Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án lớp 1-Tuần 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.31 KB, 25 trang )

Gi¸o ¸n líp 1 1
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm2009
HỌC VẦN
Bài 42: VẦN ƯU, ƯƠU (2 tiết)
A- MĐYC: - HS đọc và viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
- Đọc được câu ứng dụng: Buổi trưa, Cừu theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy ....
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Hổ, báo, ... voi.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đoc: buổi chiều, yêu cầu, hiểu bài, già yếu.
2 HS đọc bài ở sgk.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
- GV gt và ghi bảng: ưu, ươu. HS đọc theo: ưu, ưou.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần ưu:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ưu có âm ư ghép với âm u. Âm ư đứng
trước, âm u đứng sau.
So sánh ưu với iu: Giống: đều kết thúc bằng u.
Khác: ưu bắt đầu bằng ư, iu bắt dầu bằng i.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đvần mẫu ưu: ư - u - ưu. HS nhìn bảng đvần, đọc trơn: ưu. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: lựu, và đọc: lựu.
+ HS ptích: Trong tiếng lựu, có âm l đứng trước, vần ưu đứng sau, thêm dấu
thanh nặng ở dưới âm ư.
- GV đánh vần: lờ - ưu - lưu - nặng - lựu. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh.
GV sửa lỗi.
Đọc trơn: trái lựu. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).


- Ghép: HS ghép được: ưu, lựu, trái lựu.
b) Vần ươu: Tiến hành tương tự.
So sánh ươu với iêu: Giống: kết thúc bằng u.
Khác: ươu bắt đầu bằng ư; iêu bắt đầu bằng i.
- Đánh vần: ươ - u - ươu; hờ - ươu - hươu; hươu sao.
c) Hướng dẫn viết chữ:
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần ưu được viết bắt dầu từ âm ư nối liền
với âm u, cao 2 li. Tương tự: ươu, trái lựu, hươu sao.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
1
Tuaàn 11
Tuaàn 11
Tuaàn 11
Tuaàn 11
Gi¸o ¸n líp 1 1
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.

+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. GV
theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Hổ, báo, ... voi.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì?
? Những con vật này sống ở đâu? (rừng hoặc sở thú).
? Trong những con vật này, con nào ăn cỏ?
? Con nào thích ăn mật ong?
? Con nào to xác nhưng rất hiền lành?
? Em còn biết các con vật nào ở trong rừng nữa?
? Em có biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này ko? Hát hoặc đọc
cho cả lớp nghe.
Trò chơi: Thi ghép nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước
bài 43.
1
Gi¸o ¸n líp 1 1
TOÁN
Bài 39: LUYỆN TẬP.(trang 60)
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- L àm đ ược các phép tính trừ và bảng trừ trong các số đã học.
- Bi ết biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.

- Giáo dục HS chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK. Bộ đd T1.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 3, 4, 5.
HS làm bảng: 2 - 1 3 - 2 4 - 3 5 - 4. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Chú ý đặt thẳng cột.
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đọc bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 3: Điền dấu ><=.
- GV nêu và hdẫn HS làm từng bài.
VD: 5 - 3 ... 2. Ta thấy 5 - 3 = 2. Nên ta điền vào chỗ chấm dấu =.
- HS làm bài. GV theo dõi, sửa sai.
Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- GV giúp HS nhìn tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết kết quả phép tính ứng với
tình huống trong tranh.
a) "Có 5 con chim, bay đi 2 con. Hỏi còn lại bn con chim?".
b) "Có 5 chiếc ô tô, chạy đi 1 chiếc. Hỏi còn lại bn chiếc ô tô?"
- HS nêu bài toán, trao đổi ý kiến rồi làm vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
2. Trò chơi: "Tiếp sức".

