Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phình động mạch não bằng phẫu thuật kẹp clip vi phẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.98 KB, 9 trang )

Bệnh viện Trung ương Huế

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
BẰNG PHẪU THUẬT KẸP CLIP VI PHẪU
Võ Bá Tường1, Dương Quang Vinh1,
Hoàng Nguyễn Nhật Tân1, Ngô Văn Quang Anh1, Huỳnh Kim Ngân1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.59.2

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị túi phình động mạch
não bằng phẫu thuật kẹp clip vi phẫu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, trên 41 bệnh nhân mắc bệnh
phình động mạch não có chỉ định phẫu thuật kẹp clip túi phình Khoa Ngoại Thần kinh- Bệnh viện Trung
ương Huế từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2019.
Kết quả: Về mặt lâm sàng, tại thời điểm ra viện, 65,8% bệnh nhân phục hồi tốt (GOS 4 và 5 điểm), kết
quả trung bình (GOS 3 điểm) chiếm 7,3%, kết quả xấu (GOS 1-2 điểm) chiếm 2,5%. Có 10 bệnh nhân tử
vong (1 điểm) chiếm 24,4%. Tỉ lệ cải thiện sau 3 tháng chiếm 29%. Có 1 bệnh nhân tử vong trong 3 tháng
sau khi xuất viện. Chụp DSA kiểm tra sau mổ, kết quả 96,9% túi phình được loại bỏ hoàn toàn.
Kết luận: Phình động mạch não vỡ chiếm tỉ lệ khá thấp nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Hiện nay
có nhiều phương pháp điều trị bệnh phình động mạch nhưng phẫu thuật vẫn có nhiều ưu điểm riêng, vẫn
đang tiếp tục được cải thiện nhằm đem lại kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.
Từ khóa: túi phình động mạch não, kẹp clip vi phẫu

ABSTRACT
EVALUATION OF THE RESULT OF INTRACRANIAL ANEURYSM MICROSURGICAL
TREATMENT BY CLIPPING
Vo Ba Tuong1, Duong Quang Vinh1,
Hoang Nguyen Nhat Tan , Ngo Van Quang Anh1, Huynh Kim Ngan1
1

Objective: To describe of clinical features, imaging finding and evaluate the results of intracranial


aneurysm microsurgical treatment by clipping.
Methods: Prospective described study of 41 cases of cranial aneurysm indicated to surgical treatment
at Neurosurgery Department - Hue central hospital from March - 2017 to June - 2019.
Results: The outcome at the time discharged from hospital, 65,8% had good recovery (GOS 4-5),
7.3% had moderate outcome (GOS 3) and 26.9% had bad outcome (GOS 1-2), 10 patients died (24.4%).
The proportion of better recovery after 3 months was 29%, and1 patient died at home. Checked DSA after
surgery, 96.9% of aneurysm was completely removed.
1. Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Trung ương Huế

- Ngày nhận bài (Received): 29/9/2019; Ngày phản biện (Revised): 27/01/2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 20/02/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Võ Bá Tường
- Email: ; SĐT: 0905997679

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020

11


Đánh giá kết quả điều trị
Bệnh
phình
việnđộng
Trung
mạch
ươngnão...
Huế
Conclusions: The proportion of ruptured intracranial aneurysm is very low, but the outcome is often
bad. Nowadays, there are many method treatment for intracranial aneurism, but microsurgical treatment
still remains its important roles and is improvement for better outcome.

Key words: intracranial aneurysm, microsurgical treatment by clipping

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phình động mạch não là tình trạng khá thường
gặp, được tìm thấy khoảng 3,2% (1,9-5,2%) dân số
trên thế giới và tỷ lệ phát hiện ngày càng tăng nhờ
sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện
đại. Phần lớn túi phình động mạch não không vỡ
trong suốt cuộc đời. Trung bình 1 triệu người trưởng
thành trong quần thể chung có khoảng 32 nghìn
người có túi phình động mạch và chỉ 0,25% trong
số này (1/200-1/400) sẽ vỡ. Tuy nhiên, nếu túi phình
động mạch vỡ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
và để lại nhiều di chứng nặng nề [9].
Về mặt chẩn đoán, các phình động mạch não
nhỏ, chưa vỡ thường có biểu hiện lâm sàng kín đáo
và thường bị bỏ sót. Khi vỡ túi phình, bệnh nhân
xuất huyết dưới nhện thường có biểu hiện lâm sàng
rầm rộ. Bệnh nhân xuất huyết dưới nhện thường có
biểu hiện lâm sàng khá đặc hiệu, trong đó hội chứng
màng não (đau đầu, nôn vọt, cứng gáy…) rất hay
gặp. Để chẩn đoán cận lâm sàng túi phình mạch não
hiện nay, người ta sử dụng ba phương pháp chính là
chụp mạch cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và phương
pháp có tính xâm nhập nhiều hơn là chụp mạch số
hóa xóa nền.
Về mặt điều trị, mục đích chính là loại bỏ túi
phình ra khỏi hệ thống động mạch não. Hiện nay
có khá nhiều phương pháp điều trị túi phình động
mạch não được áp dụng như thực hiện bằng phẫu

