và miền núi [2], [4].
Nhận thức được vai trò quan trọng của YTTB trong
công tác CSSKBĐ tại cộng đồng. Đảng, Chính phủ,
Bộ Y tế đã ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định,
Thông tư về tăng cường và củng cố mạng lưới y tế cơ

1. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe tỉnh Cao Bằng. SĐT 0946038129
2. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày nhận bài: 10/04/2018

62

SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 02/05/2018

Ngày duyệt đăng: 30/05/2018



EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
sở trong đó có YTTB. Một trong những văn bản có ý
nghĩa quan trọng đối với YTTB hiện nay là Thông tư số
07/2013/TT-BYT ngày 8/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế
qui định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân
viên y tế thôn bản. Thông tư cũng đã chỉ rõ truyền thông
giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ số 1 trong 9 nhiệm vụ của
NVYTTB [1].
Trùng Khánh là một huyện vùng cao, biên giới, nằm
cách thành phố Cao Bằng 62 km về phía Đông Bắc. Toàn
huyện có 20 đơn vị hành chính xã, trong đó có 08 xã đặc
biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
với tổng dân số gần 50 nghìn người. Đa số người dân
sinh sống bằng nghề nông nghiệp, đời sống sinh hoạt còn
nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp, người dân vẫn
chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Mặc dù hệ thống y tế của huyện tương đối hoàn thiện,
100% số thôn, bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động,
nhưng qua điều tra, phỏng vấn nhanh một số nhân viên y

tế thôn trong các đợt đi kiểm tra giám sát của Trung tâm
Truyền thông – GDSK tỉnh cho thấy: Hoạt động của đa số
NVYTTB còn mang tính chất thụ động, chưa có kế hoạch
và phương pháp cụ thể. Dụng cụ, phương tiện phục vụ cho
sơ cứu ban đầu và truyền thông giáo dục sức khoẻ còn hạn
chế. Công tác quản lý, giám sát của tuyến trên chưa được
quan tâm đúng mức và tình trạng người dân của huyện
đi sang Trung Quốc làm thuê theo thời vụ trong những
năm gần đây cũng hết diễn ra rất nhiều do được trả ngày
công lao động rất cao, trong đó không loại trừ cả nhân
viên YTTB. Vì vậy vấn đề đặt ra là, đội ngũ NVYTTB
của huyện Trùng Khánh hiện nay ra sao? Họ đã thực hiện
nhiệm vụ như thế nào? Có những khó khăn, bất cập nào
gây cản trở đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ?
Trong bối cảnh trên để có cơ sở hoạch định chính
sách phù hợp nâng cao vai trò và vị thế cũng như hiệu quả
của đội ngũ nhân viên YTTB trong TT-GDSK, chúng tôi
nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động của nhân viên
y tế thôn bản về truyền thông - giáo dục sức khỏe tại
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2017” nhằm
mục tiêu: Mô tả thực trạng hoạt động truyền thông - giáo
dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2017.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu định lượng: Nhân viên YTTB đang
hoạt động tại các thôn, bản của huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng.


- Nghiên cứu định tính: Trưởng trạm y tế xã, thị trấn.
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 9
năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được thiết kế theo nghiên cứu dịch
tễ học mô tả với điều tra cắt ngang định lượng nhằm mô
tả thực trạng hoạt động, đánh giá kiến thức về TT-GDSK
của nhân viên YTTB và xác định nhu cầu đào tạo nâng
cao hiệu quả TT-GDSK tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng năm 2017.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
* Cỡ mẫu nhân viên YTTB:
Cỡ mẫu nhân viên YTTB được tính theo công
thức sau:

n = Ζ12−α / 2 ×

p (1 − p )
d2

Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
Z1-α/2: độ tin cậy 95% (Z1-α/2 = 1,96)
P: tỷ lệ nhân viên YTTB có năng lực tốt trong thực
hiện công tác TTGDSK (p=0,5 để có cỡ mẫu cần chọn tối

thiểu lớn nhất).
d: sai số tuyệt đối lựa chọn (d=0,07).
Thay các giá trị trên vào công thức tính ta có n = 196
(nhân viên YTTB).
Vì tổng số nhân viên YTTB trên địa bàn huyện là
231 người, nhiều hơn không đáng kể với cỡ mẫu trên, nên
nghiên cứu này chọn mẫu toàn bộ 231 nhân viên YTTB
của huyện để đưa vào nghiên cứu.
* Chọn mẫu nhân viên YTTB:
Điều tra phỏng vấn toàn bộ nhân viên YTTB đang
làm việc tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Trong trường hợp nhân viên YTTB đi vắng vào thời
điểm nghiên cứu thì hẹn gặp vào thời điểm khác để tiến
hành phỏng vấn.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập thông tin đối với NVYTTB
+ Phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng là nhân viên
YTTB bằng bộ công cụ điều tra đã chuẩn bị sẵn.
+ Công cụ thu thập số liệu: Xây dựng Bảng hỏi nhân
viên YTTB.
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn

63


2018

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE


- Phương pháp thu thập thông tin đối với Trưởng
TYT xã:
+ Phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng là trưởng

trạm y tế xã bằng bộ công cụ điều tra đã chuẩn bị sẵn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Trang thiết bị truyền thông hiện có
Tên trang thiết bị

Số lượng (n=231)

Tỷ lệ (%)

Túi truyền thông

212

91,8

Sổ tay truyền thông

218

94,4

Tài liệu truyền thông

226


97,8

Các công cụ để làm mẫu

4

1,7

Loa cầm tay

1

0,4

Đầu đĩa

65

28,1

Đài cassette

42

18,2

Từ bảng 3.1 cho thấy, trang thiết bị đối tượng được phát
nhiều nhất là tài liệu truyền thông (97,8%), sổ tay truyền

thông (94,4%) và túi truyền thông (91,8%). Chỉ một số ít có

các công cụ để làm mẫu (1,7%) và loa cầm tay (0,4%).

Biểu đồ 3.1. Mức độ đáp ứng của tài liệu so với nhu cầu truyền thông

Từ biểu đồ 3.1, phần lớn tài liệu truyền thông được
cung cấp chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của nhân viên y
tế thôn bản (42,4%), có 41,1% số tài liệu đáp ứng đủ nhu

cầu và vẫn còn 16,5% tài liệu không đáp ứng được so với
nhu cầu thực tế.

Bảng 3.2. Hình thức truyền thông – giáo dục sức khỏe nhân viên y tế thôn bản thường sử dụng
Số lượng

Tỷ lệ(%)

Thăm hộ gia đình

77

33,3

Thảo luận nhóm

15

6,5

Tư vấn


3

1,3

Nói chuyện sức khỏe

136

58,9

Tổng

231

100,0

Hình thức TT-GDSK



64

SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG


VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ở bảng 3.2 cho thấy các hình thức truyền thông
hay được nhân viên y tế thôn bản sử dụng là nói chuyện sức

khỏe (58,9%), thăm hộ gia đình (33,3%), hình thức thảo
luận nhóm và tư vấn ít được sử dụng hơn (6,5% và 1,3%).

Bảng 3.3. Những khó khăn của nhân viên y tế thôn bản khi thực hiện
các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe
Khó khăn trong TT-GDSK

Số lượng (n=231)

Tỷ lệ (%)

Địa bàn rộng

22

9,5

Thiếu tài liệu


88

38,1

Thiếu kinh phí

191

82,7

Thiếu kỹ năng

56

24,2

Thiếu sự hợp tác của Ban ngành, đoàn thể

5

2,2

Khác

11

4,8

Bảng 3.3 cho thấy những khó khăn mà nhân viên
y tế thôn bản thường gặp khi thực hiện các hoạt động

truyền thông – giáo dục sức khỏe là thiếu kinh phí

(82,7%), thiếu tài liệu (38,1%) và thiếu kỹ năng (24,2%).
Chỉ 2,2% đối tượng gặp khó khăn thiếu sự hợp tác của
ban ngành, đoàn thể.

Biểu đồ 3.2. Mức độ phối hợp của các cán bộ khác tại thôn bản với nhân viên y tế thôn bản

Ở biểu đồ 3.2, sự phối hợp giữa NVYTTB với cán bộ khác ở mức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%), có 8,7% sự
phối hợp này ở mức chưa tốt.
Biểu đồ 3.3. Mức độ lồng ghép truyền thông – giáo dục sức khỏe trong các hoạt động của cá nhân, gia đình

SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn

65


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Biểu đồ 3.3 cho thấy, NVYTTB ít khi thực hiện lồng
ghép các hoạt động TT-GDSK chiếm tỷ lệ cao 55,9%
và không thực hiện lồng ghép bao giờ chiếm tỷ lệ thấp
(1,4%).
IV. BÀN LUẬN
Để thực hiện tốt công tác truyền thông- giáo dục sức
khỏe thì ngoài nguồn nhân lực không thể thiếu các trang
thiết bị truyền thông hỗ trợ. Theo quy định NVYTTB
được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác tuy
nhiên nghiên cứu cho thấy chỉ một vài trang thiết bị đơn

giản như túi truyền thông (91,8%), sổ tay (94,4%) hay tài
liệu tryền thông (97,8%) là được cấp phát nhiều còn lại
các phương tiện hiện đại hơn như loa chỉ một người có
chiếm 0,4% hay các công cụ làm mẫu chỉ 1,7% được trang
bị. Địa bàn nghiên cứu là huyện nghèo nên gặp nhiều khó
khăn trong việc cung cấp cho NVYTTB trang thiết bị
truyền thông.
Trong nghiên cứu đánh giá công tác giáo dục truyền
thông tại các trạm y tế xã của hội khoa học kinh tế y tế
Việt Nam cũng cho kết quả rằng tờ rơi là loại tài liệu được
sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động TTGDSK hiện
nay, do tính tiện dụng, hấp dẫn và gọn nhẹ [3].
Phần lớn tài liệu truyền thông được cung cấp chỉ
đáp ứng một phần nhu cầu của nhân viên y tế thôn bản
(42,4%), có 41,1% số tài liệu đáp ứng đủ nhu cầu và
vẫn còn 16,5% tài liệu không đáp ứng được so với
nhu cầu thực tế. Ngoài đáp ứng về số lượng thì tài liệu
truyền thông cần phải được thể hiện sinh động, độc đáo,
truyền tải các thông điệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
thông qua các băng rôn, khẩu hiệu, tranh, ảnh... rõ ràng,
đầy đủ và chính xác. NVYTTB cũng là một kênh uy
tín để đánh giá hiệu quả của tài liệu truyền thông vì
NVYTTB cũng là người dân trong địa phương vì thế
nếu tài liệu đào tạo NVYTTB tốt thì khi truyền thông
đến người dân càng hiệu quả. Qua đây, cần đề xuất với
tuyến huyện và tỉnh cung cấp nhiều hơn những tài liệu
truyền thông phù hợp để quá trình truyền thông mang
lại hiệu quả cao hơn.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy các hình
thức truyền thông hay được nhân viên y tế thôn bản sử

dụng là nói chuyện sức khỏe (58,9%), thăm hộ gia đình
(33,3%), hình thức thảo luận nhóm và tư vấn ít được sử
dụng hơn (6,5% và 1,3%). Nhân viên y tế thôn bản hầu
hết là những người sống tại địa phương đó trong nhiều
năm nên rất thân quen và gần gũi với người dân tại địa
phương đó vậy nên nói chuyện sức khỏe là một trong

66

SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn

2018

những hình thức truyền thông rất hiệu quả lại rất thường
xuyên liên tục trong suốt quá trình sinh sống của người
dân. Nhân viên y tế thôn bản có thể nói chuyện sức khỏe
mọi lúc mọi nơi như lúc đi làm ruộng, những khi hội hè
hay đơn giản và lúc rảnh rỗi. Hình thức này rất gần gũi,
rất dễ nhớ và lại tiết kiệm nhiều chi phí nên rất được đối
tượng áp dụng trong truyền thông. Đi kèm với hình thức
nói chuyện sức khỏe là thăm hộ gia đình. 2 hình thức
này thường được kết hợp 1 cách hiệu quả. Thảo luận
nhóm và tư vấn ít được sử dụng hơn vì những hình thức
này thường được làm tại tuyến trên như xã, huyện, tỉnh
vì đòi hỏi có sự tổ chức, có người dẫn dắt hướng dẫn và
cần nhiều kỹ năng và kiến thức nhất định hơn 2 hình thức
được nêu trên.
Nghiên cứu về những khó khăn mà nhân viên y tế
thôn bản thường gặp khi thực hiện các hoạt động truyền

