MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NHNN & PTNT TỪ LIÊM
I. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHUNG
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, mỗi một
thành phần kinh tế phải gắn hoạt động kinh doanh của mình với những yêu
cầu của thị trường. Vì vậy cần phải hoàn thiện hơn nữa về văn bản pháp lý
trong công tác thanh toán (cụ thể nâng nghị định séc lên luật séc).
Qua thực tiễn tại NHNN & PTNT Từ Liêm. Tôi nhận thấy nghiệp vụ thanh
toán không dùng tiền mặt của NHNN & PTNT Từ Liêm còn những khó khăn và
tồn tại như:
Ngân hàng còn gặp một số khó khăn trong khi áp dụng những thể thức
thanh toán mới nên kiến nghị cần phải hiện đại hoá nữa công nghệ ngân hàng.
Trong khi chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế nhằm
xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy cần phải lập môi trường thanh toán với hành
lang pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế để phát huy đầy đủ các thế mạnh
của thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác ngân hàng cần phải tự nâng
cao năng lực đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng về trình độ chuyên môn,
những kiến thức về công nghệ ngân hàng, ngoại ngữ...
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ THỂ THỨC THANH TOÁN.
1. Kiến nghị về séc
Việc sử dụng séc báo chi trong quan hệ mua bán là hình thức đảm bảo
khả năng thanh toán của người mua đối với người bán. Hiện nay, với mạng
lưới thông tin hiện đại, nhanh chóng để bảo đảm quyền lợi cho bên bán trong
cơ chế thị trường các ngân hàng nên có quy ước bảo mật séc để có thể ghi
“có”trước cho đơn vị hưởng. Theo nghị định 30/chính phủ của chính phủ,
thông tư 07/TT-NTT việc thực hiện séc hiện nay tôi có một số kiên nghị sau:
- Trên séc không có vị trí (chỗ) cho đơn vị thu hưởng ký tên và đóng dấu, do
đó đơn vị hạch toán và khách hàng phải ký hợp đồng, thanh toán khi khách
hàng làm thủ tục mở tài khoản tiền gửi, phần VII trong thông tư 07/TT- Nh
những điều cấm và sử lý vi phạm: Chưa quy định cụ thể mức phạt vi phạm
phát hành quá số chi nên một số ngân hàng vẫn áp dụng theo quyết định số
22/QĐ-NH ngày 21.2.1996. Đề nghị ngân hàng ttrung ương sớm có văn bản
hướng dẫn cụ thể nội dung hợp đồng thanh toán, mức phạt séc phát hành
quá số dư theo hợp đồng thanh toán và đơn vị hưởng tiền phạt (thông tư
07 chưa quy định rõ). Đồng thời hướng dẫn các mức tiền phạt vi phạm
hành chính theo mức độ vi phạm đối với khách hàng phát hành quá số dư
(Nghị định 18/ CPchỉ quy định một mức tiền phạt thống nhất từ 15 triệu
đến 20 triệu đồng ).
- Do séc được sử dụng chung cho cả Việt Nam và tiền ngoại tệ nên mặt trước
của séc có gắn đơn vị tiền tệ.
- Giấy xác nhận lý do bất khả kháng, đề nghị ngân hàng Trung ương nên quy
định cơ quan chủ quản xác nhận sẽ thuận tiện hơn cho khách hàng (theo
thông tư 07- quy định uỷ ban nhân dân xã phường xác nhận)
2. Kiến nghị về ngân phiếu thanh toán.
Ngân phiếu thanh toán là hình thức thanh toán mới được khách hàng sử
dụng rộng rãi và phổ biến nên ngân phiếu thanh toán được chi trả, chuyển
nhượngnhư tiền mặt lưu thông trên thị trường nên dễ làm giả. Ngân phiếu
thanh toán được mọi tầng lớp dân cư sử dụng kể cả người không mở tài
khoản tại ngân hàng, lượng lưu thông ngân phiếu ngoài thị trường ngày càng
tâưng nên hạn chế sự kiểm soát cuả ngân hàng đề nghị nên giảm bớt lượng
phiếu thanh toán.
