Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HABUBANK HOÀNG QUỐC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.5 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
HABUBANK HOÀNG QUỐC VIỆT
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH HABUBANK HOÀNG QUỐC
VIỆT
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được
thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ
trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư &
phát triển Việt Nam kết hợp với cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố
Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,
quản lý nhà và du lịch. Ngày 01/2/ 1989 NHTMCP Nhà Hà Nội được thành lập
với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.
Tới nay, hơn 17 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 900 tỷ
đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, Ngân hàng đã phát triển toàn diện với
hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
Chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt là một trong số những chi nhánh
trực thuộc NHTMCP Nhà Hà Nội. Do đó, lịch sử hình thành và phát triển của
Chi nhánh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Nhà Hà
Nội. Được thành lập vào năm 1997, ban đầu với bộ máy tổ chức, cán bộ hoàn
toàn mới, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên trải qua gần
10 năm thành lập và hoạt động, Ngân hàng đã vượt qua mọi thử thách, không
ngừng phát huy và tăng trưởng, thu được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
Chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt là một đơn vị thành viên trực
thuộc NHTMCP Nhà Hà Nội, trụ sở đóng tại 118 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu
Giấy, Hà Nội. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng gồm ban giám đốc và 7 phòng
chức năng.
Giám đốc





- Chức năng nhiệm vụ của các phòng
 Phòng phát triển kinh doanh.
- Giúp giám đốc Chi nhánh thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với
các tổ chức kinh tế và dân cư theo đúng quy trình cho vay của Ngân hàng
thương mại cổ phần Nhà Hà Nội với mức cho vay tối đa của một khách hàng
theo quy định của Tổng giám đốc.
- Những hồ sơ xin vay vượt mức do Tổng giám đốc quy định cho chi nhánh
phòng kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển hồ sơ về Hội sở.
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh cho
Giám đốc chi nhánh, giúp giám đốc chi nhánh định kỳ báo cáo với Tổng giám
đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Quan hệ chặt chẽ với phòng kinh doanh của Hội sở Ngân hàng thương mại
cổ phần Nhà Hà Nội về việc cung cấp thông tin và các vấn đề nghiệp vụ.
 Phòng nguồn vốn.
Phó giám đốc
Phòng
kiểm
tra,
kiểm
soát
Phòng
phát
triển
kinh
doanh
Phòng
nguồn
vốn
Phòng
tiền tệ

ngân
quỹ
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
thanh
toán
quốc tế
Phòng
kế toán
tài
chính
- Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng Kế hoạch kinh doanh theo
định hướng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội và tổ chức thực
hiện trong phạm vi của chi nhánh.
- Xây dựng Kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý trình Ngân hàng
thương mại cổ phần Nhà Hà Nội phê duyệt, phân bổ chỉ tiêu cho các chi nhánh
Ngân hàng trực thuộc và tổ chức thực hiện.
- Nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng
để đề xuất các hình thức giải pháp huy động vốn và xử lý về lãi suất phù hợp
với mặt bằng chung của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Trực tiếp theo dõi, quản lý các loại nguồn vốn của các đơn vị trực thuộc và
trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện triển khai huy động vốn theo
chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Phối hợp với các phòng liên quan tính toán kết quả kinh doanh của toàn chi
nhánh.
- Thực hiện các công việc khác do Ban giám đốc giao.

 Phòng tiền tệ, ngân quỹ
- Kết hợp với các phòng ban có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính hằng
năm, hướng dẫn các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc xây dựng kế hoạch tài
chính hằng năm và dài hạn, tiến hành giao và theo dõi thực hiện kế hoạch tài
chính đã được phê duyệt đến từng chi nhánh.
- Thực hiện công tác huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế… thực
hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và công tác Ngân quỹ tại Hội sở. Chỉ
đạo kiểm tra các chi nhánh trực thuộc thực hiện công tác hạch toán kế toán,
hạch toán thống kê và công tác Ngân quỹ.
- Kết hợp với phòng hành chính lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định, công
cụ lao động, sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
 Phòng kế toán tài chính
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định, theo dõi chặt
chẽ việc sử dụng vốn của chi nhánh.
- Bảo quản hồ sơ thế chấp, tài liệu kế toán, hồ sơ chứng sổ sách, tài liệu kế
toán theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, bảo hiểm xã
hội, thanh toán công tác phí… và các khoản chi khác liên quan đến người lao
động tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà Hà nội.
- Tổng hợp và phân tích tài chính đạt được, phân tích kết quả tài chính hàng
quý, năm.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm tra chuyên đề Kế toán – Ngân quỹ theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
 Phòng thanh toán quốc tế
- Tham mưu, đề xuất cho giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động nghiệp
vụ Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác có liên quan đến
ngoại tệ.

- Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức L/C, nhờ
thu, chuyển tiền.
- Kế toán ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền đi và đến điện tử.
- Tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngoại thương,
mua bán ngoại tệ và các nghiệp vụ khác có liên quan đến nhiệm vụ của phòng.
- Thực hiện đầy đủ các công tác thống kê, báo cáo lên các cấp lãnh đạo
Habubank, Ngân hàng Nhà nước có liên quan và các cấp có liên quan theo đúng
các qui định hiện hành.
- Theo dõi và làm thủ tục thanh toán L/C khi đến hạn, tham gia nhận hàng,
giám định chất lượng cùng khách hàng trong trường hợp cần thiết và lập báo
cáo tóm tắt trình Tổng giám đốc về tình hình giao nhận và lưu kho hàng hoá.
 Phòng kiểm tra, kiểm soát
- Xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh.
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh theo nghị quyết của hội đồng
quản trị, chỉ đạo của Tổng giám đốc và giám đốc chi nhánh.
- Giám sát việc chấp hành các qui định của Ngân hàng nhà nước về đảm
bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
- Kiểm tra sự chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán
việc tuân theo nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo qui định của Nhà
nước, ngành Ngân hàng.
- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi chi nhánh để thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo theo đúng qui định hiện hành. Kiểm tra, xác minh đơn thư khiếu nại,
tố cáo của công dân, thuộc thẩm quyền giải quyết của chi nhánh theo đúng qui
định phân cấp của pháp luật.
 Phòng tổ chức hành chính
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ giữa các phòng và các
chi nhánh.
- Lưu giữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định
chế của Ngân hàng Habubank.
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.

- Trực tiếp quản lý đến con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính,
văn thư, bảo vệ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HABUBANK CHI
NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
2.2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức hoạt động kinh doanh. Nhận
thức được điều này, Habubank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã tổ chức thực
hiện tốt công tác huy động vốn, tích cực thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các
tổ chức kinh tế xã hội của dân cư trên địa bàn thông qua việc đa dạng hóa các
hình thức huy động, kết hợp với hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hình thức
tiếp thị, phát tờ rơi, quảng cáo, khuyến mại, tặng quà, đồng thời sử dụng một cơ
chế lãi suất hấp dẫn, linh hoạt nên nguồn vốn qua các năm của ngân hàng luôn
tăng trưởng khá.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua các năm phân theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tốc độ tăng trưởng qua các năm
2005/2004 2006/2005 2006/2004
Tổng
nguồn
264.807 337.512 504.169 7,46% 49,38% 90,39%
Nội tệ

244.446 304.074 455.667 24,39% 49,85% 86,41%
Ngoại tệ
19.861 33.438 48.502 68,36% 45,05% 144,2%
(Nguồn : Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2004 đến năm
2006 tăng trưởng mạnh. Năm 2005 tổng nguồn huy động đạt 337.512 triệu
đồng, tăng 7,46% so với năm 2004, năm 2006 đạt 504.169 triệu đồng, tăng
49,38% so với năm 2005. Trong đó nguồn nội tệ và ngoại tệ cũng có tỉ lệ tăng
trưởng cao tương ứng.
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động vốn 2004 - 2006
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
TG của TCKT
15.412 5,82 25.178 7,46 51.627 10,24
TG tiết kiệm
241.345 91,14 303.862 90,03 345.451 86,37
Nguồn khác
8.050 3,04 8.472 2,51 17.091 3,39
Tổng số 264.80
7

100 337.512 100 504.169 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình huy động vốn theo cơ cấu cũng tăng
cao. Vốn huy động chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, trong đó tiền gửi
từ các tổ chức kinh tế và nguồn khác vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên tỷ lệ
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và nguồn khác có xu hướng càng ngày càng
tăng, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2004 chiếm tỷ trọng 5,82%,
năm 2005 là 7,46% và năm 2006 là 10,24% so với tổng nguồn. Điều này tốt cho
việc cân đối cơ cấu nguồn vốn huy động, thể hiện niềm tin của khách hàng đối
với ngân hàng.
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh số cho vay 243.623 309.498 476.439
Doanh số thu nợ 209.786 264.804 399.625
Dư nợ 214.563 264.914 337.379
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ qua các
năm đều tăng. Doanh số cho vay năm 2005 là 309.498,27 triệu đồng, tăng 27%
so với năm 2004, năm 2006 là 476.439,14 triệu đồng, tăng 54% so với năm
2005. Doanh số thu nợ, dư nợ cũng tăng lên với tỉ lệ cao. Điều này chứng tỏ
công tác cho vay, thu nợ của chi nhánh đạt được kết quả tốt.
2.2.3 Tình hình thanh toán quốc tế tại Habubank Chi nhánh Hoàng Quốc
Việt thời gian qua
Tại Habubank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nghiệp vụ thanh toán quốc tế
mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã đóng góp một phần không nhỏ vào
doanh số của ngân hàng, với việc kết hợp nhiều dịch vụ mới đem lại nhiều tiện
ích cho khách hàng. Doanh thu (USD) luôn tăng trưởng khá qua các năm, trong
đó chủ yếu là L/C nhập và L/C xuất.


