Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BIÊN tập VAN BAN BAO CHI, trình bày quá trình biên tập báo chí liên hệ- Tiểu luận cao học,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.19 KB, 19 trang )

BÀI CUỐI KÌ
BIÊN TẬP VĂN BẢN BÁO CHÍ
Đề bài: Trình bày quá trình biên tập báo chí. Liên hệ.

Chương I: Tổng quan
I. Lí do chọn đề tài
Biên tập báo chí là một hoạt động nghiệp vụ của bộ phận biên tập trong
các tòa soạn báo, cơ quan truyền thông hiện nay. Đây là một khâu rất quan trọng
đòi hỏi trách nhiệm cao nhất của người biên tập viên, nó ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng của một tác phẩm báo chí.
Hiện nay, có rất nhiều những người chưa đủ năng lực lại được giao phó
trách nhiệm biên tập, họ không có kiến thức về quy trình biên tập báo chí điều
này làm cho sự xuất hiện ngày một nhiều những tác phẩm báo chí kém chất
lượng cả hình thức lẫn nội dung.
Bản thân tôi là một sinh viên theo học chuyên ngành báo Phát thanh –
Truyền hình của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi yêu thích
chuyên ngành của mình và luôn nỗ lực cố gắng học hỏi để sau này sẽ có nền
tảng chuyên môn vững chắc, trở thành một nhà báo giỏi với đầy đủ những kĩ
năng tốt trong đó có kĩ năng biên tập báo chí, từ đó cho ra những tác phẩm
phong phú và chuẩn mực, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho xã hội. Vậy nên
trong đề tài tiểu luận môn học “Biên tập văn bản báo chí” tôi quyết định chọn đề
tài “ quá trình biên tập báo chí”. Với đề tài này, tôi có thể hiểu rõ hơn về quá
trình biên tập văn bản báo chí, mô hình nhân cách của người biên tập hay những
nguyên tắc của công việc biên tập…
II. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận tôi tập trung xoay quanh vào những vấn
đề trong quá trình biên tập văn bản báo chí. Qua đó liên hệ với thực tiễn với các
loại hình báo chí khác nhau.


Chương II: Nội dung
1. Biên tập viên
Biên tập viên là người hoạt động ( công tác ) trong các tòa soạn báo, cơ
quan báo chí chuyên làm việc với tác phẩm, tham gia quá trình sửa chữa, làm
tác phẩm trở nên hoàn thiện hơn, có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Biên tập viên đảm nhận khâu xây dựng chiếc cầu nối tác giả và khán giả,
đưa đứa con tinh thần của họ và tác giả tới tay người xem, làm giàu cho vốn
kiến thức và văn hóa con người.
Trách nhiệm của đội ngũ biên tập văn bản báo chí vô cùng quan trọng,
nếu không có những biên tập viên thì không thể có những tác phẩm báo chí chất
lượng, mang tri thức, văn hóa đến với quần chúng.
2. Mô hình nhân cách của biên tập viên báo chí
Bất cứ một công việc gì cũng đòi hỏi rất khắt khe về mô hình nhân cách
người làm công việc đó. Nghề làm báo cũng không ngoại lệ và có thể nói là có
những yêu cầu khắt khe nhất trong nhiều công việc trong xã hội vì đây là một
nghề hết sức nhạy cảm, liên quan đến mọi mặt của xã hội cả về kinh tế, văn hóa
và tinh thần.
Biên tập viên không đồng nghĩa với việc một viên chức ăn lương nhà
nước, quen thói đi làm ngày 8 tiếng, tác phong làm việc xong là đi về. Thử
tưởng tượng nếu một tác phẩm báo chí về chính trị, khoa học được biên tập một
cách không ký càng, nhiều sai sót và được tung ra tới tay người xem, người đọc
thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn tới mức nào? Rất có thể nó sẽ


làm rối loạn xã hội, hay nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng tới hòa bình khu
vực quốc tế. Như vậy ta có thể thấy được biên tập không phải một hoạt động
bình thường mà rất quan trọng, hoàn thiện nhân cách biên tập viên là một việc
cần thiết.
Người biên tập viên báo chí hiện nay trước hết phải thích ứng được
những yêu cầu của thời đại. Loài người bước sang thế kỉ XXI đó là thế kỉ của

văn minh, trí tuệ. Lực lượng sản xuất khoa học công nghệ phát triển chưa từng
có, có thể đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng, phong phú về vật chất con người.
Ngành công nghiệp trí tuệ, công nghệ thông tin mang tính chất quốc tế cao đang
trở thành trung tâm phát triển của các quốc gia hiện đại. Trí tuệ con người trở
thành nguồn lực lớn, vô tận trong sự phát triển kinh tế xã hội. Thời đại mới cũng
đòi hỏi gắn liền với mục tiêu kinh tế và văn hóa trong sự phát triển bền vững.
Mục đích nhân văn chi phối mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do
đó mẫu người văn hóa trong thời hiện đại phải là con người có năng lực trí tuệ
cao, toàn diện, được chuẩn bị cuộc sống trong một thế giới mang tính toàn cầu.
Họ phải trở thành một công dân của thế giới trong cách nhìn, phạm vi hiểu biết
và thông tin. Họ biết chắt lọc, biết làm giàu cho nền văn hóa quê hương mình
bằng những thành tựu quý giá của nhân loại.
Thế giới quan, nhân sinh quan là hạt nhân của mọi mô hình nhân cách, là
yếu tố cơ bản trong cấu trúc nhân cách người biên tập viên báo chí. Trong thời
đại hiện nay, thế giới quan khoa học và cách mạng nhất vẫn là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lích sử của chủ nghĩa Mac-lenin. Con người có trí tuệ là
con người được soi sáng bởi thế giới quan đó. Nó tạo cho con người tự giác
nhận thức và hành động theo quy luật khách quan, có niềm tin, có phương pháp
tư duy và hành động đúng đắn. Trong đời sống văn hóa, họ có chức năng truyền
bá, giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan cho toàn xã hội. Muốn vậy bản thân
họ trước hết phải sáng mắt, sáng lòng. Họ phải nắm vững và vận dụng được lý
luận Mac-Lenin trong công tác tư tưởng. Họ nắm vững lý luận đó thì mới có thể


