Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận hết môn LTTT thiết kế một chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao ý thức học tập, nề nếp, kỉ cương trong nhà trường cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.01 KB, 13 trang )

Bài tiểu môn
Lý thuyết truyền thông

Đề tài: Thiết kế một chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao ý thức
học tập, nề nếp, kỉ cương trong nhà trường cho sinh viên
khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo.

-Giới thiệu khoa PR-AD ( Quan hệ công chúng và quảng cáo)
- Thực trạng sinh viên khoa PR-AD.
-Ảnh hưởng, tác động
-Thông tin về kế hoạch, chiến lược truyền thông
-Nội dung truyền thông

1


I.Giới thiệu về khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo (PR-AD)
- Là cơ sở đầu tiên trong cả nước cung cấp các khoá đào tạo đại học và sau
đại học ngành Quan hệ công chúng và quảng cáo.
Khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo (PR-AD), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền được thành lập ngày 12/5/2006 vớin hiệm vụ đào tạo hẹe cử nhân
chuyên ngành Quan hệ công chúng và quảng cáo (PR-AD).
-Từ khi thành lập đến nay, khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo (PRAD) đã xây dựng được đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên trẻ, nhiệt huyết,
có năng lực và trình độ cao về chuyên môn, có khả năng sử dụng nhiều ngoại
ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ kĩ thuật. Có kinh nghiệm tác nghiệp thực tế
trong lĩnh vực truyền thông.
-Sinh viên khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo (PR-AD) nanưg
động ,sáng tạo, có ý thức học tập.

2



II. Thực trạng sinh viên khoa PR-AD.
1.Về ý thức học tập
1.1 Thực tế đã cho thấy rằng không ít các bạn sinh viên trong khoa mắc
căn bệnh lười học, hay nghỉ học.
\- Theo số liệu khảo sát chỉ 30% trong số những sinh viên được hỏi có thái
độ tích cực học tập trong khi có đến 60% chọn giải pháp học đối phó.
-Hầu hết các bạn sinh viên không chịu đọc cũng như tìm hiểu giáo trình
trước khi đến lớp.
-Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học PTTH vất vả để giành được
một chiếc ghế ở giảng đường ĐH thì không ít sinh viên đã vội vàng tự mãn và
xem đại học chỉ là nơi xả hơi để hội tụ gặp gỡ, ăn chơi cùng chúng bạn.
- Một tình trạng khác nữa là sinh viên thường bị ảnh hưởng bởi tư ưtởng
của các anh chị khoá trên mà nhất là sinh viên rằng cứ vui chơi thả phanh, ung
dung hết học kì rồi đến kì thi lại lao đầu vào học, chạy kiến thức rồi lại chọn
cách học tủ.
- Một số sinh viên đi làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là
học tập hoặc không theo nổi chương trình học.
-Số khác gian lận trong học tập, thi cử.

3


1.2. Bên cạnh đó vẫn có những sinh viên chăm chỉ học tập, thi cử.
- Những sinh viên này luôn biết sắp xếp thời gian hợp lý, phân bố thời
gian giữa học và làm để đạt hiệu quả.
- Luôn có ý thức học tập, vươn lên.
2. Về nề nếp, kỉ cương.
2.1. Nhiều sinh viên vẫn còn vi phạm nội quy của khoa, của trường.
- Mặc trang phục không đúng chuẩn, không mang bảng tên khi vào trường

và trong suốt thời gian học tập, sinh viên trong phạm vi trường học.
- Một số sinh viên hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi bài tại căng tin
- Nói chuyện riêng trong giờ học, sử dụng điện thoại, các thiết bị thu phát
cá nhân.
2.2. Bên cạnh đó cũng có những sinh viên chấp hành nghiêm túc
- Đi học đúng giờ
- Hăng hái học tập
- Thực hiện tốt nề nếp, kỉ cương của khoa, trường.

4


III. Ảnh hưởng, tác động.
1.Tích cực
- Những sinh viên thực hiện tốt, có ý thức học tập, rèn luyện, thực hiện
đầy đủ quy định của trường, lớp sẽ hoàn thiện bản thân.
2. Tiêu cực
- Ngược lại những sinh viên thực hiện
IV. Thông tin về kế hoạch, chiến lược truyền thông
1.Phân tích đối tượng truyền thông
2. Là sinh viên khoa PR-AD.
-Đặc điểm:
+ Là những sinh viên ham học hỏi, sáng tạo, thông minh.
+Tuy nhiên đa phần hiện nay chưa thực sự cố gắng trong học tập cũng như
thực hiện nề nếp, kỉ cương của khoa, trường.
- Sinh viên khoa PR-AD là mục tiêu tác động trực tiếp của chiến dịch
truyền thông này.
- Tuy vậy nếu chỉ tác động vào duy nhất nhóm sinh viên khoa PR-AD mà
không tác động vào các nhóm công chúng có liên quan ( sinh viên AJC) thì
hiệu quả của hoạt động truyền thông sẽ bị hạn chế. Bởi lẽ sự thay đổi về nhận

thức, thái độ, hành vi của một nhóm cá nhân mà cụ thể là sinh viên khoa PRAD chịu ảnh hưởng rất lớn từ những sinh viên cùng trường.

5


- Tìm hiểu về đối tượng (sinh viên khoa PR-AD) là cách phân tích thực
trạng (đã trình bày ở trên), thái độ, hành vi để thực hiện hoạt động truyền thông
một cách tốt nhất.
2. Phân tích chiến lược, kế hoạch truyền thông
kế hoạch truyền thông ở đây là quá trình tương tác, chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm, kiến thức giữa những người tạo ra chiến dịch và những người tiếp
nhận chiến dịch truyền thông.
- Là 1 công cụ mang tính chiến lược, hướng đến mục tiêu là các sinh viên
khoa PR-AD
3. Mục đích truyền thông
- Nhằm tác động vào tình cảm, lí trí của các sinh viên khoa PR-AD, từ đó
nâng cao nhận thức, kĩ năng hình thành thái độ tích cực, làm cho các sinh viên
chấp nhận và duy trì hành vi mới có lợi cho các vấn đề muốn truyền thông.
- Là một chiến lược nhiều cấp để khuyến khích và duy trì các thay đổi
hành vi nhằm giảm các nguy cơ của cá nhận và cộng đồng bằng cách truyền tải
các thông điệp phù hợp với từng nhóm sinh viên trên các kênh khác nhau.
4. Kế hoạch truyền thông
- Việc lập kế hoạch truyền thông giúp cho các hoạt động truyền thông ,
trước khi thực hiện, xác định rõ rnàg về mục tiêu, phương hướng , nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức. Các hoạt động truyền thông sẽ được tiến

6


hành thuận tiện và đem lại kết quả tập tủng hơn nếu có sự thống nhất các yếu tố

này ngay từ khi chuẩn bị cho đến lúc kết thúc.
- Truyền thông là 1 quá trình gắn kết chặt chẽ các bước nhằm đạt được sự
thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng. Thông qua kế hoạch,
chúng ta có thể tính toán ,lựa chọn, sắp xếp hoạt động theo 1 trình tự nhất định
nhằm tác động phù hợp và từng bước vào các nhóm đối tượng cụ thể.
- Việc xây dựng kế hoạch truyền thông cho phép người quản lý truyền
thông có thể huy động được ở mức cao hơn có nguồn lực, phối hợp các hoạt
động nhằm đạt được ở mức độ cao nhất có thể.
- Kế hoạch truyền thông không chỉ định hướng cho các hoạt động truyền
thông mà còn là cơ sở để tiến hành các hoạt động giám sát, đánh giả kết quả
truyền thông .

7


V. Nội dung truyền thông
1. Thông điệp: Sinh viên PR-AD

“ Nâng cao ý thức học tập, nề nếp, kỉ cương
Tôi và bạn cùng thay đổi!”
- Chủ trương, nhiệm vụ:
+ Thành lập 1 tiểu ban chuyên trách nhiệm vụ truyền thông.
+ Viết thông điệp truyền thông nhằm truyền bá rộng rãi đến sinh viên khoa
PR-AD
+ Đưa chiến dịch lên các trạng mạng xã hội
+ Tổ chức 1 số buổi sinh hoạt khoa với sự góp mặt của các thầy cô.
+ Làm các clip, câu chuyện, bài phóng sự về chủ đề học tập, nề nếp, kỉ
cương.
2. Triển khai
2.1 Về học tập

- Tổ chức khảo sát tình trạng sinh viên PR-AD hiện nay thông qua việc điều
tra, lấy kết quả từ các cán bộ lớp (theo dõi) hoặc thông qua việc cử đại diện của
nhóm truyền thông chiến dịch điều tra, đánh giá thực trạng từng lớp và ghi lại vào
phiếu.

8


-Việc theo dõi tình trạng riêng của các lớp phải thông qua các cán bộ lớp vì
chính các cán bộ lớp mới là người có thể và sát sao trong việc đánh giá tình hình
học tập cùa sinh viên lớp mình.
- Các cán bộ lớp sẽ thường xuyên theo dõi tình hình học tập của từng bạn
trong lớp, từ đó tổ chức xem xét, đánh giá và tổng hợp lại.
- Từ những bản tổng hợp trên, người có trách nhiệm thực hiện chiến dịch
truyền thông sẽ tích hợp lại, dựa trên các tiêu chí để đánh giá, xếp loại và nghiên
cứu sâu hơn về sinh viên trong khoa.
- Việc điều tra là rất quan trọng bởi nhờ có công cuộc điều tra này mà người
làm chiến dịch truyền thông sẽ thật sự hiểu về đối tượng, xem xét, nghiên cứư đối
tượng thật kỹ càng. Trên cơ sở đó sẽ tìm ra những phương pháp, chiến lưcợ thứcự
đúng đắn, phù hợp với thực trạng sinh viên của khoa.
* Thực hiện chiến lược ( Nội dung chiến lược)
-Dựa trên cơ sở mỗi khoa trong trường đều có Group riêng nên để chiến dịch
này được lan toả một cách rộng rãi thì ngoài việc truyền tải thông điệp, kế hoạch
truyền thông tới từng lớp thì chiến dịch này nên thường xuyên đưa thông tin, các
bài viết đi kèm với nội dung “ Nâng cao ý thức học tập” lên Group của khoa. Nếu
muốn có ảnh hưởng rộng hơn, nhận được phản ứng từ cả các bạn sinh viên trong
trường thì có thể đưa lên Website của trường, Facebook hoặc 1 số trang báo mạng
sinh viên.

9



- Bên cạnh đó việc tổ chức 1 buổi Talkshow với nội dung “nâng cao ý thức
cho sinh viên khoa PR-AD” cũng là 1 điều nên làm. Bởi đây là cách tác động trực
tiếp đến sự tiếp nhận của các sinh viên nếu nó thực sự lôi cuốn.
- Để việc truyền thông thực sự có hiệu quả thì bên cạnh việc ứng dụng lý
thuyết, người truyền thông chiến dịch cần tạo thêm các clip, slogan, banner liên
quan đến chiến dịch xoay quanh chủ đề học tập để tạo sự phong phú, đa dạng.
- Đẩy mạnh hoạt động thi đua thông qua việc tổ chức các cuộc thi nhằm nâng
cao ý thức học tập cho sinh viên cũng là 1 ý kiến được đề cập đến.
- Chúng ta có thể tổ chức các cuộc thi với quy mô trong toàn khoa thông qua
việc tích luỹ điểm học tập. Điểm học tập sẽ được tổng hợp qua tùng lớp hoặc qua
những người phụ trách chiến dịch truyền thông.
- Sẽ có những phần thưởng cho lớp có số điểm tích luỹ cao nhất trong khoa
để cổ vũ tinh thần, tạo động lực để tất cả các sinh viên của từng lớp sẽ cố gắng.
2.2. Về nề nếp, kỉ cương
- Nhìn vào thực tế có thể thấy rằng hầu hết các sinh viên khoa PR-AD đều
chưa thực hiện tốt, chấp hành nghiêm túc nề nếp, kỉ cương của Khoa cũng như của
Học viện.
- Tình trạng đi học muộn, mắc trang phục không đúng chuẩn, không mang
bảng tên khi vào trường và trong suốt thời gian học tập, sinh viên trong phạm
vi trường học.

10


- Một số sinh viên hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi bài tại căng tin
- Nói chuyện riêng trong giờ học, sử dụng điện thoại, các thiết bị thu phát
cá nhân.
* Thực hiện chiến dịch ( Nội dung chiến dịch )

- Nhằm nâng cao ý thức rèn luyện, nề nếp, kỷ cương cho sinh viên khoa
PR-AD, chúng ta cần thực hiện những điều sau:
+ Giám sát tình hình sinh viên thông qua việc kiểm tra nề nếp định kỳ ( có
thể tổng hợp điểm trừ, điểm cộng cho những sinh viên vi phạm hay những sinh
viên thực hiện tốt nề nếp.
+ Thực hiện các chương trình cổ động, tuyên truyền, chia sẻ thông tin,
truyền đạt để nâng cao nhận thức cá nhân.
+ Tạo hứng thú trong giờ học cho sinh viên để giảm số lượng sinh viên
nghỉ học.
+ Phối hợp với cơ quan công an về việc giáo dục, nâng cao nhận thức về
tác hại của những tệ nạn như: uống rượu bia, đánh bài, hút thuốc, ma tuý…
+ Tổ chức 1 số hoạt động ngoại khoá tạo điều kiện cho sinh viên chủ động
hoạt động, tổ chức, từ đó hướng sinh viên đến những hoạt động lành mạnh, bổ
ích.

11


- Nguồn lực dành cho chiến dịch này là 1 nhóm các bạn sinh viên ( có thể
có các thầy cô ) trong hoặc ngoài khoa nhưng hơn hết là sử dụng nhân lực trong
khoa để thực hiện được chiến dịch 1 cách tốt nhất.

12


MỤC LỤC
-Phần I. Giới thiệu khoa PR-AD ( Quan hệ công chúng và quảng cáo)….2
-Phần II. Thực trạng sinh viên khoa PR-AD……………………………..3
-Phần III. Ảnh hưởng, tác động…………………………………………..5
-Phần IV.Thông tin về kế hoạch, chiến lược truyền thông……………….5

-Phần V.Nội dung truyền thông…………………………………………..8

13



×