Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.5 KB, 23 trang )

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Nhà Hà Nội
2.1. Tổ chức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà
Hà Nội.
Tổ chức hoạt động tín dụng tại HaBuBank được phân làm 3 cấp: Hội sở,
chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2.
2.1.1.1. Tại hội sở chính.
 Uỷ ban quản lý rủi ro.
Ủy ban quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho hội đồng quản trị
trong công tác quản lý rủi ro, đứng đầu uỷ ban là chủ tịch Hội đồng quản trị.
Các thành viên của uỷ ban thường là hoạt động bán nhiệm và thường là những
ngưới đại diện cho ban lãnh đạo hoặc hiện đang là những người được phân công
phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của NH như phòng Vốn, phòng
Quản lý tín dụng, Phòng phân tích tổng hợp kinh tế, phòng đề án tín dụng.
 Hội đồng tín dụng trung ương.
Hội đồng tín dụng trung ương được thành lập nhằm hỗ trợ cho ban điều
hành trong việc cung ứng sản phẩm đến khách hàng. Chủ tiọch hội đồng là chủ
tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng là phó tổng giám đốc phụ trách các
hoạt động tín dụng. Thành viên hội đồng là các trưởng phòng Đầu tư dự án,
Phân tích đầu tư dự án, Quan hệ khách hàng và pháp chế. Nhiệm vụ của hội
đồng là xem xét và phê duyệt các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của
giám đốc các chi nhánh.
 Phòng quản lý tín dụng.
Phòng quản lý tín dụng thực hiện 3 vai trò chủ yếu: Theo dõi và quản lý
rủi ro tín dụng, hướng dẫn và ban hành các chính sách liên quan đến hoạt động
tín dụng, xây dụng kế hoạch và định hướng cho hoạt động tín dụng trong từng
thời kỳ.
 Phòng đầu tư dự án.
Phòng đầu tư dự án thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản: Tái thẩm định các dự án
vượt hạn mức phán quyết của giám đốc các chi nhánh và trực tiếp xem xét thẩm


định các dự án lớn tại Hà Nội.
 Phòng công nợ.
Phòng công nợ chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ các khoản vay khó đòi
(trên 180 ngày), theo dõi trích lập quỹ dự phòng rủi ro nợ khó đòi và xử lý nợ
khó đòi từ quỹ dự phòng rủi ro. Xem xét thẩm định miễn giảm lãi vượt mức
phán quyết của giám độc chi nhánh.
 Phòng thông tin tín dụng.
Chịu trách nhiệm theo dõi thu nhập thông tin có liên quan đến hotạ động
phòng ngừa rủi ro tín dụng nói riêng và trong các hoạt động khác có liên quan.
Phối hợp thu thập thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro với các chi nhánh. Tổng
hợp, phấn tích, đánh giá và cung cấp thông tin phục vụ thông tin hoạt đọng tín
dụng trong toàn hệ thống, và thông tin phục vụ quản lý. Đầu mối quan hệ giao
dịch trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước và các tổ
chức cung cấp thông tin khác.
 Phòng quan hệ khách hàng.
Phòng quan hệ khách quản lý quan hệ với một số khách hàng trong hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
 Phòng pháp chế.
Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến mọi hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
2.1.1.2. Tại chi nhánh cấp 1.
 Hội đồng tín dụng cơ sở.
Hội đồng tín dụng cơ sở được thành lập nhằm hỗ trợ ban giám đốc chi
nhánh trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Chủ tịch hội
đồng tín dụng cơ sở là giám đốc chi nhánh, phó chủ tịch hội đồng quản trị là
một phó giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng hoặc một phó giám đốc khác do
HĐTD qui định. Nhiệm vụ của hội đồng tín dụng là xét duyệt giới hạn tín dụng,
xét duyệ các khoản vay vượt phán quyết của giám đốc chi nhánh hoặc không
vượt phán quyết của giám độc chi nhánh song do phức tạp nên cần đưa lên hội
đồng tín dụng nhằm phẩm định đánh giá lại.

