Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.07 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM & CỦA SỞ GIAO DỊCH I
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, gọi tắt là ngân
hàng Nông nghiệp , có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development (VBARD), có trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ, Ba Đình,
Hà Nội.
Tổ chức tiền thân của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam (NHN
o
&PTNTVN) là ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, được
thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 nhằm đáp ứng nhu
cầu cấp bách của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn
định tiền tệ với thị trường hoạt động chủ yếu là khu vực nông thôn, lĩnh vực
nông nghiệp và đối tượng là nông dân.
Từ khi thành lập tới nay, ngân hàng đã qua hai lần đổi tên. Lần thứ nhất,
theo quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ, ngân
hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Sau đó, nhằm
chuyển đổi mô hình hoạt động của các ngân hàng thương mại theo dạng Tổng
công ty, ngày 15/10/1996 theo quyết định số 280/QĐ - NH5 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ký quyết
định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/7/1996, ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam (NHN
o
&PTNTVN). NHN
o


&PTNTVN là một trong bốn ngân
hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam hiện nay được thành lập theo
mô hình Tổng công ty Nhà nước với thời gian hoạt động là 99 năm.
Qua 14 năm hoạt động, NHN
o
&PTNTVN đang trên đà phát triển ổn định và
không ngừng lớn mạnh. Từ số vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 2200 tỷ VND,
đến cuối năm 2001, ngân hàng có tổng nguồn vốn đạt 73635 tỷ VND, tăng
33,7% so với năm 2000. Nguồn vốn hiện có của ngân hàng chủ yếu đầu tư cho
các thành phần kinh tế, đến nay đã giải ngân tới hơn 8 triệu hộ trong đó cho
vay hơn 2,6 triệu hộ nghèo và gần 20.000 doanh nghiệp. Tổng dư nợ của ngân
hàng đạt 66.230 tỷ VND trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo là 6200 tỷ VND.
Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp : 0,7% (giảm 0,4 % so với năm 2000). Hiện
nay NHN
o
&PTNTVN có hơn 24000 cán bộ công nhân viên với mạng lưới rộng
khắp gồm gần 1600 chi nhánh trên toàn quốc.
Cùng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh đối nội, NHN
o
&PTNT vẫn tiếp
tục quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại. Ngân hàng hiện có quan hệ với
740 tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và ở 89 quốc
gia trên thế giới. Đến cuối 2001, đã có 55 chi nhánh NHN
o
&PTNTVN trực tiếp
tham gia thanh toán quốc tế. Trong năm 2001, doanh số thanh toán quốc tế là
1754 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 4038 triệu USD. Bên cạnh đó,
hoạt động đối ngoại và thanh toán biên giới đã được mở rộng tới nhiều chi
nhánh trong toàn hệ thống, góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, thu hút
thêm nhiều khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chu trình

khép kín từ khâu cho vay để thu mua nguyên liệu, chế biến hàng hoá đến khâu
xuất khẩu. Nghiệp vụ bảo lãnh và mở tín dụng thư trả chậm vẫn tiếp tục phát
triển và được quản lý chặt chẽ, các khoản bảo lãnh đều được thanh toán đầy
đủ, đúng hạn.
Chính vì những thành tựu trên mà tạp chí ASIA WEEK, một tạp chí kinh tế
lớn nổi tiếng ở châu Á số 15/09/2000 đã xếp NHN
o
&PTNTVN đứng thứ 335
trong số 500 ngân hàng lớn nhất châu Á và đứng thứ 46 trong số 50 ngân
hàng lớn nhất Đông Nam Á.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, NHN
o
&PTNTVN đang trên
đà phát triển và ngày càng vững mạnh. Trong thời gian tới, NHN
o
&PTNTVN
phấn đấu trở thành NHTM tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường
quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh vững chắc an toàn, có quy mô vốn tự
có ngang tầm các ngân hàng trong khu vực để góp phần vào sự phát triển kinh
tế của đất nước.
2.1.2 Giới thiệu về SGDI - NHN
o
&PTNT
Sở giao dịch I là một đơn vị trực thuộc Trung tâm điều hành NHN
o
&PTNT.
Được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 25/11/1990 của Tổng giám
đốc NHN
o
&PTNT, Sở bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1991 theo luật các

tổ chức tín dụng và theo điều lệ của NHN
o
&PTNTVN và tiến hành hoạt động tài
trợ xuất nhập khẩu từ năm 1998.
SGDI có trụ sở đặt tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của SGDI
Cán bộ công nhân viên của sở gồm có 82 người trong đó có một giám đốc
và ba phó giám đốc. Giám đốc sở là người trực tiếp điều hành và chịu trách
nhiêm trực tiếp trước Tổng giám đốc NHN
o
&PTNTVN. Hiện nay Sở gồm có 6
phòng ban:
- Phòng hành chính
- Phòng tổ chức
- Phòng kế hoạch kinh doanh
- Phòng kế toán
- Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Phòng ngân quỹ.
Ngoài ra, SGDI còn có 2 chi nhánh ở Tây Sơn, Trung Yên và 2 phòng giao
dịch.
SƠ ĐỒ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của SGDI (trang bên)
2.1.2.2 Hoạt động kinh doanh của SGDI
Nhiệm vụ chính của SGDI là thực hiện các lệnh thanh toán, điều chuyển vốn
trong toàn hệ thống NHN
o
&PTNTVN và trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng,
cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
Nhằm thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên, Sở có các hoạt động kinh doanh cụ
thể như sau:
- Hoạt động huy động vốn:

Sở huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ
hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Sở còn phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo
quy định của NHN
o
&PTNT.
Khi cần thiết, SGDI còn có thể vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng
trong nước theo quy định của NHN
o
&PTNT
Ngoài ra, Sở còn tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Chính phủ và
các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Hoạt động cho vay:
Sở thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ
đối với khách hàng của thành phần kinh tế khác nhau. Sở cho vay hộ gia đình
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng... Sở tài trợ vốn cho các
doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xuất nhập
khẩu ...
Bên cạnh đó, Sở còn thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp
cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHN
o
&PTNTVN.
- Hoạt động khác
Ngoài 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay vốn, Sở còn có các
hoạt động khác như :
Kinh doanh ngoại hối: đây là hoạt động mua bán ngoại tệ mà chủ yếu
nhằm mục đích cho vay và phục vụ thanh toán quốc tế, những dịch vụ khác về
ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, NHN và
NHN

o
&PTNTVN
Thanh toán quốc tế: đây là dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Sở, nó góp
phần giúp cho hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối thêm
phần sôi nổi.
Dich vụ khác như dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, dịch vụ chiết khấu các loại
giấy tờ có giá, thẻ thanh toán uỷ thác cho vay người nghèo, uỷ thác cho thuê
tài chính...
Đầu mối cân đối điều hoà nguồn vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi
nhánh trong hệ thống NHN
o
&PTNTVN.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc NHN
o
&PTNTVN giao
cho.
2.2 TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA VÀ
TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI
2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nền kinh tế nước ta đang
từng bước phát triển và hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Với sự phát triển
không ngừng của kinh tế quốc tê, trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập
khẩu ở Việt Nam đã góp phần đáng kể vào công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá đất nước và góp phần hoàn thành những nhiệm vụ đề ra trong Kế
hoạch 5 năm 1996 - 2000.
Kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 cho lĩnh vực xuất nhập khẩu tuy gặp khó khăn
trong quá trình thực hiện do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
nhưng đã hoàn thành về cơ bản. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển
khá với tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm từ 1996 - 2000 đạt trên 5,6 tỷ USD,
tăng bình quân hàng năm trên 21% và cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh

tế. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 năm khoảng 61 tỷ USD với tốc độ tăng
bình quân hàng năm khoảng 13,3%.
Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu nước ta đạt trên 180 USD/người/năm tuy
còn ở mức thấp nhưng đã thuộc nhóm các nước có nền ngoại thương phát
triển.
BẢNG 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 1996 -
2000
Chỉ
tiêu
Kim ngạch xuất
khẩu ( triệu USD)
Tổng kim ngạch
XNK so GDP(%)
Kim ngạch xuất
khẩu so GDP (%)
Kim ngạch xuất khẩu
XK
(USD/người/năm)
1996 7 255,9 80,0 31,5 96
1997 9 185,0 80,6 35,6 116
1998 9 360,3 77,7 35,1 116
1999 11 540,0 81,1 40,3 150
2000 14 308,0 95,7 46,4 180
Nguồn: Tổng cục thống kê
BẢNG 2.2 : Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 -
2000
Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 2000
Cơ cấu hàng xuất khẩu
- Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công

nghiệp
- Nhóm hàng công nghiệp nặng - khoáng sản
100%
42,3%
29%
28,7%
100%
30%
34,3%
35,7%
Cơ cấu hàng nhập khẩu
- Nhóm hàng tư liệu sản xuất
- Nhóm hàng tiêu dùng
100%
87%
13%
100%
94,8%
5,2%
Nguồn: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực:
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tuy vẫn
chiếm vị trí quan trọng nhưng có xu hướng giảm dần, từ 42,3% năm 1996
xuống còn 30% năm 2000. Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ
công nghiệp và thủ công nghiệp tăng tương ứng từ 29% năm 1996 lên 34,3%
năm 2000. Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ
28,7% năm 1996 lên 35,7% năm 2000. Tuy nhiên, cơ cấu hàng xuất khẩu của
Việt Nam vẫn còn bất hợp lý. Đó là do ở nước ta, xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn
là chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 70% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, ở
Trung Quốc xuất khẩu nguyên liệu thô chỉ chiếm 16,3% năm 1994.

Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể, từ
13% năm 1996 giảm xuống còn 5,2% năm 2000. Trong khi đó, tỷ trọng nhập
khẩu tư liệu sản xuất tăng từ 87% năm 1996 lên tới 94,8% năm 2000.
Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng không ngừng được củng cố
và mở rộng thêm. Thị trường châu Á chiếm gần 58% tổng kim ngạch xuất
khẩu và trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu cuả Việt Nam, trong đó riêng các
nước ASEAN tương ứng chiếm trên 18% và 29%. Trên một số thị trường khác
như EU, Mỹ, Trung Đông, hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có mặt và kim
ngạch xuất khẩu đang tăng dần. Trong thời gian qua, Mỹ là một thị trường lớn
của Việt Nam nhưng do Việt Nam chưa được hưởng Tối huệ quốc nên thuế
đánh vào hàng xuất khẩu cao nên hàng hoá của nước ta rất khó cạnh tranh,
Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ cũng vẫn
không ngừng tăng lên.
BẢNG 2.3 : Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1995-
2001
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch
Triệu USD % so với
năm
trước
Triệu USD % so với
năm
trước
Triệu USD % so với
năm
trước
1995 170 - 130 - 400 -
1996 201 20 246 89,2 450 12,5
1997 273 34 46 69,1 689 51
1998 469 71,8 326 -21,6 795 15,4
1999 504 7,5 335 2,8 839 5,5

2000 732 45,2 352 5,1 1084 48,1
2001 1000 36,6 370 5,1 1370 26,5
Nguồn: Thời báo kinh tế số ra ngày 30/11/2001
Từ bảng trên ta nhận thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam với Hoa
Kỳ không ngừng tăng lên trong các năm từ 1995 đến 2001. Năm 1995, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu là 400 triệu USD, sang năm 1996, tổng kim ngạch
tăng lên 450 triệu USD, tăng 12,5% so với năm 1995, năm 1997 tăng 51% so
với năm 1996, năm 1998 tổng kim ngạch tăng 15,4% so với năm 1997. Và tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu sang Mỹ năm 2001 tăng 26,5% so với năm 2000.
Tính bình quân trong 7 năm từ 1995 đến 2001, hàng hoá của Việt Nam xuất
vào thị trường Mỹ mỗi năm đạt 480 triệu USD và nhập khẩu từ Mỹ đạt 310
triệu USD. Nếu so sánh với tỷ lệ tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ thì tốc
độ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ nhanh hơn.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ là: cà phê, chè,
hạt tiêu, hải sản, hạt điều, rau quả chế biến...Rau quả chế biến của Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là dứa hộp : trong năm 1998, xuất khẩu dứa hộp
đạt 2 triệu USD, đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu dứa hộp vào thị
trường Mỹ.
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Mỹ
và đứng thứ 71/229 nước xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, tỷ
trọng hàng hoá Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ mới chiếm tỷ trọng khoảng 0,05%
tổng giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Trong thời gian tới khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được thực thi thì Mỹ
là một thị trường tiềm năng của Việt Nam và cơ hội xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ tăng đáng kể. Nếu hàng hoá của Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng 2% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ thì kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 1,8 tỷ USD.
2.2.2 Triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tương lai
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001.
Việc HĐTM này được thực thi mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội

xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu. Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh nhất thế
giới, quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ. Mỹ còn là thị trường tiêu thụ
hàng hoá khổng lồ và tương đối dễ tính, không quá khắt khe khi thâm nhập
như các thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng năm của Mỹ là 1500 tỷ USD trong đó kim nghạch nhập khẩu chiếm
gần 920 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh là: dày
dép, cao su, đồ gỗ, dệt may, hải sản, rau quả, cà phê. Nếu hàng hoá của Việt
Nam xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng 2% giá trị nhập khẩu của Mỹ thì kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 1,8 tỷ USD.
Mức thuế của hàng hoá Việt Nam khi được hưởng Tối huệ quốc sẽ giảm
bình quân từ 35%-40% xuống còn trên dưới 5%, trong đó có một số mặt hàng
mà mức thuế giảm mạnh làm tăng lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng đó.
Những mặt hàng này của Việt Nam nhờ giảm thuế mà có thể xuất khẩu được:
BẢNG 2. 4 : Mức thuế của hàng Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ
Mức thuế (%)
TT Loại hàng hoá Không có tối huệ quốc Có tối huệ quốc
1. Gạo đã chế biến 23,6 5,8
2. Hạt có dầu 35,4 8,2
3. Hàng may mặc 68,9 3,4
4. Sản phẩm da 33 5,6
5. Sản phẩm hoá chất,cao
su,nhựa
30,3 4,3
6. Sản phẩm khoáng chất 41,6 4,3
7. Thiết bị điện tử 34 2,8
8. Hàng dệt 55,1 10,3
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số ra ngày 30/11/2001
Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội là
thuế suất thấp và thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì
tiềm ẩn không ít những thách thức. Vì vậy, để có thể tiếp cận và không ngừng

mở rộng thị trường, để có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ hoặc thị trường
bất cứ quốc gia nào thì điều cần thiết là Chính phủ có các giải pháp, định
hướng kịp thời, đúng đắn và bản thân các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu phải chủ động khai thác thị trường và vận dụng khôn khéo các quy định
ưu đãi cho các nước đang phát triển...
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK TẠI SGDI - NHN
o
&PTNTVN
2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu tại SGDI
2.3.1.1 Những thuận lợi
NHN
o
&PTNTVN đã có chương trình hành động trong những năm tới để
thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX của Ban cán sự Đảng Ngân hàng
Nhà nước. Bên cạnh đó, thống đốc NHN
o
&PTNTVN cũng đã đề ra giải pháp để
thực hiện đúng nội dung, lộ trình của Đề án cơ cấu lại NHN
o
&PTNTVN 2001-
2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Thêm vào đó, hệ thống văn bản quy phạm
về hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng và những văn bản liên quan của
NHN
o
&PTNTVN và của SGDI ngày càng đầy đủ, chặt chẽ hơn. Đây chính là
hành lang pháp lý giúp hạn chế rủi ro trong kinh doanh, tạo tính chủ động cho
Sở thực hiện cho vay khách hàng có tín nhiệm và chưa tín nhiệm và cũng là
định hướng cho hoạt động tín dụng của SGDI.
Hoạt động trên dịa bàn thủ đô Hà Nội, Sở có khả năng lớn về huy động vốn

và tiếp xúc với các doanh nghiệp lớn kinh doanh xuất nhập khẩu. Đó là bởi vì
75% các doanh nghiệp của Tổng công ty 90, Tổng công ty 91 đóng trụ sở tại Hà
Nội, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội có vị trí đầu mối, chi phối một vùng. Sở còn
có thể học hỏi thêm kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu từ các ngân hàng thương mại lớn cùng địa bàn.
Hoạt động trên dịa bàn thủ đô Hà Nội, Sở còn nhận được sự chỉ đạo trực
tiếp và có tính tổng lực từ ngân hàng "mẹ" khi cần thiết.
SGDI còn có đội ngũ cán bộ điều hành và đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng
lực, nhiệt tình, tâm huyết và còn trẻ. Đội ngũ cán bộ này thường xuyên được
đào tạo và trưởng thành dần trong kinh doanh sẽ là nền tảng cho sự phát triển
hoạt động kinh doanh của Sở.
Trong năm 2001, Sở tăng thêm nhiều nhân sự cho tổ thanh toán quốc tế và
phòng tín dụng, điều này giúp cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Sở
trong thời gian tới phát triển mạnh mẽ hơn.
2.3.1.2 Những khó khăn
* Những khó khăn về môi trường pháp lý
Hầu hết các giao dịch thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ đều
tuân theo UCP nhưng UCP chỉ là thông lệ quốc tế và nếu UCP trái với luật quốc
gia thì phải tuân theo luật quốc gia. Hiện nay, do chưa có một văn bản pháp lý
nào quy định cụ thể các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng L/C hoặc
phương pháp thanh toán khác nên ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ gặp rủi
ro khi có tranh chấp xảy ra.
Luật doanh nghiệp ra đời tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh
phát triển nhưng về góc độ nào đó thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đó là bởi ngân hàng
thường không muốn đầu tư cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khi
không có tài sản thế chấp.
* Những khó khăn về môi trường kinh doanh
Hà Nội là nơi hội tụ của nhiều tổ chức tín dụng. Hiện nay trên địa bàn Hà
Nội có 26 SGD và chi nhánh thành viên của các NHTMQD. Hà Nội còn có mạng

