Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thưong mại cổ phần Nhà Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.26 KB, 17 trang )

Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản
lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Nhà Hà Nội
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới.
Dựa trên những điều kiện thuận lợi về địa bàn đầu tư cũng như định
hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội trong hoạt
động tín dụng là “an toàn và hiệu quả”. Ngân hnàg thương mại cổ phần Nhà Hà
Nội dự kiến hoạt động tín dụng trong những năm tới sẽ lá Ngân hàng có tốc độ
tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần của
Việt Nam.Mặt khác, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương
mại khác và sự phát triển của các hình thức đầu tư trực tiếp , hoạt độngtín dụng
của Ngan hàng có chiều hướng tăng trưởng chậm lại. Cụ thể định hướng phát
triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới như sau:
- Về cho vay ngắn hạn: Tiếp tục thẩm định và cho vay các doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh mặt hàng thiết yếu theo định hướng phát triển như điện,
điện tử , các sản phẩm công nghệ cao đồng thời hỗ trợ xuất khẩu. Tăng tỷ trọng
cho vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định, tăng nhanh tốc độ giả ngân của
các dự án trung và dài hạn đã ký kết, dồng thời tiếp tục tìm kiếm những dự án
khả thi có hiệu quả.
- Về đối tượng cho vay: Ngân hàng chủ trương giảm tỷ trọng cho vay các
doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động không có hiệu quả.
Ngân hàng sẽ tập trung cho vay các đối tượng là công ty lớn có tình hình tài
chính lành mạnh. Ngoài ra ngân hàng cũng chú trọng đầu tư đối với các doanh
nghiệp được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp nhà nước trước đây và các doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
- Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng có tình hình tài chính
lành mạnh, phương án snả xuất kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo. Đặc biệt
Ngân hàng sẽ tiếp cận các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và ngân
hàng có chi nhánh, các daonh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, daonh nghiệp
vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả.
- Khuyến khích những khách hàng hiện tại đưa tài sản đảm bảo vào thế


chấp tại ngân hàng, tăng dần tỷ lệ vay có tài sản đảm bảo.
- Tăng cường công tác khách hàng trên cơ sở áp dụng mô hình quan hệ
khách hàng theo phương thức quản lý khách hàng của các ngân hàng hiện đại
trên thế giới. Sắp xếp, phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm của
HaBuBank.
- Bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồng thời tích cực
thu hồi những khảon nợ đọng đã được xử lý, đựoc trích lập dự phòng rủi ro.
- Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, phát huy
tốt hơn vai trò của phòng quản lý rủi ro tín dụng nhằm phát hiện, kiểm soát và
ngăn ngừa rủi ro tín dụng.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Nhà Hà Nội.
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy chế tín dụng mới
Việc triển khai quy trình tín dụng mới là sự tiếp thu những chuẩn mực
quốc tế vào hoạt động kinh doanh, điều hành của Ngân hàng. Quy trình này đã
trải qua một thời gian dài thực nghiệm trong hoạt động ngân hàng của thế giưói.
Vấn đề là làm sao vận dụng quy trình này vào hoàn cảnh, điều kiện của Việt
Nam nói chung và hoạt động của HaBuBank nói riêng như thế nào, Với mức độ
và liều lượng ra sao cho có hiệ quả nhất.
Về vấn đề quy trình: Theo quy trình tín dụng mới, ba bộ phận quan hệ
khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ có sự độc lập tương đối. tuy nhiên đối
với một hồ sơ vay vốn, cán bộ quản lý khách hàng cần chủ động tích cực
thương thảo cùng cán bộ quản lý tín dụng để cùng nhau xem xét, thẩm định nhu
cầu của khách hàng . Nếu như vậy thì thời gian sẽ đựoc rút ngắn hơn so với việc
cán bộ quản lý khách hàng xem xét thẩm định xong rồi mới chuyển sang cho
cán bộ quản lý rủi ro tái thẩm định hơn nữa là quyết định cuối cùng đối với
khoản vay cần cấp tín dụng sẽ có tính thống nhất hơn. Bên cạnh đó, để chất
lượng của Báo cáo thẩm định rủi ro có chất lượng cao hơn và đánh giá chính
xác hơn những rủi ro có thể gặp phải, cán bộ quản lý rủi ro cần chủ động có kế
hoạch thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác, kể cả việc tiếp xúc trực tiếp

