Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI CỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.71 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI CỤC
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
I) Khái quát về Cục đầu tư phát triển Hà Nội
1) Quá trình hình thành phát triển Cục đầu tư phát triển Hà Nội
Thi hành quyết định số 654/ TTg ngày 8/11/2002 của Thủ tướng chính
phủ về việc bộ Tài chính thống nhất quản lý thực hiện nhiệm vụ cấp phát và
cho vay ưu đãi vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước. Liên bộ Tài
chính - Ngân hàng Nhà nước đã có thơng tư số 100/ TT- LB ngày 24/11/2002
hướng dẫn về bàn giao hồ sơ, tài liệu, tiền vốn, cơ sở vật chất và cán bộ trực
tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn đầu
tư phát triển của Nhà nước. Ngày 10/12/2002 thủ tướng chính phủ đã kí nghị
định số 187/CP thành lập Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 10/12/2002 bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra quyết định số 1198
TC/QĐ/TCCB thành lập 53 cục đầu tư phát triển tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Cục đầu tư phát triển Hà Nội là tổ chức quản lý tài chính Nhà nước
chun ngành, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
kho bạc Nhà nước.
Kinh phí hoạt động của Cục đầu tư phát triển do Tổng cục đầu tư phát
triển cấp
Theo quyết định của Bộ Tài chính, cục đầu tư Hà Nội là cục đầu tư loại 1
trong 53 cục đầu tư phát triển. Như vậy cục đầu tư phát triển Hà Nội ra đời
trên cơ sở nhận bàn giao cán bộ, phương tiện làm việc, trang thiết bị, hồ sơ tài
liệu... từ Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội, Sở giao dịch ngân hàng đầu tư
phát triển Việt Nam, Ngân hàng đầu tư phát triển Thăng Long, Sở tài chính vật
giá Hà Nội. Cục đầu tư phát triển Hà Nội ra mắt và đồng thời bắt tay ngay vào
hoạt động từ 1/1/2003, với biên chế tổng số 82 người bao gồm cán bộ lãnh
đạo, chuyên viên và nhân viên, vừa tiến hành bàn giao với Ngân hàng đầu tư
phát triển Hà Nội và sở tài chính vật giá Hà Nội, vừa tiến hành cấp phát và cho
vay vốn thuộc kế hoạch năm 94, đồng thời triển khai quản lý cấp phát và cho
vay vốn tín dụng ưu đãi thuộc kế hoạch năm 95. Số vốn hàng năm cấp phát cho




vay ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước tại cục chiếm 1/6 - 1/4 vốn đầu tư phát
triển toàn quốc. Đồng thời Cục đầu tư phát triển tham gia xây dựng cơ chế
chính sách về nguồn vốn đầu tư phát triển, tham gia xây dựng chế độ đền bù
giải phóng mặt bằng tại thành phố, thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh
vực đầu tư phát triển với tư cách là thành viên tham gia xây dựng kế hoạch
đầu tư phát triển Hà Nội, là chủ tịch hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng
thành phố, và là chủ tịch hội đồng thẩm định xét duyệt quyết toán dự án hoàn
thành đối với vốn ngân sách địa phương...
Trong 4 năm qua, cục đầu tư phát triển Hà Nội được UBND thành phố
Hà Nội và bộ Tài chính đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
2) Cơ cấu tổ chức của cục đầu tư phát triển Hà Nội:
Biên chế của Cục đầu tư phát triển Hà Nội do tổng cục trưởng Tổng cục
đầu tư phát triển quy định trong phạm vi tổng số biên chế được giao của Tổng
cục
Hơn 4 năm qua, cục đầu tư phát triển Hà Nội đã tiến hành tổ chức, sắp
xếp lại các phòng ban nghiệp vụ cho phù hợp với thực tế công việc được giao,
trang bị cơ sở vật chất, tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, rà soát, cân đối
cán bộ cử đi học đại học, tin học, ngoại ngữ... Đến nay biên chế cán bộ tại cục là
148 người với 10 phòng chức năng và một chi cục đảm nhận công tác quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển tại địa bàn thành phố Hà Nội.
Đứng đầu cục đầu tư phát triển Hà Nội là cục trưởng; giúp việc cục
trưởng có hai phó cục trưởng. Cục trưởng, phó cục trưởng cục đầu tư phát
triển Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị
của Tổng cục trưởng Tổng cục đầu tư phát triển.
3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đầu tư phát triển Hà Nội:
Cục đầu tư phát triển Hà Nội có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Tham gia với uỷ ban kế hoạch và sở tài chính vật giá thành phố về chủ

trương, kế hoạch đầu tư phát triển của địa phương bằng nguồn vốn ngân sách
địa phương.


Quản lý Nhà nước về tài chính đầu tư phát triển tại địa phương theo sự
phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tham gia thẩm định về tài chính các dự án đầu tư phát triển, tham gia
chọn thầu, xét thầu theo quy định cụ thể của Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư
phát triển.
Nhận và quản lý các loại vốn ngân sách Nhà nước đầu tư, các nguồn vốn
ưu đãi của Nhà nước theo quy định của chính phủ, bao gồm cả vốn của ngân
sách Trung ương và ngân sách địa phương
Thực hiện việc cấp phát vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho chủ dự án
theo kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tổ chức việc cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án,
chương trình, mục tiêu do Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ
định.
Mở và quản lý tài sản của chủ đầu tư, tổ chức thực hiện các hình thức
thanh tốn theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng cục
đầu tư phát triển để đảm bảo việc cấp phát và tín dụng ưu đãi kịp thời.
Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến
việc quản lý vốn đầu tư phát triển của Nhà nước. Kiểm tra việc sử dụng vốn
đầu tư của dự án; áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định hiện hành
nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà
nước.
Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục đầu tư
phát triển quyết định xử lý khi phát hiện có sự vi phạm chế độ quản lý vốn đầu
tư phát triển của Nhà nước.
Tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê và quyết tốn việc cấp phát vốn đầu
tư, tín dụng đầu tư ưu đãi theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng

cục đầu tư phát triển. Giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc
thẩm tra quyết tốn, có ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với các cơng trình, dự
án đầu tư theo hướng dẫn quyết tốn vốn đầu tư của Bộ tài chính.
Quản lý cơng chức, viên chức trực thuộc theo chế độ hiện hành và theo
phân cấp của Bộ trưởng Bộ tài chính.


II) Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Cục đầu tư phát triển Hà Nội
1) Phạm vi thẩm định dự án đầu tư
Cục đầu tư Hà Nội thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm B, C của địa
phương, một số dự án của Trung ương (nếu được Tổng cục đầu tư phát triển
uỷ quyền). Bao gồm:
- Các dự án đầu tư do do cơ quan quyết định đầu tư đề nghị tham gia ý
kiến.
- Các dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước.
Bộ phận thẩm định (phòng thẩm định kinh tế - Kỹ thuật) chủ trì thẩm
định dự án đầu tư, tham gia ý kiến với cơ quan quyết định đầu tư và chủ đầu
tư.
2) Nhiệm vụ của các phịng trong cơng tác thẩm định dự án
Để phù hợp với tình hình thực tế tại cục đầu tư phát triển Hà Nội nhằm
đảm bảo công tác thẩm định dự án được tiến hành thẩm định kịp thời, đúng
chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và Tổng cục đầu tư phát triển, các
phòng ban của cục đầu tư phát triển Hà Nội trong cơng tác thẩm định dự án
đầu tư có các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho cục trưởng trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện và kiểm
tra đôn đốc các cơng việc có liên quan đến cơng tác thẩm định kinh tế, kỹ thuật
tại cục ĐTPT.
- Có nhiệm vụ nghiên cứu và có ý kiến tham mưu cho lãnh đạo cục, chi
nhánh và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia tham gia tổ tư vấn của các cấp thẩm định
các dự án đầu tư thuộc kinh tế trung ương và kinh tế địa phương có sử dụng

nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trên địa bàn.
- Nghiên cứu và có ý kiến tham mưu cho lãnh đạo cục tham gia tổ tư vấn
của các cấp về đấu thầu, xét chọn thầu các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn
ngân sách Nhà nước trên địa bàn
- Trực tiếp kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư vay
vốn tín dụng Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Phòng thẩm định Kinh


tế - Kỹ thuật phối hợp với phịng Tín dụng tham mưu cho lãnh đạo cục trình
duyệt các dự án này.
- Thông qua công tác thẩm định kinh tế, kỹ thuật, tổng kết, đúc rút những
kinh nghiệm, những vấn đề về kinh tế - tài chính từ các dự án đầu tư trên địa
bàn. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề cần bổ xung, sửa đổi
trong các văn bản pháp quy cho phù hợp.
- Là đầu mối nghiên cứu, xử lý, giải đáp các chế độ quản lý Xây dựng cơ
bản, quản lý vốn đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật có liên quan.
- Sưu tầm, tích luỹ các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, các thơng tin có liên quan
đến cơng tác thẩm định trên địa bàn (kể cả trong và ngoài tỉnh, ngồi nước)
nhằm phục vụ cho cơng tác thẩm định kinh tế - kỹ thuật của Cục. Đồng thời
báo cáo về Tổng cục để tổng hợp và thông tin cho các Cục phục vụ cho cơng tác
thẩm định của tồn ngành.
- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thẩm định kinh tế - kỹ thuật theo
quy định.
3) Kết quả thẩm định các dự án đầu tư tại Cục đầu tư phát triển Hà Nội
3.1 - Thẩm định vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước:
Để thực hiện cơng tác quản lý vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà
nước được chặt chẽ, có hiệu quả, đúng chế độ. Cục đầu tư phát triển Hà Nội đã
thực hiện cơng tác thẩm định dự án tín dụng theo đúng quy trình nghiệp vụ.
Kết quả thực hiện thẩm định dự án tín dụng như sau:
Năm


Số dự án thẩm định

Số dự án từ chối cho
vay

Số dự án

Số vốn( Tỉ đồng)

2003

12

18.8

7

2004

52

208.180

8

2005

27


149.800

5

2006

39

447.500

12

3.2 - Thẩm định các dự án đầu thầu, xét chọn thầu:


Phòng thẩm định Kinh tế - Kỹ thuật là đầu mối tổ tư vấn đấu thầu, xét
chọn thầu về xây lắp các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước do Cục
quản lý theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Phịng cấp phát, Tín dụng và chi cục là đầu mối tổ tư vấn đấu thầu, xét
chọn thầu là thiết bị theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Tham gia công tác đấu chọn thầu của thành phố là một hình thức mới
đối với dự án nhằm lựa chọn các nhà thầu có năng lực, có giá thầu hợp lý đảm
bảo các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật cao nhất, góp phần tiết kiệm chi hàng
chục tỷ đồng cho Nhà nước.
Số dự án mà Cục đầu tư phát triển Hà Nội tham gia tư vấn xét chọn thầu
của thành phố các năm qua thể hiện qua bảng sau:
Năm

Số dự án tư vấn xét chọn thầu


Tiết kiệm chi (Tỉ đồng)

2003

67

14.35

2004

72

7.15

2005

37

2.89

2006

51

3.00

3.3 - Tư vấn thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước trên
địa bàn
Khi tiếp nhận hồ sơ trình duyệt dự án do sở Kế hoạch - Đầu tư gửi đến,
phòng Thẩm định Kinh tế - Kỹ thuật có trách nhiệm nghiên cứu, là đầu mối dự

thảo ý kiến tham gia đóng góp trình lãnh đạo Cục duyệt để gửi hội đồng thẩm
định thành phố và tham gia hội đồng thẩm định thành phố. Đối với dự án quan
trọng (nhóm A,B) phịng Thẩm định phối hợp với các phịng có liên quan
(phịng Tổng hợp, Cấp phát, Tín dụng) nghiên cứu dự án và chuẩn bị ý kiến đề
xuất lãnh đạo Cục tham dự. Công tác thẩm định dự án đầu tư của thành phố
bao gồm: thẩm định dự án tiền khả thi, dự án khả thi, dự án quy hoạch và giai
đoạn nghiên cứu đầu tư của dự án.
Trong những năm qua, Cục đầu tư phát triển Hà Nội đã tham gia hội
đồng thẩm định dự án đầu tư của thành phố và đã đóng góp nhiều ý kiến và đề


nghị được hội đồng chấp nhận. Số dự án đã được thẩm định được thể hiện qua
bảng sau:
Năm

Số dự án đầu tư
của thành phố
được thẩm định

Giá trị
(tỉ đồng)

