Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.67 KB, 25 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỊ XÃ BẮC GIANG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỊ XÃ BẮC GIANG.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang là một chi nhánh của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 12/3/2001 và chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 8/5/2001 với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đến nay đã có 39 cán bộ .
Đến nay chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang là một ngân
hàng thương mại quốc doanh lớn trên tỉnh Bắc Giang đã thu hút được khá nhiều cá nhân, doanh nghiệp, các
ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống có quan hệ mật thiết với ngân hàng. Trong điều kiện chi nhánh
mới ra đời nhưng thị phần tín dụng trên địa bàn tương đối ổn định, chi nhánh luôn có xu hướng đổi mới
trong phong cách phục vụ với phương châm “Lịch sự – Văn minh – Tận tình – Hiệu quả”, “Vì sự thành đạt của
khách hàng và ngân hàng”, trong hoạt động của ngân hàng để ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến
ngân hàng mình giao dịch.
Chi nhánh hiện đang có trụ sở tại: Đường Nguyễn Thị Lựu Thị xã Bắc Giang.
Tel: (0240) 850 554; Fax: (0240) 850 556.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang.
Theo quyết định của hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số
169/QĐ/HĐQT ngày 07/09/2000 đã qui định :
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang nói riêng có chức năng:
 Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Ngân Hàng Nông nghiệp
 Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự uỷ quyền của Tổng Giám Đốc Ngân
Hàng Nông nghiệp .
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nông nghiệp.
Chi nhánh NHNN &PTNT Thị xã Bắc Giang có nhiệm vụ :
 Huy động vốn :


a) Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ,có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức
,cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ .
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động
vốn khác theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp.
c) Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ ,chính quyền địa phương và các tổ chức
kinh tế ,cá nhân trong nước và nước ngoài theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp .
d) Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng Giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp cho phép.
 Cho vay :
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế; cá
nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền .
 Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, với các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết :trìnhNgân hàng
Nông nghiệp cấp trên quyết định.
 Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
 Kinh doanh dịch vụ : thu, chi tiền mặt; két sắt,nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền ;thẻ thanh
toán ; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tín dụng tài chính, tín dụng các tổ chức , cá nhân trong và ngoài
nước ; các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định.
 Làm dịch vụ cho Ngân hàng Người nghèo.
 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
 Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo
quy định.
 Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tièn tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh
doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
 Chấp hành đầy đủ các báo cáo ,thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
cấp trên giao.
Trong thực tế Thị xã Bắc Giang là một địa bàn lớn của tỉnh Bắc Giang, đây là nơi tập trung nhiều xí
nghiệp lớn của tỉnh Bắc Giang, có những trung tâm thương mại lớn, dân cư đông đúc, thuận lợi cho ngân
hàng mở rộng và phát huy các nghiệp vụ của mình. Cho đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Thị xã Bắc Giang có những sản phẩm chính như là:
THANH TOÁN TRONG NƯỚC:
• Mở tài khoản cho cá nhân và tổ chức kinh tế.
• Chuyển tiền nhanh thanh toán trong nước.
• Thu chi tại chỗ theo khả năng và yêu cầu của khách hàng.
• Thu hộ, chi hộ; chi trả hộ lương.
• Chi trả kiều hối.
SẢN PHẨM TIỀN GỬI VÀ KHO QUỸ:
• Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức,cá nhân với lãi suất
linh hoạt.
• Nhận tiền gửi qua đêm.
• Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
SẢN PHẨM TÍN DỤNG:
• Cho vay ngắn, trung và dài hạn tổ chức kinh tế, cá nhân.
• Phát hành bảo lãnh Ngân hàng các loại.
• Chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá.
• Tư vấn đầu tư, thương mại, thẩm định các đối tác.
• Cho vay trả góp.
• Cho vay thấu chi.
• Cho vay tiêu dùng CBCNV.
• Cho vay mua nhà ở.
Với quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên khá nhanh cùng với sự đa dạng hoá hoạt động và nâng cao
chất lượng kinh doanh, NHNN &PTNT Thị xã Bắc Giang đã thực sự trưởng thành đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với nền kinh tế xã hội không chỉ với tỉnh Bắc Giang mà còn với các tỉnh khác.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ BẮC GIANG.
2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
Tổng số CBCNV của chi nhánh đến ngày 31/12/2004 là 39 cán bộ trong đó có 08 cán bộ tín dụng
(kể cả cán bộ làm công tác thống kê kế hoạch hoá), 08 cán bộ kế toán ngân quỹ và còn lại là các cán bộ làm
việc ở các phòng ban khác.