và thăm thực địa khách hàng chứ không nên chỉ dựa vào các thông tin nêu tại
báo cáo đề xuất tín dụng của cán bộ quản lý khách hàng.
Về vấn đề con người: Mô hình tín dụng mới có nhiều điểm khác biệt hoàn
toàn so với mô hình tín dụng truyền thống đã được hình thành và áp dụng hàng
chục năm nay vì vậy không dễ gì ngày một ngày hai có thể thay đổi về mặt nhận
thức cũng như thói quen của cán bộ. Do điều quan trọng là phải thay đổi yếu tố
con người sao cho thích nghi với mô hình mới. Một là phải nâng cao kiến thức
và nhận thức cho cán bộ thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, các buổi bồi
dưỡng kiến thức nghiệp vụ để cán bộ hiểu về vai tròp của từng cá nhân trong
mô hình mới. Hai là cần phải bố trí đủ đầy đủ phương tiện làm việc và tạo ra
một không gian làm việc thuận tiện choi việc trao đổi đi lại giữa ba bộ phạn
QHKH-QLRR-QLN, tổ chức theo dõi giám sát quá trình thực hiện để quan tâm
giả quyết kịp thời các vướng mắc. Ba là, Với mô hình mới, khối lượng công
việc đồ sộ đòi hỏi phải có một sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ vì vạy ban lãnh
đạo cần phải có sự động viên khích lệ tinh thần làm việc cảu cán bộ và có chính
sách khen thưởng kịp thời.
3.2.2.Hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay có rất nhiều công cụ phục vụ cho hạot động quản lý rủi ro tín
dụng mà nhiều Ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, trong bài viết này
chỉ đưa ra các các giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả cảu các công cụ mà ngân
hàng đang áp dụng
Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng daonh
nghiệp. Các kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp phải được lưu giữ
khao họcvà định kỳ đánh giá hiệu quả cũng như các vướng , ắc và những điểm
không phù hợp khi áp dụng vào thực tế. Từ đó, chi nhánh có thể đè xuất những
điểm phù hợp hơn về quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu làm cơ sở cho việc
xây dựng đựoc hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụngphù hợp và mang tính
chuẩn mực.
Ngoài ra để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và việc đánh
giá khách hàng được nhất quán thì việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín

dụng cần được áp dụng đối với tất cả các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay vốn
tại ngân hàng. Với đối tượng là khách hàng cá nhân, bên cạnh những đánh giá
của cán bộ tín dụng, việc áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng là rất cần thiết
và hiệu quả vì với số lượng món vay lớn nhưng giá trị lại nhỏ lẻ thì phương
pháp này cho phép cán bộ tín dụng rút ngắn thời gian đánh giá khách hàng. Để
có thể sớm đưa ra quyết địn cấp hay từ chối cấp tín dụng trên cơ sở phân loại
khách hàng, việc xếp hạng tín dụng cá nhân được tíên hành theo hai bước cơ
bản:
- Lựa chọn sơ bộ: Ở bước này, cán bộ tín dụng chấm điểm khách hàng về các chỉ
tiêu như: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm
công việc hiện tại, trạng thái nhà ở, cơ cấu gia đình, số người sống cùng (phụ
thuộc), thu nhập hàng năm của cá nhân, thu nhập hàng năm của gia đình. Khách
hàng sau bước này sẽ được phân thành hai loại: khách hàng có tổng số điểm
dưới một mức nhất định thì từ chối và chấm dứt quá trình xếp hạng, các khách
hàng có tổng số điểm trên mức này sẽ được tiếp tục xếp hạng ở bước hai.
- Chấm điểm và phân loại: Trong bước này, cán bộ tín dụng chấm điểm cho các
khách hàng đã được lựa chọn về các chỉ tiêu liên quan đến khả năng tài chính và
tình hình trả nợ với ngân hàng, tình hình chậm trả lãi, dư nợ hiện tại, các dịch
vụ sử dụng của HaBuBank, số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm trung bình tại
HaBuBank năm trước…Trên cơ sở số điểm khách hàng đạt được, người vay
được phân loại thành các mức độ khác nhau, từ đó cán bộ tín dụng đưa ra quyết
định về việc từ chối hay cấp tín dụng cũng như các điều kiện kèm theo đối với
khách hàng.
Thứ hai, trong khi HaBuBank chưa xây dựng một mô hình định lượng để
xác định mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như xác định giới hạn tín dụng
tương ứng với mức độ rủi ro, cán bộ tín dụng cần phải áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật phân tích tổng hợp tính hình doanh nghiệp: Phân tích định tính, phân tích
chỉ số tài chính, phân tích dòng tiền…nhằm đánh giá mức độ rủi ro của doanh
nghiệp để xây dựng giới hạn tín dụng cho phù hợp. Cán bộ tín dụng cũng cần
phải chủ động xây dựng kế hoạch làm việc cũng như tiếp cận khách hàng để thu