Số dự án phải làm lại
hoặc không làm

2003

122

737


12

2004

186

3755

18

2005

143

4013

15

2006

97

2120.017

7

Đánh giá chung về kết quả thẩm định tại Cục đầu tư phát triển Hà
Nội: Trong những năm qua Cục đầu tư phát triển Hà Nội đã thẩm định được
một số lượng dự án tương đối lớn với quy mô vốn đầu tư ngày càng tăng. Cơng

tác thẩm định dự án nhìn chung đã chấp hành theo đúng chế độ Nhà nước quy
định, đúng quy trình nghiệp vụ thẩm định của Tổng cục đầu tư phát triển. Các
kết luận và kiến nghị thẩm định được đưa ra là những căn cứ khá vững chắc
để ra quyết định chấp thuận đầu tư hay không chấp thuận đầu tư cho dự án.
Đồng thời thông qua thẩm định dự án có thể tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà
nước nhiều tỉ đồng. Các dự án phải xem xét lại hay phải lập lại thường có đặc
điểm:

nước

Chưa đủ điều kiện pháp lý để có thể thực hiện dự án
Quy mơ đầu tư chưa phù hợp
Mục tiêu đầu tư không đáp ứng đòi hỏi mục tiêu đầu tư chung của cả
Số liệu tính tốn khơng hợp lý
Tính tốn thiếu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án

Ví dụ: Thẩm định dự án “Cải tạo nâng cấp trường mầm non Hoạ Mi phường
Mai Dịch” ngày 17/3/1999 , hội đồng thẩm định đã đưa ra ý kiến như sau:
Cần phải xem xét lại quy mô, mật độ xây dựng dự án: Diện tích đất là
2622 m2, diện tích xây dựng là 1026 m2 , mật độ xây dựng lớn chưa đảm bảo
tiêu chuẩn sân chơi.


Trang thiết bị có chi phí lớn: 339,5 triệu, cần phải xem xét lại chi phí để
đảm bảo tính khả thi, có thể bỏ một số phịng khơng cần thiết như phòng nghỉ
giáo viên (3 phòng), phòng WC, bếp bố trí khơng thuận tiện (nên bố trí ở tầng
1 thay vì ở tầng cao).
Khơng tận dụng được các vật liệu, trang thiết bị của trường cũ khi bị
phá dỡ hoàn tồn.
Dự án tính thiếu chi phí phịng cháy chữa cháy, chi phí tơn nền.

Hội đồng thẩm định đã đưa ra kết luận chính thức: Chỉ thơng qua dự án
khi có sửa đổi bổ xung theo ý kiến kết luận. Đồng thời đề nghị chủ đầu tư cho
biết rõ kinh phí đã đầu tư cải tạo và xây dựng thêm của các năm trước (2004 2005 - 2006) và hiện trạng các hạng mục đó.
III) Thẩm định dự án "Đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ công ty xe
đạp VIHA" tại Cục đầu tư phát triển Hà Nội
Sau khi tiếp nhận báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “ Đầu tư đổi mới
thiết bị và công nghệ công ty xe đạp VIHA” theo đúng quy trình trên, bộ phận
thẩm định dự án phải có ý kiến đánh giá về dự án trên các mặt sau:
1) Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
Công ty xe đạp VIHA là doanh nghiệp Nhà nước, một thành viên của Liên
hiệp các xí nghiệp xe đạp- xe máy Hà Nội. Sản phẩm chính của cơng ty hiện nay
là xe đạp hồn chỉnh và một số phụ tùng xe đạp. Sản phẩm xe đạp của hiệp hội
các nhà sản xuất xe đạp Việt Nam nói chung và của cơng ty xe đạp VIHA nói
riêng có các yếu điểm sau:
Kiểu dáng mẫu mã đơn điệu
Chất lượng khơng đồng đều và nhìn chung là cịn kém
Giá thành cao so với mức chất lượng đạt được
Trang thiết bị của công ty hiện tại phục vụ việc sản xuất xe đạp và phụ
tùng là các thiết bị vạn năng, đa số do Việt Nam sản xuất - không phải là thiết
bị chuyên dùng để sản xuất xe đạp và đã được khai thác sử dụng từ những
năm 60, cho đến nay đã trở thành cũ kỹ, lạc hậu với năng suất thấp và độ
chính xác kém. Sự không đồng bộ của thiết bị và công nghệ chế tạo lạc hậu ở
nhiều công đoạn dẫn đến năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng


khơng đảm bảo, sản phẩm khơng có sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại
nhập khẩu.
Dây chuyền sản xuất moayơ và khung xe đạp hiện đang sử dụng bao
gồm các thiết bị gá lắp, dụng cụ do công ty tự chế tạo, phần lớn cũng đã được
thiết kế và khai thác từ những năm 80. Ưu điểm của dây chuyền này là đơn

giản, thao tác vận hành thay thế, sửa chữa dễ dàng nằm trong khả năng gia
công chế tạo của công ty nên luôn chủ động phục vụ sản xuất. Tuy nhiên các
dây chuyền đã bộc lộ nhiều nhược điểm như độ chính xác thấp, sản lượng thấp,
tính chất công nghệ thủ công.
Theo chiến lược phát triển chung của liên hiệp xe đạp - xe máy LIXEHA
thể hiện trong phân công đầu tư giữa các thành viên, công ty VIHA được giao
trách nhiệm chuyên sản xuất moayơ sắt mạ sản lượng 300.000 - 500.000 bộ/
năm và sản xuất khung, lắp ráp xe đạp sản lượng từ 100.000 - 200.000 xe/
năm. Trong khi đó về cơ bản cơng ty chưa có một dây chuyền chuyên dùng cho
sản xuất xe đạp và phụ tùng. Vì vậy việc đầu tư một dây chuyền sản xuất
moayơ sắt mạ và một dây chuyền sản xuất khung xe đạp có chất lượng cao là
cần thiết.
Dự án: “Đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ công ty xe đạp VIHA” là dự
án nằm trong nhóm ngành ưu tiên đầu tư của chính phủ và phù hợp với các
chính sách, quy định của chính phủ. Cụ thể:
Ngày 18/11/2005 tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ tướng Võ Văn Kiết đã
làm việc với lãnh đạo Bộ cơng nghiệp, các Tổng cơng ty, cơng ty và xí nghiệp
chuyên sản xuất xe đạp để bàn về việc khôi phục và phát triển ngành này. Thủ
tướng đã có ý kiến chỉ đạo như sau: Xe đạp là mặt hàng truyền thống của
ngành cơ khí sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam. Đất nước bước vào thời kỳ
cơng nghiệp hố - hiện đại hố, đường giao thơng mở ra ở khắp các vùng, đời
sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu về xe đạp tăng nhiều đòi hỏi ngành sản
xuất xe đạp phải sớm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phục vụ thị
trường trong nước và hướng ra xuất khẩu. Thủ tướng chỉ đạo Bộ công nghiệp
chủ trì phối hợp với Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ nội vụ, Tổng cục hải quan
xây dựng phương án cụ thể về thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, ngăn chặn việc
nhập lậu buôn bán trốn thuế mặt hàng xe đạp, chính sách nhập khẩu phụ tùng


và nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được nhằm khuyến khích sản

xuất và bảo hộ hợp lý mặt hàng này để trình thủ tướng chính phủ quyết định.
Ngày 9/2/2006 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 29/2006/QĐ TTg về giải pháp hỗ trợ phát triển một số lĩnh vực thuộc ngành cơ khí. Trong
đó có nêu: Nhà nước dành khoản vốn tín dụng ưu đãi trung và dài hạn từ năm
2006 cho việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để thúc đẩy ngành sản xuất xe
đạp trong nước phát triển.
Ngày 3/3/2006 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 52/ 2006/QĐ TTg nêu rõ đối tượng cho vay của kế hoạch tín dụng đầu tư năm 2006 trong đó
có ngành ưu tiên là sản xuất xe đạp.
Như vậy việc đầu tư cho dự án là cần thiết. Một mặt dự án sẽ góp phần
hiện đại hoá dây chuyền sản xuất moayơ và khung xe đạp của công ty, đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mặt khác dự án sẽ tạo thêm
công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người lao động, tăng thu cho cơng ty
cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước cho phát triển.
2) Thẩm định dự án về phương diện thị trường
2.1 - Đánh giá về thị trường xe đạp
Xe đạp là phương tiện giao thông đã trải qua hàng trăm phát triển, cải
tiến để có cấu tạo hồn chỉnh như bây giờ. Xe đạp có ưu điểm:
Giá rẻ, phù hợp với khả năng và sức mua của mọi tầng lớp người lao
động
Diện tích chiếm chỗ của xe đạp trên đường thấp
Là phương tiện vận tải hàng hố tiện lợi
Là phương tiện giao thơng “sạch” khơng có chất thải gây ơ nhiễm mơi
trường
Nước ta hiện nay có khoảng gần 80 triệu dân, trong đó người có thu
nhập trung bình và thấp chiếm đa số. Vì vậy nhu cầu sử dụng xe đạp làm
phương tiện đi lại thậm chí vận chuyển hàng hố là rất lớn. Những năm cuối
thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, xe đạp đã là phương tiện giao thông thịnh hành
nhất, hàng năm cả nước tiêu thụ 1,3 triệu chiếc trong đó sản xuất trong nước
đạt 500.000 xe/ năm và nhập từ nước ngoài theo các nguồn khác nhau khoảng



800.000 xe/ năm. Từ khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, kinh tế phát
triển, nhu cầu sử dụng xe gắn máy tăng mạnh ở các đơ thị. Vì vậy đã khơng ít
người vội cho rằng xe đạp đã hết thời và kỷ nguyên của các loại xe máy, ô tô
Việt Nam đã bắt đầu. Nhưng thực tế cho thấy xe đạp vẫn là phương tiện giao
thơng chính ở vùng nông thôn và dùng cho học sinh đi học, người có thu nhập
trung bình ở đơ thị.
Hiện nay trên cả nước có khoảng 14 - 15 triệu xe đạp đang sử dụng, tính
trung bình mỗi gia đình Việt Nam có 01 xe đạp. Tỉ lệ này được coi là thấp và
nhu cầu xe đạp vẫn đang tăng. Thống kê cho thấy lượng xe đạp bị hư hỏng cần
phải thay thế là 5%/ năm và số phụ tùng hư hỏng cần thay thế là 20%/ năm.
Như vậy số xe cần thay thế là 700.000 - 750.000 xe/ năm và phụ tùng thay thế
khoảng 3 triệu bộ / năm. Thêm vào đó, với mức tăng dân số trung bình 2%/
năm nghĩa là có khoảng 14 triệu trẻ em đến tuổi đi học và khoảng 1/5 số tre
em cần sử dụng xe đạp, tương đương với 300.000 xe/ năm. Như vậy nhu cầu
xe đạp ở nước ta là gần 1 triệu xe/ năm. Theo tính tốn của Bộ cơng nghiệp,
hàng năm riêng thị trường nội địa có nhu cầu khoảng 700.000 chiếc xe đạp,
nhu cầu phụ tùng bao gồm cho lắp xe mới và thay thế (moayơ, xíchlíp, đùi đĩa,
phanh, yên...) cũng sẽ tăng lên từ 2 - 3 lần. Đối với thị trường xuất khẩu, trước
đây chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc lắp ráp xe đạp xuất khẩu
theo phương thức nhập 100% phụ tùng và xuất 100% số xe lắp ráp, đạt sản
lượng 300.000 xe/ năm. Vài năm gần đây Liên hiệp xe đạp LIXEHA cũng thực
hiện một số hợp đồng tương tự và cho đến nay vẫn được các khách hàng châu
Âu đặt. Nhưng tiếc là công ty chưa đáp ứng được các đơn đặt hàng đó cả về
chất lượng và số lượng.
Hiện nay có nhiều nước sản xuất xe đạp phục vụ cho tiêu dùng nội địa và
xuất khẩu như Trung Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin, Pháp... So với các
nước đó, ngành sản xuất xe đạp Việt Nam có nhiều thuận lợi:
Trong tiềm thức người nước ngoài, Việt Nam vẫn là đất nước của xe
đạp, có một ngành cơng nghiệp xe đạp.
Xe đạp là sản phẩm có nhiều chi tiết cần gia cơng và lắp ráp, khơng địi

hỏi kỹ thuật cao, u cầu nhiều thao tác thủ cơng, nhiều lao động.Trong khi đó
ở Việt Nam lực lượng lao động dồi dào, khéo tay và nhân công tương đối rẻ.