 Phòng tín dụng, phòng đầu tư dự án, phòng khách hàng, bộ phận tín dụng
tại các phòng giao dịch.
Tuỳ theo quy mô hoạt đọng phòng giao dịch và các chi nhánh có thể
thành lập thêm các phòng như đầu tư dự án, cho vay trả góp, …Trường hợp chi
nhánh chỉ có một phìng tín dụng thì phòng tín dụng xem xát cho vay tất cả các
loại hình đối với khách hàng. Trường hợp chi nhánh có thêm các phìng thì hầu
như tên gọi của các phòng đã nói lên nhiệm vụ của phòng đó.
do quy mô hoạt động của các phòng giao dịch thường là nhỏ, phạm vi
hẹp cho nên không tách thành lập riêng phòng tín dụng mà chỉ một bộ phận
thuộc sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng giao dịch.
2.1.1.3. Tại chi nhánh cấp 2.
Chi nhánh cấp thường chỉ có một phòng tín dụng do đó phòng tín dụng
chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các loại hình vay đến khách hàng.
HỘI SỞ CHÍNH
UỶ BAN QUẢN
LÝ RR
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
HỘI ĐỒNG TÍN
DỤNG
BAN ĐIỀU
HÀNH
QH KHTT TDĐT DAQLTDCÔNG NỢ
2.2. Chính sách tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội
2.2.1. Nguyên tắc chung.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
được ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của hội sở và các chi nhánh
HaBuBank cho khách hàng tuân thủ các quy tắc sau:
2.2.1.1. Tuân thủ pháp luật.
Tất cả các nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội các

quy định của pháp luật trong hoạ động và các quy định có liên quan.
Việc cấp tín dụng cho khách hàng dụa trên cơ sở lợi ích chính đáng của
HaBuBank, không dược phép lợi dụng tài sản và uy tín của HaBuBank vì mục
đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.
2.2.1.2. Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của HaBuBank
trong từng thời kỳ.
Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và
được krrts hợp hài hoà trong hciến lược kinh doanh chung của HaBuBank. Vì
thế việc mở rộng phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng
CHI NHÁNH CẤP 1
HỘI ĐỒNG
TÍN DỤNG
BAN ĐIỀU
HÀNH
PHÒNG ĐTDAPHÒNG TD PHÒNG GD
CHI NHÁNH CẤP 2
BAN ĐIỀU HÀNH
PHÒNG TÍN
DỤNG
kinh doanh của từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ của các bộ phận khác
trong hệ thống của HaBuBank dặc biệt là bọ phận khách hàng, bộ phận nguồn
vốn và bộ phận thanh toán.
2.2.1.3. Tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh bên cạnh
đảm bảo mục tiêu quản lý rui ro tín dụng.
Chính sách tín dụng của HaBuBank vừa đảm bảo tính an toàn tín dụng
song vẫn đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi
nhánh nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển theo từng giai đoạn nhất định.
2.2.1.4. Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng.
Trong cấp tín dụng HaBuBank thực hiện thống nhất chính sách khách
hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu phù hợp với hoạt

động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Các ưu đãi tín dụng, nếu có, chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín,
mức đọ rủi ro và thiện chí của khách hàng.
Việc giao dịch khách hàng được xây dựng theo một đầu mối giao dịch.
Tất cả các giao dịch của khách hàng đều do một bộ phận tín dụng chịu trách
nhiệm phục vụ.
2.2.1.5. Đề cao trách nhiệm cá nhân.
HaBuBank đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và
chất lượng tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải chịu trách
nhiệm với quyết định của mình.
2.3. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
2.3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng
2.3.1.1. Cơ sở của chính sách.
Chính sách cho vay của HaBuBank do hội đồng quản trị phê duyệt và ban
hành, khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh
và cán bộ tín dụng.
nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở:
- Quy chế bảo đảm tiền vay do chính phủ và ngân hàng Nhà Nước
ban hành.
- Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành.
- Chiến lược, định hướng của HaBuBank
2.3.1.2. Nội dung chính sách cho vay khách hàng.
 Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Nhà
Hà Nội không giới hạn đối tương vay vốn cụ thể nào cả, hạn chế đưa ra nhiều
chính sách khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình
đẳng chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn.
 Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần
Nhà Hà Nội phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

