Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Một số kiến nghị về việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại chi nhánh NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.11 KB, 42 trang )

Một số kiến nghị về việc mở và sử dụng tài khoản của
khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Ba Đình.
Chương I và II em đã trình bày rõ những lý luận và tình hình thực tế
vấn đề mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng ở
nước ta hiện nay. Qua đó thấy được những mặt hạn chế những tồn tại cần
nghiên cứu cải tiến và sửa đổi.
Thực tế cũng như lý luận đã chứng minh cho thấy việc mở và sử dụng
tài khoản tại ngân hàng có ý nghĩa quan trọng mở rộng nguồn vốn huy
động của ngân hàng và là cơ sở cho sự phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt. Như vậy trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương
mại, tổ chức tín dụng trong nước với các ngân hàng liên doanh, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đã đặt ra cần phải có biện pháp hữu hiệu nào để
khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng ngày
càng nhiều hơn. Để góp phần vào công cuộc ấy em xin đưa ra một số kiến
nghị sau:
I. Kiến nghị chung
1. Về phía nhà nước:
Thời gian tới nhà nước nên hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để đảm bảo
quyền lợi cho mọi tầng lớp nhân dân, giải quyết các mối quan hệ kinh tế,
quan hệ thanh toán bằng các luật định. Có như vậy, mới tạo được môi
trường pháp lý để hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, có hiệu quả
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tiến kịp với các nước trong khu vực cũng
như thế giới từ đó tạo được niềm tin cho khách hàng sẽ khuyến khích
khách hàng đến với ngân hàng ngày một đông hơn.
2.Về phía NHNH và NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1. Cần có một chế độ mới về việc mở và sử dụng tài khoản của khách
hàng tại ngân hàng.
*Sự cần thiết phải xây dựng qui chế mới về việc mở và sử dụng tài
khoản của khách hàng tại ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động Ngân hàng cũng như các hoạt động khác trong
nền kinh tế đã có nhiều thay đổi nên các qui định cũ về việc mở và sử dụng


tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng (Gọi tắt là ngân
hàng) đã tỏ ra không đáp ứng hết các yêu cầu thực tế. Mặt khác Thông tư
số 08/TT-NH
2
của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thể lệ thanh toán
không dùng tiền mặt chưa có các qui định về tài khoản đồng sở hữu, tài
khoản phong toả, đóng tài khoản.. là các qui định mới đã được thể hiện
trong Nghị định số 64/2001/NH-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh
toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhiều qui định tại các
văn bản cũ còn rất chung chung và việc qui định về mở, đóng tài khoản vẫn
do NHNN ban hành. Trên cơ sở các qui định này, các đơn vị mới vận dụng
và tổ chức thực hiện trong đơn vị mình cho phù hợp với điều kiện thực tế
và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng (tự ban hành qui định riêng về
mở và sử dụng tài khoản áp dụng cho riêng hệ thống mình). Khi có những
trường hợp cụ thể phát sinh như mở tài khoản cho các đồng sở hữu .. TCTD
thường không thể qui định mà thường chờ công văn hướng dẫn của NHNN
(Công văn không thuộc hệ thống văn bản QPPL), khó theo dõi.
Một lý do nữa là văn bản cũ (TT 08 ) chưa chi tiết và cụ thể rõ ràng về
thủ tục mở tài khoản đối với cá nhân, tổ chức, đồng sở hữu (là loại đối
tượng mới ). Mỗi đối tượng phải có một qui định riêng về hồ sơ và thủ tục
mở tài khoản. Việc sử dụng tài khoản cũng chưa qui định rõ quyền, trách
nhiệm của các bên trong việc sử dụng taì khoản còn khá chung chung. Do
vậy để khắc phục những bất cập trên và để triển khai thực hiện Nghị định
64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán cũng như luật TCTD, NHNN ngày 26/12/1997 và Luật thương
mại ngày23/05/1997 đi vào cuộc sống thì việc mở và sử dụng tài khoản tại
ngân hàng là rất cần thiết trong đó cần cố gắng đưa ra các qui định mang
tính chất nguyên tắc chung, cố gắng bao quát toàn bộ các trường hợp, và
đề cao trách nhiệm của đơn vị nơi mở tài khoản theo nguyên tắc của pháp
luật dân sự là tôn trọng thoả thuận giữa các bên trên cơ sở các qui định

của pháp luật. Hơn nữa trong việc mở và quản lý tài khoản cần phải xây
dựng trên nguyên tắc mở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán hơn so với trước đây. Mỗi đơn vị có thể cụ thể hoá và triển
khai thực hiện cho phù hợp với đặc thù đơn vị mình trên cơ sở các qui định
mới và không trái với qui định khác của pháp luật. Qui chế mới cần phải
qui định thủ tục mở và các nội dung sử dụng tài khoản cá nhân, tổ chức tại
các TCTD không làm hạn chế quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD bởi :
+ Điều 2, NĐ 64 qui định: NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
trong hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
(cụ thể ở đây là TCTD) bằng việc ban hành các văn bản QPPL về thanh toán
theo thẩm quyền.
+ Điều 8, NĐ 64 qui định: loại tài khoản thanh toán, tính chất tài khoản
thanh toán, điều kiện, thủ tục mở và sử dụng tài khoản thanh toán do tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán qui định phù hợp với qui định của NHNN
và các qui định khác có liên quan của pháp luật.
+Việc NHNN ban hành các qui định chung về mở và sử dụng tài khoản
thanh toán cho cả đối tượng là TCTD là cần thiết, bởi:
• Nếu để TCTD tự qui định thì NHNN sẽ không thể kiểm soát được hoạt
động mở tài khoản, sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng của
nền kinh tế.
• Nếu không có qui định chung của NHNN, mỗi TCTD tự qui định thì sẽ
không thống nhất, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong nền
kinh tế khi sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
• Trong khi pháp luật về chống tẩy, rửa tiền ở nước ta chưa có thì những
qui định chung của NHNN về việc mở và sử dụng tài khoản tại ngân
hàng sẽ là những cơ sở pháp lý quan trong trong việc giám sát hoạt
động mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng, phát hiện kịp thời các vi
phạm, lợi dụng tài khoản và dịch vụ thanh toán Ngân hàng để tẩy rửa
tiền, vi phạm pháp luật; đảm bảo hoạt động thanh toán qua Ngân hàng
lành mạnh và an toàn, ngăn ngừa các lợi dụng, sơ hở trong hệ thống

thanh toán.
* Các đề xuất cụ thể trong chế độ mới về việc mở và dụng tài khoản của
khách hàng tại ngân hàng:
-Về những qui định chung:
Trong qui chế mới nên qui định đối tượng phạm vi, hình thức mở tài
khoản, tính chất của tài khoản, nội dung sử dụng tài khoản, số dư trên tài
khoản.. của khách hàng tại đơn vị quản lý tài khoản, đây là những qui định
mang tính nguyên tắc cụ thể như sau:
+ Đối tượng điều chỉnh: - Việc mở và sử dụng tài khoản tại các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các Tổ
chức tín dụng ở Việt nam (gọi tắt là ngân hàng) .Việc mở tài khoản và thực
hiện các giao dịch qua tài khoản tại ngân hàng Nhà nước nước ngoài, Tổ
chức tín dụng ở nước ngoài không thuộc đối tượng điều chỉnh ở qui chế
mới .
-Việc mở và sử dụng tài khoản tiền đồng Việt nam của
người không cư trú, tài khoản ngoại tệ của người cư trú và người không
cư trú thực hiện theo các qui định của Nhà nước về quản lý ngoại hối.
+ Hình thức tài khoản: Tài khoản có thể được mở theo các hình thức sau
-Tài khoản cá nhân: Khi khách hàng là một cá nhân độc
lập đúng tên làm chủ tài khoản .
-Tài khoản của tổ chức: Khi khách hàng là một tổ chức,
hộ gia đình hay tổ hợp tác. Người đại diện của tổ chức đứng tên làm chủ
tài khoản.
Người đại diện hợp pháp của tổ chức phải là người đại diện của tổ chức
trước Pháp luật; được bổ nhiệm hoặc được uỷ quyền làm đại diện theo
đúng trình tự do pháp luật qui định hoặc được qui định cụ thể trong Điều
lệ của tổ chức; có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
-Tài khoản đồng sở hữu: Khi khách hàng là hai hay
nhiều người cùng đứng tên mở tài khoản, có thể là cá nhân hoặc người đại
diện hợp pháp của Tổ chức, người cư trú hoặc người không cư trú.

+ Tính chất tài khoản:
-Mỗi đối tượng khách hàng có quyền mở một hay
nhiều tài khoản ở một hay nhiều nơi, có thể là nơi cư trú, hoặc đặt tại trụ
sở chính hay nơi khác tuỳ theo nhu cầu sử dụng trừ trường hợp pháp luật
có qui định khác, theo các tính chất sau:
Tài khoản chính : là tài khoản được xác định theo yêu cầu
của khách hàng hoặc là tài khoản duy nhất của khách hàng hiện có tại hệ
thống Ngân hàng, dùng để hạch toán phần lớn và chủ yếu các giao dịch
thanh toán của khách hàng qua hệ thống Ngân hàng.
Tài khoản phụ: là tài khoản được mở theo nhu cầu của khách
hàng, theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc phục vụ yêu
cầu quản lý và hạch toán của Ngân hàng nơi mở tài khoản.
-Mỗi đối tượng khách hàng chỉ có một tài khoản chính
và có thể có một hay nhiều tài khoản phụ.
Nội dung sử dụng tài khoản chính, tài khoản phụ do khách hàng, Ngân
hàng quản lý tài khoản của khách hàng hoặc do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền qui định.
+ Nội dụng sử dụng tài khoản:
Khách hàng có thể mở tài khoản theo các nội dung sử dụng sau:
-Tài khoản thanh toán là tài khoản được mở theo nhu
cầu của khách hàng, phục vụ mục đích thanh toán và giao dịch của khách
hàng qua hệ thống Ngân hàng. Tài khoản chuyên chi là loại tài khoản
thanh toán đặc biệt được sử dụng cho một mục đích cụ thể đã được xác
định theo yêu cầu của chủ tài khoản, quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền hoặc khi pháp luật có qui định.
-Tài khoản chuyên dùng: là tài khoản được mở do nhu
cầu hệ thống thanh toán nội bộ nhằm thực hiện dịch vụ thanh toán giữa
các đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng đó, gồm:
+ Tài khoản chuyên dùng được mở và sử dụng để hạch
toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong nội bộ ngân hàng.

+ Tài khoản chuyên dùng do đơn vị mở và sử dụng để
hạch toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi thực hiện cung ứng
các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Việc mở các tài khoản theo nội dung sử dụng phải thực hiện theo qui
định của Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước và các Tổ
chức tín dụng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+Số dư trên tài khoản:
- Số dư trên tài khoản có thể là dư Có hoặc dư Nợ.
- Tuỳ theo mục đích mở tài khoản, nội dung sử dụng của tài khoản mà số
dư tài khoản có thể là:
Số dư được sử dụng không kỳ hạn: chủ tài khoản có
quyền số dư trên tài khoản của mình bất cứ lúc nào tuỳ theo nhu cầu giao
dịch và thanh toán.
Số dư được sử dụng có kỳ hạn: chủ tài khoản được sử
dụng số dư tài khoản của mình theo hạn thanh toán và giao dịch đã thoả
thuận với Ngân hàng nơi quản lý tài khoản. Trong trường hợp đặc biệt
theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng nơi
mở tài khoản, số dư có có thể được sử dụng khác kỳ hạn đã thoả thuận.
Việc chuyển đổi tính chất số dư từ không kỳ hạn sang có kỳ hạn và ngược
lại được thực hiện theo thoả thuận giữa chủ tài khoản và Ngân hàng nơi
quản lý tài khoản.
-Về thủ tục mở tài khoản cho từng loại hình:
Trong qui chế nên qui định cụ thể về hồ sơ, giấy đăng ký, bản đăng ký
mẫu dấu cho từng loại tài khoản, trong đó các thủ tục trong việc mở tài
khoản trên đều phải thực hiện theo các qui định chung sau:
+Đối tượng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước:
++Tổ chức tín dụng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà
nước;
++Kho bạc nhà nước
++ Các tổ chức được làm dịch vụ thanh toán, Ngân hàng nước ngoài,

tổ chức tiền tệ, Ngân hàng quốc tế.
++ Các đối tượng khác theo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
+Đối tượng mở tài khoản thanh toán tại Tổ chức tín dụng:
++ Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín
dụng.
++ Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Tổ chức tín dụng là Ngân
hàng Thương mại Nhà nước nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Kho
bạc nhà nước đặt tại Trụ sở chính ở địa bàn là huyện, thị xã không phải là
tỉnh lỵ; Kho bạc Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Bộ Tài
chính thoả thuận cho phép mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại Nhà
nước; kho bạc Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn
bản cho phép mở thêm tài khoản phụ tại một Ngân hàng thương mại quốc
doanh khác trên địa bàn.
++ Các khách hàng là cá nhân, tổ chức khác chỉ được mở tài khoản
thanh toán tại các Tổ chức tín dụng là Ngân hàng: Các cá nhân là người
Việt Nam và người nước ngoài không thuộc đối tượng người không cư trú
từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo qui định của
pháp luật dân sự Việt nam; đối với người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo qui
định của pháp luật: mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản phải thực hiện
thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật; tổ chức Việt nam
và người nước ngoài không thuộc đối tượng người không cư trú được
thành lập theo đúng trình tự và thủ tục, có đầy đủ năng lực pháp luật dân
sự theo qui đinh.
++ Các cá nhân, tổ chức chưa xác định được là người cư trú hay
không cư trú theo qui định của Nhà nước về quản lý ngoại hối được làm
thủ tục mở tài khoản phải có ý kiến đồng ý của Ngân hàng Nhà nước
+Qui định chung về hồ sơ mở tài khoản thanh toán:
++ Các giấy tờ trong bộ hồ sơ mở tài khoản phải hợp lệ, theo đúng

yêu càu. Các yếu tố kê khai trong bộ hồ sơ ở tài khoản phải chính xác, đúng
sự thật. Nếu có bằng chứng chứng minh các yếu tố kê khai là không đúng
sự thật, có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Ngân hàng nơi nhận được bộ hồ sơ
mở tài khoản có quyền từ chối không làm thủ tục mở tài khoản.
++ Khách hàng phải chịu trách nhiệm về các yếu tố đã đăng ký trong
hồ sơ mở tài khoản và phải thông báo ngay với Ngân hàng nơi mở tài
khoản nếu thay đổi các yếu tố trong hồ sơ mở tài khoản.
+Qui định chung về Giấy đăng ký mở tài khoản thanh toán:
++Mẫu giấy đăng ký mở tài khoản do Ngân hàng qui định.
++Khi các yếu tố kê khai trên Giấy đăng ký mở tài khoản đã thay đổi,
khách hàng phải lập Giấy đăng ký sửa đổi thông tin khách hàng theo
hướng dẫn của Ngân hàng nơi mở tài khoản. Giấy đăng ký sửa đổi thông
tin khách hàng được lập theo mẫu của Ngân hàng nơi mở tài khoản trong
đó ghi rõ các thông tin được sửa đổi và thời điểm bắt đàu có hiệu lực.
++ Giấy đăng ký mở tài khoản và Giấy đăng ký sửa đổi thông tin
khách hàng hết hiệu lực trong các trường hợp sau: tài khoản bị đóng; có
bằng chứng chứng minh các yếu tố kê khai trong Giấy đăng ký mở tài
khoản và Giấy sửa đổi thông tin khách hàng là không đúng sự thật; khách
hàng không thuộc đối tượng được mở tài khoản tại Ngân hàng.
+Qui định chung về bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký trong mở tài khoản
thanh toán
++ Khách hàng phải lập Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký theo mẫu của
Ngân hàng nơi mở tài khoản. Không được đóng dấu chữ ký hay photocopy
chữ ký.
++ Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký lưu giữ các mẫu dấu và chữ ký chính
thức của những người được sử dụng tài khoản và thực hiện giao dịch
thanh toán với Ngân hàng nơi mở tài khoản, trong đó: một người không
được đồng thời đăng ký chữ ký trong vai trò của nhiều người cùng sử dụng
tài khoản; nếu người sử dụng tài khoản không thể viết được dưới bất kỳ
hình thức nào thì được đăng ký mẫu vân tay, mã số hoặc ký hiệu đặc biệt

thay cho chữ ký mẫu; số chữ ký mẫu do Ngân hàng nơi mở tài khoản
hướng dẫn cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng; chữ ký mẫu đăng ký
phải là chữ ký mà khách hàng thường dùng trên các chứng từ giao dịch,
giống nhau về cách viết và số nét.
++ Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký có giá trị kể từ thời điểm tài khoản
được mở đến ngày hết giá trị. Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký hết giá trị
trong các trường hợp sau: khách hàng đăng ký Bản mẫu chữ ký và dấu
khác thay thế Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký cũ; tài khoản bị đóng; việc
giám hộ, đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự chấm dứt theo qui định.
Ngoài việc thực hiện những qui định chung trên, cụ thể đối với
từng loại hình tài khoản như sau:
Đối với tài khoản cá nhân:
*Hồ sơ mở tài khoản thanh toán cá nhân: cá nhân có nhu cầu mở tài khoản
phải gửi cho tổ chức tín dụng là Ngân hàng nơi định mở tài khoản hồ sơ
gồm:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản
+ Bản đăng ký mẫu dấu (nếu có) và mẫu chữ ký để sử dụng tài khoản và
giao dịch với Ngân hàng nơi mở tài khoản.
+ Các giấy tờ hợp lệ chững minh tư cách của người đại diện, người giám
hộ hợp pháp nếu chủ tài khoản là người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
*Giấy đăng ký mở tài khoản thannh toán của cá nhân bao gồm:
+ Họ tên và địa chỉ của chủ tài khoản.
+ Họ tên và địa chỉ của những người được sử dụng tài khoản;
+ Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp chứng minh nhân dân, hộ chiếu (nếu
còn thời hạn của chủ tài khoản và những người được sử dụng tài khoản;
+Các thông tin khác theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng nơi mở tài
khoản.
Trong trường hợp chủ tài khoản là người chưa thành niên, người mất

năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì giấy
đăng ký mở tài khoản do người giám hộ, người đại diện theo pháp luật lập
và chịu trách nhiệm về mọi yếu tố đã kê khai.
*Bản đăng ký chữ ký chữ ký và dấu của cá nhân trong mở tài khoản
thanh bao gồm:
+Mẫu chữ ký và dấu (nếu có) của chủ tài khoản và những người được chủ
tài khoản uỷ quyền sử dụng tài khoản (nếu có).
+Người hiện đang giám hộ, đại diện hợp pháp của chủ tài khoản nếu chủ
tài khoản là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+Người được toà án giao quản lý tài sản của chủ tài khoản là cá nhân bị
toà án tuyên bố là chết hoặc bị mất tích mà chưa có người thừa kế.
Đối với tài khoản của tổ chức:
*Hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức, bao gồm:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản ;
+ Bản đăng ký mẫu dấu (nếu có) và chức ký để sử dụng tài khoản và giao
dịch với Ngân hàng nơi mở tài khoản;
+ Các giấy tờ hợp lệ chứng minh việc tổ chức được thành lập theo qui
định của pháp luật (nếu có);
+Các giấy tờ hợp lệ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài
khoản.
*Giấy đăng ký mở tài khoản thanh toán của tổ chức bao gồm:
+ Tên đăng ký, địa chỉ giao dịch, loại tài khoản hoạt động của tổ chức;
+Họ tên, chức vụ của chủ tài khoản;
+Họ tên, chức vụ của những người được sử dụng tài khoản;
Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
(nếu còn thời hạn) của chủ tài khoản và những người được sử dụng tài
khoản;
+Các thông tin khác theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng nơi mở tài khoản.
*Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký của tổ chức trong mở tài khoản thanh

