Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA QUA THỰC TẾ CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.18 KB, 16 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ
PHẦN HÓA QUA THỰC TẾ CÔNG TY
CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU.
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta về cơ bản có thể
chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thí điểm: từ 5/1992 đến 5/1996.
- Giai đoạn mở rộng: từ 6/1996 đến 6 /1998.
- Giai đoạn đẩy nhanh cổ phần hóa: từ 7/1998 đến nay.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa trong mỗi
giai đoạn là khác nhau nhưng nhìn chung tiến độ cổ phần hóa vẫn diễn ra
chậm chạp, cho đến nay mới có hơn 500 doanh nghiệp (chiếm 9,3% tổng số
doanh nghiệp Nhà nước) chuyển thành công ty cổ phần trong khi mục tiêu đặt
ra là đến năm 2003 có 1498 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn và làm mất nhiều thời gian trong quá
trình cổ phần hóa là vướng mắc trong vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp.
Trên cơ sở phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, Tổng công ty 91, các địa phương quyết
định danh sách doanh nghiệp Nhà nước sẽ cổ phần hóa. Sau khi đã quyết định
doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, vấn đề quan trọng nhất là xác định giá
trị doanh nghiệp. Đây là công việc không dễ dàng, tốn không ít thời gian và
công sức, bởi phần lớn doanh nghiệp Nhà nước của ta đã được thành lập và
hoạt động vài chục năm, quá trình hình thành tài sản qua nhiều thời kỳ, giá cả
khác nhau, thậm chí có thiết bị máy móc đã hết thời gian khấu hao nhưng vẫn
còn tiếp tục sử dụng. Cũng theo quy định của Nhà nước: giá trị thực tế của tài
sản tại doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ
thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm
cổ phần hóa.
Do vậy, để xác định tương đối chính xác giá trị thực tế của doanh nghiệp
và có thể coi đó là giá thị trường để người mua (các nhà đầu tư, kể cả người
lao động tại doanh nghiệp) và người bán (Nhà nước) chấp nhận được đòi hỏi
phải mất 5 - 6 tháng là chuyện bình thường, thậm chí còn lâu hơn.


Qua quá trình nghiên cứu và thực tế xác định giá trị doanh nghiệp trong
quá trình cổ phần hóa ở Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, xin đưa ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh quá trình xác
định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa trong thời gian tới.
A- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA.
1. Giải quyết vấn đề tư tưởng.
Tư tưởng, quan điểm của người lao động trong doanh nghiệp là một
trong những vấn đề cần giải quyết trước tiên khi tiến hành cổ phần hóa. Nếu
tư tưởng được giải quyết tốt thì nó là một trong những điều kiện đẩy nhanh cổ
phần hóa và ngược lại, nếu tư tưởng vẫn vướng mắc thì sẽ là lực cản rất lớn
gây châm trễ cho toàn bộ quá trình cổ phần hóa nói chung và xác định giá trị
doanh nghiệp nói riêng.
Vì vậy, Nhà nước, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và đặc biệt là cán
bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp phải là người đầu tiên quán triệt và phải tăng
cường tiến hành các hoạt động tuyên truyền cho người lao động trong doanh
nghiệp nhằm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hóa
của Nhà nước.
- Một là, chủ trương cổ phần hóa không dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã
hôi chủ nghĩa và làm suy yếu kinh tế Nhà nước.
- Hai là, cổ phần hóa không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vị trí của mỗi
người trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp tích cực
vào hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua việc tổ chức các
buổi hội nghị, giải thích những thắc mắc của người lao động về cổ phần hóa;
tạo điều kiện cho người lao động có khả năng được tham gia vào các công việc
trong quá trình cổ phần hóa.
2. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa.
Theo quan điểm truyền thống thì kế hoạch hóa là tổng hợp các hoạt động
nhằm xác định trước các mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời tổ chức thực hiện để