thập thông tin để có thể xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng vào thời
điểm hết tháng 3 hàng năm hoặc muộn nhất là tháng 6 hàng năm trong trường
hợp khách hàng chưa hoàn thành báo cáo tài chính.
Thứ ba, HaBuBank cần được xây dựng hệ thống nhận diện, đo lường
cảnh báo và đề xuất các giải pháp giám sát từ xa. Tuy nhiên, trong thời gian
trước mắt, để nâng cao năng lực nhận diện rủi ro cho cán bộ tín dụng,
HaBuBank cần tổng kết các dấu hiệu cảnh báo rủi ro như một cẩm nang của
chính sách quản lý rủi ro tín dụng. Có thể tổng kết các dấu hiệu theo nhóm sau:
 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
- Sự trì hoãn bất thường hay không có lời giải thích của người vay trong việc các
báo cáo tài chính và các khoản thanh toán gốc và lãi theo kế hoạch cũng như trì
hoãn trong việc tiếp xúc với cán bộ tín dụng.
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách
hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn
dự tính.
- Đối với các món cho vay kinh doanh, việc đề nghị ra hạn điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ nhiều lần mà không có lý do hoặc thiếu những căn cứ thuyết phục mang tính
khách quan, hay sự thay đổi trong mức xếp hạng tín dụng của khách hàng là
những dấu hiệu cần lưu ý.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với
định giá khi cho vay. Có dấu hiệu giá trị tài sản đã cho người khác thuê, bán hay
trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại.
 Nhóm các dấu hiệu liên quan tới hoạt động của khách hàng:
- Đối với những món vay kinh doanh là những thay đổi bất thường xuất hiện
trong các phương pháp mà người vay sử dụng để tính khấu hao tài sản cố định,
trả tiền luôn, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế.
- Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn.
- Khách hàng hoạt động thu lỗ trong một hoặc nhiều năm đặc biệt thể hiện thông
qua các chỉ số lãi trên tài sản của người vay ROA, lãi trên vốn cổ phần ROE,
thu nhập trước lãi và thuế EBIT.

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu) khả năng thanh toán hay mức độ hoạt động.
- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách
hàng xin vay.
- Sự thay đổi thường xuyên về tổ chức của ban lãnh đạo doanh nghiệp, xuất hiện
bất đồng và mâu thuẫn của ban lãnh đạo, tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Các dấu hiệu như khách hàng khó khăn trong phát triển sản phẩm, thay đổi về
chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước, hàng hoá ngoại nhập tràn lan với
tính năng mới, giá cả hợp lý….
Việc nhận diện các dấu hiệu rủi ro như trên không phải dễ dàng trong
thực tế, nếu ngân hàng phát hiện ra được nhiều, chính xác dấu hiệu cảnh báo về
rủi ro tín dụng thì đó chính là hướng để ngân hàng có các biện pháp thích hợp
và kịp thời ngăn chặn cho rủi ro đó không thể xảy ra.
Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn
Xu hướng hiện na, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi
khách hàng ngày càng lớn. Các dự án, phương án vay vốn với mục đích đa dạng

×