lưới của NHTMCP với 5 SGD & 9 chi nhánh, ngân hàng nước ngoài với 3 chi
nhánh & 2 chi nhánh phụ, ngân hàng liên doanh với SGD & 2 chi nhánh. Trong
khi đó, SGDI chỉ mới tham gia hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu từ năm 1998
nên các cán bộ còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, hoạt động này của Sở
gặp nhiều bất lợi so với các ngân hàng thương mại khác như ngân hàng Ngoại
thương, ngân hàng Đầu tư, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội...
là những ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu lâu năm với bề dày
kinh nghiệm và họ đã chiếm lĩnh hầu hết khách hàng kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa
các ngân hàng trong việc giành giật khách hàng là DNNN thành viên của các
Tổng công ty 90, Tổng công ty 91, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả và những khách hàng có nguồn USD. Trong cuộc cạnh tranh
này, lợi thế thuộc về ngân hàng nước ngoài, chi nhánh liên doanh và các NHTM
trong nước có năng lực tài chính cao, bình quân lãi suất đầu vào thấp, có công
nghệ thanh toán hiện đại.Thêm vào đó, trong lĩnh vực huy động tiền gửi và cho
vay hiện nay đã có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bằng công cụ lãi suất giữa
các ngân hàng, thậm chí giữa các chi nhánh theo xu hướng hạ thấp lãi suất,
giải quyết nhanh gọn nhu cầu của khách hàng lớn.
* Những khó khăn từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Do thời gian mở cửa hội nhập chưa lâu nên các doanh nghiệp Việt Nam
chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong làm ăn, kinh doanh với nước
ngoài. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài lại là các chuyên gia có kinh
nghiệm, đã kinh doanh lâu trên thương trường quốc tế làm cho các doanh
nghiệm Việt Nam không tránh khỏi thiệt thòi khi làm ăn với họ. Thêm vào đó,
sự hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế, luật pháp của nước đối tác của các
doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế nên khi xảy ra rủi ro, tranh chấp thì doanh
nghiệp Việt Nam thường là người chịu thiệt mà ngân hàng là người hỗ trợ vốn
cho các doanh nghiệp nên ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh.

Ngân hàng là người tư vấn cho các doanh nghiệp nhưng nhiều khi do trình
độ có hạn nên các doanh nghiệp không thực hiện theo lời tư vấn của ngân
hàng dẫn đến việc doanh nghiệp bị lừa hoặc chịu thiệt trong kinh doanh.
Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và
hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh những bất lợi do trình độ và kinh nghiệm có hạn của doanh nghiệp
mang lại, doanh nghiệp và ngân hàng còn gặp khó khăn do thực lực tài chính
của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam còn quá yếu. Có rất
nhiều doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên nếu buôn
bán với nước ngoài bị thua lỗ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
* Những khó khăn từ phía SGDI
Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Sở
chỉ mới bắt đầu từ năm 1998 nên các cán bộ làm công tác này còn chưa có
nhiều kinh nghiệm, phải vừa làm vừa học hỏi. Năng lực cán bộ tín dụng không
đồng đều. Cán bộ làm nghiệp vụ này phần lớn là mới, chưa qua lớp tập huấn
chính thức nhưng do số lượng công việc ngày một nhiều nên phải bắt tay ngay
vào công việc. Mặt khác, thời gian để truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức của
những cán bộ đi trước cho những cán bộ mới là ít nên đôi khi còn sai sót trong
nghiệp vụ.
Sở giao dịch I chưa tự cân đối được nguồn ngoại tệ giữa xuất và nhập. Thêm
vào đó, nguồn ngoại tệ Sở huy động được chủ yếu gửi Sở đầu mối để hưởng
phí nên Sở phải phụ thuộc vào cơ chế và phí điều hoà làm cho sự chủ động
trong sử dụng vốn chưa cao.
Khi thực hiện mở L/C nhập khẩu, việc quyết định mức ký quỹ là rất quan
trọng nhưng hiện nay, theo quyết định 447/NHN
o
ngày 7/6/2001 quy định về
quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHN
o

chưa
quy định cụ thể mức ký quỹ tối đa và mức ký quỹ tối thiểu trong từng thời kỳ.
Vì vậy, chưa có mức ký quỹ thống nhất cho từng đối tượng khách hàng. Khi
mức ký quỹ không được đảm bảo chắc chắn thì nếu có rủi ro tỷ giá xảy ra,
ngân hàng mở L/C (Sở I) sẽ chịu thiệt thòi. Nếu Sở đã thanh toán tiền hàng cho
nhà xuất khẩu (vì L/C phù hợp bộ chứng từ) mà người nhập khẩu không
thanh toán cho ngân hàng vì tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì
Sở I là người chịu rủi ro.

×