thuật đặt kẹp kim loại (clip) vào cổ túi phình, hoặc
làm tắc túi phình qua đường nội mạch (coil), làm tắc
động mạch mang túi phình… kết hợp với điều trị
nội khoa hỗ trợ. Phẫu thuật đặt clip qua cổ túi phình
là phương pháp điều trị triệt để và hiệu quả, cả trước
mắt cũng như lâu dài.
Năm 1937, Walter Dandy công bố trường hợp

12

phẫu thuật thành công đầu tiên điều trị phình
động mạch não bằng kẹp cổ túi phình và cho đến
nay phương pháp phẫu thuật này vẫn đang được
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi. Tại
Viêt Nam, vào năm 1962, Nguyễn Thường Xuân
và cộng sự (cs) báo cáo nhận xét về lâm sàng,
tiên lượng và điều trị phẫu thuật phình động mạch
não. Tiếp đó, nhiều công trình nghiên cứu về chẩn
đoán, điều trị túi phình ĐMN được tiến hành tại
các trung tâm thần kinh trên cả nước. Tại Huế,
phẫu thuật điều trị túi phình động mạch não bằng
kẹp clip được triển khai tại Bệnh viện Trung ương
Huế vào năm 2016.
Mặc dù đạt được một số thành tựu trong điều trị
túi phình động mạch não bằng phẫu thuật kẹp clip vi
phẫu, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề có tình thời sự tại
Việt Nam và trên thế giới, để lại nhiều hậu quả nặng
nề cho người bệnh. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị túi phình động
mạch não bằng phẫu thuật kẹp clip vi phẫu” với

2 mục tiêu:
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học
bệnh túi phình động mạch não.
- Đánh giá kết quả điều trị túi phình động mạch
não bằng kỹ thuật kẹp clip vi phẫu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 41 bệnh nhân mắc phình ĐMN được
chỉ định phẫu thuật kẹp clip vi phẫu tại khoa Ngoại
Thần kinh - Bệnh viện Trung ương Huế từ 3/2017
đến 6/2019. Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán
xác định túi phình ĐMN dựa vào: các dấu hiệu lâm
sàng, cận lâm sàng là chụp mạch số hóa xóa nền

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020


Bệnh viện Trung ương Huế
(DSA). Bệnh nhân được chỉ định điều trị phẫu thuật
kẹp clip cổ túi phình động mạch
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu: Chọn mẫu thuận

tiện: chọn tất cả các BN phù hợp với tiêu chuẩn
chọn bệnh.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 theo
phương pháp thống kê y học với mức ý nghĩa p <0.05.

III. KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm chung
Bảng 1: Giới tính
Giới

n

%

Nam

20

48,8

Nữ

21

51,2

Tổng

41

100

Bảng 2: Tuổi bệnh nhân
Độ tuổi

n


%

<40

5

12,2

40-59

25

61,0

Tuổi nhỏ nhất: 28

≥60

11

26,8

Tuổi lớn nhất: 76

Tổng

41

100


Tuổi trung bình
52,7±11,1

3.2. Lâm sàng
Bảng 3: Lý do vào viện
Lý do vào viện

n

%

Đau đầu

28

68,3

Tái khám

1

2,4

Tổn thương dây thần kinh sọ

1

2,4


Co giật

2

4,9

Ngất

3

7,3

Lơ mơ

6

14,6

Tổng cộng

41

100,0

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020

13


Đánh giá kết quả điều trị

Bệnh
phình
việnđộng
Trung
mạch
ươngnão...
Huế
Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng lúc vào viện
Triệu chứng