Bảng 2.4. Doanh số thanh toán quốc tế từ năm 2004 – 2006
Đơn vị: USD
Loại
dịch vụ
Năm 2004 Năm 2005 Năm2006
Doanh thu
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Chuyển
tiền
3.897.961,24
24,3
4
7.588.245,44
37,0
3
8.505.539,66 37,83
L/C

nhập
11.238.785,41
70,1
9
10.299.726,75
50,2
6
13.297.998 59,15
L/C
xuất
100.000,00 0,62 102.027,00 0,50 120.517,00 0,54
Nhờ
thu
306.330,00 1,91 340.039,23 1,66 381.510,15 1,70
Kiều
hối
486.841,38 3,04 2.162.199,44
10,5
5
176.087,48 0,78
Tổng
số
16.011.918,03 100 20.492.237,84 100 22.481.652,29 100
2.2.4.Các công tác khác
- Công tác thanh toán, dịch vụ
Với khối lượng, thành phần kinh tế thanh toán vốn ngày càng lớn hơn nên
công tác vốn ngày càng phức tạp, tuy nhiên Habubank chi nhánh Hoàng Quốc
Việt đã tổ chức tốt công tác thanh toán vốn đặc biệt là vào thời điểm cuối năm
đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn không để chậm trễ kế hoạch sai sót,
đảm bảo uy tín của Chi nhánh với khách hàng.

Về triển khai dịch vụ và kết quả tài chính: Trong những năm qua, cùng với
việc huy động vốn, mở rộng đầu tư vốn, đẩy mạnh công tác thu nợ, thu lãi đến
hạn, thu nợ quá hạn, Chi nhánh đã mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích nh ăm
tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu, những dịch vụ triển khai như: chuyển tiền,
thu đổi ngoại tệ, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bảo hiểm, đầu tư và hỗ trợ
đầu tư chứng khoán.
Kết quả chi nhánh đã thực hiện được tất cả các loại hình dịch vụ đáp ứng
được nhu cầu và đảm bảo an toàn tài sản.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát
Để thực hiện tốt mục tiêu an toàn trong kinh doanh và phát huy tốt vai trò
kiểm soát theo tinh thần chỉ đạo của Habubank, công tác kiểm tra, kiểm soát nội
bộ của Chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt luôn được chú trọng và duy trì
thường xuyên. Trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh, căn cứ vào chương trình kiểm
tra của Habubank, Habubank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã chủ động lập
chương trình và thực hiện kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ: tín dụng, kế
toán, kho quỹ…từ đó đôn đốc việc thực hiện chế độ qui định của Ngân hàng.
Trong thời gian qua, với hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng và bền vững
do chi nhánh đã tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát quy trình cho
vay trước, trong và sau khi cho vay luôn đảm bảo đúng qui định của Ngân hàng
nhà nước, Ngân hàng Habubank, tổ chức thực hiện nhiều đợt kiểm tra toàn diện
các mặt hoạt động của chi nhánh nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể
xảy ra.
- Công tác quản lý, điều hành
Nhận thức được những khó khăn và những thách thức trong năm 2007, ban
lãnh đạo Habubank chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã xác định phương châm hoạt
động đúng đắn, đặt mục tiêu an toàn tiết kiệm và hiệu quả lên hàng đầu, tập
trung chấn chỉnh các hoạt động Ngân hàng, rà soát lại quá trình nghiệp vụ và bộ
máy tổ chức dân sự, công tác chỉ đạo điều hành, luôn theo sát các diễn biến của
nguồn vốn, đầu tư vốn để từ đó có sự chỉ đạo kịp thời về lãi suất và đảm bảo
khả năng chi trả.

- Công tác đào tạo
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ
kinh doanh của Ngân hàng, nếu làm tốt được công tác đào tạo và đào tạo lại
không những đem lại cho Ngân hàng được đội ngũ cán bộ từ cấp quản lý tới cán
bộ tác nghiệp giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn góp phần đạt được những

×