Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NHẰM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.23 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NHẰM XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu xoá đói
giảm nghèo.
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Qua hơn 10 năm đổi mới, cùng với cả nước, Thành phố Hà Nội đã đạt
được một số thành tựu nhất định trên các lĩnh vực. Kết quả trong những năm
đổi mới giúp chúng ta tích luỹ được một số kinh nghiệm, song vẫn còn nhiều
khó khăn thách thức đó là nền kinh tế, cơ cấu kinh tế tuy có bước chuyển đổi
nhưng với tốc độ chậm sản phẩm nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ ở mức độ vừa phải. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế còn chưa vững
chắc hiệu quả không cao, nguồn thu ngân sách hạn hẹp. Để tiến kịp với các
Thành phố của các nước trên thế giới nói chung và Thành phố của các nước
trong khu vực nói riêng.
Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người bằng mức
trung bình cả nước là mục tiêu cơ bản về kinh tế của Thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2001- 2010 là:
- Phát triển kinh tế với tốc độ phát triển ổn định, với cơ cấu kinh tế giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng nhanh giá trị sản phẩm công nghiệp.
- Tiếp tục đầu tư phát triển ngành chế biến nông lâm sản từng bước
phát triển khu, cụm, công nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tiếp tục phát triển những yếu
kém, tồn tại trong nền kinh tế: phát triển kinh tế nhiều thành phần, khai thác
tối đa nguồn lực hiện có để phát triển.
3.1.2. Mục tiêu cơ bản của công tác xoá đói giảm nghèo.
Sự phát triển của đất nước trong những đầu năm thời kỳ 20 đòi hỏi
phải là sự phát triển toàn diện cả về kinh tế và xã hội. Xoá đói giảm nghèo
đang trong quá trình thực hiện và không ngừng chuyển biến cùng với sự phát
triển của đất nước. Đây là một
vẫn đề cấp bách và lâu dài, bởi vậy về căn bản là phải giữ ổn định.
Xoá đói giảm nghèo là chính sách đặc biệt quan trọng đối với qúa trình


phát triển kinh tế - xã hội và sự phồn vinh của đất. Chính vì vậy Đảng và Nhà
nước đã có chủ trương và chính sách đúng đắn đối với xoá đói giảm nghèo đạt
hiệu quả đáng mừng:
- Trợ giúp người nghèo khó phát triển sản xuất vừa có ý nghĩa kinh tế -
chính trị - xã hội, vừa mang tính nhân văn sâu sắc vì vậy phải coi đó là nhiệm
vụ của Đảng, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp, các đoàn thể, các tổ
chức xã hội từ thiện ... Trong đó Đảng là người lãnh đạo, chính quyền các cấp
là người điều hành. Sở Lao động Thương binh - Xã hội là cơ quan thường trực
các cơ quan đoàn thể, các ngành hữu quan là những thành viên trực tiếp thực
hiện chương trình.
- Đối tượng được hưởng chương trình “ xoá đói giảm nghèo” phải là hộ
nghèo, đói đích thực tránh các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
- Chương trình “ xoá đói giảm nghèo” không phải để cứu tế mà chính là
sự hỗ trợ về vốn, về kiến thức và điều kiện sản xuất kinh doanh để người nghèo
hộ nghèo phải lao động vươn bằng lao động chính mình, không ỉ lại thụ động
trông chờ Nhà nước bao cấp, cứu trợ mà tự họ phải vượt qua cửa ải đói
nghèo, phải tự ổn định cuộc sống của mình theo phương châm “ cho các cần
câu để câu con cá” chứ không nên cho họ có sẵn con cá.
- Chương trình “ xoá đói giảm nghèo” không hỗ trọ một cách chung
chung, không chạy theo số lượng mà tiến hành tự giúp cho từng hộ nhất là hộ
gia đình nghèo khó thuộc diện chính sách - gia đình có công với cách mạng. Họ
có sức lao động nhưng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất thì cần phải ưu
tiên hỗ trợ nhằm giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo sớm nhất.
- Để trợ giúp người nghèo Nhà nước phải phát huy triệt đề các chính
sách kinh tế xã hội, các tiền đề, các chương trình liên qua trực tiếp đến nguyên
nhân đói nghèo như : chương trình xúc tiến việc làm, chương trình dân số
KHHGĐ, chương trình khuyến nông, chương trình xây dựng nông thôn mới....
Đồng thời phải có chươngtrình riêng, quỹ giúp riêng để hỗ trợ trực tiếp cho
những người nghèo.
Hiệu quả cuối cung của chương trình trợ giúp là các hộ nghèo phải biết

làm ăn tự lập được cuộc sống, vươn lên hoà nhập với cộng đồng.
Trong thời gian từ năm 1992 đến năm 1998 với mức tăng trưởng kinh
tế khoảng 80%/năm, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống đáng kể, từ 3,8
triệu hộ gia đình (20 triệu người) chiếm 30% tổng số hộ gia đình xuống còn 2,4
triệu hộ (12,5 triệu người), chiếm tỷ lệ 15,7%. Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn
nữa công cuộc xoá đói giảm nghèo phải tập trung thực hiện những mục tiêu
lớn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn tới:
- Mục tiêu: Giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20-
25%xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ / năm.
- Vận động và giúp đỡ hộ nông dân nghèo đến các vùng kinh tế mới mâu
chóng ổn định sản xuất và đời sống.
- Mở rộng các quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất với lãi
suất ưu đãi.
- Xây dựng chính sách tài trợ đầu tư 6 loại công trình xã hội thiết yếu
cho các xã nghèo nhất (đường ô tô, đường dây điện , nước sạch cho dân cư,
phòng học học sinh, trạm y tế, chợ).
- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Con em các hộ nghèo được học (phổ
thông, học nghề), miễn phí cho chính sách thích đáng.
- Phối hợp với các chương trình quốc gia để đảm bảo đời sống chăm sóc
sức khoẻ cho người nghèo.
Các mục tiêu trên được cụ thể hoá ở Hà Nội như sau:
+ Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Tiếp tục đâù tư vào một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng: tạo
điều kiện giúp đỡ huỵện ngoại thành xoá đói ngiảm nghèo.
+ Hỗ trợ hộ nghèo về y tế: Cấp thẻ BHYT cho người nghèo.
+ Tiếp tục miễn giảm học phí và đóng góp xây dựng cho học sinh nghèo.
+ Hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo vay xoá đói giảm nghèo; mở rộng dự án
“ Ngân hàng bò” tại các huyện ngoại thành.
+ Tạo việc làm cho người nghèo.
+ Thực hiện xoá nhà dột nát cho người nghèo.

+ Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Trợ cấp khó khăn cho hộ người tàn tật ốm đau quanh năm, gia đình
không có khả năng thoát nghèo.
3.2. các giải pháp tài chính nhà nước trong quá trình xoá đói
giảm nghèo.
3.2.1. các giải pháp chủ yếu để “ xoá đói giảm nghèo”.
Như đã nêu giải ở phần trên, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam hiện nay
đang là vẫn đề xã hội bức xúc cần được sớm giải quyết, vì vậy để thực hiện tốt
mục tiêu của chương trình “xoá đói giảm nghèo” cần phải có những giải pháp
chủ yếu sau đây:
3.2.1.1. Tăng cường tuyên truyền vận động.
Bằng các phương tiện đại chúng tiến hành các hoạt động tuyên truyền
về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nội dung của chương trình để mọi cấp, mội
ngành, mọi người đều nhận thức vai trò trách nhiệm của mình. Đặc biệt chú
trọng các hộ nghèo có ý thức vươn lên trong lao động, tham gia phát triển kinh
tế, tự cứu mình thoát khỏi cạnh nghèo đói, động viên biểu dương những cá
nhân tiêu biểu trong việc thực hiện chương trình và đấu tranh phê phán những
tư tưởng trồng chở, ỉ lại.
3.2.1.2. Đào tạo, hướng dẫn làm ăn cho hộ đói nghèo.
Phần lớn những người thuộc diện nghèo đói điều không biết cách tổ
chức làm ăn. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho họ, hướng dẫn họ cách thức tổ chức
làm ăn là giải pháp thiết thực.
Bằng nhiều phương thức đào tạo khác nhau như:
- Đào tạo theo hình thức mở lớp tập trung.
- Đào tạo theo cách chuyển giao công nghệ, hướng dẫn trực tiếp tại chỗ
cho từng hộ, từng nhóm hộ.
-Các cơ quan chuyên ngành, tổ chức đoàn thể hướng dẫn trực tiếp cho
học viên mình hoặc tổ chức cho những cá nhân có trình độ, có kinh nghiệm làm
ăn hướng dẫn cho hộ nghèo.
3.2.1.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.

Chương trình “ xoá đói giảm nghèo” là đầu tư chủ yếu vào công trình cơ
sở hạ tầng có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân đói nghèo của địa phương
như công trình giao thông, thuỷ lợi, cải tạo đất, bệnh viện, mạng lưới điện
dùng cho sản xuất.
3.2.1.4. Hỗ trợ vốn làm ăn.
Nguồn vốn được lấy từ quỹ xoá đói giảm nghèo ở trung ương đến xã,
phường, quỹ hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể, tổ chức hội, hiệp hội, sự giúp đỡ
của các tổ chức quốc tế của cá nhân, tổ chức để giúp đỡ sản xuất.
Vì vậy người chưa tích luỹ được vốn, nhất thiết Nhà nước phải hỗ trợ
bằng cách cho vay với mức cần thiết không được lấy lãi hoặc lãi suất thấp để
họ có thể mua sắm các tư liệu sản xuất. Không nên hạn chế mức cho vay đảm
bảo với mức họ cần vay để giúp họ đầu tư hết chu kỳ sản xuất, nếu không có
tác dụng của vốn vay sẽ rất kém bởi vì các hộ này ngay cả ăn vẫn còn chưa đủ
mà lấy ra vốn từ đâu để đầu tư vaò sản xuất. Vì vậy, ngân hàng phúc vụ người
nghèo cần phải tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ người nghèo từng bước
vươn lên vượt qua ngưỡng nghèo đói.
3.2.1.5. Giải pháp về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo.
Sự trợ giúp của các chương trình phúc vụ người nghèo phát triển kinh
tế cần phải ưu tiên theo thứ tự sau:
- Các gia đình thương binh- bệnh binh, liệt sỹ thuộc diện những người có
công với cách mạng.
- Các chủ hộ làm cựu chiến binh.
- Các hộ mà chủ hộ là người tàn tật.
- Các hộ có người mắc bệnh tệ nạn xã hội như: nghiện ngập, trộm cắp, cờ
bạc đã hoàn lương trở lại làm ăn lương thiện.
* Được hưởng 50% hoặc 100% lãi suất nếu trả đúng hạn.
* Quỹ trợ giúp người nghèo: UBND các xã phường, thị trấn nên đứng ra
chi trả thay các hộ nghèo những khoản sau:
- Học phí cho các lớp học đào tạo mở lớp ngắn ngày.
- Tài liệu, sách vở hướng dẫn cách làm ăn.

- Hỗ trợ người đói, nghèo trong giáo dục: miễn giảm học phí, các khoản
đóng góp học đường, hỗ trợ vở viết sách giáo khoa đối với học sinh là còn hộ
nghèo và cấp học bồng đối với học sinh quá nghèo.
- Miễn giảm hẳn viện phí và các khoản đóng góp cho người nghèo đói khi
khám, chữa bệnh tại các Sở y tế của Nhà nước.
* Đặc biệt những người nghèo đói làm không đủ ăn, không còn khả năng
đóng góp và nộp thuế thì trước hết có thể miễn giảm các khoản đóng góp cho
họ. Riêng về thuế thì với mọi người dân phải thi hành Luật pháp nghiêm chỉnh,
song cũng cần xem xét cụ thể để các hộ đói nghèo được hưởng khung thuế
thấp nhất hoặc có chính sách đầu tư thoả đáng cho hộ nghèo, người nghèo.

×