đạt được các mục tiêu đó.
Hiện nay, kế hoạch hóa được định nghĩa: kế hoạch hoá là một quá trình
bắt đầu bằng việc thiết lập các mục tiêu và quyết định chiến lược, các chính
sách và các kế hoạch chi tiết để đạt mục tiêu.
Cho dù định nghĩa theo quan điểm nào thì bản chất của kế hoạch vẫn là
trạng thía ý tưởng, sự suy nghĩ để vạch ra những mục tiêu và cách thức để đạt
được những mục tiêu đó.
Qua các phân tích ở trên có thể thấy tầm quan trọng của công tác kế
hoạch trong doanh nghiệp. Tuy nhiên ở nước ta, một số doanh nghiệp chưa
thực sự coi trọng công tác kế hoạch, có thể nhận thấy điều này trong quá trình
xác định giá trị doanh nghiệp thời gian qua.
Mặc dù quá trình cổ phần hóa nói chung và xác định giá trị doanh nghiệp
nói riêng là một công việc phức tạp, thực hiện trong thời gian dài nhưng hầu
như các doanh nghiệp chỉ lập kế hoạch thực hiện mang tính sơ bộ. Chính do chỉ
đề ra kế hoạch sơ bộ nên trong quá trình thực hiện gặp phải nhiều vướng mắc
không đáng có, dẫn đến thời gian công việc kéo dài.
Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế
hoạch chi tiết các công việc cần thực hiện ngay từ khi nhận được quyết định cổ
phần hóa (ở đây chỉ xin đề cập đến lập kế hoạch chi tiết cho quá trình xác định
giá trị doanh nghiệp). Bản kế hoạch chi tiết này sẽ giúp lập ra một lịch trình
hoạt động mang tính khoa học, giúp cho các công việc diễn ra nhịp nhàng,
không chồng chéo, từ đó rút ngắn được đáng kể thời gian thực hiện do đã
lường trước được hầu hết các khả năng có thể xảy cũng như các biện pháp
giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu.
Bản kế hoạch có thể được lập theo hướng sau:
Bước công
việc
Thời gian
thực hiện
(từ...đến...

)
Công việc Biện pháp
thực hiện
Đối tượng
thực hiện
Ghi chú
1. Kiểm kê tài
sản trên sổ sách
kế toán
... 1.
2.
...
... ...
2. Kiểm kê tài
sản thực tế
3. Xác định chất
lượng còn lại
của tài sản
4. Xác định giá
thị trường
5. Kết quả
6. Tổng hợp
Điểm mục “tổng hợp” có thể xây dựng một bản riêng để dễ dàng theo dõi
kết quả thực hiện chung mà không nhất thiết phải nằm trong bản kế hoạch
này. Ngoài ra, sau mỗi công việc hay bước công việc phải tiến hành kiểm điểm,
đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện các bước tiếp theo cho thật tốt.
Sau khi xây dựng bản kế hoạch, có thể cụ thể hoá lịch trình làm việc theo
sơ đồ GANTT, ví dụ như sau:
Thời gian 1 2 3 ... Đối tượng
thực hiện

Công việc
1.
2.
3.
...
...
...
...
Cần luôn luôn đảm bảo tính tập thể trong xây dựng kế hoạch này tức là kế
hoạch phải được xây dựng trên cơ sở ý kiến của tập thể mới đảm bảo tính
đúng đắn và tính khả thi cao.
Nói chung, để lập được kế hoạch chi tiết đòi hỏi đầu tư thời gian, chi phí
nhưng chắc chắn lợi ích mà nó mang lại là rất lớn nếu so với chi phí xây dựng
kế hoạch hoặc chi phí phát sinh khi không có kế hoạch.
3. Giải quyết vấn đề xác định giá trị còn lại và giá thị trường của tài
sản.
Đây chính là những vấn đề gây cản trở chủ yếu cho quá trình định giá
doanh nghiệp.
Có thể thấy, việc xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp là rất khó khăn,
chính vì vậy, thường xảy ra tình trạng cán bộ doanh nghiệp đánh giá cao
nhưng cơ quan thẩm định lại đánh giá thấp, gây tranh chấp về quyền lợi giữa
hai bên. Có thể giải thích nguyên nhân của tình trạng này là:
Thứ nhất, việc đánh giá này hoàn toàn dựa trên chủ quan của người đánh
giá.
Có thể thấy, phầnlớn cán bộ thẩm định không thể đánh giá đúng giá trị
còn lại của tài sản trên cơ sở thực tế mà chủ yếu đánh giá trên dựa vào sổ sách,
tài liệu. Trong khi đó, cán bộ đánh giá của doanh nghiệp là người thường
xuyên tiếp xúc, sử dụng máy móc nên có thể đánh giá khá chính xác nhưng lại
thường có tư tưởng cục bộ, nên kết quả đánh giá dễ cao hơn thực tế. Từ đó
làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bên.