- Khi ngân phiếu thanh toán bị quá hạn đến mức phải tập trung tại ngân
hàng Nhà nước để xử lý nên còn gây phiền hà cho khách hàng (nhất là các
ngân hàng chuyên doanh) đề nghị cụ thể đề giảm bớt phiền hà cho khách
hàng.
3. Kiến nghị về phí dịch vụ thanh toán.
Việc thu phí chuyển tiền qua ngân hàng, hiện nay thực hiện theo quyết
định 162/QĐ-NH ngày 19/8/1995. Theo quy định phí dịch vụ thanh toán được
tính theo tỷ lệ% số tiền chuyển trong đó khống chế mức tối đa và tối thiểu:
(+) Chuyển thư 0,03% tối thiểu 3000đ/món, tối đa là 200.000đ/món.
(+) Chuyển điện 0,05% tối thiểu 20.000đ/món, tối đa 1.000.000đ/món.
Như vậy mức phí hiện nay là cao. Đối với những món chuyển tiền có cự
ly gần lại thấp so với những món có cự ly xa. Việc điều hoà vốn giữa các ngân
hàng trong hệ thống thường là nhu cầu lớn, bởi vậy ngân hàng Nhà nước nên
xem xét miễn giảm phí cho các ngân hàng thương mại.
4. Kiến nghị khác.
Để phù hợp với việc áp dụng công nghệ trong thanh toán hiện nay, ngân
hàng cần tăng cường hơn nữa việc đào tạo lại đội ngũ ngân hàng nói chung và
cán bộ kế toán thanh toán nói riêng trong các lĩnh vực.
- Kiến thức về kinh tế thị trường (ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Các kiến nghị về công nghệ ngân hàng: Qua xử lý mạng, xử lý nghiệp trên
máy tính.
- Kiến nghị về ngoại ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực tiền tệ, thanh toán, tín
dụng.
KẾT LUẬN
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán không dùng
tiền mặt nói chung và thanh toán séc nói riêng là một chức năng quan trọng
của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đối với các nền kinh tế quốc dân. Công
cụ thanh toán này đã giảm được một khối lượng tiền mặt khá lớn trong lưu
thông, đây là một hình thức thanh toán tiến bộ, thuận tiện nhất đối với kinh tế
Việt Nam.
Trong những năm vừa qua ngành ngân hàng đã xúc tiến mạnh mẽ các
giải pháp đổi mới tổ chức thanh toán, cơ chế, dụng cụ và kỹ thuật thanh toán
nhằm hướng vào mục tiêu xoá bỏ phiền hà, chậm trễ và không an toàn. Những
giải pháp đó bước đầu đã đem lại kết quả tạo điều kiện để ngân hàng có thể
mở rộng quy mô hoạt động và hoạt động có hiệu quả, tăng lợi nhuận để tồn tại
và đứng vững trên thị trường.
Đặc biệt trong xu hướng hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của ASEAN đồng thời mối quan hệ ngoại giao với Mỹ đã được bình
thường hoá chức chắn trong thời gian tới ngân hàng Việt Nam sẽ vấp phải sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các ngân hàng hùng mạnh của nước ngoài. Vì thế
cải tổ nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm
giúp các ngân hàng Việt Nam đạt tới trình độ văn minh tiền tệ trên thế giới,
nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng ngân hàng tài chính thế giới.
Khoá luận này hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình
của các thầy cô giáo cũng như sự quan tâm chu đáo của Ban giám đốc và các
cán bộ trong NHNN & PTNT Từ Liêm. Qua quá trình học tập tại trường cũng
như thời gian thực tập công tác tại NHNN & PTNT Từ Liêm với kinh nghiệm
thực tế còn nhiều hạn chếvà do khả năng phân tích dánh giá có hạn nênnhững
vấn đề nghiên cứu và kiến nghị đưa ra chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo
và các đồng nhgiệp để giúp cho khoá luận của tôi đƯợC hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn.