Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.83 KB, 23 trang )

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân
hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được
thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ
trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng,
Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99
năm.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền
gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh
doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại
nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá
nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và
phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt
với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng
góp phát triển.
Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ
là 2.000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triển
toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững
niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt
tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.
1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức


Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính
quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc
điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả.
Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận
trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong
toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược
phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro.
Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp
Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.
Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở và 24 chi nhánh, phòng giao dịch với sản
phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương
mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy
động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị
trường chứng khoán.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần nhà Hà Nội
Tổng Giám Đốc
Phó TổngGiám Đốc
1.2.1. Phòng Kế toán giao dịch:
Chức năng: Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh
toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước. Quản lý và
chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến
từng giao dịch viên, thực hiện tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của ngân
hàng.
Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao
dịch trên máy. Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ
liệu tham số mới nhât của các chi nhánh HABUBANK. Thiết lập thông sô đầu
ngày để thực hiện hay không thực hiện các giao dịch.

Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: mở, đóng các tài
khoản, thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản, bán séc/ấn chỉ thường…
cho khách hàng theo quy định, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ/tiền
mặt, thanh toán và chuyển tiền;
Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo
thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê trong ngày, đối chiếu,
lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo,
đóng nhật ký theo quy định;
Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định;
Làm các công tác khác;
Phòng
kế
toán
giao
dịch
Phòng
tổng
hợp
tiếp thị
Phòng
thông
tin
điện
toán
Phòng
khách
hàng

nhân
Phòng

khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tiền tệ
kho
quỹ
Chịu trách nhiệm trước Giám đôc về nhiệm vụ được giao trong phạm vi
được uỷ quyền.
1.2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các
doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các
nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế
độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN.
Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là
các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ;
Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp tiếp thị làm
công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
đến các khách hàng;
Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong
phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng
khách hàng;
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý các giao dịch;
Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định;
Quản lý các khởn cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo;
Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài

chính của khách hàng vay vốn, bảo lãnh;
Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;
Làm công tác khác;
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiềm vụ được giao.
1.2.3. Phòng khách hàng cá nhân
Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch với
khách hàng là các nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các
nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế
độ thể lệ hiện hành của NHNN.
Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo quy định của
NHNN;
Tổ chức huy động vốn của dân cư theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước;
Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp tiếp thị làm
công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ của Ngân hàng đến khách
hàng;
Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạm vi
được uỷ quyền. Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng;
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch;
Cập nhật, phân tích toàn diện thông tin về khách hàng theo quy định;
Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh. Quản lý tài sản đảm bảo;
Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên các hoạt động kinh tế, khả
năng tài chình của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh phục vụ công tác cho vay,
bảo lãnh có hiệu quả;
Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định;
Là đầu mối hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát các hoạt
động của điểm giao dịch;
Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm khác theo
hướng dẫn của HABUBANK;
Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nhiệm vụ, những vấn

đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc xem xét, giải quyết;
Làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, lưu trữ hồ sơ, số liệu
theo quy định;
Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
Làm công tác khác
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
1.2.4. Phòng Tổng hợp tiếp thị
Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự
kiến kế hoạch kinh doanh; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh.
Nhiệm vụ:Là đầu mối triển khai các và tư vấn khách hàng về sản phẩm
của ngân hàng;
Là đầu mối tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp thị chăm sóc khách
hàng, chiến lược khách hàng;
Tham mưu cho Giám đốc: xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu
kế hoạch kinh doanh theo định kì đến các đơn vị trong toàn chi nhánh, theo dõi,
phân tích, tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của các
đơn vị trực thuộc và của toàn chi nhánh theo chỉ đạo của Ban giám đốc, làm đầu
mối tổng hợp báo cáo và lập báo cáo theo quy định;
Tham mưu cho Ban giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý điều
hành vốn kinh doanh hàng ngày;
Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác thông
tin phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản đảm bảo
của toàn chi nhánh;
Làm công tác thi đua của chi nhánh
Nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình
lên Giám đốc quyết định; làm đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài nghiên
cứu khoa học;
Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền;
Tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong phòng;

Làm một số công tác khác và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được
giao.
1.2.5. Phòng Tiền tệ kho quỹ
Chức năng:Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền
mặt theo quy định của NHNN và HABUBANK. Ứng và thu tiền cho các điểm
giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi
tiền mặt lớn.
Nhiệm vụ: Quản lý an toàn kho quỹ;
Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoài
quầy kịp thời, chính xác, đúng chế độ và quy định;
Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn; thu chi lưu động tại các doanh
nghiệp;
Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch, phòng Tổ chức hành chính thực
hiện chuyển tiền giữa quỹ của chi nhánh với NHNN, điểm giao dịch, máy rút
tiền tự động an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại
chi nhánh;
Thương xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hay sự cố
ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý, lập kế
hoạch sửa chữa cải tạo tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn;
Thực hiện theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ kịp thời.
Làm báo cáo theo quy định của NHNN và HABUBANK;
Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển sec du lịch, hoá đơn thanh
toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hay các đầu mối để gửi đi nước ngoài
nhờ thu;
Tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong phòng;
Thực hiện các công tác khác và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ
được giao.
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
HABUBANK (2006-2007)
Bảng cân đối kế toán:

Chỉ tiêu
2007 (triệu
đồng)
2006 ( Triệu
đồng)
1.Tiền mặt, vàng bạc đá quý
2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam
3. Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ
chức tín dụng khác
3.1. Tiền, vàng gửi không kỳ hạn tại các
tổ chức tín dụng khác
3.2. Tiền, vàng gửi có kỳ hạn và cho
vay các tổ chức tín dụng khác
3.3. Dự phòng rủi ro cho vay các tổ
chức tín dụng khác
4. Chứng khoán kinh doanh
4.1. Chứng khoán kinh doanh
4.2. Dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh
5. Cho vay khách hàng
5.1. Cho vay khách hàng
5.2. Dự phòng rủi ro cho vay khách
hàng
6. Chứng khoán đầu tư
6.1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để
bán
6.2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày
đáo hạn
6.3. Dự phòng giảm giá chứng khoán

154.802
37.763
10.894.263
310.062
10.584.201
-
68.324
77.741
(9.417)
9.285.862
9.419.378
(133.516)
2.411.833
2.142.199
269.634
-
82.547
131.298
3.603.660
43.422
3.560.238
-
5.343
5.387
(44)
5.915.744
5.983.267
(67.523)
1.559.234
1.556.900

2.334
-
đầu tư
7. Góp vốn, đầu tư dài hạn
7.1. Vốn góp liên doanh
7.2. Đầu tư vào công ty liên kết
7.3. Đầu tư dài hạn khác
7.4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
8. Tài sản cố định
8.1. Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định
8.2.Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định
9. Bất động sản đầu tư
9.1. Nguyên giá bất động sản đầu tư
9.2. Hao mòn bất động sản đầu tư
10. tài sản có khác
Tổng tài sản
267.975
-
-
267.975
-
98.240
93.054
130.748
(37.694)
5.186

12.420
(7.234)
-
-
-
299.622
23.518.684
129.515
-
-
129.515
-
47.874
40.256
60.608
(20.252)
7.518
11.118
(3.600)
8.004
10.207
(2.203)
202.099
11.685.318
Qua bảng trên, ta thấy tổng tài sản năm 2007 đạt 23,518,684 triệu đồng,
gấp 2 lần so với năm 2006 (11.685.318 triệu đồng). Như vậy, chỉ sau 1 năm,
quy mô hoạt động của Ngân hàng HABUBANK đã tăng lên rõ rệt. Trong đó có
những nguồn tài sản tăng lên nhanh chóng:
- Tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng tăng lên 3 lần:
10.894.263 của năm 2007 so với 3.603.660 của năm 2006.

- Chứng khoán kinh doanh: năm 2006 đạt 5.343 triệu đồng, đến năm
2007 đã tăng lên thành 68.324 triệu đồng (tăng 13 lần)

×