truyền bá một cách chính xác, phát triển nó trên cơ sở tiếp thu những thành tựu
khoa học mới và bảo vệ nó trước sự tấn công của kẻ thù tư tưởng.
Trong thời đại hiện nay, mặc dù con người đã đạt đến trình độ khoa học
công nghệ rất cao song sự phát triển xã hội vẫn còn sự phân chia và áp bức giai
cấp, tất yếu còn đấu tranh giai cấp. Bản thân chủ gnhiax tư bản hiện đại không
thể tự điều chỉnh được các mâu thuẫn xã hội cơ bản trong sự phát triển không

thể tự đổi mới để trở thành một xã hội tương lai của nhân loại. Hình thái kinh tế
cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ thay thế hình thái tư bản chủ nghĩa bằng cách
mạng xã hội xóa bỏ mọi áp bức giai cấp, dân tộc. Mọi thủ đoạn xóa nhòa ranh
giới giai cấp, thủ tiêu cách mạng đều là sự dối trá bịp bợm, phi khoa học nhằm
phủ nhận giá trị khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mac-lenin. Người biên tập viên
báo chí trong giai đoạn hiện nay phải kiên cường và chiến thắng trong công
cuộc đấu tranh tư tưởng đó. Muốn vậy thế giới quan khoa học, phương pháp
luận biện chứng của họ phải luôn luôn được phát triển, mài sắc. Công tác biên
tập báo chí là công tác tư tưởng chính trị, dĩ nhiên người biên tập phải có trình
độ tự giác chính trị cao. Tuy nhiên, đặc điểm nghề nghiệp cũng đòi hỏi trình độ
chính trị của người biên tập viên các yêu cầu đặc biệt. Họ phải nắm vững lý
luận Mac- Lenin, đường lối chính sách của Đảng trong mối liên hệ giữa lý luận
và thực tiện, giữa lý luận chung và sự biểu hiện sinh động, đặc thù của nó trong
công việc đời sống hằng ngày. Người biên tập viên báo chí phải biết xác định,
phát hiện một cách chính xác những quan điểm chính trị trong các tác phẩm báo
chí ở các dạng biểu hiện khác nhau, trong các thể loại tác phẩm mà mình biên
tập. Người biên tập là người biết bảo vệ một cách kiên quyết những lập trường
quan điểm đúng đắn đồng thời đấu tranh để thuyết phục tác giả, hướng dẫn
người xem người đọc…
Như vậy, đối với Người biên tập viên báo chí hiện nay, trình độ cao về
chính trị, tư tưởng không những đòi hỏi họ phải đọc nhiều để nắm vững các di
sản lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin mà còn phải am hiểu và có những kinh


nghiệm thực tiễn cách mạng. Chính những mặt biểu hiện đó tạo thành sự nhạy
cảm chính trị, bản lĩnh chính trị của người biên tập viên báo chí .
Trong lĩnh vực báo chí ( các loại hình báo chí ) thì sự nhảy cảm trước
những diễn biến chính trị trong nước cũng như quốc tế và sự chuẩn xác trong
quá trình biên tập lúc nào cũng phải đặt ra.
Nghề biên tập báo chí cần có năng khiếu, tố chất bẩm sinh, là cơ sở cho

sự phát triển tài năng người biên tập viên báo chí. Họ là người đầu tiên đọc tác
phẩm báo chí của phóng viên, tác giả. Họ phải thận trọng đọc từng câu, từng
chữ trong bản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn, chuẩn đoán
những hạn chế của bản thảo, đưa ra những kiến nghị sửa chữa hợp lý. Đặc biệt
công việc biên tập đòi hỏi Người biên tập viên báo chí phải có khả năng cảm
thụ thực tế, bao quát phát hiện nhạy bén những vấn đề cần phải sửa chữa, biên
tập viên không thể giỏi hơn hay giỏi bằng tất cả các tác giả mà mình biên tập
song chí ít họ cũng phải có trình độ hiểu được giác giả, hiểu được cả đời sống,
tính cách riêng và phong cách sáng tạo của họ. Do vậy đòi hỏi về mặt tri thức
chuyên môn đối với Người biên tập viên báo chí là một đòi hỏi phải nâng cao và
bổ sung không ngừng tỏng quá trình hoạt động thực tế, không chỉ căn cứ vào cái
vốn ban đầu, học một học vị là đủ.
Bên cạnh mảng tri thức chuyên môn khoa học cần thiết cho việc biên tập
mỗi tác phẩm báo chí, mô hình nhân cách người biên tập viên còn bao gồm
mảng tri thức về nghiệp vụ biên tập. Đây là phần kiến thức cơ bản nhất, cần
thiết nhất đối với những người muốn gắn bó với nghề báo chí. Trên cơ sở đó, họ
cần chú ý đến những yếu tố sau:
-