Hàng hoá Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi khi nhập khẩu
vào châu Âu (và nay mai là Mỹ)
Chính phủ Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu nhiều mặt hàng để trả nợ
nước ngoài với kim ngạch lớn, trong đó có mặt hàng xe đạp. Điều này được thể
hiện trong thông báo số 6093/BKH - TMDV ngày 30/9/2005 của Bộ kế hoạch
và đầu tư về việc trả nợ cho Liên bang Nga theo nghị định ký giữa hai nước
năm 2004, trong đó xe đạp và phụ tùng xe đạp trả nợ trị giá 1,3 triệu rúp
chuyển nhượng và giao cho LIXEHA Hà Nội thực hiện.
Với những tính tốn như vậy, có thể khẳng định rằng nhu cầu tiêu thụ xe
đạp, phụ tùng xe đạp trong nước và dành cho xuất khẩu ở hiện tại và những
năm tiếp theo là rất lớn. Điều đó đặt ra vấn đề cho ngành xe đạp Việt Nam phải
hiện đại hố cơng nghệ sản xuất, sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về
chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và giá cả hợp lý.
2.2- Đánh giá về hiện trạng ngành xe đạp Việt Nam
Ngành lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe đạp ở Việt Nam được hình thành
từ nhưng năm 40, giai đoạn ban đầu chủ yếu là lắp ráp và làm một số công
đoạn sản xuất khung. Sau năm 1954, ngành sản xuất xe đạp ở miền Bắc phát
triển nhanh với công ty xe đạp Thống Nhất là chủ đạo và một số xí nghiệp sản
xuất phụ tùng. Sản xuất xe đạp được phát triển mạnh nhất vào những năm
đầu thập kỷ 80, tập trung phần lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phịng, Đà Nẵng, Thái Bình, Nam Định với số lượng 530.000 xe và 9.000 tấn
phụ tùng hàng năm. Để thúc đẩy sản xuất, hiệp hội xe đạp - xe máy Việt Nam
được thành lập bao gồm 150 hội viên trong đó có 45 nhà sản xuất xe đạp và
phụ tùng xe đạp. Thời kỳ đầu, chỉ riêng Liên hiệp các xí nghiệp xe đạp - xe máy
Hà Nội (LIXEHA) đã đạt sản lượng 104.000 xe và 2.200 tấn phụ tùng hàng
năm.

Ngành sản xuất xe đạp là một ngành sản xuất lâu năm đã từng hưng
thịnh nhưng vài năm gần đây sản phẩm sản xuất ra bị hàng ngoại lấn át.
Những nguyên nhân chủ yếu đó là:
Do thị trường xe đạp Việt Nam bị hàng nhập lậu của Trung Quốc có giá
rẻ, mẫu mã đẹp.


Thiết bị máy móc của các doanh nghiệp xe đạp nhìn chung đều quá cũ và
lạc hậu. Trang thiết bị lại khơng đồng bộ, trên một dây chuyền có thể có đủ
chủng loại của nhiều nước như Việt Nam, Pháp, Nga, Tiệp, Trung Quốc... Tính
chất khơng ổn định của thiết bị gây ra hỏng hóc, năng suất thấp, chất lượng
kém, lượng phế phẩm cao.
Do công nghệ lạc hậu, phần lớn thuộc thế hệ những năm 50 nên chi phí
vật tư lớn. Trên thực tế, chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất một sản phẩm ở
nước ta tính trung bình gấp 1,7 lần so với chi phí mà ở các nước Đông Âu bỏ ra
Do nắm bắt thị trường yếu kém nên không đáp ứng được nhu cầu về
chất lượng, kiểu dáng sản phẩm.
Như vậy, có thể nói ngành sản xuất xe đạp Việt Nam có đầy đủ thị
trường trong nước và xuất khẩu. Nếu được đầu tư đúng mức, ngành sản xuất
xe đạp sẽ tồn tại, phát triển, chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước
mở rộng phạm vi kinh doanh ra thị trường thế giới.
Với thực trạng của ngành sản xuất xe đạp Việt Nam hiện nay cũng như
xu hướng phát triển của ngành trong tương lai thì việc đầu tư cho dự án “ Đổi
mới thiết bị và công nghệ công ty xe đạp VIHA” là cần thiết
3) Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật
3.1 - Đánh giá về phương án lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng
dự án
Dự án “ Đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ công ty xe đạp VIHA” được
thực hiện trong khu đất nhà xưởng của công ty tại đường Nguyễn Tuân - quận
Thanh Xuân - Hà Nội. Địa điểm xây dựng dự án là khá hợp lý do vị trí dự kiến

đầu tư là khu vực đã được san nền, nằm trong khuôn viên nhà xưởng sản xuất
của cơng ty vì vậy tận dụng được các trang thiết bị cũ và thuận tiện cho cơng
tác bảo vệ. Ngồi ra khu đất này nằm trong quy hoạch khu cơng nghiệp
Thượng Đình thuộc quận Thanh Xn, địa điểm rất thuận tiện cho việc cấp
thoát nước, cung cấp điện và thông tin liên lạc...
Để đảm bảo diện tích đầu tư xây dựng mới cần di chuyển 7 hộ dân trong
mặt bằng, chi phí đền bù, phá dỡ cơng trình và san nền được tính tốn tương
đối hợp lý theo quy định của Chính phủ.


3.2 - Đánh giá về công nghệ của dự án
Công nghệ sử dụng trong ngành xe đạp Việt Nam hiện nay vẫn là cơng
nghệ của những năm 50, từ đó dẫn đến chi phí nguyên vật liệu chính cho sản
xuất một sản phẩm của ta bằng 1,7 lần so với các nước Đơng Âu, chi phí năng
lượng gấp 3,6 lần, thời gian gia cơng cơ khí gấp 10 lần. Với các chi phí như vậy,
sản phẩm làm ra khơng thể cạnh tranh trên thị trường được.
Công nghệ sản xuất moayơ sắt mạ và công nghệ sản xuất khung xe mà
công ty xe đạp VIHA đưa ra, theo các cán bộ chuyên về công nghệ đánh giá là
khá hiện đại. Công nghệ này đang được ứng dụng ở nhiều nước có ngành sản
xuất xe đạp phát triển và nó có ưu điểm:
Tiêu hao vật tư tối thiểu (dưới 10%)
Quy trình gia công cơ được rút gọn tối đa
Năng suất rất cao
Sản phẩm được tạo hình đẹp, chất lượng bề mặt tốt
Giá thép vật liệu rẻ, Thép sử dụng cho vỏ moayơ là CT3, cho bộ côn trục
là CT5.
3.3 - Đánh giá về thiết bị của dự án
Các nước châu Âu có công nghệ và kỹ thuật sản xuất xe đạp cao cấp, các
dây chuyền thiết bị có chất lượng rất cao và ổn định cho phép sản xuất các loại
xe đạp có tiếng trên thế giới. Tuy nhiên các dây chuyền đều có cơng suất lớn

thường khơng dưới 1 triệu xe/ năm có mức độ tự động hố cao và có giá thành
khá cao. Ngồi ra chi phí chuyển giao cơng nghệ và các chi phí dịch vụ đi kèm
cũng đắt. Các dây chuyền của các nước phát triển châu Á như Hàn Quốc, Đài
Loan và Trung Quốc hợp lý hơn về cơng suất và có giá thành hạ. Các thiết bị
này thường được sao chép các thiết bị của châu Âu, Mỹ nhưng được đơn giản
hoá hệ thống vận hành và hệ thống điều khiển, chỉ sử dụng các chi tiết máy có
yêu cầu kỹ thuật cao của châu Âu, Mỹ. Kinh nghiệm đầu tư của các công ty xe
đạp ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á cho thấy thiết bị của Đài Loan
hợp lý về quy mô, công suất và chất lượng được sử dụng ở khu vực. Các hãng
này đều cam kết chuyển giao công nghệ, cung cấp chuyên gia giám sát, lắp đặt,
đào tạo cơng nhân vận hành thiết bị và có thể cung cấp tài chính cho người