thông – giáo dục sức khỏe chúng tôi thấy thiếu kinh phí
chiếm 82,7%, thiếu tài liệu chiếm 38,1% và thiếu kỹ
năng chiếm 24,2%. Chỉ 2,2% đối tượng gặp khó khăn
thiếu sự hợp tác của ban ngành, đoàn thể. Do đó, cần đề
xuất với tuyến trên cung cấp thêm những kinh phí phù
hợp để công tác truyền thông của nhân viên y tế được
hiệu quả hơn.
Sự phối hợp giữa NVYTTB với cán bộ khác ở mức
tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%), có 8,7% sự phối hợp
này ở mức chưa tốt. Khi có sự phối hợp giữa NVYTTB
với các cán bộ khác được tốt thì công tác truyền thông
tại địa phương đó càng hiệu quả đo đó mà cần có nghiên
cứu khác đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và thuận lợi cho
sự phối hợp này. Kết quả định tính của chúng tôi cũng
cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu cho rằng đa số
YTTB có sự phối kết hợp tốt với địa phương, các ban
ngành đoàn thể (8/8 ý kiến), tuy nhiên vẫn còn một số
ít YTTB chưa biết cách phối hợp để thực hiện các hoạt
động TT-GDSK (1/8 ý kiến). Như vậy cần được phát huy
những điểm mạnh trong sự phối kết hợp để thực hiện tốt
hơn công tác TT-GDSK của NVYTTB và của cán bộ
thôn bản ở địa phương để nâng cao mức độ tốt trong sự
kết hợp này.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, NVYTTB ít
khi thực hiện lồng ghép các hoạt động TT-GDSK chiếm tỷ
lệ cao 55,9% và không thực hiện lồng ghép bao giờ chiếm
tỷ lệ thấp (1,4%). Lồng ghép các hoạt động TT-GDSK
đã được ngành Y tế triển khai từ rất lâu và đã có được
những kết quả đáng khích lệ vì hoạt động lồng ghép đã
giúp giảm chi phí cho các hoạt động đi rất nhiều mà lượng

thông tin người dân nhận được không bị chồng chéo, dễ


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Tuy nhiên ở cấp thôn bản việc
thực hiện lồng ghép còn nhiều hạn chế do NVYTTB chưa
được đào tạo chuyên sâu về vấn đề này hơn nữa công việc
này đòi hỏi NVTTTB phải có nhiều kiến thức và kĩ năng
về nhiều bệnh khác nhau thì mới có thể lồng ghép trong
truyền thông.
V. KẾT LUẬN
- Trang thiết bị đối tượng được phát nhiều nhất là tài
liệu truyền thông (97,8%). Chỉ một số ít có các công cụ để
làm mẫu (1,7%) và loa cầm tay (0,4%).
- Phần lớn tài liệu truyền thông được cung cấp chỉ
đáp ứng một phần nhu cầu của NVYTTB (42,4%), có
41,1% số tài liệu đáp ứng đủ nhu cầu và vẫn còn 16,5%
tài liệu không đáp ứng được so với nhu cầu thực tế.
- Các hình thức truyền thông hay được nhân viên Y

tế thôn bản sử dụng là nói chuyện sức khỏe (58,9%), thăm
hộ gia đình (33,3%), hình thức thảo luận nhóm và tư vấn
ít được sử dụng hơn (6,5% và 1,3%).

- Những khó khan chiếm tỷ lệ cao nhất mà nhân
viên Y tế thôn bản thường gặp khi thực hiện các hoạt
động truyền thông – giáo dục sức khỏe là thiếu kinh
phí (82,7%).
- Sự phối hợp giữa NVYTTB với cán bộ khác ở mức
tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%), có 8,7% sự phối hợp này
ở mức chưa tốt.
- NVYTTB ít khi thực hiện lồng ghép các hoạt động
TT-GDSK chiếm tỷ lệ cao 55,9% và không thực hiện lồng
ghép bao giờ chiếm tỷ lệ thấp (1,4%).
VI. KIẾN NGHỊ
- Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương
cần quan tâm cấp xem xét, điều chỉnh chế độ phụ cấp
cho NVYTTB phù hợp, tương xứng với yêu cầu nhiệm
vụ được giao.
- Cung cấp trang thiết bị, phương tiện, tài liệu
truyền thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012). Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy định tiêu chuẩn, chức năng và nhiệm vụ của
nhân viên y tế thôn bản.
2. Bộ Y tế, WHO and UNICEF (2000), Tài liệu đào tạo nhân viên y tế thôn bản (dùng cho học viên), Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
3. Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam (2010). Đánh giá công tác giáo dục truyền thông tại các trạm y tế xã.
4. Vụ Tổ chức cán bộ (1999). Báo cáo tình hình hiện trạng và hướng củng cố y tế thôn, bản, ấp.


SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn

67



×