Mâu thuẫn này rất khó giải quyết bởi mỗi bên đều giữ quan điểm của
mình trong khi không thiếu máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm để đánh giá
chính xác chất lượng cònlại của tài sản.
Thứ hai, tiêu thức và phương pháp đánh giá không có sự thống nhất giữa
các bên.
Giá trị tài sản hay giá trị còn lại là một chỉ tiêu tổng hợp, có thể xác định
qua nhiều tiêu thức khác nhau. Ví dụ, một máy dập có thể đánh giá qua động
cơ, phụ tùng máy, thiết bị thay thế, chất lượng phôi sau khi dập, năng lượng
tiêu hao, hao mòn vô hình, giá trị ban đầu...Vì thế, khác nhau trong sử dụng
phương pháp đánh giá cũng tạo nên sự sai lệch trong kết quả đánh giá.
Thứ đến là phương pháp đánh giá. Một trong những phương pháp
thường được sử dụng là phương pháp cho điểm. Theo cách này, tất cả các tiêu
thức có thể so sánh được liệt kê để cho điểm căn cứ theo tầm quan trọng cuả
tiêu thức. Đây là cách làm khoa học và tương đối chính xác nhưng không phải
doanh nghiệp cũng sử dụng trong đánh giá chất lượng còn lại của tài sản. Đơn
cử như Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu sử dụng phương pháp
chuyên gia và đưa ra kết quả trên cơ sở tổng hợp ý kiến của tập thể. Chính vì
vậy lại dẫn dến sự không thống nhất giữa hội đồng thẩm định và ban kiểm kê
của doanh nghiệp.
Thứ ba, chưa có tổ chức tư vấn chuyên ngành về vấn đề xác định giá trị
còn lại.
Việc xác định giá trị còn lại của một số tài sản thuộc doanh nghiệp đôi khi
nằm ngoài khả năng chuyên môn của cán bộ kiểm kê. Đối với Công ty cổ phần
Dụng cụ cơ khí xuất khẩu là việc xác định giá trị còn lại của nhà xưởng, công
trình xây dựng cơ bản, trong khi không có một cơ quan chuyên tư vấn về lĩnh
vực này cho nên cũng gây khó khăn cả cho hội đồng thẩm định.
Ngoài ra, do sổ sách kế toán không thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định
của Nhà nước: ghi sai, ghi thiếu, chậm hạch toán...cũng khiến cho việc xác định
giá trị doanh nghiệp bị chậm trễ.
Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp cần:

- Thực hiện đúng Pháp lệch kế toán và các quy định về kế toán của Nhà
nước.
- Đối với các vấn đề không nắm rõ cần tham khảo ý kiến của các chuyên
gia hoặc các tổ chức chuyên ngành để nhận được sự giúp đỡ cần thiết.
Ngoài ra, nên chăng Nhà nước cần có các quy định cụ thể, thống nhất về
các phương pháp, tiêu thức đánh giá tài sản để tránh xảy ra mâu thuẫn, gây
tốn kém, lãng phí.
Để xác định giá thị trường của tài sản, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều
bước khác nhau từ nghiên cứu giá cả thị trường của các tài sản tương đương
đến tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn...Tuy nhiên, để xác định được
tương đối chính xác thì vẫn rất khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Nhiều loại tài sản chuyên dùng không có trên thị trường, giá thị trường
chỉ có thể tính theo phương pháp điều chỉnh giá trị sổ sách theo tỷ lệ lạm phát
trung bình và độ hao mòn ước tính nên giá trị xác định được không có tính
chính xác cao.
- Một số máy móc đã quá cũ, thậm chí hết khấu hao nhưng vẫn được sử
dụng thì chưa có phương pháp giải quyết hữu hiệu.
Nói chung, để xác định giá thị trường của tài sản một cách chính xác thì
ngoài sự cố gắng của các doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ của Nhà nước thông
qua các quy định cụ thể.
4. Vấn đề tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp.
Theo quy định tại Thông tư 104/1998/TT-BTC thì những thành viên trong
hội đồng kiểm kê tại doanh nghiệp gồm có giám đốc, kế toán trưởng, trưởng
phòng kỹ thuật, tức là, đều là các thành viên kiêm nhiệm. Vì vậy khó tránh khỏi
sự sao nhãng trong công việc chuyên môn hay công việc kiêm nhiệm (ở đây là
nhiệm vụ xác định giá trị doanh nghiệp).

×