mua 3 đến 5 năm. Các điều kiện về kỹ thuật, tài chính, giá cả sẽ được điều
chỉnh cụ thể khi các hãng tham dự thầu cung cấp thiết bị.
Đối với dự án, một số thiết bị chính của dây chuyền sản xuất khung xe
đạp được nhập của hãng RANSBURG (Nhật), dây chuyền sản xuất moayơ sắt
mạ được nhập của hãng SEES MEGA ( Đài Loan), các thiết bị bổ xung cịn lại
được chế tạo trong nước. Nhìn chung các công ty cung cấp thiết bị cho dự án
được đánh giá là có uy tín, thiết bị cung cấp tương đối hiện đại và có chi phí
hợp lý.
Tổng giá trị thiết bị: 21.407.510.900 (đồng)
Trong đó: - Thiết bị nhập ngoại kèm vật tư: 1.579.039 (USD)
- Thiết bị trong nước

: 880.000.000 (đồng)

(Tỉ giá được áp dụng theo tỉ giá hiện hành : 1USD = 13.000 VNĐ)
Khi thẩm định, các cán bộ thẩm định nhận thấy: Trong phần tính tốn
chi phí thiết bị, cơng ty đã tính tốn được đúng giá trị thiết bị trong nước và

nhập khẩu, tính được chi phí vận tải, chi phí hướng dẫn lắp đặt chuyển giao
cơng nghệ, đào tạo cho thiết bị sản xuất moayơ sắt mạ và thiết bị sản xuất
khung. Tuy nhiên, phần tính tốn chi phí và dịch vụ kèm theo cịn thiếu chi phí
bảo hiểm nhập thiết bị sản xuất moayơ và thiết bị sản xuất khung là 4961 USD.
Do vậy, phần vốn đầu tư cho máy móc thiết bị sẽ là:
- Thiết bị nhập ngoại kèm vật tư: 1.584.000 USD
- Thiết bị trong nước
Tổng

: 880.000.000 (đồng)
: 21.472.000.000 (đồng)

3.4- Đánh giá tác động mơi trường của dự án
Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường là dự báo và đánh giá
những tác động đến môi trường của việc thực hiện dự án, qua đó xem xét giải
pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực để có kết luận về sự phù hợp của dự án
đối với các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước.
Theo các cán bộ thẩm định, dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị và cơng nghệ
cơng ty xe đạp Viha” đã có các giải pháp tích cực đối với việc bảo vệ mơi


trường khi đưa dự án vào thực hiện, tuy nhiên vẫn cịn một số thiếu sót cần bổ
xung. Đó là:
Đối với biện pháp khống chế nguồn gây ô nhiễm không khí: Trong
một số hoạt động sản xuất sẽ có phát sinh hơi nhiệt, bụi, hơi khí độc hại.... gây
ra ơ nhiễm khơng khí như giai đoạn sơn sấy gây bụi phát sinh ở các máy mài,
hơi độc khi sơn và gây nhiệt phát sinh từ các lò sấy sản phẩm sau khi sơn; ở
giai đoạn mạ gây ra bụi phát sinh khi mài, đánh bóng sản phẩm trước khi mạ,
gây khí độc hại phát sinh ở các bể mạ, bể tẩy rửa...Dự án đã tính đến biện pháp
bố trí hệ thống thơng gió cục bộ, tại tất cả các vị trí của cơng nhân đều có quạt

thổi mát. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng môi trường nhằm đảm bảo sức
khoẻ cho người lao động và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh,
dự án cần phải đưa ra thêm các giải pháp kỹ thuật về chống nóng, biện pháp
chống bụi và hơi khí độc.
Đối với giải pháp chống tiếng ồn: Nguồn gây tiếng ồn phát sinh chủ
yếu trong q trình gia cơng cơ khí từ các máy đột dập, máy tiện, máy phay,
máy nén khí. Dự án đã đưa ra biện pháp chống ồn hữu hiệu là cách ly nguồn
tiếng ồn vào các khơng gian kín hoặc che chắn bằng các vật liệu cách âm. Đối
với công nhân trực tiếp vận hành máy đột dập và cơ khí, sử dụng phương tiện
phòng hộ cá nhân (nút tai chống ồn, bao tai chống ồn...), áp dụng chế độ làm
việc hợp lý và có kế hoạch khám sức khoẻ định kì. Tuy nhiên, do đặc điểm của
dây chuyền sản xuất xe đạp là gây nhiều tiếng ồn, vì vậy ngồi các biện pháp
trên công ty cần kết hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu và đưa vào áp
dụng một “chương trình bảo vệ chức năng thính giác” để đảm bảo sức khoẻ
của công nhân vận hành,
Đối với biện pháp khống chế nguồn gây ô nhiễm nước: Do nước
thải của công ty bao gồm các nguồn: nước mưa thu gom trên toàn bộ mặt
bằng, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất (các dịng thải mang tính axit,
kiềm từ phân xưởng mạ,nước làm mát và làm vệ sinh máy móc có chứa dầu
mỡ...) dự án có tính đến biện pháp giảm ô nhiễm môi trường nước khá hiệu
quả bằng cách: định kỳ hút bùn cặn lắng trong bể tự hoại, khử trùng tồn bộ
nước thải của cơng ty bằng phương pháp Clo hoá nước thải.


