Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHN0 và PTNT QUẬN BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.18 KB, 21 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHN
0
và PTNT QUẬN BA ĐÌNH
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA NHNo&PTNT QUẬN BA ĐÌNH TRONG THỜI
GIAN TỚI.
3.1.1. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng đến năm
2005
Mục tiêu tăng trưởng chủ yếu:
- Nguồn vốn tăng trưởng: Từ 25% đến 30%/năm
- Dư nợ tăng trưởng: 20%/năm
- Lợi nhuận tăng: Từ 10% đến 15%/năm
- Cơ cấu nguồn vốn dự kiến đủ đến năm 2005
+ Tiền gửi từ tổ chức và dân cư: 50%-70% đồng nguồn vốn
+ Tiền gửi các tổ chức tín dụng và tiền gửi khác có lãi suất đầu vào cao,
không ổn định giảm dần xuống
+ Tăng cường mở rộng huy động tiền gửi ngoại tệ góp phần đáp ứng
vốn ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu
- Cơ cấu dư nợ:
+ Tăng dần dư nợ trung dài hạn, mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, hộ cá thể, cán bộ viên chức nhà nước.
+ Phấn đấu đến năm 2005 có số dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ 4%
tổng dư nợ
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ cá thể chiếm 55%
tổng dư nợ
- Thu dịch vụ đến 2005 đạt 30% tổng doanh thu
Từ các mục tiêu tăng trưởng trên, chi nhánh dự kiến đạt đạt được kết
quả kinh doanh qua từng năm như sau:
Các chỉ tiêu chủ yếu của Chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình
(Đơn vị : tỷ đồng)
Năm


Chỉ tiêu
2003 2004 2005
I. Nguồn vốn 570 678 850
1. Nội tệ 510 593 730
+ Không kỳ hạn 25 35 50
+ < 12 tháng 140 195 250
+ > 12 tháng 60 80 130
2. Ngoại tệ 60 85 120
3. Tiền gửi các tctd 125 140 150
4. Kỳ phiếu 160 143 150
II. Sử dụng vốn
1. Tổng dư nợ 90 110 130
+ Ngắn hạn 60 65 70
+ Trung dài hạn 25 35 50
2. Cơ cấu dư nợ:
+ DNNN 20 28 28
+ DN ngoài QD 23 30 40
+ Hộ cá thể 10 12 15
+ Cầm cố GTCG 25 25 27
+ Vay đời sống 10 15 20
+ Nợ quá hạn

2%

2%

2%
(Nguồn: Đề án phát triển kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT đến 2005)
Dự kiến tình hình tài chính.
(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
I. Tổng thu 46.280 56.017 67.749
Thu lãi cho vay 6.800 8.000 9.000
Thu thừa vốn 38.00 46.000 56.000
Thu phí dịch vụ 106 137 178
Thu lãi tiền gửi ngoại tệ 1.282 1.780 2.448
Thu khác 92 100 123
II. Tổng chi (Không lương) 42.600 51.617 62.949
Chi trả lãi TK 80 39.618 48.000 58.600
Chi phí quản lý 1.278 1.548 1.889
Chi khác (TK 81+86+87) 1.704 2.069 4.889
III.Quỹ thu nhập 3.680 4.400 4.800
IV. Quỹ lương được xác lập 1.104 1.320 1.440
Số người 36 44 52
(Nguồn: Đề án phát triển kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT đến 2005)
Lương bình quân: 2.000.000 đ/người/tháng
3.1.2. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh
trong thời gian tới
Trong thời gian tới, chi nhánh đã đề ra phương thức hoạt động và
nhiệm vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư của mình nhằm hoàn thiện hơn
nữa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể:
- Tuyển chọn, tăng cường lực lượng các bộ thẩm định, bổ sung cán bộ
có chuyên ngành kỹ thuật công nghệ.
- Hoàn thiện quy trình công tác thẩm định riêng tại chi nhánh.
- Tổ chức xét duyệt tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm rõ
ràng giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
- Rút ngắn thời gian thẩm định dự án
- Chủ động tìm kiếm dự án có hiệu quả để cho vay.

- Nâng cao công tác thu nhập xử lý thông tin.
- Có chính sách động viên khích lệ để mỗi cán bộ tự rèn luyện, học tập,
tích luỹ kiến thức, đúc rút kinh nghiệp nghề nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác thẩm định, theo dõi giám sát trong và sau khi
cho vay. Thẩm tra, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, đảm bảo tham gia đầy
đủ có hiệu quả trong cả 3 khâu: Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHN
0
& PTNT BA ĐÌNH
3.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự
án đầu tư
Mục đích của đầu tư là sinh lời nhưng để nhận biết được khả năng sinh
lời của một khoản đầu tư hay một dự án đầu tư là một việc khó. Khi đứng
trước một cơ hội (dự án) nhà đầu tư phải lựa chọn cho mình một phương án
tối ưu. Cần có cơ sở định tính và định lượng để xây dựng một phương pháp
thẩm định khoa học trên lý thuyết kinh tế và toán học.
Trước đây, khi nền kinh tế nước ta chưa phát triển, công tác thẩm định
hiệu quả dự án đầu tư bị coi nhẹ. Chúng ta hầu như chỉ tính hiệu quả trên cơ
sở tính lùi của mức giá hoặc phí mà thị trường có thể chấp nhận được mà
không xuất phát từ việc hạch toán chi phí sản xuất hoặc sử dụng. Việc tính
toán hiệu quả của dự án đầu tư chưa được thực hiện đầy đủ ; khoa học công
nghệ còn lạc hậu nhưng lại ham quy mô lớn…nên đã bỏ qua không xem xét đến
sự phù hợp với nền kinh tế đất nước, đến hiệu quả do công trình đem lại. Điều
này đã dẫn đến việc phê duyệt và cấp vốn đầu tư tràn lan cho hàng loạt công
trình lớn nhỏ mà không xét đến khả năng đầu tư vốn tập trung dứt điểm cho
những công trình quan trọng. Mặt khác, tiến độ thi công xây dựng kéo dài
nhiều năm, công trình dựa vào bàn giao sử dụng phát huy hiệu quả kinh tế
chậm, thậm chí có những công trình chủ trương đầu tư sai nên không thể đưa
vào sử dụng và phát huy hiệu quả kinh tế, gây thất thoát lãng phí lớn.

Từ sau đại hội Đảng VI, với chủ trương “Mở cửa”, phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần thì việc thẩm định dự án đầu tư đã được quan tâm và dần
nâng cao chất lượng. Tuy vậy vẫn chưa đạt yêu cầu của nền kinh tế đang trên
đà phát triển và hội nhập. Lý do là một phần do chúng ta chưa có được
phương pháp thẩm định khoa học tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
Việt Nam. Vì vậy để đạt được hiệu quả kinh tế, giải quyết được vấn đề nhà đầu
tư quan tâm thì chúng ta phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
đầu tư.
3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định
dự án đầu tư tại chi nhánh NHno&PTNT Ba Đình
Xuất phát từ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định
dự án đầu tư và trên cơ sở tìm kiếm thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư
tại chi nhánh NHN
0
&PTNT Ba Đình, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
trên các phương diện sau:
- Hoàn thiện quy trình và soạn thảo các quy trình riêng cho từng lĩnh
vực của dự án đầu tư.
- Khai thác, đánh giá thông tin
- Đào tạo cán bộ
- Nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ
3.2.2.1. Về quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHN
0
&PTNT Ba Đình
nhìn chung tương đối hợp lý và đầy đủ các khâu theo một quy trình chuẩn của
NHN
0
&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn còn hạn chế. Để
nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư chi nhánh nên chú trọng