Tổng số cán bộ trên được bố trí sắp xếp theo cơ cấu các phòng như sau:
• Ban lãnh đạo: 03 cán bộ gồm có: Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác tổ
chức, Kiểm tra – Kiểm toán toán nội bộ, chiến lược kinh doanh. Phó Giám đốc phụ trách công tác kế toán
ngân quỹ và hành chính.Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch - Kinh doanh.
• Phòng Kế toán – Ngân quỹ: 08 cán bộ.
• Phòng Hành chính nhân sự: 01 cán bộ.
• Phòng Tín Dụng: 08 cán bộ.
• chí nhánh trực thuộc:
+ Phòng giao dịch:
 Phòng giao dịch số 11: 04 cán bộ.
 Phòng giao dịch số 12: 03 cán bộ .
 Phòng giao dịch số 13: 04 cán bộ.
+ Chi nhánh cấp 3:
 Chi nhánh số 2: 06 cán bộ.
 Chi nhánh số 2: 05 cán bộ.
Ban lãnh đạo
Phòng HC-NSChi nhánh trực thuộc Phòng KT-NQ Phòng Tín Dụng
Phòng giao dịchChi nhánh cấp 3
Phòng KHKD
Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNo& PTNT Thị xã Bắc Giang
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Theo phụ lục kèm theo Quyết định 169/QĐ-HĐQT ngày 07/09/2000 của HĐQT Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. Có thể tuỳ
theo quy mô hoạt động và số chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc được
quyết định mô hình tổ chức gọn nhẹ, có thể sáp nhập một số phòng với nhau. Ví dụ Phòng Kinh tế- Kế hoạch
với Phòng Tín dụng thành Phòng Kinh tế –Kế hoạch, Phòng Kế toán –Ngân quỹ với Phòng Vi tính thành
Phòng Kế toán –Ngân quỹ, Phòng Hành chính với phòng TCCB-ĐT thành Phòng Hành chính –Nhân sự.
2.2.1. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
 Nghiên cứu, đề xuất chiến lược của khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng

Nông nghiệp.
 Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán đến các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa
bàn.
 Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa
bàn.
 Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết.
 Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
 Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi
đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu
thụ xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
 Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn cho vay an toàn và đạt
hiệu qua cao.
 Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo sự phân cấp uỷ quyền.
Cán bộ thẩm định đi sâu xem xét tìm hiểu tính chính xác, những tồn tại
của dự án, những chỗ nào thắc mắc cần phải tìm hiểu làm thế nào để không bỏ
sót các cơ hội đầu tư và đồng thời hạn chế thấp nhất yếu tốt rủi ro trong quá
trình thực hiện dự án.
Để đảm bảo đạt được các mục tiêu của công tác thẩm định dự án Ngân
hàng Thị xã Bắc Giang có một phương án hay quy trình thẩm định dự án đầu
tư một cách khoa học trên cơ sở thu thập các nguồn thông tin đồng thời kết
hợp với kinh nghiệm thực tế.
Việc thẩm định dự án được tiến hành cụ thể từng nội dung nhưng trong
thực tế các nội dung của dự án thường liên quan chặt chẽ với nhau nên có thể
tiến hành đồng thời nhiều nội dung và tuỳ theo tính chất đầu tư cụ thể của dự
án, người thẩm định có thể lược bỏ bước nào được coi là không cần thiết.
Một dự án được chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng Thị xã Bắc Giang, sau khi
tiếp nhận dự án ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung sau:
+ Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn
- Thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

Khi xem xét hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp cán bộ thẩm định thường yêu
cầu có đủ các hồ sơ sau:
 Quyết định thành lập doanh nghiệp.
 Quyết định bổ nhiệm giám đốc; kế toán trưởng
 Biên bản bầu hội đồng quản trị
 Giấy phép kinh doanh
 Giấy phép hành nghề phù hợp
+ Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư.
+ Thẩm định các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực
lao động...)
Khi thẩm định cầm xem xét các mặt
 Cơ sở pháp lý kỹ thuật để xác định qui mô trữ lượng và khả năng cung cấp của
các yếu tố đầu vào.
 Chất lượng các yếu tố đầu vào
 Các hình thức cung cấp khai thác
 Giá cả đầu vào...
+ Thẩm định về mặt tài chính.
 Vấn đề tổng vốn đầu tư.
 Vấn đề nguồn vốn đầu tư.
 Về khả năng trả nợ.
 Vấn đề khả năng sinh lời.
 Vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro.
 Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài.Trực tiếp làm dịch
vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.Đồng thời
theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng Giám đốc cho phép nhân rộng.
 Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn.
 Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
 Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo& PTNT trực thuộc
trên địa bàn.
 Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT giao.
2.2.2. Phòng Kế toán - Ngân quỹ.
 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước,
Ngân hàng Nông nghiệp.
 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi, tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi
nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp phê duyệt.
 Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo& PTNT trên địa bàn.
 Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
 Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định.
 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
 Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
 Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
 Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín
dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
 Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
 Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
 Làm dịch vụ tin học.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh.
2.2.3. Phòng Hành chính- Nhân sự.
 Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý cuả chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc
việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh NHNo& PTNT phê duyệt.
 Xây dựng triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc địa bàn.Trực tiếp
làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo& PTNT.
 Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp
dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh
NHNo& PTNT.
 Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.
 Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.
 Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHNo& PTNT
 Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao

thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHNo&PTNT.
 Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh
NHNo& PTNT.
 Thực hiện công tác xây dựng cơ bản,sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật dẻ mau hỏng; quản lý
nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
 Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá-tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân
viên.
 Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên
địa bàn.
 Đề xuất mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
 Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc tên địa
bàn theo cơ chế khoán tài chính của NHNo& PTNT.
 Thực hiện các công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài
nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
 Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong việc
bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp thẩm quyền của Tổng Giám đốc
Ngân hàng Nông nghiệp.
 Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNo& PTNT quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ
nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng.
 Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NHNo& PTNT.
 Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT giao.
2.2.4. Phòng tín dụng.
Phòng tín dụng có vai trò không thể thiếu tại ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. Phòng tín dụng có quan hệ trực tiếp với
khách hàng, giữ các chức năng làm thủ tục, kí kết hợp đồng tín dụng với khách
hàng. Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang
phòng tín dụng có 08 cán bộ, trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng.
Trưởng phòng quản lý hoạt động chung hoạt động của phòng, 01 phó phòng
đảm nhiệm hoạt động cho vay doanh nghiệp phó phòng còn lại đảm nhiệm

hoạt động cho vay khác. Các cán bộ còn lại phân địa bàn mỗi người phụ trách
cho vay một địa bàn cụ thể. Phòng tín dụng không những có chức năng kí kết
hợp đồng mà còn đảm nhiệm chức năng tư vấn cho khách hàng thủ tục cho vay
cũng như thủ tục kí kết hợp đồng với ngân hàng. Cán bộ tín dụng cũng có chức
năng thẩm định tài sản cầm cố cho vay của khách hàng, đảm bảo tiến độ trả lãi
cũng như hoàn vốn của khách hàng.
2.2.5. Chi nhánh trực thuộc:
 Phòng giao dịch: Có chức năng chính là huy động vốn ở các địa bàn xa trung tâm. Các giao dịch được thực
hiện ở các bàn giao dịch sau đó vào cuối ngày được mang về trung tâm để vào sổ.

×