Cấu trúc, trật tự sáng sủa của bản thảo
Ngôn từ cô đọng và phong cách phù hợp với mỗi thể loại tác phẩm
Thống nhất các đơn vị cấu trúc, loại trừ sự trùng lặp
Gạt bỏ những bất hợp lý và lỗi về ngôn từ
Sự chính xác và đúng đắn của những dẫn chứng



Người biên tập viên báo chí không thể ép phóng viên, tác giả phải theo
quan điểm của mình. Bởi lẽ vẫn có thể tác giả có lý, và rốt cục tác phẩm vẫn là
của tác giả, lời cuối cùng vẫn thuộc về tác giả.


3. Biên tập báo chí
Biên tập báo chí là một quá trình tổ chức lực lượng xã hội xây dựng nên
các tác phẩm báo chí; phân tích; đánh giá; sửa chữa; và hoàn thiện tác phẩm để
đưa in ( hoặc phát) đáp ứng một nhiệm vụ nhất định.
Biên tập báo chí xuyên suốt quá trình hoạt động báo chí, nội dung công
tác biên tập báo chí rất phong phú, đa dạng từ khâu đề tài đến theo dõi ảnh
hưởng của báo chí đối với xã hội. Ta có thể khái quát thành 5 khâu công tác:
-

Đề tài và kế hoạch đề tài
Tổ chức và bồi dưỡng công tác viên
Biên tập bản thảo
Theo dõi in và sửa bài
Tuyên truyền giới thiệu và phát huy tác dụng của báo chí.

Năm khâu trên tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, đồng bộ, liên quan
chặt chẽ với nhau trong quá trình biên tập báo chí.
4. Quá trình biên tập báo chí
a. Công tác đề tài và kế hoạch đề tài.
Đề tài của báo chí chính là hiện thực khách quan được phản ánh vào
trong mỗi tác phẩm. Đề tài báo chí thực sự phải đảm bảo các yếu tố như tính
định hướng, tính hấp dẫn, tính khả thi. Kế hoạch đề tài còn là cương lĩnh chính
trị hoạt động của một tờ báo.
-

Tính định hướng : đề tài phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức

năng nhiệm vụ của tòa soạn hoặc cơ quan báo chí.



Vấn đề hay đề tài phản ánh phải phù hợp với đường lối quan điểm chính
sách của Đảng và nhà nước. Phù hợp với luật pháp trong nước. Góp phần định
hướng thông tin cho dư luận xã hội. Vì báo chí ở Việt Nam mang tính định
hướng, là diễn đàn của nhân dân, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước. Do đó tính
định hướng là một trong những yếu tố rất quan trọng ở mỗi cơ quan báo chí.
-

Tính khả thi: Mỗi đề tài đưa ra phải có thông tin cụ thể và tính khả

thi cao, có khả năng và điều kiện để thực hiện hoặc phản ánh vào trong tác
phẩm cụ thể.
Tính hấp dẫn: Đây là một trong những yêu cầu đầu tiên để đánh giá
sự thành công hay thất bại của đề tài. Đề tài phả thật sự có chất lượng và có sự
hấp dẫn về mặt thông tin thì mới có thể thu hút được sự quan tâm của độc giả và
bạn đọc. Nếu đề tài không có sự hấp dẫn thì đề tài đó hoàn toàn thất bại trong
quá trình tiếp cận công chúng.
Khi đã xác định được đề tài cụ thể, khả thi thì cần phải lên kế hoạch đề tài
một cách cụ thể và chi tiết. Đó là bản dự kiến, vạch ra các yêu cầu về phương
hướng, nhiệm vụ biên tập các đề tài, chỉ tiêu, biện pháp biên tập với tiêu chí về
số lượng , chất lượng nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố về mặt thời gian. Tùy vào
đề tài mà biên tập viên tính toán lựa chọn kế hoạch đề tài cho phù hợp, với các
đề tài ngắn và dài hạn khác nhau. Mỗi biên tập viên phải luôn chú ý xây dựng
kế hoạch đề tài cho phù hợp nhằm phát hiện và lựa chọn đúng và kịp thời đề tài,
đảm bảo tiến độ sản phẩm cho cơ quan báo chí. Đồng thời phát huy tính tự giác,
chủ động sáng tạo của bản thân người biên tập viên.
Kế hoạch đề tài là khâu quan trọng hàng đầu, có tính chất mở
đường, mọi hoạt động của tòa soạn đều phải căn cứ vào kế hoạch đề tài. Kế
hoạch đề tài phải có tính linh hoạt, có khả năng đáp ứng phục vụ kịp thời những
thay đổi và đòi hỏi của thực tiễn nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện



b. Tổ chức xây dựng đội ngũ cộng tác viên.
Cộng tác viên là những người cộng tác với cơ quan báo chí, luôn có mặt ở
nhiều điểm nóng, cập nhật nhanh chóng những thông tin, đề tài, cung cấp các
nguồn tin cho cơ quan báo chí để xây dựng các kế hoạch đề tài và sản phẩm báo
chí. Tổ chức xây dựng đội ngũ cộng tác viên có tính then chốt quyết định sự
thành công của từ báo. Đây là đội ngũ đắc lực và quan trọng ở mỗi cơ quan hay
tòa soạn. Trong cuộc đua về thông tin, đội ngũ cộng tác viên luôn có vai trò cực
kỳ quan trọng và không thể thay thế. Cộng viên có thể là người dân, tác giả
đóng góp nhiều tác phẩm, những người đam mê làm báo, những người có
những nguồn tin quan trọng vào đúng thời điểm…
Để xây dựng được đội ngũ cộng tác viên hùng hậu, chặt chẽ và rộng lớn
thì công tác cộng tác viên là công việc cần được quan tâm và sát sao. Đây là
hoạt động tổ chức mạng lưới cộng tác viên, sắp xếp cộng tác viên phù hợp với
nhiệm vụ và chuyên môn, giúp họ phát huy tối đa khả năng và vai trò của
mình.Phải rèn luyện cho họ một số kỹ năng cần thiết khi tiếp cận và xử lý thông
tin khi cần thiết. Không ngừng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cộng tác viên cả
về số lượng và chất lượng.
Ngoài việc bồi dưỡng về nghiệp vụ và đời sống tinh thần cho mạng lưới
cộng tác viên thì các cơ quan báo chí cũng cần đáp ứng đầy đủ về chế độ lương
bổng, thưởng và nhuận bút. Đây là khoản thù lao xứng đáng cho những lao
động của cộng tác viên trong quá trình tìm tòi sáng tạo và thu thập thông tin.
Nhuận bút là một phần không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng và tổ chức đội
ngũ, mạng lưới cộng tác viên chuyên nghiệp. Đó không chỉ là động lực thúc đẩy
họ cống hiến hơn nữa cho cơ quan, tòa soạn báo mà còn là thước đo đánh giá
năng lực và sự nhìn nhận công lao của mỗi cá nhân cộng tác viên.
Tổ chức các hội nghị theo chuyên đề để bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng
tác viên. Khen thưởng kịp thời và nhanh chóng đối với những cá nhân xuất sắc.



Khích lệ kịp thời về cả vật chất và tinh thần để giúp cộng tác viên yên tâm công
tác và phục vụ cho cơ quan báo chí. Đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa các cộng tác viên và giữa công tác viên với tòa soạn, tạo nên sợi dây liên
kết bền bỉ và vững mạnh.
Để lựa chọn được những cộng tác viên phù hợp phải dựa vào quá trình
đóng góp phản ánh và gửi tác phẩm của cá nhân. Đánh giá năng lực trình độ và
quá trình hợp tác. Kiểm tra kiến thức liên quan đến báo chí để kịp thời phát hiện
và đồi dưỡng những cá nhân có tiềm năng. Tập huấn các kiến thức cơ bản và
nâng cao để biến họ thành những cộng tác viên năng động và nhiệt huyết. Đánh
giá chất lượng các đề tài mà cộng tác viên gửi về.
c. Biên tập bản thảo
Đây là công việc trung tâm có ý nghĩa quết định đến chất lượng của một
tờ báo.Bản thảo là kết quả lao động sáng tạo của tác giả được gửi đến tòa soạn
để biên tập và cho xuất bản. Biên tập bản thảo là quá tiếp nhận bản thảo cho đến
khi biên tập xong và phát hành. Bản thảo cũng là sự ghi nhận nỗ lực của tác giả
trong quá trình cho ra đời một sản phẩm báo chí.
Để đánh giá chất lượng của một bản thảo, phải đánh giá chủ đề tư tưởng
được phản ánh trong bản thảo. Chủ đề tư tưởng phải hấp dẫn, phản ánh đúng sự
thật khách quan và có khả năng hiện thực hóa cao. Nó thể hiện cách nhìn và sự
quan sát của tác giả về một vấn đề, hiện tượng nảy sinh trong đời sống xã
hội.Phải xác định tính chân thực của vấn đề trong bản thảo. Đánh giá chung về
ngôn ngữ, cách thể hiện ở từ, câu, đoạn văn bản. Đánh giá các yếu tố về logic,
sự suy luận hay lập luận của tác giả về vấn đề được nói đến trong bản thảo. Các
yếu tố đó là thước do cho thấy trình độ và thái độ của tác giả.
Từ sự đánh giá sơ lược về bản thảo, biên tập viên sẽ lên kế hoạch,
phương án để xử lý bản thảo một cách hợp lý nhất. Biên tập viên sẽ căn cứ vào
những kết luận được đánh giá thông qua nội dung, ngôn ngữ, suy luận và sự