Đối với chất thải rắn: Chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt và
chất thải sản xuất (vỏ bao bì, vỏ hộp đựng các loại nguyên liệu, mảnh vụn kim
loại, vật liệu rơi vãi...) công ty sẽ hợp đồng với cơ quan mơi trường đơ thị để
đưa tồn bộ chất thải rắn tới bãi thải của thành phố.
Kinh phí bảo vệ mơi trường dược tính tốn hợp lý, bao gồm:
Thiết bị xử lý khí độc hại: 33.820 USD

Hệ thống xử lý nước: 64.440 USD
Hệ thống xử lý khí cho buồng sơn: 100 triệu đồng
Chi phí giám sát mơi trường: 2 triệu đồng/ năm
3.5- Kiểm tra về giải pháp xây dựng
3.1.1 - Phương án tổ chức thi công
Địa điểm xây dựng cơng trình rộng rãi, mặt đất tương đối bằng phẳng,
nguồn cung cấp điện, nước rất thuận tiện, nguyên vật liệu xây dựng được vận
chuyển bằng ô tô tới mặt bằng xây dựng nhanh chóng
3.1.2 - Về giải pháp thi công
Giải pháp thi công mà dự án đưa ra theo các cán bộ thẩm định là hợp lý:
Móng cột, móng máy, các cơng trình bê tơng khác đổ bê tơng tại chỗ
Khung nhà gia công chế tạo tại các cơ sở sản xuất và lắp ghép tại hiện
trường
Công tác san nền thực hiện kết hợp cơ giới với thủ công.
3.4.3- Về tiến độ xây dựng
Tiến độ xây dựng một năm theo tính tốn là hợp lý do cơng ty tận dụng
được khu đất của mình và các nhà xưởng cũ khác.
4) Thẩm định về phương diện tổ chức
Qua xem xét cách tổ chức quản lý và bố trí lao động của công ty Viha, cán
bộ thẩm định thấy rằng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
tuân thủ theo hoạt động của đơn vị doanh nghiệp quốc doanh, tự hạch tốn.
5. Thẩm định về tài chính của dự án
5.1-

Nguồn vốn đầu tư
Những cơ sở để tính tốn:


Nguồn vốn đầu tư của cơng trình bao gồm các khoản tính bằng tiền Việt
Nam ( chi phí xây dựng, lắp đặt, khảo sát, thiết kế... ) và các chi phí bằng ngoại

tệ để nhập máy móc thiết bị. Trong tính tốn, vốn đầu tư được tính theo một
loại tiền là đồng Việt Nam.
Tỉ giá tính đổi được lấy theo thời điểm hiện tại là: 1 USD = 13.000 VNĐ
Trong quá trình thực hiện dự án, các thiết bị máy móc nhập khẩu được
miễn thuế nhập khẩu.
Thời gian thực hiện dự án: Dự án dự kiến trong vòng một năm.
Vốn lưu động bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiền mặt, phụ
tùng cần thiết để công ty hoạt động bình thường trong quá trình sản xuất.
Theo quyết định số 29/2006/QĐ - TTg ngày 9/2/2006 của Thủ tướng
chính phủ thì 100% vốn đầu tư cố định của dự án được vay ưu đãi với lãi suất
8,4%/ năm
Dự tính lãi suất vay vốn lưu động là 14,4%/ năm.
Các khoản dự phịng được tính bằng 5% vốn đầu tư
Trong thời gian xây dựng khơng tính lãi vay vốn
Sau khi xem xét nguồn vốn đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định thấy
phần vốn cho thiết bị cịn tính thiếu, dự án cần phải tính bổ xung thêm. Dưới
đây là các bảng tính tốn đúng đã được cán bộ thẩm định thông qua:


Bảng1: Bảng tổng hợp vốn đầu tư của dự án
STT
I)
1)
2)

3)

4)

II)

III)

Nội tệ (triệu)
Chi phí đầu tư cố định
Chuẩn bị mặt bằng
Chi phí xây dựng
Nhà sản xuất chính
Móng máy, bể
Mạng cấp thốt xử lý nước
Hệ thống điện
Đường, san nền
Thiết bị
Thiết bị SX moayơ
Thiết bị làm khung
Thiết bị mạ moayơ
Thiết bị sơn khung
Thiết bị khác
Chi phí khác
Lập dự án, khoan địa chất
Thiết kế, thẩm định thiết kế
Giám sát xây dựng
Trợ giúp kỹ thuật, đào tạo
Quản lý dự án
Lập hồ sơ mời thầu
Lập báo cáo đánh giá tác
động mơi trường
Chi phí khác
Vốn dự phịng
Vốn lưư động
Tổng


7851
315
5740
3760
150
620
230
415
880

530
350
1181
125
240
283
100
259
70
55
50
333
789

Ngoại tệ
(triệu)
20592

Tổng số

(triệu VNĐ)
28444
315
5740

20592
6096
4019
9985

21472

1181

333
789
29565

Nhận xét: Kinh phí đầu tư như trên là hợp lý và phù hợp với mục tiêu
đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ xe đạp vì:


Tỉ lệ vốn thiết bị cao: 72.6%
Tỉ lệ Vốn thiết bị/ vốn xây lắp = 4 : 1
Tỉ lệ vốn đầu tư cho kiến thiết cơ bản khác và dự phịng: 6.18%
5.2- Kiểm tra tính tốn giá thành - chi phí sản xuất
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của ngành xe đạp kết hợp với điều tra
thực tế về định mức và đơn giá nguyên vật liệu, nhiên liệu sản xuất, cán bộ
thẩm định thấy rằng bảng tính tốn chi phí sản xuất theo sản phẩm của dự
án là hợp lý.

Bảng2: Bảng chi phí sản xuất theo sản phẩm
STT

Tên sản phẩm

I

Chi phí cho một bộ sản phẩm

Moayơ
- Xe địa hình
- Xe thơng dụng

13649.0

- Xe mini

14197.0

- Xe lăn, xe lắc
II

14085.4

14762.0

Khung
- Xe địa hình

58748.0


- Xe thơng dụng

61687.6

- Xe mini

59627.7

Chi phí nhân cơng: Được tính phù hợp theo quy định hiện hành của
Nhà nước, lương trung bình của cơng nhân là 600.000/ tháng và được hiệu
chỉnh dần qua các năm
`

Chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, cơng đồn: Tính 20% chi phí nhân cơng

Chi phí quản lý: 25% (chi phí nhân cơng + BHXH)
5.3-Tính tốn khấu hao cơ bản hàng năm


Căn cứ vào hợp đồng mua bán thiết bị và căn cứ vào mức vốn cho các
hạng mục cơng trình xây lắp, ta tính tốn được giá trị thiết bị và xây lắp đưa
vào khấu hao hàng năm như sau:
Giá trị thiết bị cần đầu tư là: 21472 (triệu)
Giá trị xây lắp lúc dự án đi vào sản xuất là: 5475 (triệu)
Ta có tỉ lệ: Thiết bị
Xây lắp