toán, bao gồm:
+Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký của tổ chức phải có đầy đủ các yếu tố
sau:
++ Họ tên, chức vụ và mẫu chữ ký của chủ taì khoản và những người
sử dụng tài khoản của tổ chức;
++ Mẫu dấu của đơn vị nếu có sử dụng trên các chứng từ, hồ sơ giao
dịch.
+Những người sử dụng tài khoản của tổ chức:
++ Những người được sử dụng tài khoản của tổ chức theo thỏa
thuận giữa chủ tài khoản và Ngân hàng quản lý tài khoản theo qui định
của pháp luật;
++ Những người được chủ tài khoản và các đối tượng qui định ủy
quyền sử dụng.
+ Các khách hàng theo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được
phép sử dụng thên một dấu kế toán thì được đăng ký thêm dấu của kế toán
thuộc đơn vị đó. Việc sử dụng trên chứng từ giao dịch với Ngân hàng nơi
quản lý tài khoản phải đảm bảo dấu của đơn vị được đóng trên chứng từ
dể giao dịch, thanh toán với đơn vị khác.
Đối với tài khoản của đồng sở hữu:
*Hồ sơ mở tài khoản thanh toán của đồng sở hữu: Các khách hàng (các bên
đồng sở hữu) phải gửi cho Ngân hàng nơi định mở tài khoản hồ sơ gồm
các giấy tờ sau:
+Giấy đăng ký mở tài khoản đồng sở hữu;
+ Bản đăng ký mẫu dấu (nếu có) và mẫu chữ ký để sử dụng tài khoản và
giao dịch với đơn vị nơi mở tài khoản;
+ Các giấy tờ hợp lệ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại
diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu;
+ Văn bản thỏa thuận giữa các bên đồng sở hữu trtong việc quản lý và sử
dụng tài khoản chung.
*Giấy đăng ký mở tài khoản thanh tóan của đồng sở hữu:

+ Tên của các bên đồng sở hữu, quan hệ giữa các bên đồng sở hữu;
+ Họ, tên và chức vụ của các đồng sở hữu;
+ Địa chỉ của các đồng của tài khoản và địa chỉ giao dịch chung của các chủ
tài khoản (nếu có);
+ Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
(nếu còn thời hạn) của những người được sử dụng tài khoản đồng sở hữu;
+Các thông tin khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ngân hàng nơi mở tài
khoản.
*Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký của đồng sở hữu trong mở tài khoản
thanh toán :
+ Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký của đồng sở hữu lập trong dó bao gồm
mẫu chữ ký của các đồng của tài khoản và những người được sử dụng tài
khoản đồng sở hữu; mẫu dấu cua đồng sở hữu là tổ chức (nếu có sử dụng ).
+ Những người được sử dụng tài khoản đồng sở hữu:
++ Những người được đồng chủ tài khoản ủy quyền sử dụng tài
khoản;
++ Những người khác do chủ tài khoản và Ngân hàng nơi quản lý tài
khoản thỏa thuận cho phép sử dụng tài khoản trên cơ sở các qui định pháp
luật hiện hành.
Về sử dụng và quản lý tài khoản (trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm
của ngân hàng và chủ tài khoản)
*Các qui định chung về sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán:
+ Chủ tài khoản là người có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thanh
toán thông qua các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản được
Ngân hàng nơi quản lý tài khoản tạo mọi điều kiện để sử dụng tài khoản
của mình một cách có hiệu quả nhất.
+ Ngân hàng nơi quản lý tài khoản của khách hàng có quyền kết hợp số dư
có của tất cả các tài khoản của một khách hàng mở tại mình để xử lý cho
mọi tài khoản Nợ, mọi khoản chi trả của khách hàng đó theo qui định của
pháp luật và có trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