GV viết bt vào 4 tờ giấy, gắn lên bảng cho 4 nhóm lên thi tiếp sức. Nhóm nào
làm nhanh, làm đúng thì thắng cuộc. Phần thưởng là 1 tràng pháo tay.
+ 2 - 1 + 0 - 3 + 1 - 0
3
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
1
Gi¸o ¸n líp 1 1
ĐẠO ĐỨC
Bài 5: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 1
A- MỤC TIÊU:
1. Giúp HS: C ủng c ố nh ững hi ểu bi ết t ừ b ài 1-5
-Biết y êu qu í bạn bè ,th ầy giáo,cô giáo trường lớp ....
-Biết gi ữ g ìn v ệ sinh c á nh ân ,....y êu quí gia đình của mình ,biết lễ phép với
anh chị ,nhường nhịn em nhỏ
2. HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình..
B.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ :
-Học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao phải lễ phép với anh chị và nhường nhịn
em nhỏ.(1-2 hs)
-Em đã làm được điều đó chưa và làm như thế nào ?
2.Dạy học bài mới: Thực hành kĩ năng giữa kì 1
-Hoạt động cả lớp học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi :
+Trẻ em có quyền gì ?
+Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một
+Thế nào là ăn mặc gọn gàng ,sạch sẽ ?
+Ăn mặc sạch sẽ có ích lợi gì ?
+Vì sao phải giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập?
+Trẻ em có những bổn phận gì ?

+Vì sao phải lễ phép với anh chị ,nhường nhịn em nhỏ ?
-Học sinh trả lời-Thầy cùng cả lớp nhận xét .
Thầy hệ thống các kiến thức từ bài 1-5
3.Củng cố dặn dò :Nhận xét tiết học ; nhắc nhở học sinh thực hiện những điều
trong cuộc sống
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- VN học bài, thực hiện theo những gì đã học và chuẩn bị bài sau (t
2
).
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
HỌC VẦN
Bài 43: ÔN TẬP (2tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc, viết 1 cách chắc chắn các vần kết thúc bằng u hay o.
- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.từ bài 38-43
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Sói và Cừu
- GDHS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Bảng ôn. Tranh minh hoạ câu ứng dụng, truyện kể.
C- HĐDH: Tiết 1
1
Gi¸o ¸n líp 1 1
I/ KTBC: - 2 HS viết: mưu trí, bầu rượu, bướu cổ.
- 2 HS đọc bài ở sgk.
II/ BÀI MỚI:
1. GTB: GV gtb và gb đề bài.
? Tuần qua chúng ta đã học những vần gì mới? - HS trả lời.
GV gb. GV gắn bảng phụ (có vần ôn) - HS so sánh, bổ sung.
2. Ôn tập:

a) Ôn các vần vừa học:
- HS đọc âm, GV chỉ âm. - HS chỉ âm và đọc vần.
- HS ghép âm tạo thành vần.
- HS đọc lại: eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu.
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng: GV gb, HS đọc: Nhóm, cá nhân, lớp.
+ HS đọc tiếng sau khi tìm vần vừa ôn.
+ HS đọc từ. GV chỉnh sửa phát âm và giải thích từ.
+ GV đọc lại. 3 HS đọc. Lớp nhận xét.
b) Hướng dẫn viết:
- GV viết bảng, HS quan sát và nhận xét xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con.
- GV theo dõi, sửa sai: cá sấu, kì diệu.
Chú ý các chỗ nối và dấu thanh.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1: nhóm, bàn, cá nhân (sgk)
- HS đọc ứng dụng:
+ HS quan sát tranh, nhận xét tranh minh họa và đọc nhẩm.
+ GV gthiệu đoạn ứng dụng.
+ HS nhận xét về ngôi nhà của sáo.
+ HS đọc đoạn ứng dụng: Nhóm, lớp, cá nhân.
+ GV sửa phát âm. HS tìm tiếng mới.
+ GV đọc mẫu và giải thích, 3 HS đọc. Lớp nhận xét bạn đọc.
b) Luyện viết: cá sấu, kì diệu.
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết lại ở bảng lớp cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, sửa sai.
c) Kể chuyện: Sói và Cừu.
- GV kể diễn cảm có tranh minh hoạ kèm theo (sgk).

Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên kể lại chuyện. Lớp nhận xét.
T1: 1 con Sói đói đang lồng lộn đi tìm thức ăn, bỗng gặp cừu. Nó chắc mẩm
được 1 bữa ngon lành. Nó tiến lại và nói:
- Này Cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết mày có mong ước gì ko?
T2: Sói nghĩ con mồi này ko thể chạy thoát được. Nó liền hắng giọng rồi cất
1
Gi¸o ¸n líp 1 1
tiếng sủa lên thật to.
T3: Tận cuối bãi, người chăn cừu bỗng nghe tiếng gào của chó sói. Anh liền
chạy nhanh đến. Sói vẫn đang ngửa mặt lên, rống ông ổng. Người chăn cừu liền
giáng cho nó 1 gậy.
T4: Cừu thoát nạn.
Ý nghĩa: - Con Sói chủ quan và kiêu căng nên đã phải đền tội.
- Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- VN ôn lại các âm đã học và xem trước bài sau.
TOÁN
Bài 40: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ.
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Nhận biết được vai trò số 0 trong phép trừ ; 0 là kết quả phép trừ hai số bằng
nhau ;một số trừ đi 0 bằng chính nó
-Biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hơp trong hình vẽ
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK. Bộ ĐD Toán 1.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 5.
HS làm bảng: 5 - 2 4 - 1 5 - 3. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau.

a) Giới thiệu các phép trừ 1 - 1 = 0.
- GV hdẫn HS qsát hình vẽ thứ nhất trong bài học và nêu BT: "Trong chuồng
có 1 con vịt, 1 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt?"
- HS nêu lại BT rồi nêu câu TL: "1 con vịt bớt đi 1 con vịt còn 0 con vịt".
GV gọi HS nêu lại: "1 trừ 1 bằng 0".
- GV viết bảng: 1 - 1 = 0 (gb); HS đọc "một trừ một bằng ko". HS đọc lại.
b) Giới thiệu phép trừ 3 - 3 = 0. Tiến hành tương tự như phép trừ 1 - 1 = 0.
c) GV nêu thêm 1 số phép trừ nữa, HS tính kq và nx: "1 số trừ đi số đó thì
bằng 0"
2. Giới thiệu phép trừ "một số trừ đi 0".
GVHD, gợi ý để HS biết được 4 - 0 = 4, 5 - 0 = 5, ... Từ đó giúp HS nx: "Một
số trừ đi 0 thì bằng chính số đó".
3. Thực hành.
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu, làm bài.
- GV theo dõi, uốn nắn. Chữa bài: HS đọc bài. Lớp và GV nhận xét.
1
Gi¸o ¸n líp 1 1
Bài 2: Tính.
Tương tự bài 1.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu bài tập, qsát tranh vẽ rồi viết phép tính đúng.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
a) Trong chuồng có 3 con ngựa, 3 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng
còn lại bn con ngựa? 3 - 3 = 0
b) Trong bình có 2 con cá, người ta vớt ra 2 con. Hỏi trong bình còn lại bn
con cá? 2 - 2 = 0
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài, xem bài sau.

Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm2009
HỌC VẦN
Bài 44: VẦN ON, AN (2 tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc ,viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn.
- Đọc được câu ứng dụng: Gấu mẹ dạy con chơi đàn, ... múa.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé và bạn bè.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đoc: kêu cứu, bưu điện.
2 HS đọc bài ở SGK.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
- GV gt và ghi bảng: on, an. HS đọc theo: on, an.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần on:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần on có âm o ghép với âm n. Âm o đứng
trước, âm n đứng sau.
So sánh on với oi: Giống: đều bắt đầu bằng o.
Khác: on kết thúc bằng n, oi kết thúc bằng i.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đánh vần mẫu on: o - n - on. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: on. GV
sửa lỗi.
+ GV viết bảng: con, và đọc: con.
+ HS ptích: Trong tiếng con, có âm c ghép với vần on. Âm c đứng trước, vần
on đứng sau.
- GV đánh vần: cờ - on - con. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: mẹ con. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.

- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
1
Gi¸o ¸n líp 1 1
- Ghép: HS ghép được: on, con, mẹ con.
b) Vần an: Tiến hành tương tự.
So sánh an với on: Giống: kết thúc bằng n.
Khác: an bắt đầu bằng a; on bắt đầu bằng o.
- Đánh vần: a - n - an; sờ - an - san - huyền - sàn, nhà sàn.
c) Hướng dẫn viết chữ:
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần on được viết bắt dầu từ âm o nối liền
với âm n, cao 2 li. Tương tự: an, mẹ con, nhà sàn.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
d) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.

b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: on, an, mẹ con, nhà sàn. GV
theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Bé và bạn bè.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ mấy bạn?
? Các bạn ấy đang làm gì?
? Bạn của em là những ai? Họ ở đâu?
? Em và các bạn thường chơi những trò gì?
? Bố mẹ em có quý các bạn của em ko?
? Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì?
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1
Gi¸o ¸n líp 1 1
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước
bài 45.
TOÁN
Bài 41: LUYỆN TẬP.(trang 62 )
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Thực hiện được phép trừ biết trừ 2 số bằng nhau ;trừ số cho số 0.
- Biết làm tính trừ trong các số đã học
- Giáo dục HS chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.

II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. (chú ý viết thẳng cột với
nhau)
Bài 3: Tính.
- GV nêu yêu cầu và hdẫn HS làm từng bài.
VD: 2 - 1 - 1; ta thấy 2 - 1 = 1; 1 - 1 = 0 2 - 1 - 1 = 0.
- HS làm bài. GV theo dõi, sửa sai.
Chữa bài: HS đọc bài làm của mình.
Bài 4: Điền dấu ><=.
- HS nêu cách làm bài, tự làm bài và chữa bài.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm cho những HS còn yếu.
- 3 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
a) Bạn Nam có 4 quả bóng, bị bay đi 4 quả. Hỏi bạn Nam còn lại bn quả
bóng? 4 - 4 = 0.
b) Trong chuồng có 3 con vịt, đi ăn cả 3 con. Hỏi trong chuồng còn lại bn con
vịt? 3 - 3 = 0.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1

Gi¸o ¸n líp 1 1
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài
sau.

TNXH
Bài 11: GIA ĐÌNH
A- MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Gia đình là tổ ấm của em.
- Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, ... là những người thân yêu nhất của em.
- Em có quyền được sống với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
- HS biết yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
B- ĐDDH:
Các hình trong SGK. Giấy, bút vẽ.
C- HĐDH:
Khởi động: Lớp hát bài: "Cả nhà thương nhau". GV gtb.
HĐ 1 : Qsát theo nhóm nhỏ.
* Mtiêu: Gia đình là tổ ấm của em.
* Tiến hành:
B1: GV chia nhóm 4 HS:
- Các nhóm qsát các hình trong bài 11 (SGK) và TLCH trong SGK:
? Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gđ đang làm gì?
? Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gđ đang làm gì?
B2: ĐDN chỉ vào hình và kể về gđ Lan, gđ Minh.
KL: Mỗi người khi sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân. Mọi người
đều sống chung trong một mái nhà đó là gđ.
HĐ2: Vẽ tranh, trao đổi theo cặp.
* Mục tiêu: Từng HS vẽ tranh về gđ của mình.
* Tiến hành:

- Từng HS vẽ vào giấy về những người thân trong gđ mình.
- Từng đôi một kể với nhau về những người thân trong gđ.
KL: Gđ là tổ ấm của em. Bố, mẹ, ông, bà và anh (chị, em nếu có) là những
người thân yêu nhất của em.
HĐ3: HĐ cả lớp.
* Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gđ mình.
* Tiến hành:
GV động viên 1 số em dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp
về những người thân trong gđ mình.
- GV đặt CH: Tranh vẽ những ai?
Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
KL: Mỗi người khi sinh ra đều có gđ, nơi em được yêu thương, chăm sóc và
che chở. Em có quyền được sống chung với bố, mẹ và người thân.
1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×