logic của bản thảo. Căn cứ vào tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của tào soạn và
những điều kiện thực tế của tòa soạn. Từ đó đề xuất cách thức và các phương án
để xử lý bản thảo một cách phù hợp, để quyết định xem bản thỏa đó có đạt tiêu
chuẩn và yêu cầu hay không.
Việc xử lý bản thảo là một công việc khó khăn và phức tạp, nó đòi hỏi
trình độ và kinh nghiệm của một biên tập viên thực thụ. Người biên tập phải là
người có vốn hiểu biết sâu rộng, có kiến thứ trình độ, am hiểu về ngôn ngữ, ngữ
pháp, cấu trúc logic. Biên tập viên còn phải thẩm thấu được ý nghĩa của bản
thảo, tránh hiểu sai vấn đề hay ý tưởng nội dung mà tác thể hiện trong bản
thảo.Điều này đòi hỏi người biên tập phải hiểu tác giả, hiểu ý tưởng mà người
viết muốn truyền đạt thông qua bản thảo.
Trong các bản thảo, không thể tránh khỏi việc mắc lỗi, dù là lỗi lớn hay
nhỏ thì cũng cần phải loại bỏ trước khi bản thảo được duyệt và phát hành. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bản thảo bị sai hoặc mắc lỗi. Đó có thể là
những nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố chủ quan và khách quan.Những lỗi
thường gặp nhất trong bản thảo đó là các lỗi về từ, câu, dấu câu, diễn đạt, chính
tả, logic văn bản, kết cấu các đoạn, các phần của một văn bản.Nhiệm vụ của
biên tập viên là tìm ra những lỗi đó và chỉnh sửa phù hợp nhưng vẫn phải thể
hiện đúng chủ đề tư tưởng của tác phẩm.Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, biên tập
viên chính là sợi dây liên kết giữa tác giả với công chúng. Do đó, biên tập viên
cần phải nghiê cứu và hiểu kỹ về chủ đề và tư tưởng mà tác giả thể hiện trong
tác phẩm. Phải cân nhắc và phát hiện chính xác lỗi sai của bản thảo, tránh việc
sửa đúng thành sai hay sửa nhầm ý mà tác giả muốn thể hiện. Đặc biệt chú ý
nguyên tắc trong hoạt động biên tập đó là “càng sửa ít thì càng tốt, không sửa
thì tốt hơn”.Điều đó chứng tỏ rằng, bản thảo ít được sửa có độ hoàn thiện và
chất lượng rất cao.Nó phản ánh năng lực và trình độ của tác giả trong hoạt động
của mình.Việc sửa chữa bản thảo chính là khâu trung tâm của hoạt động biên
tập bản thảo báo chí.



Một tác phẩm tốt, có chất lượng cao không chỉ có nội dung phù hấp dẫn
mà hình thức được trình bày sáng sủa và bắt mắt. Phải đảm bảo các nguyên tắc
về biên tập mỹ thuật, kỹ thuật đối với một sản phẩm báo chí, bởi đây là yếu tố
rất quan trọng để đưa sản phẩm tiến cận công chúng. Luôn đảm bảo sự thống
nhất và phù hợp giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm thông qua việc
dàn trang, đổ màu chữ, hình mình họa, bố cục bài báo. Đó là nguyên tắc phổ
biến và quan trọng.Việc thiết kế khổ giấy, cỡ chữ, cách thức dàn trang và thể
hiện hình ảnh minh họa có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận thông tin của
độc giả. Cần chú trọng và thực hiện tỉ mỉ khâu này.Sự kết hợp hoài hòa giữa các
yếu tố về bố cụ, màu sắc, cỡ chữ, chất liệu in, phương pháp in sẽ đem đến một
sản phẩm báo chí hấp dẫn, hay về nội dung, đẹp về hình thức. Ngày nay, công
nghệ in ấn của báo in đã phát triển mạnh, vì thế các yếu tố về mỹ thuật ngày
càng được chú trọng hơn trước.Màu sắc và hình ảnh trên nhiều báo in khá hấp
dẫn và nó đáp ứng được những yêu cầu của bạn đọc về tính thẩm mỹ. Các yếu
tố về đồ họa được thể hiện trên báo in sẽ giúp bạn đọc hứng thú hơn và bổ sung
thêm thông tin cho bài viết, giúp cho quá trình thẩm thấu thông tin nhanh và dễ
dàng hơn.
d. Theo dõi in và sửa bài.
Hoạt động biên tập không trực tiếp tham gia công việc in báo nhưng biên
tập viên báo chí cần theo dõi tiến độ in và kỹ thuật in:
Theo dõi in là một công việc không thể thiếu trong hoạt động biên tập
văn bản báo chí.Theo dõi in để đảm bảo hoạt động in ấn diễn ra đúng thời gian,
đảm bảo tiến độ, đúng quy trình thủ tục và đúng kế hoạch. Nếu việc in ấn gặp
trục trặc tức là một vấn đề nghiêm trọng của báo in. Do báo in phụ thuộc vào
quá trình in ấn cho nên việc chậm trễ trong khi in là điều rất đáng lo ngại. Đây
là khâu quan trọng cần giám sát và theo dõi kỹ càng để tránh được những sai sót
và khắc phục được sự cố kịp thời để đưa sản phẩm đến với bạn đọc nhanh nhất.
Sau quá trình in ấn là một loạt các biện pháp và cách thức để phát hành nhanh