21472
=


5475

=4

Phân bổ vốn kiến thiết cơ bản và dự phòng vào trong giá trị thiết bị và
xây lắp theo tỉ lệ 4 : 1 như sau:
Phân bổ giá trị vốn kiến thiết cơ bản và dự phòng trong xây lắp là:
1829/ 5 = 365,8 (triệu)
Phân bổ giá trị vốn kiến thiết cơ bản và dự phịng trong thiết bị là:
365,8×4 = 1463 (triệu)
Vậy giá trị tồn bộ thiết bị để tính khấu hao là: 22935 (triệu)
Giá trị tồn bộ xây lắp để tính khấu hao là: 5841(triệu)
Theo các quy định hiện hành của Nhà nước thì phần máy móc thiết bị
sản xuất moayơ và khung xe đạp phải khấu hao hết sau 12 - 13 năm hoạt động.
Phần giá trị xây lắp khấu hao hết trong 15 - 20 năm hoạt động. Dựa vào cơng
suất của máy móc thiết bị, nhà xưởng, cán bộ phịng thẩm định kinh tế - kỹ
thuật đã tính toán tỉ lệ khấu hao thiết bị và xây lắp như sau:
Năm

2

Thiết bị 8%

3

4

5


6

7

8

9

10

8%

8%

9%

9%

9%

10% 10% 10

11

12

10%

9%


%
Xây lắp được tính khấu hao đều trong 15 năm. Mức khấu hao mỗi năm
là: 417.2 (triệu)
5.4-

Tính tốn lãi vay
Dự án được tính với mức lãi suất ưu đãi của Nhà nước, cụ thể:
Vay dài hạn phần vốn đầu tư cố định: 8.4%/ năm


Vay ngắn hạn phần vốn lưu động: 14.4%/ năm
Khoản vay dài hạn đều được trả một năm 2 lần nên việc tính lãi vay
tính theo lãi suất 6 tháng một lần.
Theo tính tốn, dự án cần vốn lưu thơng cho một năm hoạt động sản
xuất kinh doanh bình thường là 789 (triệu). Phần lãi vay vốn lưu động hàng
năm là:
14.4% × 789 =113.62 (triệu)
5.5-

Kiểm tra phần tính tốn doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dự
án
Qua thẩm định thấy rằng việc tính tốn cơng suất đạt được hàng năm là

hợp lý, do công nghệ sản xuất hiện đại nên không thể huy động công suất dự án
cao ngay từ năm đầu hoạt động

Bảng 3: Sản lượng sản xuất qua các năm
Năm

2


3

4

5

65%

70%

80%

90%

90%

100%

325

350

400

450

450

500


Xe địa hình

81.25

87.5

100

112.5

112.5

125

Xe thơng dụng

162.5

175

200

225

225

250

65


70

80

90

90

100

16.25

17.5

20

22.5

22.5

25

65

70

80

90


90

100

19.5

21

24

27

27

30

13.01

14.01

16.01

18.01

18.01

20.01

- Xuất khẩu


6.49

6.99

7.99

8.99

8.99

9.99

Xe thơng dụng

45.5

49

56

63

63

70

- Nội tiêu

26.75


28.81

32.93

37.04

37.04

41.16

- Xuất khẩu

18.75

20.19

23.07

25.96

25.96

28.84

13

14

16


18

18

20

Mức huy động công suất
Moayơ

Xe mini
Xe lăn, xe lắc
Khung
Xe địa hình
- Nội tiêu

Xe mini

6 7÷15


Bảng 4: Bảng tổng hợp chi phí biến đổi cho một bộ sản phẩm
Khoản mục

Moayơ

Khung

Xe địa hình


14085.4

58748.0

Xe thơng dụng

13649.0

61687.6

Xe mini

14197.0

59627.7

Xe lăn, xe lắc

14762.2

Bảng 5: Chi phí hoạt động (triệu đồng)
Năm

2

3

Xe địa hình

1144.44


Xe thơng dụng

4

5

6

7÷15

1232.47

1408.54 1584.61 1584.61

1760.68

2217.96

2388.58

2729.80 3071.03 3071.03

3412.25

Xe mini

922.81

993.79


1135.76 1277.73 1277.73

1419.70

Xe lăn, xe lắc

239.89

258.34

Xe địa hình

1145.59

Xe thơng dụng

I) CF biến đổi
Moayơ

295.24

332.15

332.15

369.06

1233.71


1409.95 1586.20 1586.20

1762.44

2806.79

3022.69

3454.51 3886.32 3886.32

4318.13

775.16

834.79

954.04 1073.30 1073.30

1192.55

Khung

Xe mini
Tổng CF biến
đổi

9252.62

9964.36 11387.84 12811.3 12811.3 14234.81


II) CF cố định
Lương

831.60

873.18

916.84

962.68 1010.81

1010.81

Bảo hiểm

166.32

174.64

183.37

192.54

202.16

202.16

Sửa chữa, bảo
dưỡng


429.44

429.44

429.44

429.44

429.44

429.44

Quản lý

249.48

261.95

275.05

288.80

303.24

303.24

CF khác

132.75


142.15

160.23

178.36

179.23

196.52

Tổng CF CĐ

1809.59

1881.36

1964.93 2051.82 2124.90

2142.19

Tổng

11062.2 11845.72 13352.78 14863.1 14936.2

16377


Bảng 6: Giá bán sản phẩm (đồng)
Moayơ


Khung

Khung

26000

145000

Địa hình xuất khẩu

Xe thông dụng 24000

100000

Xe thông dụng xuất khẩu 125000

Xe mini

26000

95000

Xe lăn, xe lắc

27000

Xe địa hình

160000


Bảng 7: Doanh thu của dự án (triệu đồng)
2

3

4

5

6

7÷15

2112.5

2275

2600

2925

2925

3250

Xe thơng dụng

3900

4200


4800

5400

5400

6000

Xe mini

1690

1820

2080

2340

2340

2600

438.75

472.5

540

607.5


607.5

675

Xe địa hình

1990.29 2143.29

2449.29

2755.29

2755.29 3061.29

- Nội tiêu

1886.45 2031.45

2321.45

2611.45

2611.45 2901.45

111.84

127.84

143.84


143.84

159.84

5018.75 5404.75

6176.75

6949

6949

7721

2881

3293

3704

3704

4116

2343.75 2523.75

2883.75

3245


3245

3605

1520

1710

1710

1900

Moay ơ
Xe địa hình

Xe lăn, xe lắc
Khung

- Xuất khẩu
Xe thông dụng
- Nội tiêu
- Xuất khẩu
Xe mini
Tổng doanh

103.84
2675
1235


1330

163853 17645.5 20166.04 22686.79 22686.79 25207.3

thu
6) Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, trước hết ta tính tốn lãi suất
chiết khấu theo công thức sau:
..................................................


Trong đó: IVK là số vốn vay từ mỗi nguồn
rk là lãi suất vay từ mỗi nguồn
m là số nguồn vay.
28777*0.084 + 789*0.144
Vậy: r =
29565

= 8.6%


×