tài khoản của khách hàng theo đúng nội dung hạch toán kế toán qui định
trong Hệ thống tài khoản Ngân hàng Nhà nước và Hệ thống tài khoản kế
toán các Tổ chức tín dụng.
Ngân hàng nơi quản lý tài khoản của khách hàng có trách nhiệm bố trí
nhân sự để có thể quản lý chặt chẽ tài khoản của khách hàng, phát hiện và
điều chỉnh kịp thời các tài khoản mở sai hoặc sử dụng chưa chính xác.
*Về chủ tài khoản:
+Quyền của chủ tài khoản và người sử dụng tài khoản thanh toán :
++ Được toàn quyền sử dụng một phần hay toán bộ số tiền trên tài
khoản thông qua các lệnh thanh toán dưới hình thức các phương tiện
thanh toán;
++ Tự tổ chức hạch toán, theo dõi, số dư trên tài khoản, đối chiếu
với giấy báo nợ, giấy báo Có, Bản sao số dư tài khoản hoặc giấy báo số dư
tài khoản cuối tháng do Ngân hàng quản lý tài khoản gửi đến.
++ Có quyền yêu cầu Ngân hàng quản lý tài khoản thực hiện các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi số dư có;
++Được quyền yêu cầu Ngân hàng nơi quản lý tài khoản đóng,
phong tỏa hoặc chuyển đổi tài khoản của mình khi cần thiết.
+ Trách nhiệm của chủ tài khoản và người sử dụng tài khoản thanh toán:
++ Có trách nhiệm chấp hành các qui định của pháp luật có liên
quan trong việc sử dụng tài khoản và sử dụng các dịch vụ thanh toán qua
tài khoản.
++ Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản để thực hiện các lệnh thanh
toán đã lập.
++Chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư có trên tài khoản
và chịu phạt theo qui định do việc sử dụng quá số dư trên tài khoản;
++ Chịu trách nhiệm về những hành vi hay các sai sót, lợi dụng trên
các giấy tờ giao dịch, thanh toán với Ngân hàng quản lý tài khoản do lỗi
của mình;
++ Tuân thủ các hướng dẫn của Ngân hàng quản lý tài khoản về

việc lập các phương tiện, chứng từ thanh toán và sử dụng tài khoản; đảm
bảo các yếu tố trên chứng từ giao dịch khớp đúng với các yếu tố đã đăng
ký với Ngân hàng;
++Thực hiện các hướng dẫn của Ngân hàng nơi quản lý tài khoản
của khách hàng về việc luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch với Ngân
hàng;
++ Thông báo kịp thời với Ngân hàng nơi quản lý tài khoản khi
phát hiện thấy sai sót, lợi dụng trong tài khoản của mình;
++ Không được thực hiện mọi hành vi cho thuê, cho mượn tài
khoản.
*Về phía Ngân hàng:
+Quyền của Ngân hàng quản lý tài khoản thanh toán:
++Thực hiện đầy đủ, kịp thời các lệnh thanh toán phù hợp với qui
định hoặc thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng mà không trái pháp
luật;
++Có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán của khách hàng
trong các trường hợp sau: khách hàng không thực hiện đầy đủ các yếu cầu
về thủ tục thanh toán, hồ sơ chứng từ thanh toán không hợp lệ, không

×