chóng sản phẩm đến với công chúng. Trong quá trình in, cần tuân thủ nghiêm
ngặt nguyên tắc giữ nguyên bản thảo, vì đây là bản thảo đã được kiểm duyệt
trước khi in, tránh những sai sót về mạt nội dung.
Sau quá trình in ấn, bản in sẽ được soát lỗi kỹ càng ( so với bản mẫu ) để
tránh những lỗi sai dù là nhỏ nhất trong khi in trước khi phát hành sản phẩm.sửa
bài theo nguyên tắc nhanh và ngắn gọn, nhất quán lệnh sửa. Dấu sửa bài có tác
dụng làm đơn giản các chỉ dẫn sửa và nhanh chóng tìm lỗi để sửa.
e. Tuyên truyền, giới thiệu và phát huy tác dụng của báo chí.
Đây là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng.Việc tuyên truyền giới
thiệu báo chí đến bạn đọc giúp quảng bá hình ảnh của cơ quan báo chí, các ấn
phẩm đến bạn đọc, cổ vũ được nhiều người đọc báo hơn nữa. Từ đó góp phần
mang thông tin đến công chúng, đưa những chủ trương , đường lối của Đảng
đến gần hơn với nhân dân, định hướng thông tin và dư luận.
Để tuyên truyền tốt thì người tuyên truyền cho cơ quan báo chí phải nắm
vững các yêu cầu về nghiệp vụ.Xây dựng kế hoạch tuyên truyền với phương
pháp, nội dung phù hợp, nâng cao nhận thức của người dân với việc tiếp cận
thông tin qua báo chí.Lập kế hoạch tuyên truyền đúng nơi đúng lúc, đúng thời
điểm thì mới đạt hiệu quả cao. Đồng thời phải sáng tạo linh hoạt trong quá trình
tuyên truyền vận động.
Về hình thức tuyên truyền , cổ động có thể tiến hành quảng cáo trên mặt
báo, bằng thông cáo báo chí, tờ rơi, tranh cổ động, băng rôn, khẩu hiểu. Tùy vào
hoàn cảnh và điều kiện cụ mà người tuyên truyền sử dụng và sáng tạo những
hình thức phù hợp với địa bàn hoặc các nhóm công chúng khác nhau cho phù
hợp.

Chương III: Liên hệ
I. Thực tế trên các loại hình báo chí


1. Quá trình biên tập báo chí ở thể loại báo in

Trải qua gần 25 năm báo chí Việt nam đồng hành cùng công cuộc
đổi mới đất nước, hệ thống báo chí, xuất bản cả nước đã có những phát t
riển vượt bậc.
Bằng kiến thức và trình độ trong công tác biên tập các văn bản báo chí,
trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, báo in đã đã cho ra những tác phẩm có nội dung
chuẩn mực, tham gia tích cực như một binh chủng tinh nhuệ của Đảng, kiên
quyết bảo vệ chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời báo in cũng đã làm tốt công tác
tuyên truyền cổ vũ động viên toàn dân đoàn kết, đấu tranh làm thất bại âm mưu
thủ đoạn diễn biến hòa bình kết hợp với bạo loạn lật đổ của thế lực thù địch,
lĩnh hội các nền văn hóa tốt đẹp mới. Bên cạnh đó hình thức của các tác phẩm
cũng ngày được cải thiện. Nhiều tờ báo được thiết kế khổ vừa, có màu sắc đẹp,
cỡ chữ và phông phù hợp, khâu biên tập mỹ thuật và thiết kế đã có nhiều bước
đột phá hơn , nhất là việc thiết kế trang bìa. Trang bìa của nhiều báo như Hoa
học trò, Sinh viên Việt Nam hay tạp chí Tiếp thị và gia đình, Thời trang trẻ có
hình thức rất đẹp và bắt mắt.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số yếu kém về chất lượng thông tin, đặc
biệt là độ chính xác và tính định hướng của thông tin trên báo in. Một bộ phận
những người biên tập viên báo chí đã không làm tròn trách nhiệm hay không có
chuyên môn cao đã tạo ra sự hỗn loạn thông tin đâu là hư, đâu là thực, đâu là
đúng đâu là sai. Họ đã coi nhẹ việc biên tập để rồi thông tin không được lựa
chọn chặt chẽ, thẩm định kỹ lưỡng, thậm chí không có tính định hướng tư tưởng
và thiếu tính giáo dục, thẩm mỹ. Từ đó xuất hiện đến một hệ quả là cái thật – cái
giả, cái tốt – cái xấu, cái hay – cái dở, cái đúng – cái sai, cái cao thượng – cái đê
hèn, cái tích cực – cái tiêu cực, cái văn mình – cái lạc hậu vô tình đan xen vào
nhau trong các tác phẩm báo in nên công chúng khó phân định rạch ròi và vô


hình chung đẩy người ta vào một Đại dương thông tin mênh mông không biết
đâu mà lần, công chúng bị ngợp trong các luồng thông tin nhiều chiều.

Bên cạnh đó, những người biên tập viên báo chí còn lợi dụng chức vụ của
người làm báo để đưa tin một cách quá đà về tiêu cực, mặt trái xã hội thể hiễn
rõ sự yếu kếm về chuyên môn, không nắm rõ quy trình biên tập vì nội dung
không phù hợp đối tượng. Người ta ước tính có thời gian lượng thông tin tiêu
cực gấp 10 lần những tin bài về người tốt, việc tốt.
2. Báo mạng điện tử
Báo điện tử đang phát triển mạnh mẽ, có những ưu điểm vượt trội so với
các loại hình báo chí khác bởi những bước tiến vô cùng nhanh chóng của công
nghệ và sự ra đời ngày càng nhiều của các thiết bị hiện đại.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, sự phát triển mang tính vĩ mô của báo điện
tử dường như sẽ bị cản trở bởi sự phát triển manh mún, sai lệch vì sự yếu kém
trong quá trình biên tập báo chí. Thực trạng báo điện tử ở nước ta hiện nay đang
có nhiều điều lo ngại, dóng lên một hồi chuông báo động. Cụ thể:
a.

