Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.31 KB, 24 trang )

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)
1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM.
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của tín dụng Ngân Hàng.
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng và hoạt động tín dụng trong Ngân Hàng.
Có nhiều cách hiểu về thuật ngữ “tín dụng” bởi nền sản xuất hàng hoá
ngày càng phát triển cao hơn trước và môi trường kinh tế tồn tại nhiều mối quan
hệ tài chính từ đó cũng có nhiều khái niệm về tín dụng. Tuy vậy, theo một cách
chung nhất ta có thể hiểu: “Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có sự
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ
người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu hồi về một lượng giá
trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận với
nhau”.
Như vậy để xuất hiện quan hệ tín dụng thì phải có sự tham gia của hai
chủ thể, một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong
thời gian nhất định, đồng thời nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời
gian đã thoả thuận.
Trong Ngân Hàng thì hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng
nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng (theo Luật các tổ chức tín
dụng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Như vậy ngân hàng là chủ
thể có tiền hoặc tài sản để chuyển giao.
Cũng theo Luật các tổ chức tín dụng thì: Cấp tín dụng là việc tổ chức tín
dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn
trả bằng các nghiệp vụ cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ khác.
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng.
Có 3 đặc trưng cơ bản để ta có thể nhận diện ra quan hệ tín dụng đó là
yếu tố lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả.
1.1.1.2.1.Yếu tố lòng tin
Lòng tin là một yếu tố trừ tượng, nhưng là một yếu tố vô cùng quan trọng
để tạo nên quan hệ tín dụng, nó là điều kiện cần thiết bao trùm quan hệ tín dụng


và nếu không có niềm tin thì quan hệ tín dụng không thể được hình thành.
Bản chất của tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng mà không
chuyển giao quyền sở hữu từ người sở hữu sang người sử dụng bởi vậy yếu tố
lòng tin là không thể thiếu. Người có tài sản giao quyền sử dụng cho người khác
phải cảm thấy tin tưởng, tin vào ý muốn hoàn trả và khả năng hoàn trả của
người sử dụng. Ngược lại, người có nhu cầu sử dụng tài sản cũng phải có niềm
tin vào khả năng đáp ứng yêu cầu của người sở hữu. Tuy nhiên lòng tin của
người có tài sản là quan trọng hơn bởi lẽ trong quan hệ tín dụng rủi ro và phần
thiệt hại rủi ro hoàn toàn là do người có tài sản gánh chịu.
Bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh “credittum” có nghĩa là “sự
giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy
tín dụng là sự thoả thuận có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện
“mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay vào người đi vay.
1.1.1.2.2.Tính thời hạn và tính hoàn trả
Hàng hoá dù là tiền hay hiện vật khi được đem ra trao đổi đều có giá trị
và giá trị sử dụng vì vậy mới có quyền sở hữu và quyền sử dụng. Trong quan hệ
mua bán thông thường, sau khi quan hệ mua bán hoàn thành người mua có cả
quyền sở hữu và quyền sử dụng của hàng hoá. Trong quan hệ tín dụng lại khác,
người có hàng hoá chỉ bán giá trị (quyền) sử dụng mà không bán đi giá trị
quyền sở hữu của mình. Bởi vậy mà sau một thời gian khai thác giá trị sử dụng
(tính thời hạn) người sử dụng phải hoàn trả toàn bộ giá trị hàng hóa và rất ít khi
không kèm theokhoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với
người sở hữu hàng hoá.
Xét trong hoạt động của các NHTM, ngân hàng và khách hàng khi
chuyển giao một khoản vay đều có một hợp đồng tín dụng được ký kết. Tính
thời hạn thể hiện qua thời gian chuyển giao bởi vậy mới có tín dụng ngắn hạn,
tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn. Tính hoàn trả được biểu hiện qua việc
khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng khoản vay và một phần giá trị thể hiện
giá trị tăng thêm của khoản vay.
1.1.2. Phân loại tín dụng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất cho Ngân Hàng song nó
cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng.
Bởi vậy để dễ dàng và tiện lợi trong quản lý người ta phân chia tín dụng theo
nhiều tiêu chí khác nhau:
1.1.2.1.Phân loại theo thời gian.
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì thời gian
liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng
hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tín dụng được phân thành:
*. Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động.
*. Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm (có ngân hàng quy định
trung hạn tới 7 năm) tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, một
số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn.
*.Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm (hoặc trên 7 năm) tài trợ cho công trình
xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường
có thời gian sử dụng lâu.
Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều
khoản cho vay không xác định trước được chính xác thời hạn.
1.1.2.2. Phân loại theo hình thức tài trợ.
Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay, chiết khấu
thương phiếu, cho thuê và bảo lãnh
*. Cho vay là hình thức Ngân Hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết
khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Đây là
tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng được định lượng theo 2 chỉ tiêu:
Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kỳ.
*. Chiết khấu thương phiếu là hình thức Ngân Hàng ứng trước tiền cho
khách hàng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của Ngân Hàng để
sở hữu một thương phiếu (hoặc một giấy nợ) chưa đến hạn.
*. Cho thuê là việc Ngân Hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng
thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải
trả cả gốc lẫn lãi cho Ngân Hàng.

*. Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ
khách hàng của mình. Ngân Hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. Bảo lãnh
được ghi vào tài sản ngoại bảng. Phần bảo lãnh Ngân Hàng phải thực hiện chi
trả ghi vào tài sản nội bảng.
1.1.2.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo.
Theo tiêu chí này tín dụng được chia thành tín dụng có đảm bảo và tín
dụng không có đảm bảo:
*. Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố: Về nguyên tắc, mọi
khoản tín dụng Ngân Hàng đều có đảm bảo nhưng Ngân Hàng chỉ ghi vào hợp
đồng tín dụng loại đảm bảo mà Ngân Hàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách
hàng không trả nợ.
Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dụng tài sản
mà mình đang sở hữu hoặc sử dụng hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để
trả nợ cho Ngân Hàng.
*. Tín dụng không cần đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy
tín làm ăn thường xuyên có lãi, tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần
hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản vay theo chỉ
thị của Chính Phủ, tổ chức tài chính lớn…cũng không cần tài sản đảm bảo.
1.1.2.4. Phân loại theo rủi ro.
Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ,
các căn cứ để chia loại rủi ro. Cách phân loại này giúp Ngân Hàng thường
xuyên đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trù quỹ cho các khản tín dụng rủi ro
cao, đánh giá chất lượng tín dụng.
*. Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
*.Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh
như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng
gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính…
*. Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian
ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…
*. Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài

sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì…
1.1.2.5. Phân loại khác.
Các cách phân loại khác như:
• Phân loại theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp…)
• Phân loại theo đối tượng tín dụng (Tài sản lưu động, tài sản cố
định)
• Phân loại theo mục đích (Sản xuất, tiêu dùng…)
Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong
cấp tín dụng của ngân hàng. Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộng
phạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế.
1.1.3. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển của Ngân Hàng nói riêng
và nền kinh tế nói chung.
Đối với khách hàng: tín dụng thoả mãn được các yêu cầu hợp lý của
khách hàng về khối lượng tín dụng cung cấp, đa dạng hoá các hình thức và loại
hình tín dụng cũng như các loại hình dịch vụ bảo lãnh.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: hoạt động tín dụng đáp ứng được
các yêu cầu bức xúc về vốn cho nền kinh tế, là kênh dẫn vốn gián tiếp đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn lực
tài chính, trợ giúp ngân sách Nhà nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Đối với NHTM: Tín dụng luôn được coi là mặt trận hàng đầu, là khâu
then chốt và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng.
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay có rất nhiều
các loại hình doanh nghiệp song song tồn tại và phát triển, và để dễ dàng trong
quản lý người ta chia các doanh nghiệp thành các nhóm khác nhau theo các tiêu
chí khác nhau. Theo khu vực kinh tế và hình thức sở hữu thì các doanh nghiệp

được chia thành 3 loại: Khu vực doanh nghiệp quốc doanh hay DNNN là các
doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà Nước, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
gọi là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp thuộc khu
vực DNNQD. Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, kinh tế ngoài quốc doanh ở
nước ta chỉ là kinh tế tập thể với hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Từ
sau năm 1986, khi nền kinh tế thị trường nước ta bắt đầu hình thành và phát
triển, khu vưc kinh tế ngoài quốc doanh mới thực sự hình thành, các DNNQD
mới có tính chất tư hữu rõ rệt. Sự tư hữu được thể hiện ở chỗ nền kinh tế xuất
hiện rất nhiều các DNNQD thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc của một nhóm
người có vốn và tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, có quyền quản lý và điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
DNNQD bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau:
Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Là doanh nghiệp trong đó thành
viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi
số vốn đã cam kết. Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên
không vượt quá 50.
Công ty TNHH một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điệu lệ của doanh
nghiệp.
Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu
công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là
cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín
nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn
góp của mình vào công ty.
Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp
sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã,
cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Công ty cổ phần:Là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông,số cổ đông
tối thiểu là và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp
vào doanh nghiệp.
1.2.1.2. Đặc điểm và thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở
nước ta hiện nay.
1.2.1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh mang tính chất tư hữu.
Hình thức sở hữu của các DNNQD là sở hữu tư nhân (một cá nhân cụ
thể) hoặc sở hữu hỗn hợp (đồng sở hữu của một nhóm người). Song chủ yếu là
hình thức sở hữu hỗn hợp. Biểu hiện của nó trong nền kinh tế chính là sự ra đời
của hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
và các hợp tác xã.
1.2.1.2.2. Số lượng các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng nhanh.
Năm 1986 khi nền kinh tế chuyển mình, các DNNQD chủ yếu tồn tại ở
hình thức hợp tác xã và tốc độ tăng trưởng thấp. Năm 1991, Nhà Nước ta có
chính sách mở cửa nền kinh tế, đây mới là mốc thời gian đánh dấu sự tăng
trưởng vượt bậc của các DNNQD cả về số luợng và chất lượng. Năm 1991 cả
nước mới có khoảng trên 400 DNNQD thì đến năm 1999 số lượng các
DNNQD đã là 30500 doanh nghiệp (tốc độ tăng bình quân của các DNNQD là
30%/ năm). Năm 2000, sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành
và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước
ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống,
hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường thông

thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, số lượng các DNNQD từ đó mà
tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2000 mới có 35.004 doanh nghiệp, đến
2005 đã lên đến 105.569 doanh nghiệp, như vậy trung bình mỗi năm tăng
14.113 doanh nghiệp (tỷ lệ tăng vào khoảng 28% mỗi năm). Hiện nay nước ta
có khoảng 200.000 DNNQD với tổng số vốn lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng là
những chứng minh thuyết phục cho khẳng định số lượng các DNNQD ngày
càng tăng nhanh.
1.2.1.2.3. Quy mô sản xuất, vốn,lao động nhỏ.
Hiện nay, số lượng DNNQD chiếm 93,13% nhưng đây lại là những
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Qua điều tra cho thấy tính bình quân
năm 1991 trung bình mỗi DNNQD có 8 lao động đến năm 2000 cũng chỉ tăng
lên là 20 lao động,đến năm 2006 bình quân một DNNQD chỉ có là 32 lao động
với số vốn đạt 7 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Đây là con số rất thấp so với chỉ tiêu
phân loại về doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có dưới
300 lao động và vốn tối đa 10 tỷ đồng. So với tiêu chí này thì có tới có tới
96,81% doanh nghiệp trên cả nước thuộc nhóm nhỏ và vừa. Thậm chí số doanh
nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, doanh nghiệp có 1 - 5 tỷ tiền vốn
chiếm 37,03%, doanh nghiệp có 5 - 10 tỷ đồng tiền vốn chỉ chiếm 8,18%. Như
vậy, doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và phần lớn số đó là
các doanh nghiệp trong khu vực ngoài quốc doanh.
1.2.1.2.4. Thiếu vốn và khả năng huy động còn hạn chế.
Vốn hoạt động của doanh nghiệp được lấy từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu
và vốn vay. Với quy mô nhỏ, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu tập trung vào mua
sắm trang thiết bị, đất đai, nhà xưởng …nói chung là hình thành tài sản cố định,
tạo tiền đề cho doanh nghiệp đi vào hoạt động, từ đó khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bị hạn chế, vốn tài trợ cho tài sản lưu động không còn nhiều. Các
biện pháp làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như trích từ lợi nhuận
kinh doanh thì phải đợi sau một thời gian kinh doanh hiệu quả, thường là sau
khi đi vào hoạt động một thời gian tương đối dài; hoặc doanh nghiệp phát hành

cổ phiếu, huy động vốn từ các cổ đông xong với quy mô nhỏ và uy tín không
cao thì khả năng doanh nghiệp có thể huy động được vốn từ hình thức này là rất
thấp, không khả thi.
Doanh nghiệp có thể tài trợ cho tài sản lưu động, tài trợ cho các dự án của
mình bằng phương thức đi vay. Doanh nghiệp có thể có nhiều chủ nợ xong có lẽ
ở bất kì doanh nghiệp nào chủ nợ lớn nhất vẫn là các NHTM. Trên thực tế, hầu
hết các DNNQD đều cho rằng, vay vốn ngân hàng rất khó khăn với nhiều thủ
tục như thế chấp, bảo lãnh…Trong khi đó, phần lớn DNNQD có vốn chủ sở hữu
rất thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm cố, lại không có người bảo lãnh, khả năng
lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn thiếu sức thuyết phục, trình độ
quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy…Thêm nữa, ngân hàng
lại quá “cầu toàn” trong việc xác định tài sản thế chấp và chặt chẽ các thủ tục
nhằm tránh rủi ro xảy ra. Vì vậy vấn đề về vốn luôn là vấn đề khó khăn, vấn đề

×