BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM 2010
I. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ NĂNG
SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
VI. THỰC HÀNH ĐÓNG VAI
I. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG
KỸ NĂNG là gì? Là năng lực làm cái gì đó.
+ Nhiều kỹ Năng có thể XĐ bằng từ chỉ hành
động
+ Kỹ năng về thể chất
+ các Kỹ Năng XH
+ Kỹ Năng cơ bản
KN không hạn chế bởi khả năng của các em, các
em có thể bổ sung khả năng này bằng các hoạt
động hàng ngày .
II. Một số vấn đề chung về KNS và
GD KNS
1. Khái niệm về kĩ năng sống:
KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, khả năng ứng xử phù hợp với người
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống cuộc sống.
Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết
chúng ta phải biết để có được khả năng thích
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày
trong cuộc sống.
Theo UNESCO:
KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là:
Học để biết : gồm các kĩ năng tư duy như giải
quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định,
nhận thức được hậu quả…
Học làm người:gồm các kĩ năng ứng phó với
căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
Học để sống với người khác: gồm các kĩ năng
xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng
định, hợp tác, làm việc theo nhóm, tự cảm
thông..
Học để làm: gồm các kĩ năng thực hiện công
việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu,
đảm nhận trách nhiệm..
2. Nguồn gốc
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên,
học được từ những trải nghiệm của cuộc
sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi
đến lúc được học kỹ năng sống một con
người mới có những kỹ năng sống đầu tiên.
Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp,
thành công và thất bại giúp con người có
được bài học quý giá về kỹ năng sống.
Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con
người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải
nghiệm, sẽ thành công hơn.
3. Vai trò
Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời
và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để
phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến
động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học
kỹ năng sống.
4. Phân loại kĩ năng sống:
Trong giáo dục ở Việt Nam: 3 nhóm
a. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính
mình.(tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với
căng thẳng, tự trọng tự tin…
b. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với
người khác (giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu
thuẫn, thương lượng, từ chối , hợptác …
c. Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có
hiệu quả (tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, ra quyếtđịnh…