Sử dụng ngôn ngữ báo chí bừa bãi

Báo chí vốn được coi là chuẩn mực về ngôn ngữ ở sự trong sáng và dễ
hiểu, ngôn ngữ báo chí lẽ ra được coi là tiêu chuẩn cho người dùng thuộc mọi
tầng lớp, nhưng ngôn ngữ trên báo chí điện tử đang thực sự là một “thảm họa”, .
Cách đây vài năm, chuyện sai lỗi chính tả quá nhiều trên báo mạng những
tưởng là đã bức xúc nghiêm trọng, nhưng so với tình trạng hiện nay thì vẫn còn
là những lỗi đơn giản. Nhiều bài dịch trên báo điện tử không rõ nghĩa hoặc thậm
chí sai nghĩa không phải là chuyện hiếm, còn việc các bài viết dùng các cụm từ
sai, câu không đầy đủ là chuyện quá thường tình. Chưa kể có tình trạng cắt dán
bài của các website khác dẫn đến “dâu ông nọ cắm vào cằm bà kia” hoặc để sót
các câu cụt mà vẫn vượt qua mọi khâu biên tập để lên mặt báo.


Có thể trích dẫn một số tiêu đề để chứng minh về sự yếu kém trong việc

biên tập của người làm báo về ngôn ngữ trên báo mạng điện tử: Lương Mạnh
Hải hứa hẹn khủng hoảng của một thằng “điếm”. Mỹ nhân lộ ngực Trang
Nhung tạo dáng với chú chó trắng. Ngô Thanh Vân lấy khăn lông che ngực thả
rông. Nghệ sĩ “cởi quần đọc sách” lại “vật lộn với máy móc”…….
b.

Xu hướng kéo độc giả bằng mọi giá

Trong vòng 1 năm trở lại đây, liên tiếp các website tin tức ra đời đều áp
dụng một công thức duy nhất để lôi kéo người đọc là những tin bài về các vụ lộ
băng sex, người mẫu này hở ngực, ca sĩ kia lộ hàng….Những cái tít giật gân
luôn được gắn với một số động từ, tính từ nhất định như “choáng váng, sốc,
kinh hoàng, hoảng hồn…”Có những trang website được gắn với tên gọi “giáo
dục” nhưng nội dung đầy những thông tin vô cùng phản giáo dục, có trang
tưởng như để tôn vinh phụ nữ thì lại đầy những hình ảnh hở hang da thịt cùng
những câu chuyện xâm phạm đời tư cá nhân, dùng những ngôn từ thiếu tôn
trọng phái yếu. Có trang web vốn được coi là một trang nghiêm túc với những
bài viết mang tính xã hội cao thì nay cũng đầy những chuyện cướp, giết ngay
trên trang chủ…
Có thể trích dẫn một tiêu đề bài viết để chứng minh cho tình trạng câu
khách đã đi quá xa và phi giáo dục tới mức nào: “Video: bản Full 4 phút 21 giây
cởi đồ của nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh”. Thành viên trên một diễn đàn nhận xét
rằng cái tít này không khác gì lời mời gọi câu khách trên những trang web khiêu
dâm rẻ tiền. Xin thưa đây là tiêu đề của một bài báo được đăng vào ngày
18/5/2011 trên một trang báo điện tử được cấp phép của Việt Nam, và nó là ví
dụ tiêu biểu nhất về sự lố lăng và câu kéo người đọc tới mức vượt quá cả ranh
giới của báo chí. Còn đây là nội dung của tin kể trên: “Những khán giả không
có mặt tại sân khấu Đêm hội chân dài tối 15/5 có cơ hội được thưởng thức trọn
vẹn màn cởi đồ của Nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh”. Có thể nói, quá trình biên tập



ở đây đã không được thực hiện đúng đắn, người biên tập viên đã vi phạm tính
tuyên truyền nội dung tác phẩm.
c.

Thiếu tính định hướng, thông tin không thẩm định

Có nhiều website ra đời nhưng nó lại đi theo con đường câu khách bằng
mọi biện pháp phi giao dục và phi đạo đưc nghề nghiệp. Dường như các báo
điện tử này có mong muốn là tăng số lượng người đọc thật nhanh chóng nên
khâu biên tập như cho có để rồi nhắm mắt đăng tải tất cả những thông tin nào
mà họ cho là gây tò mò, gây sốc cho độc giả. Ngay cả những vấn đề kinh tế – xã
hội, quốc tế quan trọng cũng được đưa tin một cách bát nháo đến kỳ lạ, người
đọc nhiều khi không thể hiểu nổi quan điểm của tòa soạn đó là gì. Có những tờ
báo đăng tải những bài viết hoàn toàn khác quan điểm, nhưng không phải vì lý
do muốn có cái nhìn đa chiều mà đơn giản vì chúng “gây sốc”. Làm báo đòi hỏi
phải có định hướng, một bài báo phải phản ánh được chính kiến của người viết
và của tòa soạn, xa hơn là của đất nước. Nếu thiếu đi tính định hướng, tính công
bằng và cân bằng của một tác phẩm báo chí thì nó chỉ còn là những bài viết tản
mạn phục vụ lợi ích cá nhân mà thôi.
Trong báo chí, yêu cầu đầu tiên đối với mỗi nhà báo là “thẩm định thông
tin”. Nhưng hiện nay, trên báo điện tử lại xuất hiện nhan nhản những thông tin
không thể xác thực được, không trích dẫn nguồn tin, không phỏng vấn đối
tượng. Nguy hại hơn là có tình trạng phóng viên lướt web, sục sạo các diễn đàn
rồi cắt dán các ý kiến của người nọ người kia để tạo thành thứ mà họ gọi là báo
chí.
d. Phát triển thiếu chuyên nghiệp, vi phạm bản quyền nghiêm trọng
Xã hội ngày càng tiên tiến, văn minh nhưng tính chuyên nghiệp của báo
chí Việt Nam thì không được nâng lên kịp với tốc độ phát triển của cuộc sống



và dân trí. Báo chí Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng xâm phạm bản quyền nghiêm
trọng.
Vi phạm nhẹ nhất là kiểu báo này lấy bài của báo khác mà không xin
phép, tuy có trích dẫn nguồn tin. Trầm trọng hơn là kiểu lấy bài của báo khác rồi
biên tập lại hoặc thậm chí để nguyên si…và đổi tên mình.
Báo điện tử không chỉ ngày càng chứng tỏ ưu thế vượt trội mà còn tự
thay đổi và biến đổi để phù hợp với cách tiêu thụ thông tin của thời đại mới,
đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới. Nhưng báo điện tử Việt Nam
sẽ đi đâu và về đâu nếu quá trình biên tập không được thực hiện một cách
nghiêm ngặt và đúng đắn?
3. Báo truyền hình
Báo truyền hình ra đời trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu tất yếu của con
người về thông tin. Dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật phát triển và điều kiện cơ
sở vật chất ngày càng nâng cao, truyền thông qua vô tuyến đã tạo dựng được
một chỗ đứng vững chãi, là loại hình không thể thiếu trong truyền thông đại
chúng.
Cùng với phát thanh, báo in, báo điện tử; truyền hình là phương tiện
thông tin đại chúng cực kì quan trọng. Trong điều kiện của nước ta thì cho đến
nay, báo truyền hình đang ngày càng được yêu thích và phát triển rộng rãi. Bởi
vậy mặc dù truyền hình ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác
nhưng nó đã nhanh chóng phát triển và có chỗ đứng trong xã hội.
Quá trình biên tập tác phẩm báo chí trong thể loại báo truyền hình có thể
nói đòi hỏi yêu cầukhắt khe tỉ mỉ cao hơn các loại hình khác vì khi phát sóng
ekip phải thực hiện cả khâu hình ảnh, âm thanh, đồ họa, nội dung, lời văn phù
hợp đặc trưng truyền hình. Đã có rất nhiều tác phẩm truyền hình xuất sắc cả về
nội dung lẫn hình thức, mang đến cho khán giả lượng thông tin hoàn chỉnh và


có tính định hướng rõ ràng phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước. Nó

cho thấy người biên tập viên và đội ngũ ekip đã thực hiện tốt quá trình biên tập,
họ theo sát năm khâu công tác: Đề tài và kế hoạch đề tài, tổ chức và bồi dưỡng
cộng tác viên, biên tập bản thảo, theo dõi in và sửa bài, tuyên truyền giới thiệu
và phát huy tác dụng của báo chí. Tuy nhiên vẫn còn có những hạt sạn trong
biên tập báo truyền hình, một số tác phẩm có nội dung không thực sự tốt và dễ
gây hậu quả định hướng xấu trong dư luận ví dụ gần đây nhất là trong chương
trình chuyển động 24h của Đài truyền hình Việt Nam, nội dung chương trình nói
về việc đi tìm sự thật về tuổi của cầu thủ bóng đá U19 Công phượng, người dẫn
chương trình đã có những lời lẽ không đúng với đạo đức của người làm báo khi
có hơi hướng kết tội Công Phượng gian lận tuổi; âm nhạc trong chương trình
cũng đầy mùi hình sự, và đặc biệt điều đáng phê phán hơn đó là chương trình đã
vi phạm việc cung cấp thông tin quá cụ thể cá nhân một con người trước khán
giả cả nước.
II. Một số giải pháp
Để giải quyết một số tồn tại từ quá trình biên tập báo chí hiện nay, tôi xin
có một số giải pháp:
Trước hết, cần có công cuộc đào tạo những sinh viên báo chí một cách
chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn, cần có cái gốc chắc chắn thì sau này chúng ta
mới có được những thế hệ người làm báo chuyên nghiệp, lý tưởng vững vàng,
không bị bỡ ngỡ khi mới đi làm thực tế. Đặc biệt nhà trường nên kết hợp với
các cơ quan báo chí đưa sinh viên đi thực tế nhiều hơn nhất là sinh viên chuyên
ngành biên tập, xuất bản
Về phía cơ quan chức năng nên có sự quân tâm sâu sắc hơn tới những
người làm báo đặc biệt người làm công tác biên tập và có giám sát chặt chẽ,
quản lý một cách đúng đắn trong việc đưa ra một tác phẩm báo chí tới công
chúng.


III. Kết luận
Có thể nói, quá trình biên tập báo chí thực sự là một hoạt động rất quan

trọng trong báo chí. Mặc dù có nhiều thú vị nhưng cũng có vô số khó khăn tồn
tại. Nhưng nhìn vào những gì mà nền báo chí Việt nam hiện nay có được chúng
ta không thể không tự hào về đội ngũ biên tập viên – những người trực tiếp
tham gia vào quá trính biên tập làm nên những thành công đó.
Nói đến công việc biên tập, tôi thấy đây là một nghề vinh quang, mỗi
biên tập viên luôn tin tưởng vào chính tài năng của mình nhưng đồng thời biết
học hỏi những kinh nghiệm quý giá của những người đi trước, họ chính là chiếc
cầu nối khán giả với tác giả, nhân tố quan trọng để tạo ra những tác phẩm báo
chí cthanhf công cả về nội dung và hình thức.
-Hết-



×