một số vấn đề sau:
a. Khi thẩm định khách hàng vay vốn
Ngân hàng căn cứ báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi cho ngân
hàng để thẩm định năng lực tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Để công tác thẩm định khách hàng có ý nghĩa thì các thông tin khách hàng
cung cấp phải chính xác. Vì vậy trước khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng
cần xác minh tính đúng đắn, trung thực của số liệu. Yêu cầu khách hàng nộp đủ
báo cáo tài chính của ít nhất 2 năm liền kề và của quý, tháng gần thời điểm vay
vốn nhất để có thể đánh giá được xu hướng hoạt động của doanh nghiệp. Việc
lập và tính toán các chỉ tiêu tài chính phải phục vụ cho việc phân tích chứ
không phải lập cho có lệ hay lập rồi để đấy. Ví dụ: Trong các khoản phải thu thì
bao nhiêu phần trăm là khó đòi; trong hàng tồn kho thì có bao nhiêu phần
trăm là hàng kém phẩm chất, bị ứ đọng; tài sản cố định lạc hậu hay hiện đại…
Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, cán bộ tín dụng nên đánh giá, kết
hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, ngân
hàng cần khẩn trương đưa vào phân tích, đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Đa số các ngân hàng hiện nay, khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng
thì chỉ quan tâm đến bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh chứ
chưa chú ý đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
để đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ cũng như khả năng tính toán
hiện đại và tương lai của khách hàng.
Ngân hàng có thể dựa vào tổng số vốn đăng ký mà phân thành các quy
mô doanh nghiệp khác nhau (lớn, vừa, nhỏ). Đối với những doanh nghiệp có số
vốn lớn thì ngân hàng nên đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh
lời, khả năng thanh toán, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Do việc quản lý
các doanh nghiệp lớn khó khăn hơn và vốn vay thường lớn hơn. Còn đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình…) ngân hàng
nên chú trọng hơn uy thế, năng lực kinh doanh, khả năng thanh toán và các
điều kiện bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh biện pháp sử dụng số liệu và chỉ tiêu cứng nhắc nói trên, ngân

hàng cũng có thể sử dụng nghệ thuật để thẩm định khách hàng vay vốn. Đây là
một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể nhận xét một cách khách quan
nhất về khách hàng. Cán bộ tín dụng có thể tiếp xúc, phỏng vấn chủ doanh
nghiệp hoặc trực tiếp đến doanh nghiệp khảo sát tình hình thực tế. Từ đó có
những thông tin về doanh nghiệp được đầy đủ, cụ thể và chính xác hơn.
Làm thế nào để không gây khó dễ cho khách hàng mà cán bộ tín dụng
vẫn có đủ thông tin để đánh giá khách hàng. Sau đây là một số yếu tố có thể
giúp cho cán bộ tín dụng có thể đánh giá định tính về khách hàng:
- Khả năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất.
Nếu khả năng quản lý tốt có thể biến đổi một doanh nghiệp kém thành một
doanh nghiệp khá và ngược lại. Để đánh giá khả năng này của chủ doanh
nghiệp, cần xem xét các nội dung sau:
+ Năng lực đề ra chiến lược kinh doanh có sức cạnh tranh và đứng vững
trên thị trường.
+ Kế hoạch phát triển khai thác các công việc một cách hợp lý, có hiệu
quả, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và Bộ Tài chính.
+ Tạo nên một cơ cấu tổ chức hiệu quả, phân định rõ ràng trách nhiệm
và quyền hạn giữa nhân viên và người điều hành. Sử dụng đúng người, đúng
việc, có chính sách khuyến khích khen thưởng và tuyển mộ hợp lý.
+ Có tinh thần dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm trước những
quyết định của mình.
- Hình ảnh, vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường được
khẳng định qua dư luận xã hội trên các phương diện thông tin đại chúng, trong
quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp.
b. Khi thẩm định dự án vay vốn
NHN
0
&PTNT Ba Đình cần thẩm định đầy đủ các nội dung cần thiết để
đảm bảo nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, giúp cho việc ra quyết định
đầu tư một cách chính xác. Cần nhận thức rằng mọi nội dung của dự án đều có

mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thẩm định phương diện thị trường là
cơ sở để đánh giá việc lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất của dự án, kết quả
thẩm định phương diện kỹ thuật lại là cơ sở để tính toán các dòng thu nhập,
chi phí, xác định nên hiệu quả tài chính của dự án. Trong khi hiệu quả tài chính
dự án lại là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế, xã hội và quyết định phương án
cho vay, thu nợ của ngân hàng.
Khi thẩm định phương diện thị trường của dự án, cán bộ thẩm định cần
thu thập các thông tin về: Số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm
trong cùng một khu vực thị trường (kể cả những doanh nghiệp sắp thành lập);
mức cầu sản phẩm cùng loại trong năm qua (ít nhất là 5 năm) để thấy được
tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc dự báo tốc độ tăng
trưởng trong thời gian tới; mức cung thực tế của các doanh nghiệp trên thị
trường; thông tin giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra,
cán bộ thẩm định còn phải nắm được quy hoạch, kế hoạch đầu tư định hướng
phát triển do Bộ, ngành xây dựng công bố để đảm bảo dự án là các công trình
được tiến hành theo đúng quy hoạch của nhà nước.
Khi tiến hành thẩm định phương diện kỹ thuật với những dự án phức
tạp vượt ra ngoài khả năng của cán bộ đầu tư, ngân hàng nên thuê chuyên gia,
tránh tình trạng chấp nhận ngay những kết quả kỹ thuật doanh nghiệp đưa
đến. Đồng thời bản thân cán bộ thẩm định cũng phải nghiên cứu, tìm hiểu về
những ngành nghề, sản phẩm của dự án do mình phụ trách.
Khi lập dự toán và nguồn vốn đầu tư, ngân hàng cần chú trọng kiểm tra
tính hợp lý và đầy đủ về các khoản chi phí đầu tư dựa trên cơ sở tham khảo
những dự án tương tự điển hình (không chỉ những dự án do NHNo&PTNT
Quận Ba Đình thẩm định mà cả của những ngân hàng khác đã từng thẩm
định). Ngân hàng không nên chỉ dựa vào kế hoạch dự trù chi phí do chủ đầu tư
đưa ra như hiện nay, tránh tình trạng tính thừa hoặc thiếu. Chú trọng đến giá
bán sản phẩm dự kiến để tạo nên đầu tư, tham khảo giá bán các dự án trong
nước và trên khu vực để dự tính giá bán khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO.
Khi tiến hành thẩm định phương diện tài chính, chi nhánh cần xây dựng

một hệ thống các chỉ tiêu tài chính. Việc vận dụng tính các chỉ tiêu này cần
đúng và đủ song quan trọng hơn là cán bộ thẩm định phải đưa ra được những
đánh giá, kết luận từ các chỉ tiêu đó và lựa chọn tiêu chuẩn chấp nhận dự án
một cách chính xác, phù hợp với từng loại ngành nghề, đôi khi có sự ưu tiên về
một khía cạnh nào đó của dự án.
Khi tính toán chi phí sản xuất cho dự án, cán bộ đầu tư nên lập bảng tính
lãi vay dựa trên dư nợ còn lại. Việc tính lãi vay như vậy sẽ mang tính thực tế
hơn. Việc tính khấu hao tài sản cố định cần thực hiện theo đúng quy định của
Bộ Tài chính, tránh hiện tượng khấu hao quá thấp, thời hạn thu hồi vốn quá
dài. Dự trù thu nhập- chi phí phải được lập theo từng năm, tránh tình trạng
san đều như nhau qua mỗi năm và do vậy điểm hoà vốn trả nợ cũng cần phải
được lập theo năm. Trong quá trình lập dự trù thu nhập, chi phí, cán bộ thẩm
định thường lấy theo giá trị trung bình của các biến số với độ chính xác không
cao. Vì vậy, để tránh việc chấp nhận những dự án quá lạc quan, người ta
thường sử dụng những ước tính với xu hướng giảm bớt doanh thu và tăng chi
phí.
Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương I cùng với tình hình thực

×