 Điều kiện cho vay: Ngân hàng thương mại cổ phần NHà Hà Nội xem xét và
quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các điều kiện:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành
vi dân sự theo qui định ucả pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả
hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui
định của pháp luật.
- Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam và theo qui định của Ngân hàng thương mại cổ phần
Nhà Hà Nội.
 Mức cho vay:
Trong chính sách cho vay ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
không qui định mức một cho vay cụ thể mà giao cho Giám đốc các chi Nhánh
tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu về vốn và khả năng hoàn trả của
khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà
Nội và theo qui định của pháp luật.
 Lãi suất cho vay
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội thực hiện chính sách cho
vay linh hoạt, hội sở chính không thực hiện biện pháp quản lý lãi suất cho vay
đối với chi nhánh, mà thông qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn
không mang tính bắt buộc. Các hướng dẫn này thay đổi theo từng thời kỳ nhằm
cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống ngân hàng
cũng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh đưa ra một mức lãi suất có lợi
cho mình.
Việc áp dụng một mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể do chi
nhánh và khách hàng thoả thuận.
Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt. Các chi nhánh có quyền tự
chủ quyết định phương thức áp dụng lãi suất cố định hay có điều chỉnh.

 Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội tự xem xét và
chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong lựa chọn phương pháp bảo đảm
tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất
Các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định là các biện pháp làm tăng
khả năng thu hồi cho vốn vay chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc
khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng trả nợ của
phương án, dự án vay vốn.
2.3.2. Phân vùng đầu tư
Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát
khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung tín dụng cho các khách hàng thuộc vùng
đầu tư nhất định. chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng
đầu tư của mình nếu được Tổng Giám Đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên
chi nhánh nên tận dụng tối đa vung đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài.
Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm ở vủng đầu tư của chi
nhánh khác nhưng có dơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được
triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này chi nhánh có thể
cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu vốn của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án
điều kiện là có văn bản thoả thuận với chi nhánh sở tại.
Việc phân vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở:
- Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở.
- Năng lực của từng chi nhánh.
2.3.3. Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng.
Nhằm tạo tính linh hoạt mà vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng,
Tổng Giám Đốc ban hành quy định xét duyệt thẩm quyền cho vay theo các
cấp như sau:
- Giám đốc chi nhánh:
Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh khác nhau tuỳ
thuộc vào tình hình thực tế của từng địa bàn và năng lực thực tế của từng chi
nhánh và năng lực quản lý. Các khoản cho vay nằm trong giới hạn tín dụng đã
được duyệt. Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết đinh. Đối với các

khoản cho vay ngoài tầm quyết định Giám đốc chi nhánh phải trình Tổng Giám
Đốc phê duyệt.
- Tổng giám đốc
Các khoản thuộc hội sở chính hoặc do Chi nhánh gử lên được chia làm
ba cấp: Do phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng xem xét và quyết định, Tổng
giám đốc quyết định, và hội đồng tín dụng trung ương quyết định.
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần
Nhà Hà Nội.
2.3.1. Về qui trình tín dụng
HaBuBank đã có quyết định số 391/2006/HBB-QĐ ngỳ 27/4/2006 của
chủ tịch hội đồng quản trị về quy trình tín dụng với mục tiêu:
- Hệ thống hoá cụ thể các form biểu mẫu Ngân hàng đang áp dụng tại các chi
nhánh để sử dụng một biểu mẫu thống nhất.

×