n

%

Đau đầu nhẹ

8

19,5%

Đau đầu dữ dội

29

70,7%

Buồn nôn

18


43,9%

Nôn mửa

12

29,3%

Cứng gáy

22

53,7%

Yếu/liệt

16

39,0%

Rối loạn cảm giác

5

12,2%

Rối loạn cơ vòng

1


2,4%

Tổn thương dây tk sọ

6

14,6%

Co giật

1

2,4%

Bảng 5: Phân độ Glasgow lúc vào viện
Điểm Glasgow

n

%

9-12

13

31,7

13-15

28


68,3

Tổng

41

100

Bảng 6: Phân độ Hunt-Hess khi vào viện và trước mổ
Phân độ Hunt-Hess trước mổ

Tổng

Phân độ
Hunt-Hess lúc
vào viện

Độ 1

Độ 2

Độ 3

Độ 4

Độ 1

6 (14,6%)


5

1

0

0

Độ 2

15 (36,6%)

0

14

1

0

Độ 3

10 (24,4%)

0

5

3


2

Độ 4

10 (24,4%)

0

0

2

8

Tổng

41 (100%)

p<0,001

5 (12,2%) 20 (48,8%) 6 (14,6%) 10 (24,4%)

3.3. Cận lâm sàng
Bảng 7: Số lượng túi phình
Số lượng túi phình

n

%


1

27

65,8

2

9

22

3

5

12,2

Tổng cộng

41

100,0

- Có 60 túi phình được phát hiện trên chụp DSA trước mổ trong tổng số 41 bệnh nhân.

14

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020



Bệnh viện Trung ương Huế
Bảng 8: Vị trí túi phình
Phía
Tổng
(%)
Vị trí túi phình
Trái
Phải
60
ĐM não giữa
9
15
24
40
ĐM mắt
2
2
4
6.7
ĐM thông sau
4
3
7
11.7
ĐM mạch mạc trước
2
2
3,3
ĐM thông trước (lệch)

19
4
23
38,3
- Tất cả túi phình trong nghiên cứu đều phân bố ở hệ động mạch cảnh trong.
Bảng 9: Hình thái các túi phình được xác định trên DSA
Hình thái túi phình
n
%
Một thùy
50
83,3
Hình túi
93,3
Nhiều thùy
6
10
Hình thoi
4
6,7
Tổng cộng
60
100
Bảng 10: Kích thước các túi phình được xác định trên DSA
Kích thước
Túi 1
Túi 2
Túi 3
Tổng
(%)

Đường kính <5mm
16
10
4
30
52,6
Đường kính 5-9,99mm
22
2
24
32
Đường kính 10-25mm
3
3
5,3
Đường kính >25mm
0
0
Tổng
41
12
4
57
100
- Có 57 túi phình được đo kích thước trên DSA trong tổng số 60 túi phình được phát hiện.
Bảng 11: Phân độ chảy máu dưới nhện
Phân độ Fisher

n


%

Độ 1

5

12,2

Độ 2

3

7,3

Độ 3

18

43,9

Độ 4

15

36,6

Tổng cộng

41


100,0

3.4. Điều trị phẫu thuật
25
20

48,8%
41,5%

15
10
9,8%

5
0
Trong 3 ngày đầu

Ngày thứ 4 đến ngày thứ 10

Sau 10 ngày

Biểu đồ 1. Thời điểm phẫu thuật kể từ lúc khởi phát

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020

15


Đánh giá kết quả điều trị
Bệnh

phình
việnđộng
Trung
mạch
ươngnão...
Huế
Bảng 12: Phương pháp xử trí các túi phình
Phương pháp

Túi phình kèm theo

Túi phình 1

Túi phình 2

Túi phình 3
4

Không xử trí

0

4

Kẹp clip đơn thuần

37

9


Kẹp động mạch mang

2

Bọc túi phình

1

Kẹp túi phình+ động mạch mang

1

Tổng cộng

41

Tổng
8
46
2
3

2

1
15

4

60


3.5. Kết quả phẫu thuật
Bảng 13: Kết quả điều trị khi ra viện theo thang điểm GOS
Kết quả

Điểm GOS

n

5

19

46,3

4

8

19,5

3

3

2

1

2,4


1

10

24,4

Tốt
Trung bình
Xấu
Tổng

%
65,8
7,4
26,8

41

100

Bảng 14: Kết quả điều trị sau 3 tháng theo thang điểm GOS
Điểm GOS sau 3 tháng

Điểm
GOS
lúc xuất
viện
Tổng


Tổng

1

2

3

4

5

2

0

1

0

0

0

1

3

0


0

0

3

0

3

4

1

0

0

2

6

9

5

0

0


0

0

18

18

1 (3,2%)

1 (3,2%)

0

5(16,1%)

24(77,5%)

31

Bảng 15: Kết quả điều trị túi phình trên phim DSA chụp kiểm tra
Kết quả

Số túi phình

%

Hết hoàn toàn túi phình

31


96,9

Còn thừa cổ

1

3,1%

- Có 3 trường hợp hẹp/tắc động mạch mang túi phình trên phim chụp DSA kiểm tra sau mổ.

16

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020


Bệnh viện Trung ương Huế
IV. BÀN LUẬN
Một trong các ưu điểm lớn của phẫu thuật qua
nhiều nghiên cứu là kết quả lâu dài tốt, tỉ lệ tái phát
thấp hơn so với phương pháp can thiệp nội mạch.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu hạn chế, chúng
tôi chỉ đồng nhất đánh giá kết quả sau 3 tháng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi từ
28 đến 76. Đa số bệnh nhân trong độ tuổi từ 4059, chiếm tỉ lệ 61%. Các nghiên cứu đa trung tâm
cho thấy nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi. Tỉ lệ
mắc cao hơn gặp ở nhóm tuổi 45-55. Nguy cơ tăng
lên khoảng 1.06 lần qua mỗi năm tuổi tăng thêm.
[4] [5]. Trong nghiên cứu, tỉ lệ mắc giữa nam và
nữ tương đương nhau. Nữ chiếm 51%, nam giới

chiếm 49%. Tỉ lệ mắc phình mạch của nữ giới có
phần cao hơn nam giới. Tỉ lệ chung mắc xuất huyết
dưới nhện do phình mạch ở nữ giới 11,5/100.000
so với nam là 9,3/100.000. Tỉ lệ này thay đổi tùy
theo chủng tộc và vị trí địa lý [5].
Triệu chứng ghi nhận lúc vào viện thường
là các triệu chứng trong bệnh cảnh XHDN. BN
thường biểu hiện hội chứng màng não rầm rộ với
các triệu chứng đau đầu dữ dội (70,7%), buồn nôn
(43,9%), nôn mửa (29,3%), cứng gáy (53,7%).
Các triệu chứng biểu hiện khác bao gồm yếu liệt
(39%), rối loạn cảm giác (12,2%), tổn thương dây
thần kinh sọ (14,6%), rối loạn cơ vòng (2.4%), co
giật (2.4%). 31,7% bệnh nhân vào viện có độ mê
vừa (GCS 9-12) và 68,1% có độ mê nhẹ (13-15).
Phân độ Hunt-Hess khi vào viện với độ 2 chiếm
tỉ lệ cao nhất 36,6%, độ 3 và độ 4 cùng chiếm 24,4%,
độ 1 chiếm 14,6% và không có độ 5 trong nghiên
cứu. Phân độ Hunt-Hess trước mổ có thay đổi so với
lúc vào viện. Có 4 bệnh nhân tăng độ Hunt-Hess so
với lúc vào viện, trong đó có 1 bệnh nhân tăng độ
1 lên độ 2; 1 bệnh nhân độ 2 tăng lên độ 3, 2 bệnh
nhân tăng độ 3 lên độ 4. Có 7 bệnh nhân giảm độ
so với lúc vào viện. Có 5 bệnh nhân giảm từ độ 3
xuống độ 2; 2 bệnh nhân giảm từ độ 4 xuống độ 3.
Độ lâm sàng Hunt-Hess là một trong các yếu tố
giúp quyết định chỉ định phẫu thuật và tiên lượng

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020


kết quả điều trị. Trong một số nghiên cứu của các
tác giả nước ngoài, khoảng 20-40% bệnh nhân
được đưa đến viện với tình trạng lâm sàng nặng
(Hunt-Hess 4,5), và có sự liên quan độ Hunt-Hess
trước mổ và kết quả phục hồi sau mổ [7] [8].
Vị trí phân bố túi phình gặp nhiều nhất là ở động
mạch não giữa chiếm 40%, động mạch thông trước
chiếm 38,3%. Các vị trí còn lại là động mạch thông
sau, động mạch mắt, động mạch mạch mạc trước
chiếm tỉ lệ lần lượt là 11,7%, 6,7% và 3,3%.
Các túi phình được đo trong nghiên cứu có kích
thước <5mm với 30 túi, chiếm 52,6%. Nhóm có
đường kính 5-9,99 mm với 24 túi, chiếm 32%; nhóm
có đường kính 10-25 mm với 3 túi, chiếm 5,3%.
Không có túi phình kích thước khổng lồ >25mm
trong nghiên cứu của chúng tôi. Về hình thái, túi
hình túi chiếm tỉ lệ 93,3%. Trong đó túi phình hình
túi 1 thùy chiếm 83,3%, túi phình hình túi nhiều thùy
chiếm 10%. Túi phình hình thoi chiếm tỉ lệ 6,7%.
Tỉ lệ bệnh nhân có XHDN độ Fisher 3,4 chiếm,
lần lượt 43,9% và 36,6%. Bệnh nhân có biểu hiện
độ 2 chiếm 7,3% và 12,2% bệnh nhân không phát
hiện XHDN trên chụp CLVT. Nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Sơn, đa số XHDN được phát hiện ở độ
2 (51,05%). Độ nhạy trong chẩn đoán XHDN do vỡ
túi phình ĐM não 85,71% [3].
Về thời điểm phẫu thuật, tỉ lệ bệnh nhân được
phẫu sớm trong vòng 3 ngày đầu chiếm 48,8%,
9,8% được phẫu thuật muộn sau 10 ngày. 41,5%
bệnh nhân được phẫu thuật thời điểm ngày thứ 4 đến

ngày thứ 10. Thời điểm mổ vỡ túi phình ĐMN còn
nhiều ý kiến bàn luận. Trong nghiên cứu được tiến
hành tại 27 trung tâm tại Bắc Mỹ về thời điểm phẫu
thuật phình động mạch não cho thấy phẫu thuật sớm
góp phần cải thiện kết quả điều trị [6].
Hầu hết túi phình được xử trí bằng kẹp clip đơn
thuần thành công với 46 túi phình. Trong 3 túi phình
được xử trí bằng bọc túi phình, có 1 túi phình vì khó
khăn trong quá trình phẫu thuật không bộc lộ hết
được cổ túi phình an toàn, túi phình thành mỏng,

17


Đánh giá kết quả điều trị
Bệnh
phình
việnđộng
Trung
mạch
ươngnão...
Huế
vôi hóa, nguy cơ rách cổ cao; 2 túi phình còn lại
là túi phình kèm theo trong đa túi phình, chưa vỡ,
được bọc gia cố. Kẹp động mạch mang túi phình
với 2 trường hợp. Trong đó có 1 túi phình hình thoi
ở động mạch thông sau, sau khi kẹp thử đánh giá
lưu thông đảm bảo, tiến hành kẹp động mạch mang
chủ động để loại bỏ túi phình. Sau mổ bệnh nhân
không có tổn thương thần kinh. Trường hợp kẹp

động mạch mang thứ 2 là túi phình hình thoi đoạn
xa động mạch não giữa (đoạn M3), sau mổ bệnh
nhân không có tổn thương thần kinh. Có 1 trường
hợp kẹp túi phình+động mạch mang dính kèm theo
do động mạch mạch mạch trước dính chặt cổ túi
phình không tách ra được.
Có 25 bệnh nhân được chụp DSA kiểm tra sau
mổ trong số 31 bệnh nhân xuất viện được, chiếm tỉ
lệ 80,6%. Theo kết quả chụp kiểm tra, trong 32 túi
phình được kẹp, tỉ lệ kẹp hết hoàn toàn túi phình
chiếm 96,9%%, 13,1% còn thừa một phần cổ túi
phình. Có 3 trường hợp được phát hiện hẹp/tắc
ĐM mang túi phình sau kẹp clip, chiếm tỉ lệ 8,6%.
Trong đó có 2 trường hợp kẹp chủ động động mạch
mang để loại bỏ túi phình hình thoi. 1 trường hợp
hẹp do túi phình lớn, cần đến 3 clip để loại bỏ túi
phình động mạch não giữa. Trường hợp này để lại di
chứng yếu nửa người sau phẫu thuật.
Kết quả điều trị về mặt lâm sàng được đánh giá
theo thang điểm GOS. Kết quả điều trị sau mổ đạt
tốt (4 và 5 điểm) chiếm tỉ lệ 65,8%, kết quả trung
bình (3 điểm) chiếm 7,3%, kết quả xấu (1 và 2
điểm) chiếm 26,8%. Có 10 bệnh nhân tử vong trong

(1 điểm) chiếm 24,4%. Trong 10 trường hợp tử vong
có 5 trường hợp do viêm phổi nặng suy hô hấp. 3
trường hợp phù não tăng áp lực nội sọ, ảnh hưởng
suy tuần hoàn và hô hấp 2 trường hợp do xuất huyết
não. Vì thời gian nghiên cứu bị hạn chế, chúng tôi
chỉ theo dõi sau mổ trong thời gian 3 tháng. Có 9

bệnh nhân cải thiện sau 3 tháng chiếm tỉ lệ 29%.
Trong đó có 3 bệnh nhân GOS 3 tăng lên 4; 6 bệnh
nhân GOS 4 tăng lên 5. Có 1 bệnh nhân tử vong
trong 3 tháng sau khi xuất viện.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Hào
(2006), tỉ lệ đạt kết quả tốt (GOS 4-5) chiếm 84,7%,
5,6% có kết quả trung bình, 9,7% có kết quả xấu
(GOS 1-2). Trong 7 bệnh nhân có kết quả xấu, 5
bệnh nhân tử vong và 2 bệnh nhân sống thực vật [2].
Tác giả Nguyễn Sơn (2010) đánh giá khi ra viện về
mặt lâm sàng tỷ lệ tốt chiếm 81,1%, kết quả trung
bình là 10,5%, kết quả xấu có 8,4% [3]. Kết quả
khi xuất viện trong nghiên cứu của Vũ Minh Hải
(2014) tốt chiếm tỉ lệ 73,0%, trung bình 16,7%,
xấu 10,3% (tử vong 6,3%) [1].
V. KẾT LUẬN
Bệnh phình động mạch não chiếm tỉ lệ khá cao
nhưng đa số chưa vỡ và không có triệu chứng. Tỉ
lệ vỡ túi phình thấp nhưng khi vỡ gây nguy hiểm
đến tính mạng bệnh nhân. Mặc dù có nhiều tiến bộ
trong chẩn đoán và điều trị nhưng đây vẫn là vấn đề
có tính thời sự và nhiều thách thức cả Việt Nam và
trên thế giới, để lại nhiều di chứng nặng nề thậm
chí tử vong.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Minh Hải, (2014), Nghiên cứu chẩn đoán và
điều trị phẫu thuật túi phình động mạch não vỡ,
Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Hào, (2006), Nghiên cứu chẩn đoán

và điều trị phẫu thuật chảy máu dưới màng nhện
do vỡ túi phình hệ động mạch cảnh trong, Luận
án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Sơn, (2010), Nghiên cứu lâm sàng, chẩn

18

đoán hình ảnh và điều trị vi phẫu thuật kẹp túi
phình động mạch não trên lều đã vỡ, Luận án
Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
4. De Rooij N K, Linn F H, van der Plas J A, Algra
A, et al, (2007), “Incidence of subarachnoid
haemorrhage: a systematic review with emphasis
on region, age, gender and time trends”, J Neurol
Neurosurg Psychiatry, 78 (12), pp. 1365-1372.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020


Bệnh viện Trung ương Huế
5. Etminan N, Chang H S, Hackenberg K, de
Rooij N K, et al, (2019), “Worldwide Incidence
of Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage
According to Region, Time Period, Blood
Pressure, and Smoking Prevalence in the
Population: A Systematic Review and Metaanalysis”, JAMA Neurol, 76 (5), pp. 588-597.
6. Haley E C, Jr., Kassell N F, Torner J C, (1992), “The
International Cooperative Study on the Timing
of Aneurysm Surgery. The North American
experience”, Stroke, 23 (2), pp. 205-214.

7. Jaja B N, Lingsma H, Schweizer T A, Thorpe K
E, et al, (2015), “Prognostic value of premorbid
hypertension and neurological status in

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 59/2020

aneurysmal subarachnoid hemorrhage: pooled
analyses of individual patient data in the SAHIT
repository”, J Neurosurg, 122 (3), pp. 644-652.
8. Pegoli M, Mandrekar J, Rabinstein A A,
Lanzino G, (2015), “Predictors of excellent
functional outcome in aneurysmal subarachnoid
hemorrhage”, J Neurosurg, 122 (2), pp. 414-418.
9. Thompson B G, Brown R D, Jr., AminHanjani S, Broderick J P, et al, (2015),
“Guidelines for the Management of Patients
With Unruptured Intracranial Aneurysms: A
Guideline for Healthcare Professionals From the
American Heart Association/American Stroke
Association”, Stroke, 46 (8), pp. 2368-2400.

19



×